Giáo án Ngữ văn 8 - Tuyết Hoa - Tuần 7,8

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT :

 Vận dụng kiến thức về các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự, thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm .

II. TRỌNG TÂM:

 Kiến thức :

Sự kết hợp cc yếu tố kể, tả v biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự .

 Kĩ năng :

 - Thực hành sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong làm văn kể chuyện .

 - Viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm có độ dài khoảng 90 chữ .

III. CHUẨN BỊ :

 - GV : Bảng phụ :Các bước xây dựng đoạn văn

 -HS: Theo dặn dò tiết 27

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :

 Giới thiệu : Ở bài 6 các em đã làm quen với và nhận biết được sự kết hợp, đan xen giữa các yếu tố miêu tả và biểu cảm với kể chuyện trong một văn bản tư sự. Bài học này đi vào thực hành luyện tập viết đoạn văn tự sự có sự kết hợp của các yếu tố miêu tả và biểu cảm để củng cố những hiểu biết đã học, biết vận dụng để viết đoạn văn, bài văn tự sự theo tinh thần tíc hợp các kiểu phương thức biểu đạt trong 1 văn bản.

 

doc15 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1582 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tuyết Hoa - Tuần 7,8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ấy rõ nhà văn đã xây dựng cặp nhân vật tương phản.
 Đôn Ki-hô-tê
 -Dõng dõi quý tộc.
 -Gầy gò, cao lênh khênh, cưỡi con ngựa còm.
 -Có khát vọng cao cả, mong muốn giúp ích cho đời.
 -Đầu óc ảo tưởng.
 -Dũng cảm, trọng danh dự.
-Hỏi: Việc tác giả xây dựng 2 nhân vật vừa song song, vừa tương phản như trên có tác dụng như thế nào ?
-Chốt: Bên cạnh Xan-chô: Đôn Ki… càng mơ mộng, càng hoang tưởng, càng cao thượng, càng điên rồ. Bên cạnh Đôn Ki…: Xan-chô càng khoẻ mạnh, thực tế, hồn nhiên và cũng có phần điên rồ theo 1 kiểu riêng của mình.
-Bình: 2 nhân vật góp phần bổ sung cho nhau, lại có những đđiểm chung thống nhất, gắn bó cùng nhau trong gần hết bộ truyện dài nói chung, trong cảnh đánh cối xay gió nói riêng, đã tạo nên sự hấp dẫn, sự độc đáo có 1 không 2 trong văn học trung đại TBN.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1/ Tác giả:
 Xéc-van-tét (1547-1616), nhà văn Tây Ban Nha. Có cuộc sống cực nhọc, âm thầm mãi cho đến khi công bố cuốn tiểu thuyết “Đôn ki-hô tê”â
2/ Tác phẩm:
-Tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê dày gần hàng ngàn trang, có 2 phần :
+ Phần I : có 52 chương.
+ Phần II : có 74 chương. 
-Văn bản “Đánh nhau với cối xay gió”, trích trong tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê.
II ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN :
A/ Nôi dung
1/ Hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê.
-Xuất thân: Quý tộc
-Ngoại hình: gầy gò, cao lênh khênh.
-Thích đọc loại sách hiệp sĩ, tiễu trừ quân gian ác, giúp đỡ người lương thiện.
-Khi nhìn thấy cối xay gió:
+Tưởng là những tên “khổng lồ ghê gớm”.
+ Muốn “Quét sạch cái giống xấu xa này ra khỏi mặt đất”.
+ Không biết sợ.
+Tay lăm lăm ngọn giáo xông vào giao tranh với cối xay gió: “Chớ có chạy trốn…tấn công bọn mi đây”,
+ Thất bại, tưởng là pháp thuật của pháp sư Phơ-re-xtôn. 
èKhát vọng tốt đẹp nhưng đầu óc lão mê muội, thiếu tỉnh táo hành động nực cười, xa thực tế.
