Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 29: Điệp ngữ - Năm học 2015-2016

- Tác dụng: - Nhấn mạnh cảm giác khi nghe tiếng gà trưa

 -Nhấn mạnh nguyên nhân chiến đấu của người chiến sĩ

Từ “chưa ngủ”  Cảnh khuya Bác Hồ say ngắm cảnh, lo lắng cho dân cho nước

 - Từ “xuân” (Rằm tháng giêng)Nhấn mạnh vẻ đẹp đầy sức sống mùa xuân đang tràn ngập đất trời

=> + Điệp ngữ là cách lặp lại từ ngữ (có khi cả câu) trong khi nói và viết

 + Tác dụng: Làm nổi bật ý gây cảm xúc mạnh

 

doc6 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 723 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 29: Điệp ngữ - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27 / 11 /2015
 Ngày dạy 8A: / 12 /2015 
 8B: /12 /2015
 Tiết 29 – ĐIỆP NGỮ
 1. Mục tiêu.
 a. Kiến thức
	- Củng cố và nâng cao cho học sinh những hiểu biết về điệp ngữ.
	- Tác dụng của phép điệp ngữ.
 b. Kĩ năng.
	Nhận biết và phân tích được ý nghĩa cũng như tác dụng của điệp ngữ.
 c. Thái độ.
	Giáo dục học sinh ý thức sử dụng điệp ngữ trong nói và viết.
 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
 a. Chuẩn bị của giáo viên.
 - Nghiên cứu tài liệu, sgk, soạn bài.
 b. Chuẩn bị của học sinh.
 - Học bài cũ, chuẩn bị nội dung bài mới.
 3. Tiến trình bài dạy.
 a. Kiểm tra bài cũ: (4’)
 * Câu hỏi: 
 ? Tượng trưng là gì?
 * Đáp án: 
 Tượng trưng là biện pháp tu từ biểu thị đối tượng định miêu tả bằng ước lệ có tính chất xã hội. Người ta quy ước với nhau rằng từ này có thể được dùng để biểu thị một đối tượng khác ngoài nội dung ngữ nghĩa thông thường của nó.
 b. Bài mới.
 * Vào bài (1’): Bài thơ Tiếng gà trưa các em đã học ở lớp 7 có một câu được lặp lại mà nếu vắng nó bài thơ sẽ giảm đi giá trị biểu cảm, sức thuyết phục người nghe về nội dung ý nghĩa. Em cho biết đó là câu thơ nào? Câu thơ Tiếng gà trưa
	Đây chính là phép tu từ điệp ngữ rất có tác dụng trong văn bản nói và viết mà bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu .
 * Nội dung.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
 Hoạt động 1: Ôn tập, củng cố kiến thức ( )
GV cung cấp ví dụ:
“ Trên đường hành quân xa
Dừng Chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ
 Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”.
? Khổ thơ trên có những từ ngữ nào được lặp? 
? Lặp như vậy có tác dụng gì?
? Ngoài bài thơ Tiếng gà trưa em tìm thêm ví dụ?
 ? Qua ví dụ em hiểu thế nào là điệp ngữ?
Tác dụng của điệp ngữ?
GVNX – chốt kiến thức.
GV :Cần phân biệt phép điệp ngữ với hiện tượng lặp từ do vốn từ nghèo nàn- 1 loại lỗi các em thường mắc. 
Vd:- Phép lặp: Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ. Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai -> nhấn mạnh nỗi nhớ
Lỗi lặp : Con bò đang gặm cỏ. Con bò chợt ngẩng đầu lên. Con bò rống ò ò
? Qua tìm hiểu ở chương trình lớp 7, em hãy cho biết có mấy dạng điệp ngữ? Là những loại nào ? đặc điểm của mỗi loại ?
GVNX- kết luận.
- Từ “Nghe” 
- Tác dụng: - Nhấn mạnh cảm giác khi nghe tiếng gà trưa
 -Nhấn mạnh nguyên nhân chiến đấu của người chiến sĩ
Từ “chưa ngủ” ® Cảnh khuya® Bác Hồ say ngắm cảnh, lo lắng cho dân cho nước
 - Từ “xuân” (Rằm tháng giêng)Nhấn mạnh vẻ đẹp đầy sức sống mùa xuân đang tràn ngập đất trời
=> + Điệp ngữ là cách lặp lại từ ngữ (có khi cả câu) trong khi nói và viết
 + Tác dụng: Làm nổi bật ý gây cảm xúc mạnh
- Ghi.
- Hs nhớ lại kiến thức và trả lời.
- Ghi.
I. Ôn tập, củng cố kiến thức.
Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng bp lặp lại từ ngữ(hoặc câu) nhằm làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ, từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.
 Điệp ngữ có nhiều dạng: 
- Điệp ngữ cách quãng (từ lặp lại đứng cách xa nhau) 
- Điệp ngữ nối tiếp (từ lặp lại đứng bên nhau)
- Điệp ngữ chuyển tiếp (vòng) : Từ ngữ cuối câu trước được lặp ở đầu câu sau 
