Giáo án Ngữ văn 8 - Tuyết Hoa - Tuần 15,16

1/ Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc

Ví dụ: Tác phẩm Lão Hạc làm em vô cùng xúc động. Trong xã hội cũ .

Thêm dấu chấm sau từ “xúc động”.

2/ Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc

VD: Thời còn trẻ, học ở trường này,ông là học sinh xuất sắc nhất.

 Thay dấu chấm bằng dấu phẩy

3/ Thiếu dấu câu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết

Ví dụ: Cam, quýt, bưởi, xoài là đặc sản của vùng này.

 Thêm dấu phẩy để tách các bộ phận liên kết.

4/ Lẫn lộn công dụng của các loại dấu câu

VD: Quả thật, tôi bắt đầu từ đâu. Anh lời khuyên không ?

 Dùng dấu chấm ở câu đầu, dấu chấm hỏi ở câu thứ hai.

*Ghi nhớ: SGK.151

 

doc18 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2038 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tuyết Hoa - Tuần 15,16, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 chinh phục thnhiên.
? Nhận xét về khẩu khí của tác giả trong 4 câu thơ này ?
-Chốt: 4 câu thơ này đã dựng được 1 tượng đài uy nghi về con người anh hùng với khí phách hiên ngang, lẫm liệt sừng sững giữa đất trời. Giọng thơ thể hiện khẩu khí ngang tàng, ngạo nghễ của con người dám coi thường mọi thử thách gian nan.
-Hỏi: Bốn câu thơ cuối bộc lộ trực tiếp những cảm xúc và suy nghĩ của tác giả. Em hãy tìm hiểu ý nghĩa những câu thơ này và cách thức biểu hiện cảm xúc của tác giả ?
-GV lưu ý HS các cụm từ: thân sành sỏi, dạ sắt son, kẻ vá trời để hiểu rõ.
-Hỏi: Ở câu 5-6 là sự đối lập như thế nào ?
-Chốt: Đó là sự đối lập giữa những thử thách gian nan với sức chịu đựng dẻo dai bền bỉ và ý chí chiến đấu của người chiến sĩ cách mạng.
-GV giảng bình: Tháng ngày, mưa nắng chỉ những gian khổ phải chịu đựng không phải 1 sớm, 1 chiều mà dài dặc qua nhiều năm tháng, với sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ và ý chí chđấu sắt son của người chiến sĩ.
-Hỏi: Ở câu 7-8 có sự đối lập như thế nào ?
-Chốt: Nhà cách mạng hiểu rõ công việc cứu nước của mình là công việc vĩ đại “vá trời” (Bà Nữ Oa xưa không quản khó nhọc vá trời để cứu dân). Cho nên việc vào tù đập đá chỉ là vịêc nhỏ con con.
-Giảng bình: Sự thực thì bản án mà PBC đang phải mang và h/c khắc nghiệt mà ông đang phải chịu đựng đâu có phải là 1 “việc con con”, có điều đặt bên cái chí lớn, gan to ấy thì quả nó chẳng có gì đáng phải kể đến.
-Hỏi: Qua đó, em hãy nêu những cảm xúc và ý nghĩ cuả tác giả trong 4 câu thơ cuối ?
-GV chốt: Ở 4 câu cuối , tác giả đã trực tiếp bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ của mình. Đây là khẩu khí ngang tàng của người anh hùng không chịu khuất phục hoàn cảnh, xem thường mọi thử thách gian nan, luôn giữ vững niềm tin và ý chí chđấu.
-Bình:Vẻ đẹp tinh thần này kết hợp với tầm vóc mãnh liệt, oai phong trên đã tạo nên 1 hình tượng giàu chất sử thi và gây ấn tượng mạnh.
I-Giới thiệu :
 1/ Tác giả :
 -PCT (1872-1926), hiệu là Tây Hồ, quê ở tỉnh Quảng Nam. Tham gia hoạt động cứu nước rất sôi nổi những năm đầu TK XX. Văn chương của ông thấm đẫm tin thần yêu nước và tin thần dân chủ.