-Những suy nghĩ sau đó:
+Bị đau vẫn không kêu.
+ Không quan tâm đến các nhu cầu ăn, ngủ hằng ngày.
è Đôn Ki-hô-tê trở thành nhân vật nực cười, có khát vọng và lý tưởng cao đẹp nhưng hoang tưởng xa rời thực tế.
2/ Giám mã Xan-chô Pan-xa.
-Ngoại hình: là một bác nông dân, béo lùn.
-Suy nghĩ:
+Tỉnh táo thật thà “can ngăn chủ”.
+Thích được lợi cho mình.
èCó đầu óc thực tế.
-Quan niệm về cuộc sống:
+ Bị đau là kêu đau ngay.
+ Quan tâm đến nhu cầu vật chất hằng ngày (ăn, ngủ).
èXan-chô Pan-xa là con người sống quá thực tế, có những nét đáng quý nhưng cũng có mặt đáng trách.
3/ Cặp nhân vật tương phản.
Xan-chô Pan-xa
-Nông dân.
-Béo lùn, ngồi trên lưng con lừa.
-Có ước muốn tầm thường, nghĩ đến cá nhân mình.
 -Tỉnh táo rất thực tế.
-Hèn nhát.
è Hai nhân vật góp phần bổ sung cho nhau.
B/ Nghệ thuật: 
- Nghệ thuật kể chuyện tô đậm sự tương phản giữa hai hình tượng nhân vật.
- Có giọng điệu phê phán, hài hước.
C/ Ý nghĩa văn bản. 
Kể câu chuyện về sự thất bại của Đôn- ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió, nhà văn đã chế giễu lí tưởng hiệp sĩ phiêu lưu, hão huyền, phê phán thói thực dụng thiển cận của con người trong đời sống xã hội.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Trước khi đọc văn bản và soạn bài, đọc kĩ phần chú thích về tác giả tác phẩm để có tiếp cận, hiểu đúng đoạn trích.
- Nhớ được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong văn bản.
 3/ Chuẩn bị bài mới : Tình thái từ.
+Xem trước nội dung bài.
+Trả lời câu hỏi bên dưới.
? Tình thái từ là gì ?
Tuần : 7
Tiết : 27
I . MỨC ĐỘCẦN ĐẠT :
	- Hiểu được thế nào là tình thái từ .
 - Nhận biết và hiểu tác dụng của tình thái từ trong văn bản .
	- Biết sử dụng tình thái từ phù hợp với tình huống giao tiếp.
 II. TRỌNG TÂM:
Kiến thức :
Khái niệm và các loại tình thái từ .
Cách sử dụng tình thái từ .
Kĩ năng :
 Dùng tình thái từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp .
III . CHUẨN BỊ :
	GV: Bảng phụ – giải các bài tập SGK.
 HS:Soạn bài theo dặn dò tiết 26 
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Nội dung
Hoạt động 1 :Hướng dẫn HS tìm hiểu chức năng của tình thái từ:
GV: Treo bảng phụ cho hs quan sát 
ví dụ SGK phần I tr 80 
-Hỏi: Nếu bỏ các từ in đậm trong các câu a,b,c thì ý nghĩa của câu có gì thay đổi ?
- GV nhận xét chung.
-Giảng:Nếu trong câu a bỏ từ ạ thì câu không còn là câu nghi vấn .
Nếu trong câu b bỏ từ đi thì câu không còn là câu cầu khiến. Nếu trong câu c bỏ từ thay thì câu cảm thán không còn tạo lập được.
- Hỏi: Trong ví dụ d/ từ “a” biểu thị sắc thái tình cảm gì của người nói?
-Nhận xét phần trình bày của hs
- GV yêu cầu học sinh so sánh câu có từ “ạ” và câu không có từ “ạ” để thấy được sắc thái tình cảm.
=> GV giúp HS rút ra kết luận về chức năng của tình thái từ.
Hoạt động 2 :Hướng dẫn HS tìm hiểu chức năng của tình thái từ:
GV: Treo bảng phụ cho hs quan sát 
ví dụ SGK phần II tr 80 
- Bạn chưa về à?
- Thầy mệt ạ?
- Bạn giúp tôi một tay nhé ?
- Bác giúp cháu một tay ạ ?
-Hỏi: Các từ ngữ in đậm được dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau như thế nào?
-Nhận xét phần trình bày của hs
-Hỏi: Vậy khi nói và viết ta sử dụng tình thái từ cần chú ý điều gì ?
