Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 60+61 - Năm học 2019-2020

 A - Khởi động (5')

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

Kiểm tra trong tiết học

3. Khởi động

a. Mục tiêu: HS biết xác định được cách vận dụng các từ vựng vào tình huống giao tiếp.

b. Phương pháp/kĩ thuật: Vấn đáp, KT động não

c. Tổ chức – Sản phẩm hoạt động: Báo cáo miệng

Tình huống : Chuẩn bị vào năm học mới, em nói với mẹ mua cho em dụng cụ học tập. Mẹ ra chợ mua đem về chỉ có bút. Vậy theo em, dụng cụ đó còn thiếu những gì ?

 * GV: bút, thước, com pa, kéo = dụng cụ học tập -> Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ -> từ vựng.

 

doc13 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 437 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 60+61 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(PPCT 2011-2012. Tiết 60 tăng 1 tiết = 60,61)
Tiết 60. Tiếng việt
Ngày soạn: 01/12/2019
Ngày dạy: 06/12/201
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
	Vận dụng thuần thục kiến thức Tiếng Việt đã học ở kì I để hiểu nội dung, ý nghĩa văn bản hoặc tạo lập văn bản.
2. Kỹ năng
	Có kĩ năng về từ vựng: cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, trường từ vựng, từ tượng thanh và từ tượng hình, từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, các biện pháp tu từ từ vựng.
3 .Thái độ
	Giáo dục ý thức tự giác, độc lập suy nghĩ.
4. Định hướng phát triển năng lực 
 - Phát triển năng lực tư duy và năng lực sử dụng ngôn ngữ để giải quyết vấn đề.
 - Năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo và năng lực giao tiếp.
III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
 	- GV: SGK, bài giảng, bảng phụ/máy chiếu.
 	- HS: Đọc và trả lời câu hỏi trong SGK.
IV. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HOC
	Vấn đáp - gợi mở - thảo luận nhóm/trình bày 1 phút
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
	 A - Khởi động (5')
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ 
Kiểm tra trong tiết học 
3. Khởi động 
a. Mục tiêu: HS biết xác định được cách vận dụng các từ vựng vào tình huống giao tiếp.
b. Phương pháp/kĩ thuật: Vấn đáp, KT động não
c. Tổ chức – Sản phẩm hoạt động: Báo cáo miệng
Tình huống : Chuẩn bị vào năm học mới, em nói với mẹ mua cho em dụng cụ học tập. Mẹ ra chợ mua đem về chỉ có bút. Vậy theo em, dụng cụ đó còn thiếu những gì ?
 * GV: bút, thước, com pa, kéo = dụng cụ học tập -> Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ -> từ vựng.
B - Hoạt động hình thành kiến thức 
Hoạt động 1. Hướng dẫn HS ôn tập phần từ vựng (21')
a. Mục tiêu: HS hình thành toàn bộ kiến thức vào tình huống giao tiếp.
b. Phương pháp/kĩ thuật: Vấn đáp, KT động não
c. Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân
d. Phương tiện dạy học: SGK
e. Tổ chức – Sản phẩm hoạt động: Báo cáo miệng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức
GV tổ chức cho học sinh nhớ lại kiến thức bằng cách cho HS xác định đúng nội dung khái niệm về Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, Trường từ vựng, Từ tượng hình, từ tượng thanh, Từ ngữ địa phương và biệt ngữ XH, Các biện pháp tu từ.
HS thực hiện trả lời miệng
I. TỪ VỰNG
1. Lý thuyết
Bảng phụ
GV: Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) nghĩa của từ khác.
- Từ có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác .
- Từ có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
H: Em hãy cho ví dụ. 
 HS thực hiện trả lời miệng
a. Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ
- Từ có nghĩa rộng
VD : Động vật
- Từ có nghĩa hẹp 
VD : Thú, chim, cá
GV: Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
- Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.
- Do hiện tượng nhiều nghĩa, một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau
H: Em hãy cho ví dụ.
HS thực hiện trả lời miệng
b. Trường từ vựng
VD: Trường từ vựng “mắt”
+ Bộ phận của mắt : lòng đen, lòng trắng, con ngươi, lông mày, lông mi
+ Đặc điểm của mắt: đờ đẫn, sắc, lờ đờ, tinh, mù loà,.
GV: Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật, con người.
H: Em hãy cho ví dụ.
HS thực hiện trả lời miệng
c. Từ tượng hình
VD: móm mém, rũ rượi
GV: Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
H: Em hãy cho ví dụ.
HS thực hiện trả lời miệng
d. Từ tượng thanh
VD: hu hu, róc rách
GV: Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một số địa 
phương nhất định.
H: Em hãy cho ví dụ.
HS thực hiện trả lời miệng
e. Từ ngữ địa phương
VD: bắp, má, tía
GV: Biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hôi nhất định.
H: Em hãy cho ví dụ.
HS thực hiện trả lời miệng
g. Biệt ngữ xã hội
VD: trúng tủ, con ngỗng
GV: Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
H: Em hãy cho ví dụ.
HS thực hiện trả lời miệng
h. Nói quá
VD: Cày đồng đang buổi ban trưa,
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. 
GV: Nói giảm, nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề ; tránh thô tục, thiếu lịch sự.? Thế nào là nói giảm, nói tránh ?
H: Em hãy cho ví dụ.
HS thực hiện trả lời miệng
i. Nói giảm, nói tránh
VD: Bác đã đi rồi sao Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời.
C- Luyện tập (10')
Hoạt động 2. HD học sinh thực hành bài tập 
a. Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng lý thuyết thục hành mật số bài tập, HS hình thành toàn bộ kiến thức vào tình huống giao tiếp.
b. Phương pháp/kĩ thuật: Thảo luận, KT động não và hoạt động cá nhân 
c. Hình thức tổ chức hoạt động. Cá nhân, nhóm
d. Phương tiện dạy học: SGK
d. Tổ chức – Sản phẩm hoạt động: Báo cáo miệng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức
GV Hướng dẫn HS dựa vào kiến thức về VH dân gian và về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, điền vào ô trống những từ ngữ thích hợp.
HS thực hiện miệng
2. Thực hành
a. Hoàn thành sơ đồ
Truyện dân gian
Truyền thuyết
Truyện cổ tích
Truyện ngụ ngôn
Truyện cười
H: Giải thích những từ ngữ có nghĩa hẹp trong sơ đồ trên. Cho biết trong những câu giải thích ấy có từ ngữ nào chung ?
* Thảo luận theo cặp/bàn (1')
-> Cá nhân báo cáo miệng
* Truyền thuyết: Truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử xa xưa, có nhiều yếu tố thần kì.
* Truyện cổ tích: Truyện dân gian kể về cuộc đời, số phận của một số kiểu nhân vật quen thuộc, có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.
* Truyện cười: Truyện dân gian dùng hình thức gây cười để mua vui hoặc phê phán, đả kích.
* Truyện ngụ ngôn: Truyện dân gian mượn chuyện loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió chuyện con người.
(HS không ghi vở)
D - Vận dụng (7')
a. Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học
b. Phương pháp/kĩ thuật : Vấn đáp, động não
c. Hình thức tổ chức hoạt động. Cá nhân, nhóm
d. Tổ chức – Sản phẩm hoạt động: Báo cáo miệng
( Tổ chức thực hiện bài tập b, c một lượt)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức
H: Tìm trong ca dao VN 1 ví dụ về biện pháp tu từ nói quá và 1 ví dụ về nói giảm nói tránh.
