Giáo án Ngữ văn 8 - Phạm Thị Bích Liên - Tuần 14

Bài 1(SGK)

Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép

a. Đánh dấu câu nói được dẫn trực tiếp (theo sự tưởng tượng của lão Hạc)

b. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo hàm ý mỉa mai

c. Đánh dấu từ được dẫn trực tiếp (dẫn lại lời của người khác)

d. Đánh dấu từ được dẫn trực tiếp, được hiểu theo ý mỉa mai

Bài 2 (SGK)

Đặt dấu hai chấm, dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp

a. Đặt dấu hai chấm sau từ bảo, dấu ngoặc kép ở “cá tươi” và “tươi”

Vì:

 Dấu hai chấm báo trước lời đối thoại;

 Dấu ngoặc kép đánh dấu từ ngữ được dẫn lại

b. Đặt dấu hai chấm sau chú Tiến Lê-> báo trước lời dẫn trực tiếp

 Đặt dấu ngoặc kép cho phần còn lại-> đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp; viết hoa từ: Cháu vì mở đầu một câu

c. Đặt dấu hai chấm sau bảo hắn-> đánh dấu lời dẫn trực tiếp.

 

doc9 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1516 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Phạm Thị Bích Liên - Tuần 14, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14 
Tiết 53 
Soạn: 15 / 11 / 2010 
Giảng: 23 /11 / 2010 
Dấu ngoặc kép.
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
- Hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc kép
- Biết sử dụng dấu ngoặc kép trong khi viết
- Có ý thức dùng dấu câu trong văn bản viết hợp lí, chính xác
B. Chuẩn bị:
- GV: Soạn bài, SGK, SGV, Sách bài tập
- HS: Chuẩn bị bài, SGK, sách bài tập
C. Tiến trình dạy học:
 1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày dạy
sĩ số
Ghi chú
8A1
/30
8A2
/29
 2. Kiểm tra: 
Công dụng của dấu ngoặc đơn? Cho ví dụ?
Công dụng của dấu hai chấm? Cho ví dụ? 
Làm bài tập 6 (SGK)
 3. Bài mới : 
Kể tên các loại dấu câu đã học? Còn loại dấu câu nào nữa mà em chưa hiểu hết công dụng của nó? 
Ngữ liệu
- Học sinh đọc ngữ liệu 1(SGK)
- NL a: Phần trong dấu ngoặc kép là lời nói của ai?
( Lời của thánh Găng-đi)
? Trong văn bản, người viết trích dẫn nguyên văn lời nói của một nhân vật hoặc một tác giả nào đó thì phần trích dẫn ấy được gọi là gì? 
( Lời dẫn trực tiếp)
? Vậy dùng dấu ngoặc kép trong ngữ liệu (a) có tác dụng gì?
( Đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp)
- NL b : Từ “ dải lụa” trong ngữ liệu b có nghĩa là gì? 
( Chỉ cây cầu)
? Nghĩa vốn có của nó có phải là cây cầu không? Vậy nghĩa của từ “dải lụa” trong ngữ liệu b được hình thành trên cơ sở nào?
( Hình thành trên phương thức ẩn dụ - hiểu theo một nghĩa đặc biệt) 
? Dấu ngoặc kép dùng trong ngữ liệu (b) có công dụng gì?
- NL c : Thực chất của việc khai hóa văn minh của thực dân Pháp là gì? 
( Là cai trị, bóc lột, thực hiện chính sách ngu dân)
? Tác giả dùng “ khai hóa văn minh” với hàm ý gì? ( Hàm ý mỉa mai)
? Việc dùng dấu ngoặc kép trong ngữ liệu (c) có tác dụng gì?
( Đánh dấu những từ ngữ có hàm ý mỉa mai => Trong trường hợp này dấu ngoặc kép còn được gọi là dấu nháy nháy)
- NL d: Những phần trong dấu ngoặc kép có ý nghĩa gì? 
( Chỉ tên các vở kịch ( tác phẩm)
? Tác giả dùng dấu ngoặc kép để làm gì?
( Đánh dấu tên tác phẩm được dẫn)
? Qua tìm hiểu các ngữ liệu trên, em hãy cho biết dấu ngoặc kép có những công dụng gì?