-Ông là người giỏi biện luận và có tài văn chương.
2/ Tác phẩm :
a.Hoàn cảnh sáng tác: 1908, tại Côn Đảo.
b.Thể loại: Thất ngôn bát cú đường luật.
II-Đọc – hiểu văn bản:
 1/ Bốn câu thơ đầu:
-Thế đứng của con người giữa đất trời:
”Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn”
+Không gian: rộng lớn hùng vĩ.
+Tư thế con người: hiên ngang, sừng sững.
èToát lên vẻ đẹp hùng tráng.
-Công việc đập đá:
“Lừng lẫy làm cho lở núi non
Xách búa đánh tan năm bảy đống.
Ra tay đập bể mấy trăm hòn”
è Gian khổ, quá sức.
èCách nói khoa trương, với nhiều từ diễn tả hành động mạnh mẽ: “xách búa, ra tay, lừng lẫy” đã làm nổi bật dáng vóc phi thường, sức mạnh ghê gớm đến mức thần kì của người anh hùng.
ðGiọng thơ thể hiện khẩu khí ngang tàng, ngạo nghễ của 1 con người dám coi thường mọi thử thách gian nan. Đồng thời cho thấy vẻ đẹp lãng mạn và khí phách hiên ngang vững vàng của người chiến sĩ cách mạng. 
2/ Bốn câu cuối :
-Câu 5, 6 :
+Tháng ngày > < mưa nắng
à Sự đối lập những thử thách gian nan
+Thân sành sỏi> < dạ sắt son
à Sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ và ý chí chiến đấu của người chiến sĩ.
-Câu 7, 8 :
“Những kẻ vá trời khi lỡ bước
Gian nan chi kể việc con con”
à Lối nói khoa trương: Vá trời, việc con con.
à Sự liên tưởng thú vị cho thấy chí lớn người tù cách mạng.
èCảm xúc lãng mạn và giọng điệu hào hùng cho ta thấy được Khẩu khí ngang tàng của người anh hùng không chịu khuất phục hoàn cảnh, xem thường mọi thử thách gian nan, luôn giữ vững niềm tin và ý chí chiến đấu.
*HĐ3: TỔNG KẾT
? Em có nhận xét gì về giọng điệu chung của bài thơ này ?
? Qua cả 2 bài thơ Vào nhà ngục…
và Đập đá…, em hãy trinh bày lại những cảm nhận của mình về vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của hình tượng nhà nho yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ 20 ?
-GV cho điểm những nhận xét đúng và hay.
-GV chốt theo nội dung ghi nhớ SGK. 150.
3/ ý nghĩa văn bản : Nhà tù của bọn đế quốc thực dân không thể khuất phục ý chí, nghị lực và niềm tin lí tưởng của người chí sĩ cách mạng.
III-TỔNG KẾT:
HĐ4: HDHS CHUẨN BỊ BÀI
- Oân lại đđ thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Sưu tầm một số tranh ảnh và thơ văn về Côn Đảo hoặc nhà tù thực dân để hiểu rõ hơn về VB.
- Phát biểu cam nhận riêng về vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn, ý chí chiến đấu và niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của những bậc anh hùng hào kiệt khi sa cơ rơi vào vòng tù ngục.
@Bài vừa học:
-Học thuộc bài thơ và nội dung phân tích.
-Học thuộc ghi nhớ.
@Chuẩn bị bài mới: Ôn luyện về dấu câu.
-Xem trước nội dung bài.
-Lập bảng tổng kết về các loại dấu câu đã học ?
-Làm bài tập, tìm ra các lỗi về dấu câu.
Tuần 15 
Tiết 59	ÔN LUYỆN VỀ DẤU CÂU
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1. kiến thức. 
- Hệ thống các dấu câu và công dụng của chúng trong hoạt động giao tiếp.
- Việc sử dụng các dấu câu hợp lí tạo nên hiệu quả cho VB; ngược lại, sử dụng dấu câu sai có thề làm cho người đọc không hiểu hoặc hiểu sai ý người viết muốn diễn đạt.
