Giáo án Ngữ văn 8 - Phạm Thị Bích Liên - Tuần 16

Cung quế đã có ai ngồi đó chửa

Cành đa xin chị nhấc lên chơi

- “ Ai ngồi đó chửa” -> câu hỏi

- “Xin chị nhấc lên chơi” -> lời cầu xin rất chân thành những cũng rất táo bào, bất ngờ.

=> Muốn lên trời cao, thoát ly khỏi cuộc sống trần tục, hướng tới cái đẹp - nhu cầu cao sang mới lạ

=> Không phải để trốn chạy mà là để thoả mãn cái ngông của mình

 

doc15 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1841 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Phạm Thị Bích Liên - Tuần 16, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Luật “Nhất tam ngũ bất luận”, “Nhị tứ lục phân minh”: chỉ xem xét đối niêm ở các tiếng thứ hai, thứ tư, thứ sáu)
? Cho biết bài thơ có những tiếng nào hiệp vần với nhau nằm ở vị trí nào trong bài thơ và đó là vần bằng hay trắc
? Xác định cách ngắt nhịp của bài thơ?
? Qua những điều đã quan sát ở trên em hãy lập dàn ý cho đề văn “Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật”
? Phần mở bài có vai trò gì, với đề văn này em sẽ mở bài như thế nào?
? Phần thân bài làm nhiệm vụ gì?
Qua phần quan sát đưa ra các nhận xét khái quát:
? Số câu, số chữ trong 1 bài thơ?
? Quy luật bằng trắc của thể thơ?
? Cách gieo vần của thể thơ?
 ? Cách ngắt nhịp phổ biến của mỗi dòng thơ?
? Nhận xét ưu điểm, hạn chế và vị trí của thể thơ này trong thơ Việt Nam?
? Phần kết bài em sẽ viết ntn
? Qua tìm hiểu ngữ liệu trên, em cho biết làm thế nào để thuyết minh đặc điểm của thể loại văn học?
? Khi nêu đặc điểm của một thể loại VH ta cần chú ý điều gì
Đọc phần ghi nhớ sgk?
? Thuyết minh đặc điểm của truyện ngắn trên cơ sở những truyện ngắn đã học “Tôi đi học”, “Lão Hạc”, “Chiếc lá cuối cùng”?
 I. Bài học:
1. Cách thuyết minh về một thể loại văn học
a. Quan sát- mô tả:
- Mỗi bài thơ có 8 dòng, mỗi dòng có 7 chữ, số dòng, số chữ bắt buộc không thể tuỳ ý thêm bớt 
* Mối quan hệ bằng trắc:
 Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu
 T B B T T B B
 Chạy mỏi chân thì hãy ở tù
 T T B B T T B
-> Mối quan hệ bằng trắc giữa các dòng:
+ ở các tiếng thứ 2,4,6 của các dòng 1-2, 4-5, 5- 6, 7- 8 -> đối nhau
+ ở các tiếng thứ 2,4,6 của các dòng 2-3, 4-5, 6-7 thì B-T giống nhau tức là “niêm” với nhau
* Cách gieo vần:
- Bài “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”
-> Các tiếng: + Tù - thù 
 + Chân - đâu
nằm ở cuối các câu: 2 - 6, câu 4 - 8: vần bằng
- Bài “Đập đá ở Côn Lôn”
-> Các tiếng: lên, non, hòn, son, con: ở cuối các câu 1,2,4,6,8 đều là vần bằng
* Cách ngắt nhịp:
- Bài “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”
 Ngắt nhịp 4/3 ( Câu 2: 3/4 )
- Bài “Đập đá ở Côn Lôn”: Ngắt nhịp: 4/3 (Câu 1,2,3,4: 2/2/3)
b. Lập dàn ý:
A. Mở bài: Nêu định nghĩa chung về thể thơ 
Ví dụ: Thơ thất ngôn bát cú Đường luật là một thể thông dụng trong các thể thơ đường luật, được các nhà thơ Việt nam rất yêu chuộng 
