Giáo án Ngữ văn 8 - Phạm Thị Bích Liên - Tuần 11

- Sự việc: Cuộc đối đầu giữa những kẻ thúc sưu và người xin khất sưu.

- Nhân vật: Chị Dậu, cai lệ, người nhà Lý trưởng.

- Ngôi kể: Ngôi thứ 3

 

* Các yếu tố biểu cảm

- Cháu van ông .-> van xin, nín nhịn

- Chồng tôi đau ốm .-> bị ức hiếp, phẫn nộ

- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem -> căm thù, vùng lên

 

doc14 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1403 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Phạm Thị Bích Liên - Tuần 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
Tiết 41 
Soạn: 26 / 10 / 2010 
Giảng: 2 / 11 / 2010 
Kiểm tra văn học.
A. Mục tiêu cần đạt:
- Qua giờ kiểm tra, nhằm đánh giá một cách toàn diện hệ thống kiến thức cơ bản của học sinh qua phần truyện kí Việt Nam và các tác phẩm văn học nước ngoài đã học.
 	- Rèn luyện và củng cố các kỹ năng khái quát, tổng hợp, phân tích và so sánh lựa chọn viết đoạn văn.
- Giáo dục học sinh ý thức tự giác, trung thực trong kiểm tra thi cử.
B. Chuẩn bị:
Giáo viên: Chuẩn bị đề và đáp án
Học sinh: Ôn tập kiến thức đã học.
C. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức:
Lớp
Ngày dạy
sĩ số
Ghi chú
8A1
/31
8A2
/29
	2. Kiểm tra:
	Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
	3. Bài mới:
I. Đề bài:
A. Phần trắc nghiệm: (3 điểm)
Chọn phương án đúng nhất:
Câu1: “Tôi đi học” của Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào?
Bút kí
Truyện ngắn trữ tình
Tiểu thuyết
Tuỳ bút
Câu2: Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về nội dung đoạn trích “Trong lòng mẹ”?
Đoạn trích chủ yếu trình bày nỗi đau khổ của mẹ bé Hồng;
 Đoạn trích chủ yếu trình bày tâm địa độc ác của cô bé Hồng;
Đoạn trích chủ yếu trình bày sự hờn tủi của Hồng khi gặp mẹ.
Đoạn trích chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của bé Hồng
Câu3: Tác phẩm “Lão Hạc” có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào?
Tự sự, miêu tả và biểu cảm
Tự sự, biểu cảm và nghị luận
Miêu tả, biểu cảm và nghị luận
Tự sự, miêu tả và nghị luận
Câu 4: Trong văn bản “Cô bé bán diêm”, mộng tưởng nào không hiện lên sau những lần cô bé quẹt diêm?
Lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng loáng;
Ngôi nhà xinh xắn có dây thường xuân bao quanh;
Cây thông Noel được trang trí lộng lẫy;
Người bà và cảnh hai bà cháu bay lên trời.
Câu 5: Trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, tác giả miêu tả các nhân vật chủ yếu bằng cách nào?
Giới thiệu về nhân vật và các phẩm chất, tính cách của nhân vật;
Để cho nhân vật tự bộc lộ qua hành vi, giọng nói, điệu bộ;
Để cho nhân vật này nói về nhân vật kia;
Không dùng cách nào trong ba cách trên
Câu 6: sắp xếp tên văn bản với tên tác giả?
Văn bản
Tác giả
1. Tôi đi học
A. An- đéc-xen
2. tức nước vỡ bờ
B. Thanh Tịnh
3. Cô bé bán diêm
C. Nam cao
4. Lão Hạc
D. Ngô Tất Tố
5. Hai cây Phong
B. Phần tự luận (7 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
	Khi nhớ và trích dẫn lại đoạn văn trong bài tập làm văn của mình: “ Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng của lão mếu như con nít. Lão khóc”. Bạn X đã trích thiếu hai từ rất quan trọng, rất hay. 
