Giáo án Ngữ văn 8 - Phạm Thị Bích Liên - Tuần 32

“Lão Hạc”, “Bước đường cùng” và “Tắt đèn” đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám 1945.

d. Em muốn trở thành một người trí thức hay một bác sĩ?

A = trí thức;

B = bác sĩ.

=> Trí thức bao hàm cả bác sĩ.

Khi đặt câu hỏi lựa chọn A hay B thì A, B phải bình đẳng với nhau, không cái nào bao hàm cái nào

 

doc10 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1785 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Phạm Thị Bích Liên - Tuần 32, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32
Tiết 121
Ngày soạn: 01 /4/2011
Ngày giảng: 5 /4/ 2011
Chương trình địa phương- phần văn
A. Mục tiêu cần đạt:
 Học sinh vận dụng kiến thức về các chủ đề đã học về văn bản nhật dụng để tìm hiểu những vấn đề tương ứng ở địa phương.
- Bước đầu biết bày tỏ ý kiến, cảm nghĩ của mình về vấn đề đó bằng một văn bản ngắn. 
B.Chuẩn bị : 
 Hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu các vấn đề ở địa phương: 
 - Vấn đề dân số, môi trường;
 - Các tệ nạn xã hội: uống rượu, hút thuốc lá, thuốc lào…
C. Tiến trình lên lớp: 
1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Ghi chú
8A1
/31
8A2
/29
2. Kiểm tra:
- Kiểm tra phần học sinh đã chuẩn bị ở nhà theo sự phân công. 
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Những văn bản nhật dụng đã được học ở lớp 8 đề cập đến những vấn đề gì? Những vấn đề ấy có liên quan gì đến cuộc sống của chúng ta?
(Vấn đề rác thải từ bao bì ni lông; vấn đề dân số kế hoạch hoá gia đình; tác hại của việc hút thuốc lá => Đó là những vấn đề có liên quan trực tiếp đến cuộc sống của tất cả mọi người trên khắp hành tinh) 
Vậy những vấn đề ấy ở địa phương em diễn ra như thế nào? Em có quan điểm, cách nhìn nhận vấn đề này ra sao?
Báo cáo kết quả đã tìm hiểu về tình hình địa phương theo các chủ đề: 
- Vấn đề môi trường: rác thải, nguồn nước…(thực trạng, nguyên nhân, giải pháp).
- Vấn đề chống nghiện hút thuốc lá cũng như một số các tệ nạn khác (thực trạng, những giải pháp đã thực thi, kết quả).
Vấn đề dân số kế hoạch hoá gia đình (những chuyển biến trong những năm gần đây )
Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị làm tập san về các vấn đề địa phương
I. Trình bày trước lớp về những vấn đề đã tìm hiểu ở địa phương.
1. Những vấn đề có liên quan đến môi trường: 
- Điều tra về tình hình thu gom rác thải ở địa phương: 
 + Thực trạng cách đây một vài năm; 
 + Hiện nay vấn đề này được giải quyết ra sao? 
(Hình thức thu gom, kết quả…) 
 + Những vấn đề còn tồn tại (một số gia đình chưa có ý thức thu gom; hiện tượng vứt rác thải bừa bãi- đặc biệt là rác thải nguy hiểm) 
 + Những kiến nghị và đề ra phương hướng khắc phục…
- Vấn đề cống rãnh, rác thải trong chăn nuôi gia súc, gia cầm: 
 +Thực trạng của vấn đề- vấn nạn nhức nhối ở mỗi khu dân cư. 
 + Giải pháp khắc phục trước mắt và lâu dài. 
- Vấn đề ô nhiễm nguồn nước ngầm sinh hoạt: 
 + Vấn đề này hiện đang diễn ra như thế nào? 
 + Tác hại của nó đối với sức khoẻ con người; 
 + Lời cảnh báo, lời kêu gọi hành động bảo vệ nguồn nước ngầm- một thứ tài nguyên vô cùng quí giá. 
2. Hiện tượng hút và nghiện thuốc lá, thuốc lào và một số tệ nạn khác ở địa phương. 
- Thực trạng việc hút thuốc lá ở địa phương (trong cuộc sống hàng ngày, trong các dịp giỗ tết, cưới xin, ma chay…),
- Các giải pháp mà khu dân cư, dòng họ đã đề ra để hạn chế việc sử dụng thuốc lá trong những dịp tập chung đông người: 