2. Kĩ năng: 
- Vận dụng kiến thức về dấu câu trong quá trình đọc –hiểu và tạo lập VB.
- Nhận biết và sửa các lỗi về dấu câu. 	
II-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :
HĐ 1: KTBC:
 -Đọc thuộc lòng bài thơ “ Đập đá ở Côn Lôn” cho biết ý nghĩa văn bản?
- Bài thơ thê hiện khí phách người chiến sĩ trong cảnh tù đày như thế nào?
HĐ 2 : Bài mới: Chúng ta đã học các loại dấu câu, hôm nay ta sẽ ôn lại công dụng của các dấu câu cơ bản mà các em đã học.
	I. TỔNG KẾT VỀ DẤU CÂU.
STT
Dấu câu
Công dụng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Dấu chấm
Dấu chấm than
Dấu chấm hỏi
Dấu phẩy
Dấu chấm lửng
Dấu chấm phẩy
Dấu gạch ngang 
Dấu ngoặc đơn
Dấu hai chấm
Dấu ngoặc kép
Đánh dấu hết câu, hết ý.
Đánh dấu kết thúc câu cảm thán, câu cảm.
Kết thúc câu nghi vấn.
Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận, thành phần câu.
- Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượngtương tự chưa liệt kê hết.
- Thể hiện chỗ lời nói ngập ngừng, bỏ dở, ngắt quãng.
- Làm giãùn nhịp điệu câu văn.
- Đánh dấu ranh giới giữa các vế câu của một câu ghép, có cấu tạo phức tạp hoặc giữa các bộ phận trong một câu ghép liệt kê, phức tạp.
- Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích.
- Đặt ở đầu câu để đánhh dấu lời dẫn trực tiếp trực tiếp hoặc liệt kê.
- Nối các từ nằm trong một biên danh.
- Đánh dấu phần chú thích , giải thích thuyết minh, bổ sung thêm…
- Đánh dấu (báo trước) phần giải thích thuyết minh cho một phần trước đó.
- Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp trực tiếp, lời đối thoại.
- Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
- Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.
- Đánh dấu tên các tác phẩm, tờ báo tập san…được dẫn.
HĐ DẠY CỦA GV
BÀI HS GHI
@GVHDHS tìm hiểu các lỗi về dấu câu.
? Ví dụ trên thiếu dấu ngắt câu ở chỗ nào ? Nên dùng dấu gì để kết thúc câu ở chỗ đó ?
? Dùng dấu chấm sau từ này là đúng hay sai ? Vì sao ? Ở chỗ này nên dùng dấu gì ?
? Câu này thiếu dấu gì để phân biệt ranh giới giữa các thành phần đồng chức ? Hãy đặt dấu đó vào chỗ thích hợp ?
? Đặt dấu chấm hỏi ở cuối câu thứ nhất và dấu chấm ở cuối câu thứ hai trong đoạn văn này đã đúng chưa ? Vì sao ? Ở các vị trí đó nên dùng dấu gì ?
-GV nhận xét và sữa chữa phần trả lời của HS, cho HS ghi vào vở.
II-Các lỗi thường gặp về dấu câu :
1/ Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc
Ví dụ: Tác phẩm Lão Hạc làm em vô cùng xúc động. Trong xã hội cũ….
àThêm dấu chấm sau từ “xúc động”.
2/ Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc
VD: Thời còn trẻ, học ở trường này,ông là học sinh xuất sắc nhất.
à Thay dấu chấm bằng dấu phẩy
3/ Thiếu dấu câu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết
Ví dụ: Cam, quýt, bưởi, xoài là đặc sản của vùng này.
à Thêm dấu phẩy để tách các bộ phận liên kết.
4/ Lẫn lộn công dụng của các loại dấu câu
VD: Quả thật, tôi…bắt đầu từ đâu. Anh…lời khuyên không ? …
à Dùng dấu chấm ở câu đầu, dấu chấm hỏi ở câu thứ hai.
