Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 1-4 - Năm học 2014-2015

Tiết 6. TRONG LÒNG MẸ

 (Trích những này thơ ấu) - Nguyên Hồng-

A. Mục tiêu

- Tiếp tục giúp học sinh hiểu được tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của nhân vật chú bé Hồng, cảm nhận được tình yêu thương mãnh liệt của chú đối với mẹ.

- Rèn kĩ năng phân tích, cảm nhận.

- Giáo dục ý thức yêu thương mẹ và những người thân.

B. Chuẩn bị

+ GV. Giáo án + SGK + SGV, tranh phóng to trong SGK.

+ HS. Vở ghi, vở soạn, SGK, các kỉ niệm cá nhân với mẹ mình.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động

*HĐ1:Khởi động

1. Tổ chức:Sĩ số 8A: .

 8B: .

2. Kiểm tra: H1. Tóm tắt đoạn trích “Trong lòng mẹ”

 H2. Cảm nhận của em về bà cô Bé Hồng?

2. Bài mới:

*HĐ2:Đọc hiểu văn bản

HS. Đọc đoạn 2.

H. Đoạn này nói nên tâm trạng gì của Hồng?

- Hồng khao khát đư¬ợc gặp mẹ.

H. Khi tan buổi học, nhìn thấy một ng¬ười giống mẹ, Hồng đã có hành động và lời nói gì?

 II. Đọc – tìm hiểu nội dung:

2. Niềm hạnh phúc vô bờ khi gặp mẹ:

- Hồng đuổi theo và bối rối gọi: Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!

- Nếu không phải mẹ thì Hồng sẽ thẹn và tủi.

- Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy d¬ưới bóng râm đã hiện ra tưr¬ớc con mắt gần rạn nứt của ng¬ười bộ hành ngã gục giữa sa mạc.

H. Câu văn trên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?

 - Nghệ thuật so sánh.

- Td: để diễn tả khát vọng mong muốn đ¬ược gặp mẹ. Và diễn tả nỗi thất vọng, đau khổ của Hồng nếu không gặp được mẹ thì sẽ gục ngã.

H. Tiếng gọi bối rối cùng với hành động đuổi theo, một lần nữa khảng định điều gì về chú bé Hồng? * Trong lòng Hồng luôn khao khát đ¬ược gặp mẹ.

H. Khi đã nhận ra mẹ mình, Hồng đã có cử chỉ và hành động gì? - Đuổi theo, thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, chân ríu cả lại. Oà lên khóc rồi cứ thế nức nở.

H. Những hành động trên thể hiện tâm trạng gì của bé Hồng lúc này?

* Xúc động mạnh mẽ khi đ¬ược gặp mẹ.

- Đùi áp đùi, đầu ngả vào cánh tay.

- Cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt.

- Hơi quần áo hơi thở thơm tho lạ thường.

- Phải bé lại và lăn vào lòng một ng¬ời mẹ mới thấy ng¬ười mẹ có một êm dịu vô cùng.

H. Em thấy tâm trạng của bé Hồng lúc này như¬ thế nào? * Sung s¬ướng, hạnh phúc khi ở bên mẹ.

 