Thảo luận nhóm
- N1: Nói quá:
- N2: Nói giảm nói tránh:
N1: Nói quá:
N2: Nói giảm nói tránh:
b. * Ca dao sử dụng biện pháp tu từ nói quá
Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan, vợ húp gật đầu khen ngon
* Ca dao sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh
 - Đàn ông miệng rộng thì tài 
Đàn bà miệng rộng điếc tai láng giềng.
 - Làm trai cho đáng nên trai
Khom lưng cúi gối gánh hai hạt vừng.
Viết 2 câu, 1 câu có sử dụng từ tượng hình và 1 câu có sử dụng từ tượng thanh.
- N3: Câu có sử dụng từ tượng hình
- N4: Câu có sử dụng từ tượng thanh.
- N3: tượng hình
- N4: tượng thanh.
c. Đặt câu
* Câu có sử dụng từ tượng hình.
 Con đường lên núi khúc khuỷu và khó đi
* Câu có sử dụng từ tượng thanh.
 Về khuya, tiếng suối chảy nghe róc rách.
E - Tìm tòi, mở rộng (2')
a. Mục tiêu: Giúp học sinh liên hệ kiến thức đã học
b. Phương pháp/kĩ thuật : 
c. Hình thức hoạt động. Cá nhân, nhóm
d. Phương tiện: SGK,...
 * GV nhắc lại kiến thức bài học
 * Dặn dò ở nhà: 
 - Xem lại bài vừa học.
 - Nghiên cứu (chuẩn bị) bài: “Ôn tập Tiếng Việt – Phần Ngữ Pháp”.
* RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 61. Tiếng việt
Ngày soạn: 01/12/2019
Ngày dạy: 06/12/201
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT (tt)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
	Vận dụng thuần thục kiến thức Tiếng Việt đã học ở kì I để hiểu nội dung, ý nghĩa văn bản hoặc tạo lập văn bản.
2. Kỹ năng
 Có kĩ năng về ngữ pháp: trợ từ, thán từ; tình thái từ; câu ghép.
3 .Thái độ
	Giáo dục ý thức tự giác, độc lập suy nghĩ.
4. Định hướng phát triển năng lực 
 - Phát triển năng lực tư duy và năng lực sử dụng ngôn ngữ để giải quyết vấn đề.
 - Năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo và năng lực giao tiếp.
III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
 	- GV: SGK, bài giảng, bảng phụ/máy chiếu.
 	- HS: Đọc và trả lời câu hỏi trong SGK.
IV. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HOC
	Vấn đáp - gợi mở - thảo luận nhóm/trình bày 1 phút
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
	 A - Khởi động (5')
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ 
Kiểm tra trong tiết học 
3. Khởi động 
a. Mục tiêu: HS biết xác định được cách vận dụng các từ vựng vào tình huống giao tiếp.
b. Phương pháp/kĩ thuật: Vấn đáp, KT động não
c. Tổ chức – Sản phẩm hoạt động: Báo cáo miệng
Tình huống : Chuẩn bị vào năm học mới, em nói với mẹ: Ngày mai con ra huyện mua sách, mẹ cho con tiền ạ. (tình thái từ) Em hãy phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu trên.
 * GV: -> Ôn lại kiên thức về câu ghép, ....
B - Hoạt động hình thành kiến thức (18')
Hoạt động 1. Hướng dẫn HS ôn tập phần Ngữ pháp 
a. Mục tiêu: HS hình thành toàn bộ kiến thức vào tình huống giao tiếp.
b. Phương pháp/kĩ thuật: Vấn đáp, KT động não
c. Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân
d. Phương tiện dạy học: SGK
e. Tổ chức – Sản phẩm hoạt động: Báo cáo miệng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức
? Thế nào là trợ từ, cho ví dụ ?
Hướng trả lời
- Trợ từ: là những từ chuyên đi kèm 1 từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ, đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
II. NGỮ PHÁP
1. Trợ từ 
VD: có, chính, đích, ngay
? Thế nào là thán từ, cho ví dụ ?
- Thán từ: là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp.
2. Thán từ
VD: a, ái, ô hay, trời ơi
Này, vâng, dạ. ư
? Thế nào là tình thái từ, cho ví dụ ?