Em hãy điền hai từ đó vào đúng chỗ trong đoạn văn.
Phân tích chỉ rõ tính chất quan trọng và rất hay của hai từ đó trong đoạn văn.
Câu 2: (4 điểm)
Thay ngôi kể của tác giả An- đéc- xen bằng ngôi kể cô bé bán diêm, kể sáng tạo câu chuyện “Cô bé bán diêm”
II. Hướng dẫn chấm:
A. Phần trắc nghiệm:
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm:
1
2
3
4
5
6
B
D
A
B
B
1.B; 2.D; 3.A; 4.C
B. Phần tự luận:
Câu 1:
* Nhớ đúng hai từ, điền đúng vào vị trí thiếu trong đoạn văn (1 điểm):
 “ Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mén của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc”
* Phân tích chỉ rõ tính quan trọng và rất hay của hai từ đó trong đoạn văn:
+ Gọi đúng hiện tượng từ Tiếng Việt được sử dụng (0,5 điểm):
Móm mém: Từ láy tượng hình
Hu hu: Từ láy tượng thanh.
+ Phân tích tác dụng (1,5 điểm): Tác giả sử dụng hai từ láy tượng hình và tượng thanh để miêu tả chân dung ngoại hình và tâm trạng đau đớn, ân hận của lão hạc khi kể chuyện bán con Vàng một cách cụ thể và sinh động. Đó là cách kết hợp khéo léo giữa kể và tả.
( Với học sinh yếu chỉ yêu cầu điền đúng các từ còn thiếu và gọi đúng hiện tượng từ Tiếng Việt.)
Câu 2:
* Yêu cầu chung:
- Học sinh cần xác định được ngôi kể: ngôi thứ nhất- người kể chuyện xưng tôi
- Nội dung: Tôn trọng nội dung cơ bản của câu truyện
- Ngôn ngữ sáng tạo
- Bố cục: ba phần.
* Yêu cầu cụ thể:
A. Mở bài: (0,5 điểm)
- Giới thiệu bối cảnh, sự việc, nhân vật.
B. Thân bài: (3 điểm)
Trình bày diễn biến sự việc:
- Lúc đầu do không bán được diêm nên tôi không dám về nhà, tôi tìm chỗ để tránh rét.
- Sau đó tôi đã đánh liều quẹt diêm để sưởi ấm cho mình và các mộng tưởng lần lượt hiện ra sau mỗi lần tôi quẹt diêm.
C. kết bài: (0,5 điểm)
 	Kết cục câu chuyện.
( Bài viết có kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm tránh tình trạng liệt kê các sự kiện khô khan)
4. Củng cố: 
-Thu bài, nhận xét giờ làm bài
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài: ôn lại toàn bộ kiến thức đã học
- Soạn: Ôn dịch thuốc lá 
Tiết 42 
Soạn: 26 / 10 / 2010 
Giảng: 3 / 11 / 2010 
Luyện nói:
Kể chuyện theo ngôi kể
 kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
- Biết trình bày miệng trước lớp: rõ ràng, ngắn gọn, sinh động về một câu chuyện có kết hợp với miêu tả và biểu cảm
- Ôn tập lại kiến thức về ngôi kể đã học ở lớp 6, vận dụng thuần thục vào bài luyện nói.
- Học sinh rèn luyện tính tự tin, chủ động hơn trong giao tiếp
B. Chuẩn bị: 
- GV: Soạn bài, SGK, SGV, một số đoạn văn mẫu 
- HS: Chuẩn bị bài trước theo hứơng dẫn SGK
C. Tiến trình dạy học
1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày dạy
sĩ số
Ghi chú
8A1
/31
8A2
/29
2. Kiểm tra: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
3. Bài mới : 
Để biết cách trình bày miệng một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm có bài bản, lớp lang và giúp các em tự tin hơn khi trình bày một vấn đề nào đó trước đông người, chúng ta thực hành giờ luyện nói…
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức đã học ở lớp 6 .