doc34 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 641 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 1-4 - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăn dành cho phụ nữ và trẻ em sự nâng niu, trân trọng.
-Nhà văn chân trọng vẻ đẹp tâm hồn, đức tính cao quý của người phụ nữ và trẻ em.
*H Đ4:Củng cố-HDVN
+Củng cố: GV. Hệ thống lại nội dung bài học.
+Hướng dẫn về nhà: - Viết một đoạn văn ghi lại những ấn tợng, cảm giác rõ nhất, nổi bật nhất của bản thân về người mẹ của mình.
- Học thuộc nội dung bài và Ghi nhớ/SGK.
- Soạn bài tiếp theo (Trường từ vựng).
Soạn 18/8/2014 
Giảng8ab
Tiết 7. TRƯỜNG TỪ VỰNG
A. Mục tiêu 
- Học sinh hiểu được thế nào là trường từ vựng, biết xác lập các trường từ vựng đơn giản.
- Bước đầu hiểu được mối quan hệ giữa trường từ vựng với các hiện tượng ngôn ngữ đã học như: Đồng nghĩa, trái nghĩa, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá giúp ích cho việc học văn và làm văn.
B.chẩn bị
 + GV: Giáo án , SGK , SGV ,tư liệu về trường từ vựng
 + HS. Vở ghi, vở soạn, SGK
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
*HĐ1:Khởi động
1. Tổ chức:
 Sĩ số 8a	8b
2. Kiểm tra: H.Từ như thế nào được coi là từ có nghĩa rộng - nghĩa hẹp? ví dụ?
3. Bài mới:	
*HĐ2:Hình thành kiến thức
I. Thế nào là trường từ vựng 
HS. Đọc ngữ liệu trong SGK chú ý các từ in đậm.
1. Ngữ liệu: SGK 
2.Nhạn xét
H. Các từ in đậm dùng để chỉ đối tượng là người, động vật hay thực vật? tại sao em biết điều đó?
- Là các từ chỉ người.
- Biết được điều đó vì các từ ấy đều nằm trong những câu văn cụ thể, có ý nghĩa xác định
H. Vậy nét chung về nghĩa của nhóm từ trên là gì?
- Chỉ các bộ phận của cơ thể con người.
GV: Như vậy tập hợp các từ in đậm thành một nhóm thì chúng ta có một trường từ vựng chỉ bộ phận trên cơ thể người.
H. Vậy theo em, trường từ vựng là gì? 
HS. Đọc ghi nhớ SGK (21).
2.Kết luận(ghi nhớ)
- Là tập hợp các từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
H. Trường từ vựng của nhóm từ sau chỉ cái gì: sách, vở, bút, thước, com-pa.
* Bài tập:
- Phương tiện học tập.
*Lưu ý
H. Trường từ vựng “mắt” có thể bao gồm những trường từ vựng nhỏ nào? Cho ví dụ.
+ Bộ phận : lòng đen, lòng trắng
+ ĐĐ của mắt: mù, loà, lờ đờ,...
+ Cảm giác : chói, quáng, hoa,...
+ Bệnh về mắt: cận thị, viễn thị,...
+ HĐ của mắt: nhìn, trông, liếc,...
a.Một trường từ vựng có thể bao gôm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.
H. Trong một trường từ vựng có thể tập hợp những từ có từ loại khác nhau không? Tại sao?
b.Một trường từ vựng có thể bao gôm nhiều từ khác biệt nhau về từ loại..
VD:
+ DT chỉ sự vật: con ngươi, lông mày,...
+ ĐT chỉ hoạt động: ngó, liếc,
+ TT chỉ tính chất: lờ đờ, tinh anh,
VD (SGK)
c. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.
H. Tác dụng của cách chuyển trường từ vựng trong thơ văn và trong cuộc sống hàng ngày? Cho ví dụ.
d. Cách chuyển TTV có tác dụng làm tăng sức gợi cảm.