Hoạt động 2: Luyện tập ( )
?Tìm và phân tích hiệu quả của phép điệp trong những câu sau?
a. Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,
Giật mình mình lại thương mình xót xa.
Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân.
Vui là vui gượng kẻo là,
Ai tri âm đó mặn mà với ai.
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
b. Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm,
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông.
Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng,
Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu.
(Chinh phụ ngâm – Đặng trần Côn)
c. Mai về miền Nam, thương trào nước mắt.
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác.
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây.
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
(Viếng lăng Bác – Viễn Phương)
d. Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra cánh biếc
Em có chồng rồi anh tiếc lắm thay
Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không?
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng như cá mắc câu
Cá mắc câu biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng biết thuở nào ra.
Gọi hs làm bài tập.
GVNX – chốt kiến thức.
 GV cho học sinh viết đoạn văn có sử dụng điệp ngữ
 - Ví dụ: Hãy viết một đọn văn miêu tả trong đó có sử dụng điệp ngữ
 + Đoạn văn tả cây ăn quả:
 “ Cứ cuối năm, gần đến dịp nghỉ hè em lại trông ngày, trông đêm, trông cho thời gian trôi thật nhanh...để được về quê ngoại ăn quả chín trong vườn của bà. »
 + Đoạn văn nói về tình cảm bạn bè : 
 « Cái ngày ấy bây giờ đã lùi xa, nhưng em vẫn nhớ, nhớ lắm, nhớ da diết, nhớ không nguôi hình ảnh cô bạn nhỏ nhắn, sáng nào cũng cùng em cắp sách tung tăng tới trường. »
GV gọi học sinh đọc đoạn văn – nx- cho điểm.
- HS suy nghĩ, làm bài.
- Làm bài tập.
- Ghi.
- Viết đoạn văn.
- Đọc bài làm.
II. Luyện tập.
1.Bài tập 1:Tìm và phân tích hiệu quả của phép điệp trong những câu sau:
a. Phép điệp góp phần nhấn mạnh cảm xúc, tâm trạng của Thúy Kiều : nỗi xót xa, tủi nhục về thân phận,ý thức sâu sắc về nhân phẩm
Phép điệp còn có tác dụng tạo âm hưởng cho đoạn thơ
b. Điệp từ : hoa, nguyệt ->>miêu tả không gian đẹp,thơ mộng, hài hòa, làm nền để miêu tả sự cô đơn lẻ loi trong lòng người chinh phụ. Hoa- nguyệt gắn bó đối lập với nỗi cô đơn ( “trong lòng xiết đâu”)
c. Điệp :Muốn làm: Bày tỏ tình cảm, cảm xúc, khát khao dâng hiến, tình cảm đối với Bác Hồ
d. Điệp từ nụ tầm xuân, chim vào lồng, cá mắc câu: Nhấn mạnh ý nghĩa: hoàn cảnh không lối thoát của cô gái. Tạo cảm xúc buồn xót xa.
2. bài tập 2: viết đoạn văn có sử dụng điệp ngữ.
 c. Củng cố, luyện tập. (4’)
	? Điệp ngữ có mấy dạng?
 HS: Điệp ngữ có nhiều dạng: 
 - Điệp ngữ cách quãng (từ lặp lại đứng cách xa nhau) 
 - Điệp ngữ nối tiếp (từ lặp lại đứng bên nhau)
 - Điệp ngữ chuyển tiếp (vòng) : Từ ngữ cuối câu trước được lặp ở đầu câu sau 
 d. Hướng dẫn học sinh tự học bài ở nhà (1’)
	- Học thuộc ghi nhớ, lấy ví dụ
	- Làm hoàn thiện các bài tập.
	- Chuẩn bị bài: liệt kê.
4. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
 - Thời gian: ...............................................................................................................
 ....................................................................................................................................
 - Nội dung kiến thức :...............................................................................................
 ....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
..................................................................................................................................... 
 - Phương pháp : .......................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 29- T.c văn 8.doc
Giáo án liên quan