Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 107: Hội thoại - Năm học 2014-2015

*Liên hệ thực tế

-Ví dụ: Trong giờ học có một em sử dụng điện thoại di động bị giáo viên nhắc nhở thì em tỏ ra khó chịu và còn đáp trả giáo viên “mẹ em gọi mà!”. Nếu như mẹ gọi có chuyện gì quan trọng thì em có thể xin giáo viên cho em ra ngoài nghe điện thoại .Nhưng thực chất em đã vi phạm quy định của nhà trường là không được dùng điện thoại trong giờ học. Vậy mà các em vẫn cãi tay đôi với giáo viên, giáo viên nói một câu thì các em đáp trả hai, ba câu. Như thế là không đúng vì giáo viên là vai trên còn các em là vai dưới nên các em phải biết tôn trọng giáo viên.

*Hoặc ví dụ: Mẹ bước vào phòng em, thấy đồ đạt trong phòng bày bừa lung tung trong khi em đang ngồi học bài. Mẹ mắng. Sao con bày bừa lung tung quá vậy. Dọn ngay cho mẹ. Em cãi lại. Con đang học bài mẹ không thấy sao?

 

docx7 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 686 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 107: Hội thoại - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 HỘI THOẠI TIẾT: 107 
Ngày dạy: 10/3/2015 Lớp: 8A6
A.MỤC TIÊU :
Kiến thức:Hiểu khái niệm vai xã hội trong hội thoại và mối quan hệ giữa các vai trong quá trình hội thoại 
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng xác định và phân tích các vai trong hội thoại
3. Thái độ: Giáo dục học sinh xác định thái độ đúng đắn trong quan hệ giao tiếp.
B .CHUẨN BỊ :
Giáo viên : Soạn giáo án , bảng phụ, sách giáo khoa, sách giáo viên.
Học sinh : Chuẩn bị bài ở nhà, sách giáo khoa, tập ghi bài.
C . TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP :
Kiểm tra kiến thức cũ : 
Câu hỏi:Hãy trình bày các cách thực hiện hành động nói?Cho ví dụ
Đáp án: Mỗi hành động nói có thể thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp vói hành động đó (cách dùng trực tiếp ) hoặc bằng kiểu câu khác ( cách dùng gián tiếp ).
Ví dụ: *Cách dùng trực tiếp
A(hỏi):
-Mấy giờ thì vào lớp ?
B(trả lời)
-Bảy giờ!
* Cách dùng gián tiếp
A(hỏi):
-Tớ mới mua cái đồng hồ những ba trăm nghìn cơ đấy!
B(trả lời):
-Ba trăm nghìn ? 
2.Giảng kiến thức mới : Trong xã hội, người nào cũng có những mối quan hệ rộng -hẹp, thân-sơ...khác nhau, những mối quan hệ ấy thường là vô cùng phức tạp và tinh tế. Một người có địa vị cao trong xã hội , nhưng khi về nhà chỉ là con cái. Một người là cha, là mẹ trong gia đình nhưng khi đến cơ quan chỉ là bạn bè đồng nghiệp...những vị trí trong xã hội cơ quan, gia đình... ấy được gọi là gì?Tiết học hôm nay sẽ trả lời cho câu hỏi đó.
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai xã hội trong hội thoại.
-Gọi học sinh đoạn trích
H:Quan hệ giữa các nhân vật tham gia hội thoại trong đoạn trích trên là quan hệ gì? Ai vai trên, ai vai dưới?
H: Cách xử sự của người cô có gì đáng chê trách?
H:Tìm những chi tiết cho thấy bé Hồng đã cố gắng kìm nén sự bất bình của mình để giữ được thái độ lễ phép. Giải thích vì sao bé Hồng phải làm như vậy?