- Tình thái từ là những từ được hêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói
3. Tình thái từ 
VD: à, ư, hả, đi, nào, thay, sao, ạ, nhé , cơ
? Thế nào là câu ghép, cho ví dụ ?
- Câu ghép là những câu do 2 hoặc nhiều cụm chủ vị không bao chứa nhau tạo thành.
4. Câu ghép
VD: Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
C- Luyện tập (10')
Hoạt động 2. HD học sinh thực hành bài tập 
a. Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng lý thuyết thục hành mật số bài tập, HS hình thành toàn bộ kiến thức vào tình huống giao tiếp.
b. Phương pháp/kĩ thuật: Thảo luận, KT động não và hoạt động cá nhân 
c. Hình thức tổ chức hoạt động. Cá nhân, nhóm
d. Phương tiện dạy học: SGK...
d. Tổ chức – Sản phẩm hoạt động: Báo cáo miệng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức
+ Hướng dẫn HS thực hành 
? Viết hai câu, trong đó 1 câu có dùng trợ từ và tình thái từ, 1 câu có dùng trợ từ và thán từ.
Tự phát biểu
VD : Cuốn sách này mà chỉ có 15. 000 đồng à ?
2. Thực hành
a. Đặt câu có dùng trợ từ, thán từ và tình thái từ:
 - Sao, cả bài tập này mà em cũng phải hỏi anh à?
 - Vâng, chứ chẳng lẽ mình đến tay không sao?
+ Hướng dẫn làm bài tập b (SGK)
HS thực hiện
b. Xác định câu ghép và lý giải:
 - Câu 1.
 - Có thể tách ra thành 3 câu đơn.
 - Nếu tách ra như vậy thì không thể hiện được mối liên hệ và tính liên tục của sự việc.
+ Hướng dẫn làm bài tập c (SGK)
- Thảo luận nhóm
+ TG: 3-4'
+ GV theo dõi và HD học sinh
+ Nhận xét 
+ Tuyên dương
- Thảo luận nhóm
- Báo cáo sản phẩm
Câu ghép :
Chúng ta không thể nói tiếng Việt đẹp như thế nào cũng như ta không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên.
" Cách nối : quan hệ từ cũng như
Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì nghĩa là rất đẹp.
" Cách nối : quan hệ từ bởi vì
c. Xác định câu ghép và câu nối vế câu:
Chúng ta kkông thể nói tiếng Việt đẹp như thế nào cũng như  của thiên nhiên.
" Cách nối: quan hệ từ cũng như
Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì nghĩa là rất đẹp.
" Cách nối: quan hệ từ bởi vì
D - Vận dung (10')
a.- Mục tiêu: HS HT toàn bộ kiến thức vào tình huống giao tiếp.
b.- Phương pháp, phương tiện: Cá nhân, KT động não
c.- Tổ chức – Sản phẩm hoạt động: 
Viết một đoạn văn từ 7 đến 10 câu với chủ đề : Tình bạn thật cần thiết đối với mỗi con người. Trong đoạn văn ấy có sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức
GV HD học sinh thự hiện đúng nộ dung và yêu cầu
HS thực hiện và báo cáo sản phảm viết
Đoạn văn phải đảm bảo đủ 7- 10 câu có sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm và phải đảm bảo vê chủ đề
E - Tìm tòi, mở rộng (2')
a. Mục tiêu: Giúp học sinh liên hệ kiến thức đã học
b. Phương pháp/kĩ thuật : 
c. Hình thức hoạt động. Cá nhân, nhóm
d. Phương tiện: SGK,...
 * GV nhắc lại kiến thức bài học
 * Dặn dò ở nhà: 
 - Xem lại bài vừa học.
 - Nghiên cứu (chuẩn bị) bài: “Thuyết minh về một thể loại văn học”.
* RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
* Ca dao sử dụng biện pháp tu từ nói quá 
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
* Ca dao sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh
Bao giờ cây cải làm đình
Râu răm làm cột thì mình lấy nhau
* Câu có sử dụng từ tượng hình.
 Mùa xuân đến, mưa xuân lấm tấm bay trên những tán lá non
* Câu có sử dụng từ tượng thanh.
 Ban đêm, tôi nghe rõ tiếng mưa rơi lắc rắc ngoài sân.

File đính kèm:

  • docBai 16 On tap va kiem tra Tieng Viet_12730967.doc
Giáo án liên quan