Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 23: Luyện tập cảm thụ tác phẩm văn học (Tiếp theo) - Năm học 2015-2016

1. Bài tập 1:

Phân tích hiệu quả của việc sử dụng dấu câu, cách ngắt nhịp trong ví dụ đã cho.

.Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện được nữa. Biết không? Chỉ có một cách. Biết không ! Chỉ còn một cách là. cái này! Biết không! ( Nam Cao- Chí Phèo)

63 chữ- gồm 9 câu, và rất nhiều dấu ngắt: 5 dấu cảm thán. 2 dấu chấm hỏi, 4 dấu chấm lửng, 3 dấu phảy, 2 dấu chấm.-> Nhịp điệu chắn bừng tỉnh, câu văn ngắt nhanh hơn, gấp gáp hơn. Ngữ điệu căng thẳng hơn dồn nén hơn trước-> Tái hiện lại một cuộc đối mặt đầy căng thảng, kịch tính. Cả cuộc đời Chí Phèo chìm trong những cơn say, mệt mỏi, u tối. Bỗng giây phút này hắn bừng tỉnh. Nhyưng giây phút này ngắn ngủi nên Chí Phèo phải nói nhanh, gấp gáp. Tất cả những hành động là kết quả của những dồn nén căng thẳng, quyết liệt của hắn bấy lâu.

 

doc4 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 804 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 23: Luyện tập cảm thụ tác phẩm văn học (Tiếp theo) - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 07 / 11 /2015
 Ngày dạy 8A: / 11 /2015 
 8B: /11 /2015
Tiết 23 : LUYỆN TẬP CẢM THỤ TÁC PHẨM VĂN HỌC ( tiếp theo)
 1. Mục tiêu. 
 a. Kiến thức.
 - Tiếp tục cho học sinh làm các dạng bài tập để hiểu sâu hơn về tác phẩm.
 b. Kĩ năng.
 - Rèn kĩ năng cảm thụ, phân tích, phát hiện tác phẩm.
 c. Thái độ.
 - HS có ý thức học và tìm hiểu các tư liệu tác phẩm.
2. Chuẩn bị của gv và hs.
Chuẩn bị của gv.
 - Nghiên cứu tài liệu, đọc sgk, soạn giáo án.
 b. Chuẩn bị của hs.
- Học bài cũ.
 3. Tiến trình bài dạy.
 a. Kiểm tra bài cũ: ( Kết hợp kiểm tra bài tập trong tiết học)
 b. Bài mới.
 * Vào bài (1’): Để giúp các em có được cái nhìn sâu hơn về các tác phẩm đã học chúng ta cùng tiếp tục làm các bài tập.
 * Nội dung.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
 Hoạt động 1: Phân tích hiệu quả của việc sử dụng dấu câu, cách ngắt nhịp trong ví dụ ( )
? Phân tích hiệu quả của việc sử dụng dấu câu, cách ngắt nhịp trong ví dụ đã cho?
- Suy nghĩ, làm bài tập.
- Trả lời.
1. Bài tập 1: 
Phân tích hiệu quả của việc sử dụng dấu câu, cách ngắt nhịp trong ví dụ đã cho. 
...Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện được nữa. Biết không? Chỉ có một cách... Biết không ! Chỉ còn một cách là... cái này! Biết không! ( Nam Cao- Chí Phèo)
63 chữ- gồm 9 câu, và rất nhiều dấu ngắt: 5 dấu cảm thán. 2 dấu chấm hỏi, 4 dấu chấm lửng, 3 dấu phảy, 2 dấu chấm.-> Nhịp điệu chắn bừng tỉnh, câu văn ngắt nhanh hơn, gấp gáp hơn. Ngữ điệu căng thẳng hơn dồn nén hơn trước-> Tái hiện lại một cuộc đối mặt đầy căng thảng, kịch tính. Cả cuộc đời Chí Phèo chìm trong những cơn say, mệt mỏi, u tối. Bỗng giây phút này hắn bừng tỉnh. Nhyưng giây phút này ngắn ngủi nên Chí Phèo phải nói nhanh, gấp gáp. Tất cả những hành động là kết quả của những dồn nén căng thẳng, quyết liệt của hắn bấy lâu...
Hoạt động 2: Trình bày cảm nhận về đoạn thơ. ( )
GV y/c hs chép yêu cầu bài tập.
 ? Nêu tiến trình các bước làm bài cảm thụ về tác phẩm văn học ?
Gv bổ sung:
- Tìm hiểu nội dung đoạn trích.
- Nội dung đó được hiện lên qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
-Hình dung, tưởng tượng, liên tưởng thông qua những hình ảnh đó... Đưa ra những lời nhận xét, đánh giá, bình luận...
-Viết bài.( Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn
 ? Nội dung chính của đoạn thơ ?
 ? Nội dung đó được thể hiện qua những hình ảnh nghệ thuật nào?
GVNX – chốt kiến thức.
- Chép bài tập.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Vẻ đẹp bất ngờ, nhẹ nhàng của mùa thu bất chợt đến...
- Ghi.
2. bài tập 2: Trình bày cảm nhận về đoạn thơ sau:
 Bỗng nhận ra hương ổi
 Phả vào trong gió se.
 Sương chùng chình qua ngõ 
 Hình như thu đã về.
 ( Sang thu - Hữu Thỉnh)
* Nội dung: Vẻ đẹp bất ngờ, nhẹ nhàng của mùa thu bất chợt đến.
* Hình ảnh: 
 + Hương ổi- Tín hiệu rất riêng của mùa thu-> Gợi mùi hương lan toả trong không gian...Màu vàng, dịu ngọt...
 + Sương chùng chình: Nửa như lưu luyến chưa nỡ rời xa mùa hạ- bảng lảng trôi trong không gian nửa hư, nửa thực...
+ Bỗng, hình như...:Từ gợi tả tâm trạng: ngỡ ngàng, ngạc nhiên,
dường như chưa tin hẳn vào những gì đang hiện ra trước mắt...
+ Phả: Động từ diễn tả sự chuyển đổi của hương ổi, của gió lan toả trong không gian...
 c. Củng cố, luyện tập. (3’)
GV khái quát lại nội dung các bài tập đã làm.
d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà ( 1’).
- Học bài cũ.
- Ôn tập các kiến thức về các văn bản đã học. 
4. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
 - Thời gian: ...............................................................................................................
 ....................................................................................................................................
 - Nội dung kiến thức :...............................................................................................
 ....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
..................................................................................................................................... 
 - Phương pháp : .......................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 23- T.c Văn 8.doc
Giáo án liên quan