*Liên hệ thực tế
-Ví dụ: Trong giờ học có một em sử dụng điện thoại di động bị giáo viên nhắc nhở thì em tỏ ra khó chịu và còn đáp trả giáo viên “mẹ em gọi mà!”. Nếu như mẹ gọi có chuyện gì quan trọng thì em có thể xin giáo viên cho em ra ngoài nghe điện thoại .Nhưng thực chất em đã vi phạm quy định của nhà trường là không được dùng điện thoại trong giờ học. Vậy mà các em vẫn cãi tay đôi với giáo viên, giáo viên nói một câu thì các em đáp trả hai, ba câu. Như thế là không đúng vì giáo viên là vai trên còn các em là vai dưới nên các em phải biết tôn trọng giáo viên. 
*Hoặc ví dụ: Mẹ bước vào phòng em, thấy đồ đạt trong phòng bày bừa lung tung trong khi em đang ngồi học bài. Mẹ mắng. Sao con bày bừa lung tung quá vậy. Dọn ngay cho mẹ. Em cãi lại. Con đang học bài mẹ không thấy sao?
Người mẹ là vai trên còn người con là vai dưới. Đã là vai dưới thì người con phải biết lễ phép với người mẹ. Không nên có thái độ vô lễ cãi lại người mẹ. Như thế cũng đã là vi phạm vai trong giao tiếp.
Không những thế đối với ông bà,cha mẹ, anh chị hay những người thuộc vai trên thì các em cũng phải biết lễ phép, tôn trọng không nên có thái độ vô lễ với người thuộc vai trên.
H: Em hiểu thế nào là vai xã hội? 
-Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ
Hoạt động 2: Luyện tập
-Gọi học sinh đọc bài tập 1
H: Tìm chi tiết trong “Hịch tướng sĩ” thể hiện thái độ vừa nghiêm khắc vừa khoan dung?
-Gọi học sinh đọc bài tập 2
H:Hãy xác định vai xã hội của hai nhân vật tham gia hội thoại?
H: Thái độ của ông giáo đối với Lão Hạc như thế nào?
H: Thái độ của Lão Hạc đối với ông giáo như thế nào? Chi tiết nào thể hiện tâm trạng không vui và sự giữ ý của Lão Hạc?
*Liên hệ thực tế
Khi gặp người lớn tuổi hơn mình thì các em phải biết kính trọng, lễ phép, với người lớn thì các em xưng hô “ông”, “bà”. “chú”, “cô”,... ,với bạn bè cùng trang lứa thì các em có thể xưng hô bằng “tên”, “cậu-tớ”, “bạn-mình”...
-Hướng dẫn bài tập 3.
Các em thuật lạ một cuộc trò chuyện mà các em chứng kiến, đã được học hoặc chính các em tham gia. Dựa vào kiến thức các em mới học để phân tích các vai xã hội của những người tham gia hội thoại, cách đối xử của họ với nhau qua lời thoại, cử chỉ, thái độ kèm theo lời.
Ví dụ:
Chú Nam bố của bạn Chi bị ốm, chúng em rủ nhau mua một bó hoa đến thăm chú ấy. Khi đến cổng nhà chú thì chúng em thấy trong nhà rất đông khách, cho nên cả nhóm phân vân không biết vào hay không. Giữa lúc ấy thì cô Hoa mẹ bạn Chi bước ra, tươi cười:
Cô chào các cháu, sao không vào nhà mà đứng ở cổng hết thế?
Tất cả đồng thanh:
-Chúng cháu chào cô ạ!
Cái Lan lớp trưởng nói:
-Thưa cô, nghe tin chú Nam bị ốm, chúng cháu có mua bó hoa đến thăm chú. Chúc chú luôn mạnh khỏe và sớm bình phục ạ!
Cô Hoa mỉm cười:
-Cô thay mặt chú cảm ơn các cháu, nhưng đến thăm chú thì vào nhà chứ, ai lại đứng đây?
Khi vào đến cửa, cô dừng lại giới thiệu:
-Xin giới thiệu với các bạn đây là bạn học cùng lớp với bé Chi nhà mình và giới thiệu với các em đây là những người bạn cùng học thời đại học với cô, chú!