*Ghi nhớ: SGK.151
III-Luyện tập:
BT1: Điền dấu câu thích hợp vào chỗ trống.
( HS tự làm vào vở)
BT2: Sửa lỗi về dấu câu
a)…mới về ?..Mẹ dặn là anh …(thêm dấu ?, bỏ dấu hai chấm)
b)…sản xuất,…có câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách”. (thêm dấu phẩy sau từ sản xuất, thêm dấu ngoặc kép sau từ tục ngữ)
c) …năm tháng, nhưng… (bỏ dấu chấm sửa lại dấu phẩy sau từ năm tháng)
*HĐ4: HD CHUẨN BỊ BÀI
@Bài vừa học:
-Xem lại nd bài học.
-Học thuộc ghi nhớ.
-Hoàn thành bài tập SGK.
@Chuẩn bị bài mới: Kiểm tra tiếng việt 1 tiết.
-Xem các bài đã học thuộc phần TV: 
Tuần 15 – Tiết 60
Trường THCS Phú Thành
Lớp 8A___
Họ tên:.............................……...
.........................................………
KIỂM TRA 1 tiết
MÔN: NGỮ VĂN(TV)
Điểm:
I-TRẮC NGHIỆM: (5điểm)
1/ Thán từ là những từ dùng để :
Nhấn mạnh thái độ đánh giá sự việc
Biểu thị thái độ đánh giá sự việc
Bộc lộ tình cảm, cảm xúc hoặc gọi đáp
Đi kèm với một từ ngữ khác để biểu thị tình cảm
2/ Tình thái từ là phương tiện dùng để tạo nên :
Câu cầu khiến	C. Câu cảm thán
Câu nghi vấn	D. Cả 3 ý trên
3/ Tình thái từ “à” trong câu “Bạn chưa về à ?” được dùng trong :
Câu cầu khiến	C. Câu biểu thị sắc thái tình cảm
Câu nghi vấn	D. Câu cảm thán
4/ 	“Không có việc gì khó
	Chỉ sợ lòng không bền
	Đào núi và lấp biển
	Quyết chí ắt làm nên”
	(Khuyên thanh niên – Hồ Chí Minh)
Câu có sử dụng biện pháp nói quá trong bài thơ trên là :
Câu thứ nhất 	C. Câu thứ ba
Câu thứ hai	D. Câu thứ tư
5/ Các vế trong câu ghép:”Hôm qua em không đi học vì em bị ốm nặng” có quan hệ :
Nguyên nhân	C. Bổ sung
Điều kiện	D. Giải thích
6/ Các vế của câu ghép : “Tuy nhà nghèo nhưng Lan vẫn cố gắng học thật giỏi” có quan hệ :
Nguyên nhân	C. Giải thích
Tương phản	D. Lựa chọn
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới :
	“ Buổi chiều ở biển thật đẹp, ngay cả Bình, một người nổi tiếng lầm lì cũng phải xuýt xoa: “Ôi, thật tuyệt!”. Mặt trời đỏ sậm nhoè dần, mặt biển thì dường như rộng mãi ra và càng trở nên huyền bí. Chao ôi, tiếng sóng biển ì ầm hoà trong tiếng gió nghe cứ mơ hồ văng vẳng. Bình hỏi tôi:”Này, hình như cậu cũng yêu biển lắm phải không ?”. Tôi khẽ gật đầu:”Ai mà dửng dưng với biển được kia chứ ?”
	7/ Trong câu:”Buổi chiều ở biển thật đẹp, ngay cả Bình, một người nổi tiếng lầm lì cũng phải xuýt xoa....”, từ nào là trợ từ :
ngay cả	C. đẹp
lầm lì	D. xuýt xoa
8/ Từ nào là thán từ trong câu :”Ôi, thật tuyệt !” ?
Ôi, thật tuyệt	C. thật
Ôi	D. tuyệt
9/ “Chao ôi, tiếng sóng biển ì ầm hoà trong tiếng gió nghe cứ mơ hồ văng vẳng”. Từ “Chao ôi” trong câu văn trên là từ loại gì ?
Trợ từ	C. Thán từ
Tình thái từ	D. Liên từ
10/ “Ai mà dửng dưng với biển được kia chứ ?”. Từ “chứ” trong câu văn trên là :
Trợ từ	C. Thán từ
Tình thái từ	D. Liên từ	
II-TỰ LUẬN: (7 điểm)
	1/ Tìm từ ngữ có phạm vi nghĩa bao hàm các từ ngữ sau đây :(1điểm)
Kĩ sư, bác sĩ, giáo viên, kiến trúc sư, hoạ sĩ,...
_____________________
Nhà cửa, đồng ruộng, cây cối, con người, xe cộ, đất đai, ....