=> GV gợi dẫn HS kết luận.
Hoạt động 2 :Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài 1:-Yêu cầu HS:
 +Đọc và xác định yêu cầu của bài tập
 +Thảo luận ,thực hiện
-Gợi ý: +Xem lại kiến thức phần chức năng của tình thái từ.
 +Xét tác dụng của từ in đậm khi thêm,bớt.
-Nhận xét phần trình bày của hs.GV sửa bài,đưa đáp án.
Bài 2:
-Yêu cầu HS:
 +Đọc và xác định yêu cầu của bài tập
 +Thảo luận ,thực hiện
-Gợi ý:
 +Xét tác dụng của từ in đậm khi thêm,bớt.
 +Xét ngữ cảnh,ý nghĩa.
-Nhận xét phần trình bày của hs.GV sửa bài, đưa đáp án.
Bài 3: Gợi ý HS làm tương tự nhu bài tập 2.
-Nhận xét phần trình bày của hs.GV sửa bài,đưa đáp án.
A. Tìm hiểu chung
I. Chức năng của tình thái từ:
 Ví dụ
a) à º Chức năng hỏi.
b) điø º Chức năng đánh dấu sự cầu khiến.
c) thayº Biểu lộ cảm xúc.
d) ạ º Biểu thị thái độ lễ phép .
2. Ghi nhớ1 : SGK-Tr:81
- Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.
- Tình thái từ gồm một số loại đáng chú ý như sau:
 + Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, hử, chứ, chăng, …
+Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với,.. 
 +Tình thái từ cảm thán ; thay, sao, ...
 +Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ, mà, . . . 
II. Sử dụng tình thái từ:
 Ví dụ
a) à º Chức năng hỏi thân mật,ngang hàng.
b) ạ º Hỏi kính trọng
c)Nhéº Cầu khiến,thân mật .
d) ạº Cầu khiến, kính trọng .
2. Ghi nhớ2 : SGK-Tr: 81
 Khi nói, viết, cần chú ý sử dụng tình thái từ phù hợp với Hoàn cảnh giao tiếp (quan hệ tuổi tác, thức bậc xã hội tình cảm)
B/ . Luyện tập:
Bài tập 1: Những câu có tình thái từ là : câu b,c, e, i .
Bài tập 2: 
Giải thích ý nghĩa của các tình thái từ in đậm trong các câu:
a/ chứ: hỏi,khẳng định
b/ chứ: Nhấn mạnh điều vừa khẳng định.
c/ ư: hỏi, với thái độ phân vân .
d/ nhỉ: thái độ thân mật .
e/ nhé; dặn dò, thái độ thân mật.
g/ vậy: thái độ miễn cưỡng
h/ cơ mà: thái độ thuyết phục .
Bài tập 3: 
Thực hiện ở nhà .
 E.CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
 1 .CỦNG CỐ:
	- Thế nào là tình thái từ? Có mấy loại tình thái từ?
	- Khi nói, viết sử dụng tình thái từ như thế nào?
 2.DẶN DÒ:
	 @- Về học bài
 -Hoàn thành bài tập ,4,5 SGK
	 @ Soạn bài: Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
 -Chọn sự việc 1,2
 -Thực hiện 5 bước theo hướng dẫn SGK
 -Thử thực hiện bài tập 1 SGK phần luyện tập
 @ Học bài: miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự
Tuần : 7
Tiết : 28
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT : 
 Vận dụng kiến thức về các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự, thực hành viết đoạn văn tự sự cĩ sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm .
II. TRỌNG TÂM:
Kiến thức :
Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự .
Kĩ năng :
 - Thực hành sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong làm văn kể chuyện .
 - Viết đoạn văn tự sự cĩ sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm cĩ độ dài khoảng 90 chữ . 
III. CHUẨN BỊ :
	- GV : Bảng phụ :Các bước xây dựng đoạn văn
 -HS: Theo dặn dò tiết 27
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