 + Qui ước, hương ước của khu, của dòng họ; 
 + Tuyên truyền để mọi người thấy được tác hại của việc hút thuốc.
- Kết quả thu được nhờ những giải pháp tích cực.
- Ngoài việc hút thuốt lá, ở địa phương có hiện tượng nghiện hút ma tuý không?
3. Vấn đề dân số ở địa phương: 
- Thực tế ở địa phương những năm gần đây trong việc thực hiện chiến lược dân số kế hoạch hoá gia đình.
- Hậu quả của việc không chấp hành chính sáh dân số kế hoạch hoá gia đình (đông con cuộc sống vất vả, con cái thất học, không có điều kiện chăm sóc con cái…) 
- Nếu là một tuyên truyền viên em sẽ nói gì?
II. Hướng dẫn chuẩn bị ra tập san chuyên đề địa phương. 
Mục đích tờ báo: Đăng tải các bài viết của các bạn trong lớp đã và chưa trình bày trong tiết học. 
Nội dung: Các nội dung đã tìm hiểu và viết bài.
Ban biên tập: 
Lớp trưởng: Trưởng ban biên tập; 
Lớp phó phụ trách học tập: phó ban biên tập;
Các tổ trưởng: thành viên. 
* Yêu cầu: 
- Ban biên tập lựa chọn và sắp xếp các bài viết để trình bày tập san:
 + Đầy đủ các chủ đề về các vấn đề ở địa phương mà các bạn đã tìm hiểu; 
 + Thể loại phong phú: tự sự, trữ tình, biểu cảm, miêu tả, nghị luận…
 + Hình thức: Trình bày đảm bảo tính mĩ thuật, có thể kẻ, vẽ minh hoạ phù hợp với nội dung bài viêt.
4. Củng cố: 
- Qua việc tìm hiểu các vấn đề ở địa phương, vấn đề nào theo em là nóng bỏng và cần có giải pháp kịp thời?
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Học ôn lại toàn bộ kiến thức đã học thuộc phần văn bản; 
- Hoàn thành tập san của lớp.
Tiết 122
Soạn: 1/ 4/ 2011
Giảng: 6/ 4/ 2011 
 Chữa lỗi diễn đạt (lỗi lô gic). 
Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh nhận ra lỗi và biết cách chữa lỗi trong các ngữ liệu đã được trích dẫn qua đó trau dồi khả năng lựa chọn cách diễn đạt đúng trong những trường hợp tương tự khi nói và viết.
- Biết cách sửa lỗi trong khi nói và viết để đạt được kết quả trong giao tiếp. 
B.Chuẩn bị : 
 - Sưu tầm ngữ liệu;
 - Chuẩn bị bảng phụ. 
C. Tiến trình lên lớp: 
1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Ghi chú
8A1
/31
8A2
/29
2. Kiểm tra:
- Kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của học sinh. 
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Trong khi nói cũng như trong khi viết, nhiều khi chúng ta tưởng chừng như mình diễn đạt rất trôi chảy. Nhưng thực ra có những lỗi diễn đạt cần phải được khắc phục- đó chính là lỗi lô gic. 
Trong câu (a) em có phát hiện ra chỗ nào thiếu tính lô gic?
Vậy theo em nên viết lại như thế nào co lô gic?
Thanh niên và bóng đá có bao chứa nhau không? 
Vậy viết như vậy có hợp lý không? nên sửa như thế nào? 
Em hiểu người viết định diễn đạt điều gì? (các tác phẩm văn học hiện thực với việc khắc hoạ thân phận người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám)
Cách diễn đạt có điểm nào chưa lô gic?
Em chữa lại cho lô gíc?
Câu (d) cách sử dụng từ để diễn đạt đã chính xác chưa? vì sao? 
Hãy chữa lại cho đúng?
Câu (e), (g) có lỗi sai giống câu nào?
Khi nói về hai phẩm chất này của chị Dậu có phải hai phẩm chất này có quan hệ nhân quả không?
Tươưng tự phân tích và tìm ra chỗ sai ở câu (i), (k)?
1. Phát hiện lỗi và chữa lỗi. 
a. Chúng em đã giúp các bạn học sinh những vùng bị bão lụt quần áo, giầy dép và nhiều đồ dùng học tập khác. 
A= quần áo, giày dép.
B = đồ dùng học tập
=> A, B không cùng loại nên B không bao hàm đượcA.
Chữa: 