_____________________
2/ Cho đoạn văn :”Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn giúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.” (2 điểm)
	a/ Thống kê các trường từ từ vựng chỉ bộ phận cơ thể người :................................
................................................................................................................................................
	b/ Thống kê các trường từ vựng chỉ bộ phận cơ thể người:.....................................
................................................................................................................................................
	3/ Phân tích các câu ghép sau (Xác định cụm C – V trong các vế câu, chỉ ra quan hệ giữa các vế câu). (1 điểm)
	a. Thầy giáo vào, cả lớp đứng dậy chào.
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
	b. Nếu bạn cố gắng trong học tập thì bạn sẽ đạt kết quả cao trong kì thi tới.
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
	4/ Đặt câu ghép với các cặp quan hệ từ sau: (1 điểm)
a)Vì..................................................nên...............................................................
b)Giá .................................................................thì....................................................
...............................................................................................................................................
--------HẾT--------
TUẦN : 16
THUYẾT MINH VỀ MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC
Tiết 61
I-MỤC TIÊU :
 1.Kiến Thức	:
 -Sự đa dạng của đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh.
 -Việc vận dụng kết quả quan sát, tìm hiểu về một số tác tác phẩm cùng thể loại để làm bài văthuyết minh về một thê loại văn học
2.Kĩ năng
 -Quan sát đặc điểm hình thức của một thể loại văn học.
 -Tìm ý, lập dàn ý cho bài văn thuyết minh về một thể loại văn học.
 -Hiểu và cảm thụ được giá trị nghệ thuật của thê loại văn học đó.
 -Tạo lập được một văn bản thuyết minh về một thể loại văn học có độ dài 300 chữ.
II-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 HD 1 :Bài cũ:Đọc thuộc lòng bài thơ : Đập đá ở Côn Lôn cho tư thế người tù chiến sĩ trong bài thơ thể hiện như thế nào?
HĐ 2 Bài mới: Chúng ta đã học về văn thuyết minh và biết cách thuyết minh về đồ vật, con người… Hôm nay ta sẽ tìm hiểu về cách thuyết minh một thể loại văn học, cụ thể là thể thơ thất ngông bát cú Đường luật.
GV nhắc lại khái niệm về kiểu bài thuyết minh về các kiểu văn thuyết minh.
HĐ DẠY CỦA GV
BÀI HS GHI
HĐ 3: hình thành kiến thức mới
GV HDHS đọc đề bài và tìm hiểu đề.
-GV có thể chia bảng ra 3 phần:
+Phần bên trái chép nd bài thơ.
+Phần tiếp theo ghi các mục số câu, số chữ.
+Phần còn lại: ghi luật
@GVHDHS nhận diện luật thơ.
-GV nêu câu hỏièHS trả lờiè1 HS lên bảng ghi.
? Mỗi bài thơ có mấy dòng ? Mỗi dòng có mấy tiếng ?
? Số dòng, số chữ ấy có bắt buộc không ? Có thể tuỳ ý thêm bớt được không ?
-GV chốt: Số dòng: 8, số tiếng: 7 là bắt buộc, không thể tuỳ ý thêm bớt.