	Giới thiệu : Ở bài 6 các em đã làm quen với và nhận biết được sự kết hợp, đan xen giữa các yếu tố miêu tả và biểu cảm với kể chuyện trong một văn bản tư ïsự. Bài học này đi vào thực hành luyện tập viết đoạn văn tự sự có sự kết hợp của các yếu tố miêu tả và biểu cảm để củng cố những hiểu biết đã học, biết vận dụng để viết đoạn văn, bài văn tự sự theo tinh thần tíc hợp các kiểu phương thức biểu đạt trong 1 văn bản.
Hoạt động của GV
Nội dung
Hoạt động 1 :Hướng dẫn HS tìm hiểu qui trình xây dựng đoạn văn tự sự có sự kết hợp của các yếu tố miêu tả và biểu cảm
- GV yêu cầu HS tìm hiểu các dữ kiện ở mục I SGK và trả lời câu hỏi.
1 Những yếu tố cần thiết để xây dựng đoạn văn tự sự?
2. Vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn tự sự?
3. Quy trình XD đoạn văn tự sự gồm mấy bước? Nhiệm vụ mỗi bước?
4.Xây dựng đoạn văn b có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm
-Nhận xét phần trình bày của từng nhóm hs.GV sửa bài cho hs nắm
Hoạt động 2 :Hướng dẫn HS phân tích ,đánh giá đoạn văn vừa hoàn chỉnh
-Yêu cầu: HS đọc trước lớp đoạn văn vừa hoàn chỉnh.Sau đó cho HS nhận xét bồ sung cho hoàn chỉnh.
-Nhận xét phần trình bày của hs.GV sửa bài cho hs nắm
Hoạt động 3 :Hướng dẫn HS luyện tập
Bài tập 1:
-Yêu cầu: +HS đọc sự việc ở bài tập
 +Đóng vai ông Giáo để kể lại sự việc lão Hạc sang nhà để báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ
 +Đọc lại đoạn truyện ở SGK.Sau đó xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm
 + Trình bày, đối chiếu, so sánh – rút ra nhận xét.
- Hỏi: +đoạn văn của Nam Cao đã kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm ở chổ nào?
 +Những yếu tố miêu tả và biểu cảm đã giúp Nam Cao thể hiện được điều gì?
-Nhận xét phần trình bày của hs.GV sửa bài cho hs nắm
Bài tập 2: Hướng dẫn HS làm theo gợi ý SGK
-Nhận xét phần trình bày của hs.GV sửa bài cho hs nắm
A/ TÌM HIỂU CHUNG
I. Từ sự việc và nhân vật đến đoạn văn có yếu tố miêu tả và biểu cảm:
*Yêu cầu xây dựng đoạn văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm gồm 5 bước:
- Lựa chọn sự việc chính
-Lựa chọn ngôi kể
- Xác định thứ tự kể
- Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm dùng trong đoạn văn
- Viết thành đoạn văn.
II. Luyện tập:
Bài tập 1: HS tìm đoạn văn tương ứng của Nam Cao trong truyện “Lão Hạc”
- Đối chiếu so sánh và rút ra nhận xét.
Bài tập 2: đoạn văn có yếu tố miêu tả và biểu cảm: Nụ cười như mếu, mắt lão ầng ậng nước, mặt lão đột nhiên co rúm lại, những vết nhăn xô lại với nhau, cái đầu lạo nghẹo về một bên, cái miệng móm mém mếu như con nít. Lão hu hu khóc.
 E.DẶN DÒ: 
 @ -Học kĩ các bước viết đoạn văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm
 -Hoàn thành bài tập 2.
 @ Soạn bài: “Chiếc lá cuối cùng “ của O hen Ri
 -Đọc kĩ chú thích *
 -Tìm hiểu sơ lược về tác giả,tác phẩm
 -Đọc kĩ văn bản, tóm tắt văn bản
 - Sưu tầm đọc toàn bộ tiểu thuyết 
 -Suy nghĩ kĩ trả lời các câu hỏi phần đọc –hiểu văn bản ở SGK
 Tuần 8 
 Tiết 2
(TRÍCH) Ô Hen- ri (1862-1910)
I . MỤC TIÊU YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
 - Hiểu được tấm lòng yêu thương những người nghèo khổ của nhà văn được thể hiện trong truyện.
	- Thấy được nghệ thuật kể chuyện độc đáo, hấp dẫn của tác giả Ohen-ri
 II. TRỌNG TÂM:
Kiến thức :
Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngắn hiện đại Mỹ .