Chúng em đã giúp các bạn học sinh những vùng bị bão lụt giấy bút, sách vở và nhiều đồ dùng học tập khác.
b. Trong thanh niên nói chung và trong bóng đá nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công. 
A = thanh niên nói chung; 
B = bóng đá nói riêng;
=>A, B không cùng loại nên A không bao hàm được B. 
Chữa: 
 Trong thể thao nói chung và trong bóng đá nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đén thành công.
c. Lão Hạc, Bước đường cùng và Ngô Tất Tố đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám 1945. 
A = Lão Hạc, Bước đường cùng: tên tác phẩm; 
B = Ngô Tất Tố: tên tác giả.
=> A,B không cùng một trường từ vựng
Chữa: 
“Lão Hạc”, “Bước đường cùng” và “Tắt đèn” đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám 1945.
d. Em muốn trở thành một người trí thức hay một bác sĩ? 
A = trí thức; 
B = bác sĩ.
=> Trí thức bao hàm cả bác sĩ. 
Khi đặt câu hỏi lựa chọn A hay B thì A, B phải bình đẳng với nhau, không cái nào bao hàm cái nào
Chữa:
 Em muốn trở thành một giáo viên hay một bác sĩ? 
e. Bài thơ không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sắc sảo về ngôn từ. 
=> Nghệ thuật bao hàm cả ngôn từ.
Chữa: 
Bài thơ không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sắc sảo về nội dung.
g. Trên sân ga chỉ còn lại hai người. Một người thì cao gầy, còn một người thì mặc áo ca rô.
A = cao gầy; 
B = áo ca rô. 
=> A, B không cùng trường từ vựng 
Chữa:
 Trên sân ga chỉ còn lại hai người. Một người thì cao gầy, còn một người thì béo mập. 
h. Chị Dậu rất cần cù,chịu khó nên rất mực yêu thương chồng con. 
A = chị Dậu cần cù chịu khó; 
B = (nên) chị Dậu rất mực yêu thương chồng con
=> A, B không phải là quan hệ nhân quả. 
Chữa: 
Chị Dậu rất cần cù,chịu khó và rất mực yêu thương chồng con.
i. Nếu không phát huy những đức tính tốt đẹp của người xưa thì người phụ nữ Việt Nam ngày nay không thể có được những nhiệm vụ vinh quang và nặng nề đó. 
A = không phát huy…người xưa. 
B = người phụ nữ …nặng nề đó 
A- B không phải là quan hệ điều kiện- kết quả nên không dùng cặp quan hệ từ nếu- thì được, ngoài ra dùng từ đó là không dúng chỗ. 
Chữa:
 Nếu không phát huy những đức tính tốt đẹp của người xưa thì người phụ nữ Việt Nam ngày nay khó mà hoàn thành được những nhiệm vụ vinh quang và nặng nề đó.
k. Hút thuốc lá vừa có hại cho sức khoẻ, vừa làm giảm tuổi thọ của con người. 
A =vừa có hại cho sức khoẻ; 
B = vừa làm giảm tuổi thọ
=> Khi dùng cặp quan hệ từ vừa… vừa thì A, B phải bình đẳng với nhau, không cái nào bao hàm cái nào. 
Chữa:
Hút thuốc lá vừa có hại cho sức khoẻ, vừa tốn kém tiền bạc.
2. Tìm lỗi diễn đạt tương tự và sửa lỗi. 
- Học sinh tự tìm những lỗi tương tự và phân tích nhận ra chỗ sai và tự sửa lỗi 
 Ví dụ: 
- Mưa bão suốt mấy ngày đêm, đường gập nước, người đi lại đông vui, xe cộ phóng nhanh như bay.
=> Trong điều kiện đó thì không thể đi lại đông vui, không thể phóng nhanh như bay được.
- Tôi đi đến ngã tư gặp Bắc bị kẹt xe ở đấy.
=> Viết như vậy dẫn đến có nhiều cách hiểu khác nhau.
Củng cố: 
- Khi nói, khi viết cần chú ý điều gì để tránh mắc lỗi diễn đạt, để tạo sự lô gic về mặt ý nghĩa
Vậy nguyên nhân nào dẫn đến việc diễn đạt thiếu lô gíc?
Hướng dẫn về nhà: 
Tiếp tục tìm các ví dụ về việc diễn đạt thiếu lô gíc trong các bài viết của mình; 
Rút kinh nghiệm trong khi viết bài số 7
Tiết 123-124
Soạn: 3/ 4/ 2011
Giảng: 7/ 4/ 2011
 Viết bài tập làm văn số 7
A. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh vận dụng những kỹ năng đã học về văn nghị luận để tạo lập một văn bản nghi luận có kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm. 
- Rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản nghị lụân đảm bảo đúng và hay. 
B.Chuẩn bị : 
 - Hướng dẫn học sinh ôn tập kiến thức có liên quan;
 - Giáo viên ra đề và đáp án 
C. Tiến trình lên lớp: 
 1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Ghi chú
8A1
/31
8A2
/29
2. Kiểm tra:
 - Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà. 
3. Bài mới:
 I. Đề bài: Giáo viên đọc và chép đề lên bảng 
	 Hãy nói không với các tệ nạn. 
Viết một bài văn nghị luận để nêu rõ tác hại của của một trong các tệ nạn xã hội mà chúng ta cần phải kiên quyết và nhanh chóng bài trừ.
 II. Đáp án chấm 
* Yêu cầu:
Học sinh vận dụng những kiến thức và kỹ năngtrình bày luận điểm để tạo lập một văn bản nghị luận.
Biết đưa vào bài viết những yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm một cach khéo léo , hợp lý và đảm bảo không phá vỡ mạch nghị luận. 
Bố cục bài văn phải rõ ràng mạch lạc; đủ 3 phần (Mở bài- Thân bài – Kết bài)
Các luận điểm đảm bảo tính hệ thống, rành mạch rõ ràng, đủ làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận; 
Trình bày cần sạch sẽ, khoa học. 
* Đáp án và biểu điểm: 
 A. Mở bài (1.5 điểm) 
 Giới thiệu vấn đề cần nghị luận:
 - Tệ nạn gì? 
- Tệ nạn ấy tồn tại trong xã hội ngày nay như thế nào?
B. Thân bài (7 điểm) 
- Phần này học sinh phải xây dựng được một hệ thống luận điểm, sắp xếp hệ thống luận điểm một cách hợp lý và khoa học đủ làm sáng tỏ vấn đề càn nghị luận.
- Vận dụng kỹ năng đã học để đưa vào bài viết các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm một cách hợp lý, tránh phá mỡ mạch nghị luận. 
1. Thực trạng của vấn đề đó trong xã hội hiện tại: 
- Sự tồn tại của tệ nạn trong xã hội; 
-ảnh hưởng của nó đối với mỗi gia đình và đối với cộng đồng xã hội.
 2. Nguyên nhân dẫn đến một số đối tượng mắc vào tệ nạn đó
- Bị rủ rê lôi kéo; 
- Do đua đòi mà mắc vào tệ nạn 
 3. Làm thế nào để bài trừ các tệ nạn xấu trong xã hội?
- Bản thân mỗi người phải có sự hiểu biết và thấy được tác hại của nó; 
- Công tác tuyên truyền phảI được quan tâm để mọi người thấy được mối đe doạ của các tệ nạn đối với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội;
- Cần tránh những suy nghĩ lệch lạc;
- Tạo cho bản thân một cuộc sống lành mạnh…
 4. Học sinh phải làm gì để bài trừ các tệ nạn xã hội? 
- Tham gia tuyên truyền để mọi người thấy được sự nguy hiểm, tác hại của các tệ nạn mang lại; 
- Giúp đỡ người đã lầm lỡ xa chân vào các tệ nạn có được nhận thức đúng đắn về tác hại của nó…
C. Kết bài (1.5 điểm) 
- Suy nghĩ về vấn đề; 
- Đề ra bài học thiết thực.
 * Chú ý:
 - Hệ thống luận điểm này chỉ mang tính chất gợi ý
 - Khi chấm bài giáo viên cần chân trọng ý kiến của học sinh, những luận điểm và cách lập luận của học sinh trên cơ sở làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận. 
*****
 4. Củng cố: 
 - Giáo viên thu bài ; Nhận xét giờ làm bài. 
 5. Hướng dẫn về nhà: 
 - Ôn lại toàn bộ kiến thức, kỹ năng làm văn nghị luận; cách đưa các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm vào bài viết. Lập lại dàn ý đã viết, bổ xung nội dung còn thiếu. 
Duyệt gáo án, ngày 4 tháng 4 năm 2011
Ban giám hiệu Tổ chuyên môn
Nguyễn Thị An Lê Văn Điệp

File đính kèm:

  • docNV8- Tuan 32.doc