*HĐ3:Luyện tập
III. Luyện tập:
1. Bài tập 1 SGK (23).
?Tìm các từ thuộc trường từ vựng “người ruột thịt” trong văn bản “Trong lòng mẹ”.
- Các từ thuộc trường từ vựng “người ruột thịt” trong văn bản là: thầy, mẹ, em, cô, cháu, mợ, em bé, anh em, con, bà họ, cậu.
H. Đặt tên trường từ vựng cho mỗi dãy từ đã cho.
GV. Gợi ý: Trước hết phải tìm hiểu nghĩa của từng từ trong mỗi tập hợp từ để tìm nét nghĩa chung đó làm tên trường từ vựng cho mỗi tập hợp từ.
HS. Lên bảng làm.
2.Bài tập 2 SGK (23).
a) Phương tiện đánh bắt thuỷ sản.
b) Dụng cụ chứa đựng.
c) Hoạt động của chân.
d)Trạng thái tâm lí, tình cảm.
e) Tính cách con người.
g) Dụng cụ (phương tiện) để viết.
3. Bài tập 3 SGK (23).
H. Đặt tên trường từ vựng. 
GV. Gọi Hs lên bảng làm.
- Các từ: hoài nghi, khinh miệt, ruồng rẫy, thương yêu, kính mến, rắp tâm- thuộc trường từ vựng Tình cảm, thái độ.
HS. Đọc yêu cầu của BT.
4. Bài tập 4 SGK (23).
GV. Hướng dẫn:
 + Chú ý đọc kĩ điều lưu ý ở trong dấu ngoặc đơn của đề bài.
 + Cần hiểu nghĩa của từ thính 
H. Tìm trường từ vựng của từ đã cho.
GV. Gợi ý:
 +Trước hết phải tìm hiểu nghĩa của các từ.
 + Các từ trên đều là từ nhiều nghiã. Có thể lấy nghĩa gốc và mỗi nghĩa chuyển của mỗi từ này làm cơ sở để tập hợp các từ thành các trường từ vựng.
GV. Gợi ý: 
+ Đọc kĩ đoạn thơ để nắm được nội dung.
+ Các từ trên vốn thường dùng ở lĩnh vực quân sự nhưng ở đây được dùng để nói về lĩnh vực nào?
Trường khứu giác
Trường thính giác
mũi, thơm, điếc, thính.
tai, nghe, điếc, thính, rõ.
5. Bài 5 SGK (23).
- Từ lưới:
+ Trường “dụng cụ đánh bắt cá, chim” (cùng trường với: nơm, chài, vó, bẫy)
+ Trường “phương án vây bắt” (trong các tập hợp từ: sa lới mật thám, rơi vào lưới phục kích; cùng trường với: bẫy, phương án, kế hoạch)
- Từ lạnh:
+ Trường “nhiệt độ” ( cùng trường với: mát, ấm, nóng...)
+ Trường thái độ, tình cảm (cùng trường với: lạnh lùng, ấm áp, vui vẻ cởi mở...)
+ Trường “màu sắc” (cùng trường với: ấm, nóng...)
6. Bài 6 SGK (23).
- Các từ chiến trường, vũ khí, chiến sĩ vốn dĩ thuộc lĩnh vực quân sự- trường từ vựng quân sự. Trong đoạn thơ của Bác Hồ, các từ này được chuyễn nghĩa, dùng để nói về lình vực nông nghiệp, thuộc trường từ vựng nông nghiệp.
*H Đ4:Củng cố-HDVN
+ Trường từ vựng là gì? cho ví dụ?
+ Học bài, làm bài tập hoàn chỉnh vào vở bài tập.
+ Chuẩn bị “Bố cục của văn bản”. 
Soạn: 18/8/2014
Giảng8ab 
Tiết 8. BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN
A. Mục tiêu 
- Học sinh nắm được bố cục của văn bản đặc biệt là cách sắp xếp nội dung trong phần mở bài.
- Biết xây dựng bố cục văn bản mạch lạc, phù hợp với đối tượng và nhận thức của người đọc.
- Rèn kĩ năng xây dựng bố cục văn bản trong khi nói và viết.
- Giáo dục ý thức tự giác trong học tập.
B.chuẩn bị
+ GV: Giáo án + SGK + SGV + Các dàn bài
+ HS.: Vở ghi, vở soạn, SGK
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