Lịng cảm thơng, sự sẻ chia giữa những nghệ sĩ nghèo .
Ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật vì cuộc sống của con người .
Kĩ năng :
 - Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để đọc-hiểu tác phẩm .
 - Phát hiện, phân tích đặc điểm nổi bật về nghệ thuật kể chuyện của nhà văn .
 - Cảm nhận được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện .
III . TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
	Giới Thiệu: Văn học Mỹ là nền văn học trẻ nhưng đã xuất hiện những nhà văn kiệt xuất như Hêminguây. Giắc lôn Đơn. Trong số đó, tên tuổi của Ohen-ri nổi bật lên như một tác giả truyện ngắn tài danh. “Chiếc lá cuối cùng” là 1 trong những truyện ngắn hướng vào cuộc sống nghèo khổ bất hạnh của người dân Mỹ vào sức mạnh của nghệ thuật chân chính đem lại niềm tin cho con người.
Hoạt động của GV
Nội dung
Hoạt động 1 :Hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả,tác phẩm.
- Yêu cầu HS đọc chú thích (*) SGK.
-Giới thiệu: Ô hen- ri là nhà văn Mỹ. Truyện ngắn của ông phong phú ,đa dạng về đề tài nhưng phần lớn hướng vào cuộc sống nghèo khổ , bất hạnh của người dân Mỹ.Ông thường sử dụng kiểu đảo ngược tình huống hai lần một cách đột ngột và bất ngờ.
 -- Yêu cầu :HS tóm tắt văn bản 
 -Nhận xét phần trình bày của hs. - GV tóm tắt truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” cho HS nắm sơ bộ tác phẩm.
 -- Yêu cầu :HS đọc và tìm hiểu chú thích 1,2,3,4,6,7
- GV: cấu trúc văn bản : Theo dòng thời gian và sự việc nối tiếp
-Lưu ý: Chú ý đọc phân biệt lời kể, tả của của tác giả, tác phẩm. Đoạn cuối đọc với giọng cảm động.
-Chuyển hoạt động:
 Hoạt động 2 :Hướng dẫn HS tìm hiểu tác phẩm.
2.1 Tìm hiểu diễn biến tâm tạng của Giôn-xi:
? Trong đoạn trích Giôn-xi đang trong tình trạng như thế nào?
-Hỏi: Nguyên nhân nào quyết định tâm trạng hồi sinh của Giôn-xi?
-Giảng: Nguyên nhân sâu sa là sự gan góc của chiếc lá chọi với thời tiết khắc nghiệt, bám lấy cuộc sống.
-Giảng: Truyện để lại dư âm trong lòng người đọc. Nếu để Giôn-xi nghĩ gì, nói gì, hành động gì trước cái chết của cụ Bơ-men khi nghe Xiu kể lại thì sẽ kém hay.
2.2 Tìm hiểu tình yêu thương của Xiu đối với Giôn-xi
? Đứng trước bệnh tình ngày càng trầm trọng của Giôn-xi thì tâm trạng của Xiu như thế nào?
 HS: Rất lo sợ vì Giôn-xi sẽ chết nếu chiếc lá cuối cùng rụng mà ngay lúc này lại là lúc mưa gió bão bùng.
? Xui có hành động gì đối với Giôn -xi
-Hỏi: Sáng hôm sau Xiu có biết chiếc lá cuối cùng là lá giả, lá vẻ không? Vì sao?.
-Giảng: Cụ Bơ-men không cho Xiu biết ý định của cụ là bất chấp nguy hiểm để vẽ chiếc lá đúng chỗ chiếc lá cuối cùng rụng trong đêm. Bằng chứng là Giôn-xi bảo kéo mành lên thì cô làm 1 cách miễn cưỡng chán nản, cúi khuôn mặt hốc hác xuống người bệnh.
-Hỏi: Vậy xiu biết rõ sự thật vào lúc nào? Vì sao em biết? Nếu Xiu được biết trì truyện có bớt sức hấp dẫn không? Vì sao?
-Giảng: Ở đây tác giả cũng không nói rõ là Xiu biết được chiếc lá vẽ chính xác vào thời gian nào.Ở đây ta phán đoán Xiu là người tỉnh táo do đó sẽ phát hiện được sau khi bình tỉnh lại. Nếu Xiu biết trước thì truyện sẽ kém hay Xiu không bất ngờ và chúng ta không thấy được tâm trạng lo lắng của xiu đối với bạn.
- Qua đó ta thấy được phẩm chất gì của Xiu?