Học sinh đọc ghi nhớ.
* GV đưa thêm VD: “ Ga” là một từ có nguồn gốc của tiếng Pháp.
- > Trong câu này tác giả cho biết từ “ga” chỉ nơi dừng lại và xuất phát, nơi đón khách và trả khách của tàu hỏa là một từ có nguồn gốc từ tiếng Pháp. Xét về mặt ngôn ngữ, tác giả đã dùng ngôn ngữ để nói về chính ngôn ngữ => Từ “ga” ở đây là từ ngữ có chức năng siêu ngôn ngôn ngữ.
 ? Vậy ngoài những công dụng trên , dấu ngoặc kép còn có công dụng gì nữa?
( Đánh dấu từ ngữ có chức năng siêu ngôn ngữ) 
? Khi sử dụng dấu ngoặc kép thường dùng cùng với dấu nào? dùng trong trường hợp nào?
( Dấu 2 chấm, khi đánh dấu lời dẫn trực tiếp) 
HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
? Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép trong đoạn trích?
? Điền dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp ( có điều chỉnh chữ viết hoa trong trường hợp cần thiết) trong đoạn trích và giải thích lí do?
HS đọc yêu cầu của bài 3.
Xem xét nội dung 2 câu, câu nào dẫn nguyên văn, câu nào không dẫn nguyên văn.
? Viết đoạn văn thuyết minh ngắn giới thiệu về một tác giả có dùng dấu ba chấm, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép?
? Giải thích công dụng của các loại dấu này?
- GV hướng dẫn cách làm.
- Nếu còn thời gian, GV cho học sinh làm bài tập .
- GV hướng dẫn cách viết.
I. Bài học
1. Công dụng của dấu ngoặc kép
a. Dùng để đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp 
b. Dùng để đánh dấu từ ngữ hiểu theo một nghĩa đặc biệt hay từ có hàm ý mỉa mai.
c. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san… được dẫn
* Ghi nhớ: SGK( 142)
II. Luyện tập
Bài 1(SGK)
Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép
a. Đánh dấu câu nói được dẫn trực tiếp (theo sự tưởng tượng của lão Hạc)
b. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo hàm ý mỉa mai
c. Đánh dấu từ được dẫn trực tiếp (dẫn lại lời của người khác)
d. Đánh dấu từ được dẫn trực tiếp, được hiểu theo ý mỉa mai
Bài 2 (SGK)
Đặt dấu hai chấm, dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp
a. Đặt dấu hai chấm sau từ bảo, dấu ngoặc kép ở “cá tươi” và “tươi”
Vì:
 Dấu hai chấm báo trước lời đối thoại;
 Dấu ngoặc kép đánh dấu từ ngữ được dẫn lại
b. Đặt dấu hai chấm sau chú Tiến Lê-> báo trước lời dẫn trực tiếp
 Đặt dấu ngoặc kép cho phần còn lại-> đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp; viết hoa từ: Cháu vì mở đầu một câu
c. Đặt dấu hai chấm sau bảo hắn-> đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
Đặt dấu ngoặc kép cho phần còn lại-> Đánh dấu lời dẫn trực tiếp, viết hoa từ Đây - > đây là lời dẫn trực tiếp, trong trường hợp này không phải là lời của người khác mà là lời của chính người nói ( ông giáo được dùng vào một thời điểm khác - lúc con trai lão Hạc trở về)
Bài 3 (SGK)
Hai câu có ý nghĩa giống nhau mà dùng những dấu câu khác nhau
Vì : 
a, Đánh dấu lời dẫn trực tiếp, dẫn nguyên văn lời nói của Hồ Chủ Tịch
b, Câu nói của Hồ Chủ Tịch không được dẫn nguyên văn( dẫn gián tiếp)
Bài 4 (SGK)
- HS viết -> trình bày.
- GV nhận xét và sửa lỗi.
Bài tập 5 ( Bổ sung)
Viết đoạn văn thuyết minh về đồ dùng học tập có sử dụng các loại dấu câu
4. Củng cố: 
Phân biệt cách dùng các dấu câu