B.Thân bài:
* Nêu đặc điểm của thể thơ:
+ Số câu chữ trong mỗi bài:
8 câu, mỗi câu có 7 chữ
+ Qui luật bằng trắc:
- Tiếng thứ 2,4,6 của dòng 2-3, 4-5, 6-7 niêm nhau
- Tiếng 2,4,6 của dòng 1-2, 3-4, 5-6, 7-8 đối nhau
+ Cách gieo vần:
- Gieo vần ở các tiếng cuối của các câu: 1,2,4,6,8 ( có thể là vần bằng hoặc vần trắc )
+ Cách ngắt nhịp: Thường là nhịp 3/4
+ Câu 3-4; 5-6 đối nhau
+ Bố cục linh hoạt: 2/2/2/2; 4/4; 2/4/2
* Nhận xét ưu nhược điểm, vị trí của thể thơ trong nền thơ ca Việt Nam:
+ Ưu điểm: 
- Vẻ đẹp hài hoà, cân đối, cổ điển
- Nhạc điệu trầm bổng, phong phú
+ Hạn chế: Gò bó, có nhiều ràng buộc
+ Vị trí: Thể thơ thát ngôn bát cú Đường luật có một vị trí quan trọng trong nền thơ ca Việt Nam , có nhiều bài thơ được làm bằng thể thơ này
C. Kết bài:
Cảm nhận về vẻ đẹp, nhạc điệu của thể thơ. Khẳng định lại vị trí của thể thơ trong nền văn học dân tộc
=> Muốn thuyết minh đặc điểm của một thể loại văn học (thể thơ hay một văn bản cụ thể ) trước tiên phải quan sát, nhận xét, sau đó khái quát thành những đặc điểm
- Khi nêu các đặc điểm cần lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu, quan trọng và cần có những văn bản cụ thể để làm sáng tỏ đặc điểm ấy.
* Ghi nhớ ( SGK 154 )
II. Luyện tập:
1. Bài tập 1: (SGK)
A. Mở bài: 
Giới thiệu chung về truyện ngắn
B. Thân bài: 
Thuyết minh đặc điểm của tuyện ngắn:
+ Hình thức tự sự loại nhỏ, ít nhân vật, sự kiện
+ Cốt truyện: không phức tạp
+ Kết cấu: sự sắp đặt những đối chiếu, tương phản-> nổi bật chủ đề
+ Truyện ngắn thường ngắn nhưng có thể đề cập đến những vấn đề lớn của cuộc đời.
C. Kết bài: Khẳng định vai trò của truyện ngắn
4. Củng cố:
- Cách thuyết minh một thể loại văn học.
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Học bài, làm bài tập: Về nhà viết thành bài văn hoàn chỉnh
- Lập dàn ý thuyết minh về thể thơ tứ tuyệt.
- Soạn: “Muốn làm thằng cuội”.
Tiết 62 
Ngày soạn: 01/12/2010
Ngày giảng: 8/12/2010.
Hướng dẫn đọc thêm: muốn làm thằng cuội.
 Tản Đà
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
- Hiểu được tâm sự lãng mạn của thơ Tản Đà, muốn thoát khỏi thực tại cuộc sống bằng một giấc mộng rất “ngông”
- Cảm nhận được cái mới mẻ trong hình thức một bài thơ thất ngôn bát cú của Tản Đà: lời lẽ giản dị, trong sáng với lối nói thông thường; cảm xúc bộc lộ tự nhiên thoải mái; giọng thơ thanh thoát, nhẹ nhàng pha chút hóm hỉnh duyên dáng.
- Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước
B. Chuẩn bị:
 - GV: Soạn bài, SGK, SGV, ảnh chân dung tác giả.
 - HS: Chuẩn bị bài, SGK, SBT
C. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày dạy
sĩ số
Ghi chú
8A1
/30
8A2
/29
2. Kiểm tra: 
 Đọc thuộc lòng bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” và bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” tìm những nét giống nhau về nghệ thuật và nội dung?