2.3 Phân tích kiệt tác của cụ Bơ-men 
- Yêu cầu :HS Dựa vào văn bản em hãy hình dung nhân vật cụ Bơ-men và nêu vài nét khắc họa về nhân vật này? 
- Nhận xét phần trình bày của hs
- Hỏi:Trong văn bản trên những chi tiết nào nói lên cụ Bơ-men có tấm lòng thương yêu ï đối với Giôn-xi.
-Giảng: cụ Bơ-men và Xiu nhìn nhau chẳng nói năng gì nhưng có lẽ trong thâm tâm cụ đang nghĩ đến cách vẽ cuối cùng để cứu sống Giôn-xi mà ta biết ở cuối truyện.
-Hỏi: Cụ Bơ-men đã hình thành bức vẽ trong thời gian nào? Cụ có cho Xiu biết ý định của mình không? Em có nhận xét gì về nhân vật cụ Bơ-men?
-Nhận xét phần trình bày của mỗi nhóm hs
-Hỏi: Tại sao người kể chuyện bỏ qua không kể sự việc cụ đã vẽ chiếc lá trong đêm mưa tuyết?
- Nhận xét phần trình bày của hs
-Chốt: Tạo bất ngờ, gây hướng thú cho người đọc.
-Hỏi: Có thể gọi bức tranh “Chiếc lá cuối cùng” của cụ Bơ-men là một kiệt tác hay không? Vì sao?
? Văn bản nói lên điều gì ? Tác giả có quan niệm như thế nào về tác phẩm nghệ thuật chân chính?
HĐ 4. Tổng kết : Nêu tổng kết về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản?
I. Giới thiệu:
1. Tác giả:
 O hen-ri là nhà văn Mỹ chuyên viết truyện ngắn, Tác phẩm của ông toát lên tinh thần nhân đạo sâu sắc.
2. Tác phẩm:
Đoạn trích này là phần cuối truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”
II. Đọc - hiểu văn bản:
1 .Cảnh ngộ và tâm trạng của Giôn-xi:
- Nghèo túng, bệnh tật,
- Lạnh lùng, thản nhiên chờ đón cái chết.
- Nguyên nhân quyết định tâm trạng hồi sinh của Giônxi là sự gan góc của chiếc lá chống chọi với thời tiết khắc nghiệt, bám lấy cuộc sống trái ngược với sự yếu đuối muốn chết của mình.
2 .Tình thương yêu của Xiu:
- Lo sợ khi nhìn thấy lá Thường Xuân rụng -> sợ Giôn-xi chết 
- Động viên chăm sóc Giôn-xi.
- Xiu ngạc nhiên khi thấy chiếc lá vẫn còn sau 1 đêm mưa gió. Sung sướng khi hiểu ra sự thật.
=> Xiu là người hết lòng với bạn. Sự lo lắng thấm đượm tình người.
3. Cụ Bơ-men:
* Tình cảnh cụ Bơ- men
- Họa sĩ nhưng sống bằng nghề ngồi làm mẫu vẽ cho các họa sĩ trẻ.
- Mơ ước vẽ 1 kiệt tác nhưng đã 40 năm vẫn chưa thực hiện được.
* Kiệt tác của cụ Bơ- men:
+ Vẽ trong đêm mưa tuyết.
+ Vẽ giống như thật .
+ Đem lại niềm tin, niềm hi vọng và sự sống cho Giôn-xi .
+ Vẽ bằng tình thương và sự hi sinh cao thượng .
è Chiếc lá của cụ Bơ- men là một kiệt tác vì tác phẩm nghệ thuật chân chính là vì sự sống của con người.
4. Ý nghĩa văn bản. 
Chiếc lá cuối cùng là câu chuyện cảm động về tình yêu thương giưa những người nghệ sĩ nghèo. Qua đó, tác giả thể hiện quan niệm của mình về mục đích của sáng tạo nghệ thuật.
III. Tổng kết ( Ghi nhớ SGK/90 )
 2. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
 - Tóm tắt truyện, nắm được cốt truyện.
- Nhớ một số chi tiết hay trong tác phẩm
3. DẶN DÒ 
 @ Soạn bài: “Chương trình địa phương”.
 -Tìm những từ địa phương tương ứng với những từ toàn dân đã cho sẵn ở SGK -tr 91.
 -Tìm một số từ ở địa phương em chỉ quan hệ ruột thịt.
 -Sưu tầm một số bài thơ,ca dao có sử dụng từ địa phương.
Tuần : 8
Tiết : 31
(Phần tiếng Việt)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
 - Hệ thống hĩa từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng tro

File đính kèm:

  • docTUAN 7+8.DOC
Giáo án liên quan