? Kể theo ngôi kể thứ nhất là kể như thế nào? Tác dụng của ngôi kể này?
? Cho ví dụ về cách kể theo ngôi thứ nhất?
? Như thế nào là kể theo ngôi thứ 3, tác dụng của loại ngôi kể này?
? Cho ví dụ về cách kể ở ngôi thứ 3 trong những tác phẩm hay những đoạn trích đã học?
? Tại sao người ta phải thay đổi ngôi kể?
(Thay đổi điểm nhìn đối với nhân vật, sự việc; Thay đổi thái độ miêu tả, biểu cảm;Tăng tính sinh động, phong phú khi miêu tả sự vật, sự việc và con người.)
Học sinh đọc đề bài trong sách giáo khoa.
? Xác định sự việc, nhân vật chính và ngôi kể trong đoạn văn?
 ? Các yếu tố biểu cảm nổi bật nhất trong đoạn văn?
? Tìm các yếu tố miêu tả có trong đoạn trích? Tác dụng của các yếu tố này?
 Để làm được điều này ta phải làm gì?
? Nhắc lại yêu cầu luyện nói?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nói trong nhóm.
- Giáo viên uốn nắn nhược điểm, động viên ưu điểm.
- Giáo viên gọi một số học sinh nói trước lớp?
- Gọi học sinh nhận xét :
 (Kể đúng ngôi chưa?
 Câu chuyện có sát với nội dung đoạn trích không? thuyết phục người nghe không?
Cách trình bày miệng trước tập thể đã theo đúng các yêu cầu chưa?)
- GV nhận xét ưu, nhược điểm.
I. Ôn tập về ngôi kể và lập dàn ý cho bài văn kể chuyện
1. Ôn tập về ngôi kể:
a. Kể theo ngôi thứ nhất:
- Người kể xưng "tôi" 
- Tác dụng: kể theo ngôi kể này, người kể có thể kể trực tiếp, kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua: có thể trực tiếp nói ra những suy nghĩ, tình cảm của mình ... kể như là người trong cuộc làm tăng tính chân thực, tính thuyết phục của câu chuyện
Ví dụ : 
- Kể theo ngôi thứ nhất: “Tôi đi học”, "Lão Hạc", “Những ngày thơ ấu”
b. Kể theo ngôi thứ 3:
- Người kể giấu mình đi, gọi tên các nhân vật bằng tên gọi của chúng
- Tác dụng: cách kể này linh hoạt, tự do với những gì diễn ra với NV
Ví dụ: 
- Kể theo ngôi thứ 3: “Tắt đèn”, “Cô bé bàn diêm”, "Chiếc lá cuối cùng" ...
c. Thay đổi ngôi kể:
- Để phù hợp với mỗi cốt chuyện ở từng tình huống cụ thể. 
- Cũng có khi trong 1 truyện người viết dùng các ngôi kể khác nhau ( thay đổi ngôi kể ) để soi chiếu sự việc, nhân vật bằng những điểm nhìn khác nhau -> tăng tính sinh động, phong phú khi miêu tả sự vật, sự việc và con người.
2. Phân tích đề - lập dàn ý:
- Sự việc: Cuộc đối đầu giữa những kẻ thúc sưu và người xin khất sưu.
- Nhân vật: Chị Dậu, cai lệ, người nhà Lý trưởng.
- Ngôi kể: Ngôi thứ 3
* Các yếu tố biểu cảm
- Cháu van ông ...-> van xin, nín nhịn
- Chồng tôi đau ốm ...-> bị ức hiếp, phẫn nộ
- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem -> căm thù, vùng lên
* Các yếu tố miêu tả:
- Chị Dậu xám mặt
Sức lẻo khẻo ... người …lựcđiền, ngã nhào, ngã chỏng quèo ... 
-> Người đàn bà lực điền chiến thắng anh chàng nghiện rượu
-> Chị chàng con mọn chiến thắng anh chàng hầu cận ông lý ...