3. Bài mới:
Bên cạnh bộ phận văn học yêu nước và cách mạng lưu truyền bí mật ở nước ngoài và ở trong tù (như hai bài thơ của hai cụ Phan vừa học), trên văn đàn công khai ở nước ta đầu thế kỉ XX xuất hiện những tác phẩm thơ sáng tác theo khuynh hướng lãng mạn, mà Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu là một cây bút lừng danh nhất. Bài thơ “Muốn làm thằng Cuội” trích trong tập “Khối tình con” của ông tuy được viết theo thể thơ truyền thống nhưng đã chứa đựng nhiều nét mới mẻ từ cảm hứng đến giọng điệu…
? Nên đọc bài thơ với nhịp ntn?
? Giọng điệu ra sao?
- GV hướng dẫn lại cách đọc
- Gọi học sinh đọc bài
? Trình bày hiểu biết về tác giả?
? Đặc điểm nổi bật trong phong cách thơ Tản Đà
(GV: Tản Đà là tiếng lòng của một cái tôi bất hoà sâu sắc với thực tại, muốn thoát li trong rượu, trong thơ, trong mộng, trong lối sống giang hồ tài tử)
? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?
? Tìm bố cục của bài?
? Đọc hai câu thơ đầu
? Câu thơ mở đầu mở ra trước mắt chúng ta không gian, thời gian ntn?
? Trong không gian, thời gian ấy nhà thơ đã có tâm trạng ntn? Thể hiện qua từ ngữ nào
? Trong tâm trạng buồn chán đó Tản Đà đã tìm đến ai để tâm sự, giãi bày, chia sẻ? NT sử dụng
? Vậy câu thơ tiếp theo nói lên nguyên nhân của sự buồn chán ấy là gì nữa
? Vì sao lại chỉ “trán nửa” thôi? 
? NT nổi bật được sử dụng trong 2 câu đề
? Phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó?
Yêu cầu HS đọc câu 3 và 4
? Trình bày hiểu biết của em về hình ảnh “cung quế”, “cành đa”, “thằng Cuội”?
? Giải thoát cho sự bế tắc, cho nỗi cô đơn, buồn chán của mình tác giả làm gì?
? Em có nhận xét gì về mong muốn của tác giả?
Yêu cầu HS đọc 2 câu luận
? Nhận xét gì về nhịp điệu của hai câu thơ?
? tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ở hai câu thơ này? Phân tích tác dụng?
? Phân tích “cái ngông” của Tản Đà thể hiện trong hai câu thơ này?
Yêu cầu HS đọc 2 câu kết.
? Trong hai câu thơ cuối, TG tưởng tượng ra hình ảnh gì?
? Em có nhận xét gì về hình ảnh tưởng tượng đó ( sự tưởng tượng này cho chúng ta thấy Tản Đà là người ntn )? Theo em nhà thơ cười ai? Cười cái gì?
? Vậy theo em “ Muốn làm thằng Cuội “ là thể hiện khát vọng gì của tác giả?
? Nhận xét những đặc sắc nghệ thuật chính được sử dụng trong bài thơ?
? Giá trị tư tưởng của bài thơ?
I. Hướng dẫn tiếp xúc văn bản
1. Đọc: 
- Câu 1: nhịp 4/3
- Câu 2,3,4 nhịp 2/5
- Câu 5,6 nhịp 2/2/3
- Câu 7 nhịp 3/4
- Câu 8 nhịp 2/5
-> Giọng nhẹ nhàng, buồn mơ màng
2.Tìm hiểu chú thích 
a. Tác giả, tác phẩm: 
- Tản Đà ( 1889-1939 ), quê Ba Vì - Hà Tây
- Tên khai sinh: Nguyễn Khắc Hiếu
- Lấy bút danh Tản Đà vì nơi ông sinh gần núi Tản Viên và Sông Đà
- Là một nhà thơ lớn, một gương mặt nổi bật trên thi đàn dân tộc đầu TK XX.; ông là người mở đường cho dòng thơ lãng mạn, được coi là nhà thơ của hai thế kỉ.Thơ ông giàu cảm xúc lãng mạn, với những tìm tòi, sáng tạo mới mẻ. 