*HĐ1:Khởi động
1.Tổ chức:
 Sĩ số 8a	8b
2. Kiểm tra: 
 H. Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản? 
3. Bài mới:
*HĐ2:Hình thành kiến thức
I. Bố cục của văn bản 
HS. đọc kĩ văn bản “Người thầy đạo cao đức trọng”
1.Ngữ liệu (SGK)
2.Nhận xét
H. Văn bản trên có thể chia thành mấy phần? Chỉ rõ ranh giới giữa các phần đó?
H. Hãy cho biết nhiệm vụ của từng phần trong văn bản ?
- Văn bản trên chia thành ba phần:
+ P1: Từ đầu-> danh lợi: Giới thiệu ông Chu Văn An
+ P2: Tiếp -> vào thăm: Kể công lao, uy tín và tính cách của ông.
+ P3: đoạn còn lại: Niềm thương tiếc của mọi người khi ông mất
H. Phân tích mối quan hệ giữa các phần trong văn bản . 
- Phần đầu (MB) giới thiệu nhân vật; nhân vật sẽ được làm rõ ở phần hai (TB) và tôn cao, nhấn mạnh thêm ở phần ba (KB).
H. Bố cục của văn bản gồm mấy phần?
 Nhiệm vụ của từng phần là gì?
*Bố cục 3 phần: 
 + MB:Nêu ra chủ đề sẽ nói trong văn bản.
 + B:Trình bày các ý liên quan đến chủ đề.
 +KB:Tổng kết, khái quát chủ đề của văn bản .
H. Các phần của văn bản có mối quan hệ với nhau nh thế nào?
- Các phần của văn bản luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau để tập trung làm rõ chủ đề của văn bản .
HS. Đọc ghi nhớ SGK.
3.Kết luận (ghi nhớ SGK T25).
H. Phần thân bài Tôi đi học của Thanh Tịnh được sắp xếp trên cơ sở nào?
II. Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản .
1. Cách sắp xếp:
- Hồi tưởng: 
+ Những kỉ niệm trước khi đi học.
+ Các cảm xúc được sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian: trên đường, trong sân trường, trong lớp.
- Liên tưởng đối lập: Những suy nghĩ trong hồi ức và hiện tại.
H. Hãy chỉ ra diễn biến của tâm trạng cậu bé Hồng trong phần thân bài?
trong lòng.
2. Diễn biến tân trạng:
- Đ1: Tình cảm và thái độ:
+ Tình cảm: thương mẹ sâu sắc.
+ Thái độ: Căm ghét những kẻ nói xấu mẹ.
- Đ2: Những cảm giác sung sướng cực điểm khi đột nhiên chú gặp lại mẹ và được yêu thương, ôm ấp trong lòng.
H. Khi tả người, tả vật, phong cảnh,em sẽ lần lượt miêu rả theo trình tự nào?
H. Hãy kể một số trình tự thường gặp mà em biết. 
3. Trình tự miêu tả:
- Tả người,tả con vật :
- Tả phong cảnh: đi từ khái quát đến cụ thể; xa- gần; chung- riêng; trên cao- dưới thấp; màu sắc - đường nét, ánh sáng, âm thanh.
H. Chỉ ra cách sắp xếp các sự việc trong văn bản “Người thầy đạo cao đức trọng”.
4. Học trò theo học đông, nhiều ngời đỗ đạt, tài giỏi, vua vời ra dạy cho thái tử;
- Biết can ngăn vua tránh điều xấu; 
- Can gián không được, từ quan về làng;
- Học trò đều giữ lễ với ông và ông cũng nghiêm khắc với học trò. 
H. Việc sắp xếp nội dung phần thân bài tuỳ thuộc vào những yếu tố nào?
- Tuỳ thuộc vào những yếu tố như: kiểu văn bản , chủ đề, ý đồ giao tiếp của tác giả.
HS. Đọc phần ghi nhớ
* Ghi nhớ SGK (25).
*HĐ3:Luyện tập
H. Phân tích cách trình bày ý trong các đoạn trích.
HS. Đọc thầm BT, làm ra giấy nháp -> đứng tại chỗ trình bày.