* Thay đổi ngôi kể:
- Kể lại đoạn trích bằng lời của chị Dậu ( ngôi kể thứ nhất, xưng tôi)
- Chuyển lời thoại trực tiếp thành lời thoại gián tiếp.
- Thay đổi các chi tiết miêu tả, biểu cảm sao cho phù hợp với ngôi thứ nhất.
- Kết hợp với các động tác, cử chỉ nét mặt của bản thân.
II.Thực hành luyện nói:
1.Yêu cầu:
- Nói theo đề cương đã chuẩn bị
- Kể theo ngôi thứ nhất, lựa chọn chi tiết miêu tả, biểu cảm phù hợp với ngôi kể
- Nói to, rõ ràng, diễn cảm, kết hợp sử dụng cử chỉ, điệu bộ
2. Học sinh thực hành luyện nói theo nhóm
- HS trình bày
- HS khác nhận xét
3. Học sinh trình bày trước lớp
- HS trình bày theo yêu cầu.
- HS khác lắng nghe, nhận xét.
4. Củng cố:
- Cách trình bày miệng bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Tập kể lại đoạn trích.
- Ôn kiến thức về câu, phó từ, chỉ từ, quan hệ từ.
- Chuẩn bị bài: Câu ghép.
Tiết 43 
Soạn: 28 / 10 / 2010 
Giảng: 4 / 11 / 2010 
Câu ghép.
A.Mục tiêu cần đạt: 
- Giúp học sinh nắm được đặc điểm của câu ghép. Nắm được hai cách nối các vế câu trong câu ghép
- Rèn luyện ý thức sử dụng câu ghép hợp lý trong khi nói, viết.
B.Chuẩn bị:
- GV: Soạn bài, SGK, SGV, SBT
- HS: Chuẩn bị bài, SGK, SBT.
C.Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày dạy
sĩ số
Ghi chú
8A1
/31
8A2
/29
2. Kiểm tra: 
ở lớp 6 đã học những kiểu câu nào? ( xét về cấu tạo) 
3. Bài mới: 
Từ nội dung kiểm tra ở trên, GV dẫn dắt giới thiệu bài mới 
Ngữ liệu
* Đọc ngữ liệu1 (SGK111)
? Tìm cụm C-V trong câu in đậm ? Phân tích cấu tạo của chúng
? Trình bày kết quả phân tích ở trên bảng theo mẫu( SGK 112)
? Câu (a) có mấy cụm C-V. Các cụm C-V này quan hệ như thế nào với nhau
? Câu này là loại câu nào đã học ở lớp 7
? Kiểu câu này có đặc điểm gì?
? Câu (b) có mấy cụm C-V.
? Câu (c) có mấy cụm C-V
? Các cụm C- V có quan hệ như thế nào với nhau?
? Dựa vào kết quả phân tích và kiến thức ở lớp dưới hãy cho biết câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép
? Qua ví dụ trên em hãy cho biết thế nào là câu ghép?
* Xét lại ngữ liệu 1? Tìm thêm những câu ghép ở ví dụ 1 ?
? Quan sát các câu ghép ở trên, cho biết trong giữa các vế câu trong một câu ghép được nối với nhau bằng cách nào?
? Em có nhận xét gì về cách nối các vế câu trong câu ghép trên?
? Dựa vào kiết thức đã học em hãy nêu thêm ví dụ về cách nối các vế câu trong câu ghép ?
? Qua ví dụ trên cho biết cách nối các vế câu trong câu ghép? 
? Tìm câu ghép trong đoạn trích ? ? Các vế câu được nối với nhau bằng cách nào?
? Với mỗi cặp quan hệ từ dưới đây, hãy đặt một câu ghép?