Chúng em liền đồng thanh:
-Chúng cháu chào cô,chú ạ!
Những người bạn của cô, chú cũng gật đầu chào lại chúng em.
*Cô Hoa phải thực hiện hai “vai”:
-Vai mẹ bạn Chi với các bạn của Chi đến thăm chú Nam.
-Vai bạn bè với những người cùng thời học đại học
*Học sinh chỉ thực hiện một vai dưới của cô Hoa, chú Nam và bạn của cô, chú.
*Các bạn của cô Hoa, chú Nam thực hiện hai “vai”:
-Vai bạn bè của cô Hoa, chú Nam
-Vai người trên đối với các em học sinh
-Đọc
-Suy nghĩ và trả lời
-Trả lời
-Dựa vào phần chuẩn bị ở nhà để trả lời
-Dựa vào kiến thức mới học để trả lời
-Đọc
-Đọc
-Thảo luận nhóm và đại diện trả lời
-Đọc
-Trả lời
-Suy nghĩ và trả lời
- Suy nghĩ và trả lời
-Chú ý lắng nghe
I. Vai xã hội trong hội thoại
1)Ví dụ: Trang 92-93
-Quan hệ giữa hai nhân vật tham gia hội thoại là quan hệ gia tộc
+Người cô: vai trên
+Bé Hồng : vai dưới
-Cách đối xử của người cô thiếu thiện chí không phù hợp với quan hệ ruột thịt, không thể hiện thái độ đúng mực của người trên đối với người dưới.
-Các chi tiết:
...tôi cúi đầu không đáp...tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất.....cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không tiếng...
-Bé Hồng phải kìm nắn sự bất bình vì bé Hồng thuộc vai dưới
->Vị trí giao tiếp của người cô và bé Hồng trong cuộc thoại gọi là vai xã hội
2) Kết luận 
Ghi nhớ SGK/94
II. Luyện tập
Bài tập 1:Trang 94
Các chi tiết:
-Nghiêm khắc: Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo,thấy nước nhục mà không biết thẹn...
-Khoan dung:Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời dạy bảo của ta,...ta viết ra bài hịch này để các ngươi biết bụng ta.
Bài tập 2: Trang 94
a. Xác định vai xã hội
-Xét về địa vị xã hội: Ông giáo có địa vị cao hơn
-Xét về tuổi tác: Lão Hạc cao hơn
b.Thái độ của người tham gia hội thoại
-Ông giáo: Kính trọng người già gọi Lão Hạc là “cụ”. Thân tình xưng hô “ông con mình”. Thể hiện quan hệ bình đẳng (xưng “tôi”)
-Lão Hạc: Thể hiện sự tôn trọng gọi là “ông giáo”, dùng từ “dạy” thay từ “nói”. Thân tình xưng hô “chúng mình”.
->Qua đó Lão Hạc vẫn giữ một sự tôn trọng với người đối thoại, do đó lão chỉ cười đưa đà, cười ngượng và khéo léo từ chối việc ở lại ăn khoai,uống nước với ông giáo.
 Bài 3: Về nhà
3.Củng cố bài giảng
-Nắm được khái niệm vai xã hội trong hội thoại
*Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại. Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội:
+Quan hệ trên - dưới hay ngang hàng
+Quan hệ thân -sơ
4.Hướng dẫn học tập ở nhà
-Học thuộc phần ghi nhớ sách giáo khoa trang 94
-Làm bài tập số 3 trang 95
- Soạn bài tiếp theo: tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
D. RÚT KINH NGHIỆM:
-Lớp học trầm cần tổ chức cho lớp học thêm sôi động hơn
-Cho học sinh nhận xét ý kiến của bạn và đưa ra ý kiến của mình
 Thuận An, ngày tháng năm 2015
 Giáo viên hướng dẫn kí duyệt

File đính kèm:

  • docxBai_26_Hoi_thoai.docx