III. Luyện tập:
1. Bài tập 1 SGk (26).
a) Miêu tả cảnh sân chim: theo trình tự từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài, từ gần ra xa.
b) Tả cảnh Ba Vì: Trình bày vẻ đẹp của Ba Vì theo mùa trong năm, nhưng tập trung vào tả vẻ đẹp của Ba Vì theo thời điểm buổi chiều, buổi tối khi có trăng ( trình tự thời gian).
c) Chứng minh luận điểm: (đoạn trích có ba đoạn nhỏ).
- Đ1: Nêu luận điểm: “Những khi ấy, trí tưởng tượng dân chúng tìm cách chữa lại sự thật, để phải khỏi công nhận những tình thế đáng u uất”.
- Đ2+3: Đa dẫn chứng (truyện Hai Bà Trưng và truyện Phù Đổng Thiên Vương ) để chứng minh cho luận điểm đó.
HS. Đọc yêu cầu của bài tập 2 -> cho học làm.
2. Bài tập 2 SGK (27).
- Nếu phải trình bày về lòng thương mẹ của chú bé Hồng ở văn bản Trong lòng mẹ, cần trình bày một số ý và sắp xếp nh sau:
+ Hồng rất muốn đi thăm mẹ mình. Em biết ý xấu của người cô nên đã từ chối.
+ Hồng không dấu được tình thương mẹ nên đã để nước mắt ròng ròng rơi xuống.
+ Hồng muốn nghiền nát những cổ tục đầy đoạ mẹ.
+ Những ý xấu của người cô không làm cho Hồng xa lánh mẹ, trái lại làm cho Hồng càng yêu thương mẹ hơn.
*HĐ4:Củng cố-HDVN
 - Bố cục của văn bản gồm mấy phần, nhiệm vụ của từng phần?
 - Cách bố trí sắp xếp nội dung của phần thân bài ntn?
 - Hoàn thành nốt bài tập 3
 - Soạn văn bản “Tức nước vỡ bờ”.
Soạn:20/8/2014 TUẦN 3
Giảng 8ab
TIẾT 9. TỨC NƯỚC VỠ BỜ
 (Tríc : Tắt đèn) - Ngô Tất Tố - 
A. Mục tiêu 
- Qua đọc trích thấy được bộ mặt tàn ác bất nhân của xã hội đương thời và tình cảnh đau thương của người dân cùng khổ trong xã hội, cảm nhận được cái quy luật của hiện thực: có áp bức có đấu tranh; thấy được vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông dân.
- Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện của tác giả.
- Rèn kĩ năng Đọc sáng tạo, phân tích nhân vật qua đối thoại, cử chỉ, hành động.
B.Chuẩn bị:
+ GV: Giáo án + SGK + SGV 
+ HS: Vở ghi, vở soạn, SGK.
C. Tổ chức các hoạt động dạy học
 *HĐ1:Khởi động
1. Tổ chức:
 Sĩ số: 8A: ...........................; 8b: ...........................
2. Kiểm tra: H. Tóm tắt văn bản: “Trong lòng me”?
 H. Phát biểu cảm nghĩ của em về nhâ vật bà cô?
3. Bài mới:	
*HĐ2:Đọc- hiểu văn bản
GV. Hướng dẫn đọc: Khi đọc cần chú ý:+ Ngôn ngữ miêu tả của tác giả .
H. Nêu những nét chính về thân thế và sự nghiệp sáng tác của Ngô Tất Tố?
H. Em hãy nêu suất xứ của đoạn trích Tức nước vỡ bờ ?
Giải nghĩa các chú thích: 1,3,,4,10,11.
 Văn bản này thuộc thể loại gì?
H. Vậy phương thức biểu đạt của văn bản này là gì?
GV. Yêu cầu HS theo dõi vào phần tóm tắt cốt truyện trong SGK và nội dung đoạn trích Tức nước vỡ bờ và cho biết:
I. Đọc tìm hiểu chung
1. Đọc 
2. Tìm hiểu chú thích
* Tác giả: 
Ngô Tất Tố (1893 -1954 ) là nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn trước CM
* Tác phẩm:
- Đoạn trích Tức nước vỡ bờ nằm trong chương 18 của tác phẩm Tắt đèn.
* Từ khó:
3.Thể loại,bố cục:
*Thể loại:Tiểu thuyết.
*Bố cục:
- Đ1: Từ đầu đến có ngon miệng hay không.
- Đ2: còn lại. 
* PTBĐ: TS kết hợp với MT và BC.
II. Đọc tìm hiểu nội dung
1. Chị Dậu chăm sóc chồng.
* Hoàn cảnh chị Dậu chăm sóc chồng:
- Giữa vụ sưu thuế căng thẳng.
- Nhà nghèo 
H. Chị Dậu chăm sóc anh Dậu trong hoàn cảnh nào?
- Giữa vụ sưu thuế căng thẳng.
- Nhà nghèo chị phải bán cả đàn con, cả đần chó mới đẻ và gánh khoai cuối cùng mới đủ suất tiền cho anh Dậu - Để cứu anh Dậu đang ốm yếu, bị đánh đập từ đình về.
- Còn có nguy cơ anh Dậu lại bị bắt nữa vì chưa có tiền nộp sưu cho người em ruột đã chết từ năm ngoái.
- Lúc này, bà cụ hàng xóm cho bát gạo để chị nấu cho chồng chị ăn.
H. Chị Dậu đã chăm sóc người chồng như thế nào? (Chị Dậu đã có những cử chỉ và lời nói nào thể hiện sự chăm sóc người chồng ốm yếu của mình?)
- Cháo chín, chị Dậu bắc mang ra giữa nhà, ngả mâm bát múc ra la liệt. Rồi chị lấy quạt quạt cho chóng nguội.
- Chị Dậu rón rén bưng một bát cháo lớn đến chỗ chồng nằm: “Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột”. Rồi chị đón lấy cái Tỉu vào ngồi xuống đó như có ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không.
H. Qua những lời nói và cử chỉ trên của chị Dậu , em thấy chị Dậu là một người nh thế nào?
* Chị Dậu là một người phụ nữ đảm đang, tính tình hiền dịu, hết lòng yêu thương chồng.
H. Qua sự việc: chị Dậu chỉ có bát cháo gạo mà bà cụ hàng xóm cho để chăm sóc anh Dậu lúc ốm yếu, bị hành hạ giữa vụ sưu thuế gợi cho em những cảm nghĩ gì về tình cảm của người nông dân nghèo trong xã hội cũ và phẩm chất tốt đẹp của họ?
- Họ cực kì nghèo khổ và trong cuộc sống của họ không có lối thoát.
- Sức chịu đựng dẻo dai, không gục ngã trước hoàn cảnh khốn khó.
- Họ sống với nhau thật giàu tình người.
GV. Khi kể về chị Dậu chăm sóc chồng giữa vụ sưu thuế, tác giả đã dùng biện pháp tương phản.
H. Hãy chỉ ra phép tương phản này? Nêu tác dụng của biện pháp đó?
- Tương phản giữa hình ảnh tần tảo, dịu hiền; tình cảm gia đình làng xóm ân cần, ấm áp với không khí căng thẳng đầy đe doạ của tiếng trống, tiếng tù và thúc thuế ở đầu làng.
- Làm nổi bật tình cảnh túng quẫn của người nông dân nghèo dưới ách bóc lột của chế độ phong kiến tàn nhẫn.
 Làm nổi bật phẩm chất tốt đẹp của chị Dậu như: bình tĩnh , đảm đang, tình nghĩa.
2. Chi Dậu đương đầu với cai lệ và người nhà lí trưởng.
GV:Trong phần thứ hai của văn bản Tức nước vỡ bờ đã xuất hiện các nhân vật đối diện với chị Dậu ? Trong đó nổi bật là nhân vật nào? 
- Nhân vật cai lệ
a. Nhân vật cai lệ.
H. Cai lệ là chức danh gì?
- Cai lệ là viên chỉ huy tốp lính lể ở các phủ, huyện trong chế độ thực dân nửa phong kiến. Đây là cấp chỉ huy thấp nhất, thờng đứng đầu mười tên lính ở phủ, huyện.
H. Trong đoạn trích này cai lệ có vai trò gì?
- Thực chất cai lệ chỉ là tên tay sai được lệnh của tên tay sai tri phủ cho về làng Đông Xá thúc những người thiếu sưu. Vì thế, hắn có quyền đánh, chửi, trói họ bất cứ lúc nào.