? Chuyển những câu ghép vừa đặt thành những câu ghép mới bằng một trong hai cách
? Đặt câu ghép với mỗi cặp hô ứng
? Yêu cầu của bài 5
Giáo viên hướng dẫn học sinh tập viết 
I.Bài học
1. Đặc điểm của câu ghép:
a. Tôi// quên thế nào được những cảm 
 CN VN
 giác trong sáng ấy/ nảy nở trong lòng tôi 
 c1 v1
như mấy cành hoa tươi /mỉm cười giữa 
 c2 v2
bầu trời quang đãng.
-> Câu có 3 cụm C-V:
- Cụm C-V nòng cốt: CN- VN
- Cụm C-V bổ sung, nằm trong nòng cốt: 
 c1- v1-> làm phụ ngữ cho động từ quên;
 c2- v2-> làm phụ ngữ cho động từ nảy nở
=> Câu đơn mở rộng thành phần: câu dùng cụm C-V để mở rộng câu (lớp 7)
-> Có cụm C-V lớn bao hàm( bao chứa) những cụm C-V nhỏ
b. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi / âu yếm 
 CN VN nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp 
=> Câu đơn có 1 cụm C-V
c. Cảnh vật xung quanh tôi / đều thay đổi, 
 CN1 VN1
 vì chính lòng tôi /đang có sự thay đổi lớn: 
 CN2 VN2
hôm nay tôi / đi học.
 CN3 VN3
=> Có 3 cụm C-V, các cụm C-V không bao chứa nhau
* Kết luận: Câu ghép là câu có hai hoặc nhiều cụm chủ vị không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C- V này được gọi là một vế câu 
* Ghi nhớ : (SGK 112)
2. Cách nối các vế câu:
(1) Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường/ rụng nhiều và trên không/ có những đám mây bàng bạc, lòng tôi/ lại nao nức mơn man những kỉ niệm của buổi tựu trường.
(2) Những ý tưởng ấy tôi/chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi/ không biết ghi và ngày nay tôi / không nhớ hết. 
(3) Cảnh vật chung quanh tôi/ đều thay đổi, vì chính lòng tôi/ đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi/đi học. 
-> Câu1: 
Vế 1 nối Vế 2 = quan hệ từ "và"
Vế 2 nối Vế 3 = dấu phẩy
 Câu 2: 
Vế 1 nối Vế 2 = quan hệ từ "vì"
Vế2 nối Vế 3 = quan hệ từ "và"
 Câu 3: 
Vế 1 nối Vế 2= quan hệ từ "vì"
Vế 2 nối Vế 3= dấu hai chấm
=> Các câu nối với nhau bằng quan hệ từ và dấu câu
Ví dụ: 
(1) Khi hai người/ lên gác thì Giôn- xi ngủ
-> Nối bằng cặp quan hệ từ: khi - thì
(2) Mọi người/ đóng góp bao nhiêu tôi/ đóng góp bấy nhiêu
->V1 nối V2 bằng cặp đại từ hô ứng ''bao nhiêu" , "bấy nhiêu"
=> Có 2 cách nối các vế câu trong câu ghép:
Cách 1: Dùng từ nối:
 + Nối bằng quan hệ từ
 + Nối bằng cặp quan hệ từ
 + Nối bằng phó từ, chỉ từ 
Cách 2: Không dùng từ nối: dùng dấu chấm, dấu phẩy , dấu hai chấm.
II. Luyện tập 
1. Bài tập 1.( SGK 113 ) 
a. - U van Dần, U lạy Dần! (Nối bằng dấu phẩy)
 - Dần hãy để cho chị đi với u, đừng giữ chị nữa. (Nối bằng dấu phẩy)
 - Chị có đi, u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ! (Nối bằng dấu phẩy)
 - Sáng ngày người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không? (Nối bằng dấu phẩy)
 - Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa ông lí vào đây, ông ấy trói nốt cả u, trói nốt cả Dần nữa đấy. (Nối bằng dấu phẩy)
b. - Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. (Nối bằng dấu phẩy)
 - Giá những cổ tục đã đầy đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ (thì) tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi. (Nối bằng dấu phẩy, có thể thay dấu phảy bằng từ thì)
c. - Tôi im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay. (Nối bằng dấu hai chấm)
d. - Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn đã không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá.(Nối bằng quan hệ từ bởi vì)
2. Bài tập 2 (SGK 113)
Mẫu: Nó không những lười học mà còn đi chơi điện tử 
3. Bài tập 3 (SGK 113)
a. Bỏ bớt một quan hệ từ:
Mẫu: Bạn Hương không chỉ học giỏi, bạn ấy còn hát rất hay
b. Đảo trật tự các vế:
Mẫu: - Vì tôi lười học nên tôi bị điểm kém.