 - Bài thơ trích trong cuốn “Khối tình con”
b. Từ khó: ( SGK 156 )
3. Bố cục:
* Bố cục: 2/2/2/2
II. Hướng dẫn tìm hiểu văn bản
1. Hai câu đề
Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi
Trần thế em nay chán nửa rồi
- Không gian, thời gian: Đêm thu
- Khơi nguồn cảm xúc: đêm thu thường là buồn, cái buồn rất thường tình của các thi sỹ ( Thơ Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu ... )
- Buồn lắm: nỗi buồn lên đến cao độ, đến giới hạn cuối cùng
- “Chị Hằng ơi ...”: lời than, một tiếng gọi tìm đến chị Hằng để chia sẻ, tâm sự
- Trần thế em nay trán nửa ..
-> Nguyên nhân vì: 
+ Xã hội bất công ngang trái, đất nước mất tự do
+ Sự cô đơn bế tắc của thân thế cá nhân:
“ Tài cao phận thấp chí khí uất
Giang hồ mê chơi quên quê hương”
Hay:
 “ Hai mươi năm lẻ hoài cơm áo
 Mà đến bây giờ có thế thôi”
- “Chán nửa” -> thể hiện 1 tấm lòng vẫn tha thiết yêu cuộc sống, với những khát khao được cống hiến cho đời
-> vừa chán đời, vừa yêu đời: tâm sự đầy >< những lại thống nhất trong con người Tản Đà
- Nghệ thuật:
+ Các đại từ nhân xưng: chị, em
+ Nhân hoá: trăng - chị Hằng
+ Từ ngữ biểu cảm: Buồn lắm, chán
-> Lời tâm sự với chị Hằng trong đêm thu như một tiếng than, một nỗi lòng, một tâm trạng buồn chán trước cuộc đời
2. Hai câu thực
Cung quế đã có ai ngồi đó chửa
Cành đa xin chị nhấc lên chơi 
- “ Ai ngồi đó chửa” -> câu hỏi
- “Xin chị nhấc lên chơi” -> lời cầu xin rất chân thành những cũng rất táo bào, bất ngờ.
=> Muốn lên trời cao, thoát ly khỏi cuộc sống trần tục, hướng tới cái đẹp - nhu cầu cao sang mới lạ
=> Không phải để trốn chạy mà là để thoả mãn cái ngông của mình
3. Hai câu luận:
Có bầu có bạn can chi tủi
Cùng gió cùng mây thế mới vui
- Nhịp thơ 2/2/3 - như đang nhún nhảy để bày tỏ niềm vui phiêu lãng của mình, âm điệu hóm hỉnh, vui đùa
- Điệp từ: “Có”, “cùng” lặp lại hai lần , 
-> Được lên cung trăng có bầu bạn mới: mây gió, chị Hằng, thằng Cuội xa cách cõi trần bụi bặm, bon chen
( GV: Cảm hứng lãng mạn vừa bay bổng xa vời, vừa in dấu ấn của thời đại. Vì vậy tác giả phải tự giải phóng mình bằng những vần thơ lãng mạn
4. Hai câu kết:
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám
Cùng nhau trông xuống thế gian cười
- Đêm rằm trung thu làm chú Cuội tựa vai chị Hằng nhìn xuống thế gian cười
- Cười vì:
+ Thoát khỏi cõi thế gian buồn chán
+ Sự hài lòng, sung sướng, hóm hỉnh, vừa ngây thơ siêu thoát, vừa thấm đẫm hồn thơ nghệ sỹ rất ngông ngạo
( Muốn làm thằng Cuội không phải để nói dỗi mà để thoát ly khỏi cuộc sống tăm tối của trần thế mà vươn tới 1 cuộc sống thanh tao trong sạch
III. Hướng dẫn tổng kết
1. Nghệ thuật
- Ngôn ngữ giản dị, trong sáng giàu biểu cảm, đa dạng trong lối thể hiện
- Thể thơ đường luật nhưng không gò bó, công thức
- Trí tưởng tượng phong phú
2. Nội dung:
Bài thơ là lời tâm sự của một con người bất hoà sâu sắc với thực tại tầm thường, xấu xa, thoát ly bắng mộng tưởng lên cung trăng bầu bạn với chị Hằng
4. Củng cố: 
 	- Nhận xét về phép đối trong câu 3- 4, 5- 6 của bài thơ? 