? Xác định bằng trắc cho từng tiếng trong hai bài thơ đó ?
? Xác định đối, niêm giữa các dòng ?
-GV gợi dẫn: không cần xét các tiếng 1,3,5 mà chỉ xét các tiếng 2,4,6
? Bài thơ gieo vần ở những câu nào ? (Ở cả 2 bài thơ)
? Bài thơ thất ngôn thường có cách ngắt nhịp ntn ?
@GV HD HS lập dàn bài theo gợi ý SGK, tổ chức cho HS thuyết minh trước lớp.
-GV có thể tổ chức cho HS nói theo mỗi phần.
-VD phần MB “Thơ TNBC là 1 thể thơ thông dụng trong các thể thơ Đường luật, được các nhà thơ VN rất yêu chuộng. Các nhà thơ cổ điển VN ai cũng làm thể thơ này bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm.
-Gv nêu câu hỏièHS tự phát biểu lần lượt về các quy tắc đã quan sát được ở trên.
? Thể thơ này có những ưu điểm và hạn chế của thể thơ này trong nền thơ trung đại VN ?
+Ưu điểm: Vẻ đẹp hài hoà, cân đối, nhạc điệu trầm bổng du dương.
+Hạn chế: gò bó, vì có nhiều ràng buột.
-GV VD: Thất ngôn bát cú là 1 thể thơ quan trọng. Nhiều bài thơ hay đều làm bằng thể thơ này. Ngày nay, thể thơ TNBC vẫn còn được ua chuộng.
I-Từ quan sát đến mô tả, thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học:
Đề bài: Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú.
1/Quan sát:
 a)Xác định số dòng, số tiếng:
-Số dòng: 8 dòng.
-Số tiếng: 7 tiếng.
b)Xác định bằng trắc:
Ví dụ: Bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”
(1) Bằng: là, hào, phong lưu, chân, thì, tù
(2)Vẫn, kiệt, vẫn, chạy, mỏi, hãy, ở,…
c)Xác định đối, niêm:
-Đối: 1 > < 2
 3 > < 4
 5 > < 6
 7 > < 8
-Niêm: 2 – 3, 4 – 5, 6 – 7, 
1 – 8.
d)Xác định vần: gieo vần ở các tiếng 1,2,4,6,8.
-Vào nhà…: lưu, tù, châu, thù, đâuèluật bằng vần bằng.
-Đập đá….: lôn, non, hòn, son, con èluật bằng vần bằng.
e)Xác định cách ngắt nhịp: thường là nhịp 4 / 3.
2/Lập dàn bài:
a)Mở bài: Nêu 1 định nghĩa chung về thể thơ thất ngôn bát cú.
b)Thân bài: Nêu các đặc điểm của thể thơ:
-Số câu, số chữ
-Qui định bằng – trắc.
-Đối, niêm.
-Cách gieo vần.
-Cách ngắt nhịp của mỗi dòng th
c)Kết bài: Cảm nhận của em về vẻ đẹp, nhạc điệu của thể thơ.
*Ghi nhớ: SGK. 154.
II-Luyện tập :
BT1: Thuyết minh đặc điểm chính của truyện ngắn.
Đề: Thuyết minh đặc điểm chính của truyện ngắn:
a. Mở bài: Định nghĩa truyện ngắn
b. Thân bài: Giới thiệu các đặc điểm của truyện ngắn:
- Yếu tố tự sự: Xác định được việc chính, nhân vật chính, một số nhân vật phụ và sự việc phụ
- Yếu tố miêu tả và biểu cảm: Bổ trợ giúp truyện ngắn sinh động hấp dẫn, đan xen với yếu tố tự sự.
c. Kết bài: Vai trò của truyện ngắn trong việc đề cặp đến vấn đề lớn của cuộc đời.
*HĐ4: HD TỰ HỌC:
-Lập dàn y1cho bài văn thuyết minh một thể loại văn học tự chọn.
- Đọc thêm tài liệu tham khảo thuyết minh một thê loại văn học.
HĐ 5 :DẶN DÒ
-Xem lại nội dung bài học viết thành bài thuyết minh hoàn chỉnh cho 2 đề bài.
-Học thuộc ghi nhớ. 
@Chuẩn bị bài mới: Muốn làm thằng cuội.
-Học thuộc bài thơ.
? Đọc diễn cảm đúng vần nhịp bài thơ trước ở nhà.
? Vì sao nhà thơ muốn lên cung trăng bầu bạn với chị Hằng ?
? Sự đổi mới về ngôn ngữ thơ…
T

File đính kèm:

  • docTUan 15 +16.doc