5. Hướng dẫn về nhà.
- Tập viết đoạn văn có dùng các loại dấu câu
- Chuẩn bị bài luyện nói tiết 54 : Quan sát phích nước, chuẩn bị dàn ý chi tiết, tập nói ở nhà.
Tiết 54 
Soạn: 16 / 11 / 2010 
Giảng: 24 /11 / 2010 
Luyện nói:
Thuyết minh một thứ đồ dùng.
A. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh:
- Dùng hình thức luyện nói để củng cố tri thức, kĩ năng về cách làm bài văn thuyết minh đã học
- Tạo điều kiện cho học sinh mạnh dạn suy nghĩ, phát biểu, rèn kĩ năng nói trước tập thể
- Có ý thức chuẩn bị bài nghiêm túc, ý thức học tập tích cực
B. Chuẩn bị:
- GV: Soạn bài, SGK, SGV, một số đoạn văn mẫu
- HS: Chuẩn bị bài luyện nói 
C. Tiến trình dạy học:
 1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày dạy
sĩ số
Ghi chú
8A1
/30
8A2
/29
2. Kiểm tra: 
Kiểm tra sự chuẩn bị ( dàn ý) của học sinh
3. Bài mới: 
Để giúp các em biết cách thuyết minh về một đồ dùng gần gũi quen thuộc một cách đầy đủ, chính xác, giờ học hôm nay chúng ta tiến hành luyện tập : Luyện nói thuyết minh về một thứ đồ dùng.
Giáo viên chép đề lên bảng
? Hãy nêu các bước làm bài văn thuyết minh?
GV gọi học sinh tìm hiểu đề bài.
? Tìm ý như thế nào?
? Dàn ý gồm mấy phần
? Phần mở bài có nội dung gì?
? Thân bài trình bày theo thứ tự như thế nào?
? Cấu tạo gồm mấy bộ phận?
? Nguyên lí giữ nhiệt như thế nào?
? Phích có công dụng như thế nào trong cuộc sống
? Cách sử dụng và bảo quản phích
? Kết bài trình bày nội dung gì?
? Nhắc lại yêu cầu luyện nói?
Giáo viên hướng dẫn học sinh nói trong nhóm, uốn nắn nhược điểm, động viên ưu điểm.
Gọi một số học sinh nói trước lớp
Gọi học sinh nhận xét đúng thể loại chưa?
- GV nhận xét ưu nhược điểm
I. Đề bài:
Thuyết minh về cái phích nước
II. Tìm hiểu đề, lập dàn ý
1.Tìm hiểu đề, tìm ý:
a. Tìm hiểu đề
+ Kiểu bài: Thuyết minh
+ Đối tượng: Phích nước
+ Nội dung: Cấu tạo, nguyên lí giữ nhiệt, công dụng, cách bảo quản, sử dụng
b. Tìm ý:
Quan sát, tìm hiểu về: 
- Cấu tạo: 
+ Vỏ phích
+ Ruột phích
- Nguyên lí giữ nhiệt
- Công dụng của phích
- Cách bảo quản, sử dụng. 
2. Lập dàn ý:
* Mở bài: Giới thiệu vị trí của phích nước trong sinh hoạt
* Thân bài: 
 + Nguồn gốc, xuất xứ: 
 + Cấu tạo, nguyên lí giữ nhiệt:
Cấu tạo: 2 bộ phận
- Vỏ phích: Chất liệu nhựa, kim loại
 Màu sắc đa dạng, in hoa văn, trang trí đẹp. Thân có tay cầm, quai xách
 Có tác dụng bảo vệ ruột phích
- Ruột phích: Bình thuỷ tinh có 2 lớp.
+ Giữa 2 lớp, không khí được hút hết hình thành trạng thái chân không làm mất khả năng truyền nhiệt ra ngoài. phía trong lớp thuỷ tinh được tráng bạc nhằm hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt
+ Trong ruột có 3 chấm đen là 3 hạt a- mi - ăng bịt giữa ruột phích làm 2 lớp thuỷ tinh trong & ngoài giữ khoảng cách để bảo vệ ruột phích, nâng cao hiệu quả giữ nhiệt
+ Miệng bình nhỏ làm giảm khả năng truyền nhiệt 
- Nắp phích: 
+ Nắp trong bằng loại gỗ đặc biệt có bịt vải xung quanh 
+ Nắp ngoài: bằng nhựa hoặc kim loại được xoáy vào miệng phích 
- Công dụng: Đựng nước đã đun sôi trong thời gian 6 giờ
- Cách sử dụng, bảo quản:
+ Phích mới: cho nước ấm vào tráng một lượt sau đó đổ nước sôi
+ Tránh va đập, không để ở nơi dễ rơi, vỡ. Không để ở chỗ trẻ em dễ lấy. Luôn xoáy nắp ngoài thật chặt để không gây nguy hiểm cho trẻ em.