(Trong thơ thất ngôn bát cú Đường luật yêu cầu: đối thanh, ý, từ loại -> ở đây cũng là phép đối song không tuân thủ một cách nghiêm ngặt như vậy. 
Ví dụ: đã-xin, đó-lên, chửa-chơi ( chưa đối về ý, về từ loại )
Có bầu có bạn can chi tủi
Cùng gió cùng mây thế mới vui
-> ý thơ đối chưa thật chỉnh
- So sánh ngôn ngữ, giọng điệu của bài thơ này với bài thơ “ Qua đèo Ngang”
( Bài thơ có giọng điệu mới mẻ, cảm xúc tâm sự cứ tự nhiên tuôn chảy chứ không câu nệ một khuôn sáo nào.
Ngôn ngữ giản dị trong sáng. Gần với lời nói thông thường không mực thước trang trọng, đăng đối như bài thơ “Qua đèo Ngang”).
5. Hướng dẫn về nhà:
+ Học thuộc lòng bài thơ
+ Phân tích bài thơ.
+ Đọc Bình giảng Ngữ văn 8.
Tiết 63
Ngày soạn: 03/12/2010
Ngày giảng: 9/12/2010.
ôn tập tiếng việt.
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
- Ôn lại và nắm vững nhữngnội dung về từ vựng và ngữ phát tiếng Việt đã học ở học kỳ I
- Vận dụng các kiến thức này vào làm bài: Kiểm tra học kỳ để đạt được kết quả cao.
B. Chuẩn bị:
 - GV: Soạn bài, SGK, SGV, SBT
 - HS: Chuẩn bị bài, SGK, SBT
C. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày dạy
sĩ số
Ghi chú
8A1
/30
8A2
/29
2. Kiểm tra: 
 Kết hợp kiểm tra trong giờ
3. Bài mới:
 Để giúp các em hệ thống, khắc sâu hơn những kiến thức về phần từ vựng và ngữ pháp đã học, bài hôm nay : Ôn tập tiếng Việt.
? Thế nào là một từ ngữ có nghĩa rộng và một từ ngữ có nghĩa hẹp? Cho ví dụ?
 ? Tính chất rộng, hẹp của nghĩa từ ngữ là tương đối hay tuyệt đối? Vì sao?
 ? Thế nào từ “Trường từ vựng”? Cho ví dụ?
? Từ tượng hình, từ tượng thanh là gì? Cho ví dụ? 
 ? Nêu tác dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh?
? Thế nào là từ ngữ địa phương ? Cho ví dụ?
? Thế nào là biệt ngữ xã hội ? Cho ví dụ?
? Em đã được học những biện pháp tu từ nào ? Nêu các biện pháp tu từ đó? Cho ví dụ?
GV hướng dẫn học sinh làm bài tập vận dụng
? Giải thích những từ ngữ có nghĩa hẹp ở sơ đồ bên?
? Khi giải thích nghĩa của từ ngữ có nghĩa hẹp ta cần chú ý điều gì?
? Cho ví dụ về các biện pháp tu từ đã học?
? Viết 2 câu có dùng từ tượng thanh, tượng hình?
? Thế nào là trợ từ ? Cho ví dụ?
 ? Thế nào là thán từ ? Cho ví dụ?
 ? Vị trí của thán từ?
? Tình thái từ là gì ? Cho ví dụ?
? Câu ghép là gì ? Cho ví dụ?
 ? Phân biệt câu ghép với câu đơn mở rộng thành phần?
 - GV gọi học sinh trình bày trên bảng.
 - Yêu cầu học sinh theo dõi và nhận xét.
? Yêu cầu của bài?
? Xác định mối quan hệ giữa các vế câu?
? Phân tích ngữ pháp, xác định các câu ghép và cách nối các vế trong câu ghép?
I. Phần từ vựng
1. Lý thuyết
a. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ:
- Một từ ngữ có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác
- Một từ ngữ có nghiã hẹp khi phạm vi nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác
- Tính chất rộng, hẹp của nghĩa từ ngữ là là tương đối vì nó phụ thuộc vào phạm vi nghĩa của từ.