H. Trong phần truyện này, cai lệ cùng với người nhà lí trưởng kéo đến nhà chị Dậu để trốc thuế sưu. Dựa vào chú thích (3), em hiểu thứ thuế sưu là thứ thuế gì?
- Thứ thuế nộp bằng tiền mà người đàn ông thường từ 18 đến 60 tuổi (gọi là dân đinh) hàng năm phải nộp cho xã hội phong kiến thực dân.
- Xã hội lúc đó tàn nhẫn, bất công, không có tình ngời.
H. Tìm các chi tiết thể hiện thái độ, cử chỉ, hành động, lời nói của cai lệ?
- Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ: - Thằng kia! Ông tưởng mày chết đem qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!
- Cai lệ... trợn ngược hai mắt, hắn quát: Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?Sưu của nhà nước mà dám mở mồm ra khất!
H. Qua các chi tiết trên, em có nhận xét gì về nghệ thuật khắc hoạ nhân vật của tác giả ?
- Tác giả kết hợp các chi tiết điển hình về thái độ, bộ dạng, lời nói, hành động để khắc hoạ nhân vật.
H. Em có nhận gì về bản chất của tên cai lệ?
* Tính cách dã thú, hung bạo là bản chất của cai lệ.
GV: Tính cách dã thú, hung bạo là bản chất của cai lệ. Hắn là tên tay sai chuyên nghiệp, Hắn sẵn sàng gây tội ác mà không ghê tay. Hắn chỉ biết quát, thét, lẩm nhẩm, hằm hè,... Đây là ngôn ngữ của loài thú vật. Hắn đáp lại những lời van xin, trình bày của chị Dậu bằng những lời thô tục và hành động thô bạo, đểu cáng. Hắn không hề có một chút tình người, cứ nhằm vào anh Dậu mà không hề nghĩ anh Dậu đang ốm nặng.
H. Qua hình ảnh tên cai lệ, em có thể hiểu gì về bản chất của xã hội đương thời?
- Một xã hội đầy rẫy bất công.
- Một xã hội có thể gieo tại hoạ xuống người dân lương thiện bất kì lúc nào.
- Một xã hội tồn tại trên cơ sở cái lí lẽ và hành động bạo ngược.
H. Cai lệ và người nhà lí trưởng tiến vào với roi song, tay thước, dây thừng và những lời quát mắng, mỉa mai... tâm trạng chị Dậu lúc này như thế nào? 
- Khi cai lệ và lí trưởng tiến vào: chị run run
b. Nhân vật chị Dậu .	
H. Qua những lời van xin ấy ta hiểu tâm trạng và thái độ của chị Dậu lúc này như thế nào?
- Cố gắng nhẫn nhục, chịu đựng
H. Tại sao chị lại chị lại cứ phải cố gắng nhịn nhục nh vậy?
- Vì thương chồng
- Nể sợ ngời nhà nước, tôn trọng phép tắc xã hội.
- Biết thân phận mình.
H.Theo em, trong những nguyên nhân ấy, nguyên nhân nào là cơ bản khiến chị phải nhẫn nhục?
- Thương chồng
H. Trước những lời van xin trên, cai lệ có nghe hay không? Cai lệ đã có những hành động gì? Chị Dậu đã ứng xử như thế nào?
- Giật phắt cái dây thừng trong tay anh này và chạy sầm sập đến chổ anh Dậu.
* Xám mặt, đặt con xuống, van xin: Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!
H. Trước những lời van xin tiếp theo của chị Dậu, cai lệ có hành động gì?
* Lao vào đánh chị Dậu, lại xông tới trói anh Dậu.
GV: Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu đã liều mạng cự lại.