Đảo: - Tôi bị điểm kém vì tôi lười học.
4.Bài tập 4 (SGK 114)
Cặp hô ứng: Vừa... đã:
 Trời vưà sáng nó đã đi tập thể dục
Cặp hô ứng: Đâu …đấy:
 Nó lấy cái gì ở đâu là nó cất vào đấy ngay
5. Bài tập 5 ( SGK 114)
Viết đoạn văn với nội dung: Thay đổi thói quen dùng bao bì ni lông. Có dùng câu ghép
4.Củng cố: 
- Thế nào là câu ghép? Cách nối các vế trong câu ghép?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Về nhà làm bài tập
 	- Đọc:Tìm hiểu về văn bản thuyết minh.
Tiết 44 
Soạn: 29 / 10 / 2010 
Giảng: 4 / 11 / 2010 
 Tìm hiểu chung về văn thuyết minh.
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
- Hiểu được vai trò, vị trí và đặc điểm của văn bản thuyết minh trong đời sống của con người
- Phân biệt văn bản thuyết minh với văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận.
- Có ý thức tìm hiểu về văn thuyết minh, yêu thích loại văn bản này
B. Chuẩn bị:
- GV: Soạn bài, SGK, SGV, một số đoạn văn thuyết minh hay
- HS: Chuẩn bị bài, SGK, SBT
C.Tiến trình dạy học
1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày dạy
sĩ số
Ghi chú
8A1
/31
8A2
/29
2. Kiểm tra : 
Kể tên các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt đã học ở lớp 6, 7?
3. Bài mới: 
Ngoài những kiểu văn bản và phương thức biểu đạt trên còn một kiểu văn bản nữa rất thông dụng trong đời sống đó là văn bản thuyết minh. 
Ngữ liệu
*Ngữ liệu 1: - VD1 (SGK114, 115): 
 Văn bản: Cây dừa Bình Định
 (Hoàng Văn Huyền)
? Văn bản trên trình bày, giới thiệu, giải thích điều gì?
Văn bản:"Tại sao lá cây có màu xanh lục "
 (Vũ Văn Chuyên)
? Văn bản thuyết minh, trình bày giới thiệu , giải thích điều gì?
Văn bản: Huế
? Văn bản trên trình bày, giới thiệu, giải thích điều gì?
? Em thường gặp những văn bản đó ở đâu ? Hãy kể tên một vài văn bản mà em biết?
(+ Cầu Long Biên-chứng nhân lịch sử
 + Thông tin về ngày trái đất năm 2000
+ Cách cắm hoa, cách làm món ăn trong chương trình "góc nội trợ"...)
-> Qua ngữ liệu trên -> các văn bản vừa tìm được gọi là văn bản thuyết minh ? Vậy em hiểu văn bản thuyết minh là gì? Nó có vai trò như thế nào?
? Các VB trên có thể xem là văn bản tự sự ( hay miêu tả, nghị luận, biểu cảm) không? Tại sao? Các văn bản này khác văn bản khác ở chỗ nào?
- GV: Các VB trên gọi là văn bản thuyết minh.
? Vậy văn bản thuyết minh có những đặc điểm gì?