Ví dụ: Thú -> cá -> cá thu, cá rô
b. Trường từ vựng:
- Trường từ vựng là tập hợp tất cả những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa
Ví dụ: Trường từ vựng về vũ khí: Súng gươm, bom, lựu đạn
c. Từ tượng hình, từ tượng thanh:
- Từ tượng hình: là từ gợi hình ảnh, dáng vẻ, hoạt động, trạng thái của sự vật
Ví dụ: Lom khom, lác đác
- Từ tượng thanh: là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người
Ví dụ: oe oe, gâu gâu ...
-> Tác dụng: Gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể sinh động có giá trị biểu cảm cao: thường đượcdùng trong văn miêu tả, tự sự
d. Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội: 
- Từ ngữ địa phương: Từ ngữ chỉ sử dụng ở một địa phương hoặc một số địa phương nhất định
Ví dụ: Bầm, má, trái, vô ...
- Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định
Ví dụ: Trẫm, khanh, bệ hạ ( Vua chúa ngày xưa )
e. Các biện pháp tu từ từ vựng
- Nói quá: là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự việc, hiện tượng được miêu tả, để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm
- Nói giảm, nói tránh: Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.
2. Thực hành
a. Điền từ ngữ thích hợp vào những ô trống theo sơ đồ sau
 Truyện dân gian
Truyền Truyện Truyện Truyện
Thuyết cổ tích ngụ ngôn cười
- Truyền thuyết: truyện dân gian về các sự vật và các sự kiện lịch sử xa xưa, có nhiều yếu tố thần kỳ
- Truyện cổ tích: truyện dân gian kể về cuộc đời, số phận của một số kiểu nhân vật quen thuộc có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo
- Truyện ngụ ngôn: Truyện dân gian mượn truyện về các loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió chuyện con người
- Truyện cười: Truyệng dân gian dùng hình thức gây cười để mua vui hoặc phê phán đả kích.
* Từ ngữ chung: Truyện dân gian là từ ngữ có nghĩa rộng hơn ( cấp độ khái quát cao hơn )
* Chú ý: Khi giải thích nghĩa của từ ngữ có nghĩa hẹp hơn so với nghĩa của từ ngữ khác, ta thường phải xác định nghĩa của từ ngữ rộng hơn
b. Biện pháp tu từ: Biện pháp nói quá hoặc nói giảm, nói tránh
“ Lỗ mũi mười tám gánh lông”
“ Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo 
“Thất bát sông cũng lội thập lục đèo cũng qua”
c. Viết 2 câu cũng dùng từ tượng thanh, tượng hình
Mẫu:
 “ Nước chảy róc rách
 “ Nó bị đau nên chân đi lại tập tễnh”
II. Phần ngữ pháp:
1. Lý thuyết
a. Trợ từ: Là những từ dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá qua sự vật, sự việc được nói đến trong câu.
Ví dụ: Chính mẹ cũng không tin con gái mình ạ
b. Thán từ: Là những từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp.
Ví dụ: Này! Em không được làm vậy!
- Vị trí: Thường đứng ở đầu câu, có khi được tách ra làm câu riêng.
c. Tình thái từ:
- TTT là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói
Ví dụ: Mẹ về rồi ạ!
d. Câu ghép: Là câu có từ 2 cụm C-V trở lên và chúng không bao giờ chứa nhau
Ví dụ: Gió thổi, mây bay
2. Thực hành
a. Viết 2 câu, 1 câu có dùng trợ từ và tình thái từ, 1 câu có dùng trợ từ và thán từ
Ví dụ: 
Mẹ mua mỗi con cá này ư ?