H. Thoạt tiên chị cự lại như thế nào? (Cự lại bằng lí hay bằng tình? ). Tìm chi tiết nói nên điều đó. 
* Thoạt đầu chị cự lại bằng lí:Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ.
* Chị thách thức: Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
H. Đấu lí cũng không được, thách thức cũng không xong, cuối cùng chị đã làm gì?
* Phản kháng đánh lại cai lệ và người nhà lí trưởng.
H. Động cơ phản kháng quyết liệt rất quyết liệt của chị Dậu nhầm mục đích gì?à Bảo vệ chồng khi tính mạng bị đe doạ.
H. Em có nhận xét gì về cách xưng hô của chị với bè lũ tay sai ở trên?
- Cách xưng hô của chị có thay đổi theo quá trình phản kháng của chị: Ông- cháu à tôi- ông à mày- bà.
H. Hành động và lời nói mạnh mẽ, quyết liệt của chị Dậu giúp em hiểu thêm gì về tính cách của chị?
- Tiềm tàng tinh thần phản kháng.
- Dịu dàng mà cửng cỏi trong cách ứng xử.
H. Em có nhận xét gì về nghệ thuật khắc hoạ nhân vật chị Dậu qua đoạn văn này?
H. Tác giả đã lựa chọn những chi tiết như thế nào để khắc hoạ?
- Kết hợp các chi tiết điển hình về cử chỉ với lời nói và hành động.
- Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
H. Qua các chi tiết trên ta thấy phương thức biểu đạt nào đã được sử dụng? 
Từ nhũn nhặn -> thiết tha van xin -> cứng cỏi thách thức -> phản kháng quyết liệt.
H. Diễn biến tâm lí của chị Dậu được phát triển như thế nào?
 - Tương phản giữa tính cách chị Dậu với bọn cai lệ và người nhà lí trưởng.
H. Tác dụng của phép tương phản này? 
- Tạo được nhân vật chị dậu giống thật, chân thực, sinh động, có sức truyền cảm.
HS đọc ghi nhớ
III) Tổng kết- Ghi nhớ.
*HĐ3 :Luyện tập
H. Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng: Với tác phẩm “Tắt đèn”, Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn.
 Em nên hiểu nh thế nào về nhận định này?
*HĐ4:Củng cố-Hướng dẫn về nhà:
 H. Học xong văn bản này, em cảm nhận được những gì sâu sắc nhất?
Đọc + tóm tắt tác phẩm.
Học thuộc nội dung bài học.
 - Soạn: Xây dựng doạn văn trong văn bản
------------------------------------------------
Ngày soạn: 20/8/2014
Ngày giảng: 8ab
TIẾT 10. XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
A. Mục tiêu 
- Học sinh hiểu được khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề quan hệ giữa các câu trong đoạn văn và cách trình bày nội dung đoạn văn.
- Viết được các đoạn văn mạch lạc đủ sức làm sáng tỏ một nội dung nhất định.
- Rèn kĩ năng viết đoạn văn hoàn chỉnh theo yêu cầu về cấu trúc ngữ nghĩa.
- Giáo dục ý thức học, say mê bộ môn
B.Chuẩn bị
+ GV. Giáo án + SGK + SGV + Bài văn mẫu
+ HS .Vở ghi, vở soạn, SGK, bài làm dàn ý
C.Tổ chức các hoạt động dạy học.
 *HĐ1:Khởi động
1. Tổ chức:Sĩ số 8a:..........................................
 8b...........................................
 2. Kiểm tra: H. Bố cục văn bản là gì? Các phần trong văn bản có nhiệm vụ gì?
 3. Bài mới:	
*HĐ2:Hình thà

File đính kèm:

  • docBai_2_Trong_long_me.doc