? Các văn bản trên đã thuyết minh đối tượng bằng những phương thức nào
? Ngôn ngữ của các văn bản trên có đặc điểm gì
? Qua VB trên, hãy rút ra đặc điểm của VB thuyết minh
- HS đọc phần ghi nhớ
? Các văn bản sau có phải là văn bản thuyết minh không ? Tại sao
? Văn bản " Thông tin về ngày trái đất năm 2000" là văn bản nghị luận có sử dụng yếu tố thuyết minh, có tác dụng gì? 
? Các văn bản khác như tự sự, nghị luận, biểu cảm, miêu tả cũng rất cần thiết đến yếu tố thuyết minh? Vì sao
I.Bài học
1. Văn bản thuyết minh trong đời sống con người.
-> Nêu lợi ích của cây dừa, gắn liền với đặc điểm của cây dừa Bình Định
-> Giải thích về tác dụng của chất diệp lục làm cho người ta thấy lá có mầu xanh
-> Giới thiệu về Huế như là một trung tâm VHNT lớn của Việt Nam với những đặc điểm tiêu biểu riêng của Huế
- Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống, nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân... của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày giới thiệu, giải thích. 
2. Đặc điểm chung của văn thuyết minh :
 - Các văn bản này không phải là văn bản tự sự hay miêu tả, biểu cảm, nghị luận, vì:
+ Văn bản tự sự phải có sự việc và nhân vật
+ Văn bản miêu tả phải có cảnh sắc, con người
+ Văn bản biểu cảm phải có cảm xúc từ cảnh sắc, con người
+ Văn bản nghị luận phải có luận điểm, luận cứ và luận chứng
 => Văn bản thuyết minh:
- Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của đối tượng thuyết minh-> Ví dụ: Cây dừa từ thân cây, lá cây, nước dừa, cùi dừa, sọ dừa,đều có ích cho con người
- Văn bản thuyết minh cung cấp tri thức khách quan về sự vật để người đọc hiểu đúng đắn về đối tượng đó
( hiểu đầy đủ đứng đắn, người viết không thể hư cấu, bịa đặt, tưởng tượng hay suy luận ra mà làm được, người viết phải tôn trọng sự thật)
 - Mục đích của kiểu văn bản này: giúp người đọc nhận thức về đối tượng như vốn có trong thực tế
- Văn bản 1: trình bày
- Văn bản 2: giải thích
- Văn bản 3: giới thiệu
- Ngôn ngữ dễ hiểu, chính xác
* Kết luận:
 +Tri thức trong văn bản thuyết minh cần xác thực, khách quan, hữu ích cho con người
 + Dùng các phương thức: Trình bày, giới thiệu, giải thích, phân tích
 + Văn bản thuyết minh cần chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn
* Ghi nhớ : SGK.
II. Luyện tập 
1. Bài tập 1( SGK 117 )
a. Văn bản " Khởi nghĩa Nông Văn Vân" (1833- 1835)
b.Văn bản"Con giun đất"
-> Cả hai văn bản trên đều là văn bản thuyết minh:
 - Cung cấp kiến thức về lịch sử
 - Cung cấp kiến thức về sinh vật
2. Bài tập 2(SGK 118)
- Phần nội dung thuyết minh có tác dụng nói rõ tác hại của bao bì ni-lông, làm cho đề nghị có sức thuyết phục cao
3. Bài tập 3(SGK 118)
 Yêu tố thuyết minh trong các văn bản:
+ Tự sự: Giới thiệu sự việc, nhân vật
 + Miêu tả: Giới thiệu cảnh vật,con người
 + Biểu cảm: Giới thiệu đối tượng gây cảm xúc
 + Nghị luận: Giới thiệu luận điểm, luận cứ
4. Củng cố :
- Vai trò của văn bản thuyết minh?
- Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài + sưu tầm các văn bản thuyết minh 
- Soạn " Ôn dịch thuốc lá" 
- Sưu tầm các bài báo, tài liệu nói về tác hại của thuốc lá.
Duyệt giáo án, ngày 01 tháng 11 năm 2010

File đính kèm:

  • docNV8- Tuan 11.doc
Giáo án liên quan