Ô hay! Chính bạn làm việc đó à?
b. Câu ghép trong đoạn trích
Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị
-> 3 vế có mối quan hệ tiếp nối
c. Xác định câu ghép và cách nối các vế câu
Chúng ta/không thể nói tiếng ta đẹp như thế nào cũng như ta/không thể phân tích cái đẹp của ánh sáng
-> Hai vế có quan hệ so sánh
* Có lẽ tiếng Việt của chúng ta/đẹp bởi vì tâm hồn người Vệt Nam ta/rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh …/ là cao quý
- 3 vế có quan hệ nguyên nhân – kết quả
V1: kết quả; V2,V3: Nguyên nhân -> nối với nhau bằng quan hệ từ: Có lẽ … bởi vì … bởi vì
4. Củng cố:
- Các kiến thức đã học về từ vựng
- Các kiến thức đã học về ngữ pháp
5. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại các nội dung đã học
- Soạn: “Hai chữ nước nhà”
- Ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kì
Tiết 64
Ngày soạn: 03/12/2010
Ngày giảng: 9/12/2010.
Trả bài tập làm văn số 3.
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
- Củng cố kiến thức về văn thuyết minh, đặc biệt là thuyết minh về đồ dùng 
- Tự đánh giá bài làm của mình theo yêu cầu thể loại văn bản và nội dung đề bài; thấy được ưu điểm, nhược điểm, hướng sửa chữa, khắc phục.
- Có ý thức sửa chữa lỗi đã mắc, không lặp lại ở bài viết sau.
B. Chuẩn bị:
 - GV: Soạn bài, bài của học sinh đã chấm, chữa
 - HS: Ôn kiến thức về văn thuyết minh
C. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày dạy
sĩ số
Ghi chú
8A1
/30
8A2
/29
2. Kiểm tra: 
- Các phương pháp làm bài văn thuyết minh?
- Nêu dàn ý chung của bài văn thuyết minh?
3. Bài mới:
GV chép đề lên bảng
? Xác định yêu cầu của đề bài
 ? Thể loại
 ? Nội dung
 ? Giới hạn
? Dàn ý của bài văn thuyết minh gồm mấy phần
? Mở bài cần nêu vấn đề gì
? Thân bài triển khai mấy ý?
? Cần trình bày những ý nào?
( Gv gợi ý cách giới thiệu đối với từng đồ dùng cụ thể)
? Kết bài cầảctình bày nội dung gì?
GV nhận xét ưu nhược điểm bài viết của học sinh.
GV động viên, khuyến khích ưu điểm của học sinh.
GV chỉ ra thiếu sót, hạn chế cần khắc phục.
GV chỉ ra các lỗi cụ thể trong một số bài viết -> Đọc cho học sinh cùng sửa lỗi.
- GV trả bài cho học sinh.
- GV giải đáp thắc mắc ( nếu có)
I. Đề bài:
Hãy thuyết minh về một đồ dùng quen thuộc trong sinh hoạt, học tập: Đèn bàn, quạt điện, kính đeo mắt, bút bi, bút mực.
II. Tìm hiểu đề, lập dàn ý:
1. Tìm hiểu đề:
- Thể loại: Thuyết minh
- Nội dung: Đồ dùng trong sinh hoạt, học tập
- Giới hạn, phạm vi: Chỉ thuyết minh về một đối tượng trong các đối tượng đã nêu ở đề bài
2. Lập dàn ý:
A. Mở bài: 
 Giới thiệu khái quát về vị trí, tác dụng của đồ dùng trong cuộc sống sinh hoạt, học tập của con người .
B. Thân bài: 
1. Nguồn gốc,xuất xứ hoặc các chủng loại (0,5 điểm)
2. Cấu tạo ( 2,5 Điểm)
Các bộ phận chính của đồ dùng, trong mỗi ý gồm:
- Chất liệu
- Hình dáng
- Màu sắc
- Tác dụng của từng bộ phận
3. Công dụng của đồ dùng ( 2 điểm)
Chỉ rõ công dụng với người sử dụng, với gia đình, tập thể
Chú ý giá trị kinh tế, giá trị thẩm mĩ.
4.Cách sử dụng và bảo quản đồ dùng(2 điểm)
+ Sử dụng: 
- Chỉ ra cách dùng đúng, phù hợp, đạt hiệu quả cao
- Cách chọn mua đồ dùng phù hợp, đạt chất lượng
+ Bảo quản: Chỉ ra cách giữ gìn, bảo quản để sử dụng đồ dùng được lâu dài 
C. Kết bài: 
 Bà

File đính kèm:

  • docNV8- Tuan 16.doc
Giáo án liên quan