* Kết bài:
Khẳng định lại công dụng của phích nước
II. Thực hành luyện nói
1.Yêu cầu:
- Có lời mở đầu, kết thúc
- Nói theo đề cương đã chuẩn bị
- Giọng nói rõ ràng, từ ngữ chính xác, không nói ra ngoài những gì mà đề bài không yêu cầu
- Tránh đọc lại hoặc học thuộc lòng rồi đọc lại bài văn chi tiết
- Tác phong tự nhiên, tự chủ
2. Học sinh thực hành luyện nói theo nhóm
- HS trình bày
- HS khác nhận xét
3. Học sinh trình bày trước lớp
- HS trình bày theo yêu cầu
- HS khác lắng nghe, nhận xét
4. Củng cố: 
- Những điều cần ghi nhớ khi thuyết minh về một đồ dùng.
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Tập viết bài thuyết minh về một đồ dùng trong gia đình.
- Lập dàn ý cho các đề bài trong SGK tr145.
- Giờ sau viết bài 2 tiết.
Tiết 55 - 56 
Soạn: 18 / 11 / 2010 
Giảng: 25 /11 / 2010 
Viết bài tập làm văn số 3.
A.Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh: 
 - Tập dượt làm bài thuyết minh về đồ dùng vật dụng quen thuộc để kiểm tra toàn diện kiến thức đã học về kiểu văn bản này
 - Rèn luyện kĩ năng xây dựng văn bản theo những yêu cầu về cấu trúc, kiểu bài, liên kết đoạn
 - Có ý thức tự giác, nghiêm túc trong kiểm tra, thi cử
B. Chuẩn bị:
 - GV: Giáo án, đề bài, đáp án chấm. 
 - HS: Chuẩn bị vở, giấy nháp, bút
C. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày dạy
sĩ số
Ghi chú
8A1
/30
8A2
/29
2. Kiểm tra: 
	Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới: 
I.Đề bài:
Hãy thuyết minh về một đồ dùng quen thuộc trong sinh hoạt, học tập: Đèn bàn, quạt điện, kính đeo mắt, bút bi, bút mực
II. Đáp án, biểu điểm
1. Yêu cầu chung:
* Nội dung:
- Thể loại: Thuyết minh
- Nội dung: Thuyết minhvề đồ dùng quen thuộc trong sinh hoạt, học tập
- Giới hạn: trình bày nguồn gốc, các loại, cấu tạo,tác dụng, cách sử dụng bảo quản 
* Hình thức:
- Bài viết đúng kiểu loại văn bản
- Bố cục rõ ràng
- Các đoạn liên kết với nhau lôgic, chặt chẽ
- Trình bày sạch, chữ viết rõ ràng, đúng ngữ pháp, đúng chính tả
2. Yêu cầu cụ thể: 
* Hình thức: 1 điểm 
* Nội dung: 9 điểm
A. Mở bài: 
Giới thiệu khái quát về vị trí, tác dụng của đồ dùng trong cuộc sống sinh hoạt, học tập của con người (1điểm)
B. Thân bài: (7điểm)
1. Nguồn gốc,xuất xứ hoặc các chủng loại (0,5 điểm)
2. Cấu tạo ( 2,5 Điểm)
Các bộ phận chính của đồ dùng, trong mỗi ý gồm:
- Chất liệu
- Hình dáng
- Màu sắc
- Tác dụng của từng bộ phận
3. Công dụng của đồ dùng ( 2 điểm)
Chỉ rõ công dụng với người sử dụng, với gia đình, tập thể
Chú ý giá trị kinh tế, giá trị thẩm mĩ.
4.Cách sử dụng và bảo quản đồ dùng(2 điểm)
+ Sử dụng: - Chỉ ra cách dùng đúng, phù hợp, đạt hiệu quả cao
 - Cách chọn mua đồ dùng phù hợp, đạt chất lượng
+ Bảo quản: Chỉ ra cách giữ gìn, bảo quản để sử dụng đồ dùng được lâu dài 
C. Kết bài: (1điểm)
Bày tỏ thái độ đánh giá, khẳng định vai trò, vị trí của đồ dùng trong cuộc sống hiện tại. 
*******************
4. Củng cố: 
- Thu bài, nhận xét giờ l;àm bài.
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Tập viết bài thuyết minh về một đồ dùng trong gia đình.
- Sưu tầm các bài văn thuyết minh.
Duyệt giáo án, ngày 22 tháng 11 năm 2010

File đính kèm:

  • docNV8- Tuan 14.doc
Giáo án liên quan