Giáo án Ngữ văn 8 - Nguyễn Thị Vỵ

1/ Kiến thức:

- Khái niệm từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội.

- Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội trong văn bản.

2/ Kĩ năng:

- Nhận biết, hiểu nghĩa một số từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội.

- Dùng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội phù hợp với tình huống giao tiếp.

3/ Th¸i ®é: Giáo dục ý thức tự giác, tích cực học tập, cách nói năng dễ hiểu, lịch sự.

- GV: bảng phụ, phiếu học tập

- HS: Học bài cũ-chuẩn bị bài mới theo yêu cầu của GV.

c/ tiến trình lên lớp:

C1/ ổn định tổ chức:

C2/ Kiểm tra bài cũ:

- HS 1: Thế nào là từ tượng h×nh, tượng thanh? Tác dụng của chúng? VD?

- HS 2: Làm bài tập 1 hoặc 2.

C3/ ài mới

Tiếng Việt là một thứ tiếng có tính thống nhất cao. Người Bắc bộ, Trung bộ, Nam bộ có thể hiểu được tiếng nói của nhau. Tuy nhiên, bên cạnh sự thống nhất cơ bản đó, tiếng nói mỗi địa phương cũng có những khác biệt về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Sự khác biệt đó như thế nào? Sử dụng ra sao cho hiệu quả? Bài mới.

 

doc456 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 6569 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Nguyễn Thị Vỵ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
- Trong thơ 7 chữ hiện đại không đòi hỏi niêm luật một cách nghiêm ngặt như trên.
VD: Nơi đây sống một người tóc bạc
 Người không con mà có triệu con
 Nhân dân ta gọi Người là Bác
 Cả đời Người là của nước non
 (Tố Hữu)
* Về vần thơ
Vần trong thơ 7 chữ là vần chân.
- Nếu là thơ 8 câu 7 chữ thì vần gieo ở cuối các câu: 1,2,4,6,8.
- Nếu là thơ 4 câu 7 chữ thì vần gieo ở cuối các câu 1,2,4.
- Thơ 7 chữ hiện đại thì cách hiệp vần linh hoạt hơn.
VD: Anh dắt em vào cõi Bác xưa
 Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa
 Có hồ nước lặng sôi tăm cá
 Có bưởi cam thơm, mát bóng dừa.
 (Tố Hữu)
 ở tận sông Hồng em có biết
 Quê hương anh cũng có dòng sông
 Anh mãi gọi với lòng tha thiết
 Vàm Cỏ Đông! Ơi Vàm Cỏ Đông!
 (Hoài Vũ)
 Khách xa gặp lúc mùa xuân chín
 Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng
 - Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?
* Về nhịp thơ:
- Nhịp 4/3 hoặc 3/4.
II. Tập làm thơ.
Bài tập 1 (b)
Trong túp lều tranh cánh liếp che
Ngọn đèn mờ tỏa ánh xanh xanh (lè)
Tiếng chày nhịp một trong đêm vắng
Như bé thời gian đếm quãng khuya.
Bài tập 2 (a)
Tôi thấy người ta có bảo rằng:
Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng!
...............
Bài tập 2 (b)
Vui sao ngày đã chuyển sang hè
Phượng đỏ sân trường rộn tiếng ve.
Bài tập nâng cao.
1. Chẳng phải liu điu vẫn giống nhà
Rắn đầu biếng học chẳng ai tha.
Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ,
Nay thét mai gầm rát cổ cha.
Ráo mép chỉ quen tuồng nói dối
Lằn lưng cam chịu dấu roi tra.
Từ nay Trâu Lỗ chăm nghề học.
Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia.
 (Lê Quý Đôn)
2. Tức cảnh Pác Bó
Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
 (Hồ Chí Minh)
3. Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
 (Quang Dũng)
4. Tập làm một số bài thơ bốn câu 7 chữ với các đề tài sau:
- Miêu tả cảnh mùa xuân.
- Tình cảm gia đình.
- Tình yêu quê hương.
- Tình cảm đối với trường cũ.
C4/ Củng cố bài: 
Đọc một số bài thơ mẫu cho HS tham khảo.
C5/ Hướng dẫn học ở nhà:
- Hoàn chỉnh các bài tập còn lại.
- Chuẩn bị: Ôn tập bài thật kĩ để kiểm tra HKI.
Ngày soạn: 03/01/2013
Ngày giảng: 05/01/2013 
Tiết 72:
TRẢ BÀI KIỂM TRA KÌ I
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
GV nhận xét, đánh giá kết quả toàn diện của HS qua một bài làm tổng hợp về: Mức độ nhớ kiến thức văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn. 
2. Kĩ năng: 
Kĩ năng viết tự luận văn thuyết minh, kĩ năng trình bày, diễn đạt.
3. Thái độ: Nghiêm túc sủa lỗi cho bản thân để tiến bộ hơn trong bài sau.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: Chấm bài kỹ để phát hiện các lỗi mà học sinh thường mắc phải để có biện pháp sửa chữa giúp học sinh khắc phục .
- Hs: chuẩn bị bài ở nhà.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
C-1. Ổn định tổ chức: 
C-2: Kiểm tra bài cũ: Không
C-3: Bài mới:
I. Đề bài : 
Mã đề 01:
Câu 1: (2,0điểm)
Nêu công dụng của dấu hai chấm. Giải thích công dụng của dấu hai chấm trong đoạn trích sau:
Tỏ sự ngậm ngùi thương xót thầy tôi, cô tôi chập chừng nói tiếp:
- Mấy lại rằm tháng tám này là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày cũng còn phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ?
 (Nguyên Hồng)
Câu 2:(3,0điểm)
Tóm tắt nội dung đoạn trích “ Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen. Cho biết trong số những mộng tưởng của cô bé qua những lần quẹt diêm, điều nào gắn với thực tế, điều nào thuần túy chỉ là mộng tưởng?
Câu 3:(5,0điểm)
Giới thiệu về một dụng cụ (đồ dùng) học tập của em.
Mã đề 02:
Câu 1: (2,0điểm)
Nêu công dụng của dấu ngoặc kép. Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép trong đoạn trích sau:
Tre với người như thế đã mấy nghìn năm. Một thế kỉ “văn minh”, “khai hóa” của thực dân cũng không làm ra một tấc sắt. Tre vẫn phải còn vất vả mãi với người.
Câu 2:(3,0điểm)
Tóm tắt nội dung đoạn trích “ Chiếc lá cuối cùng” của Ô-hen-ri. Vì sao có thể nói: Chiếc lá cuối cùng mà cụ Bơ-men vẽ là một kiệt tác.
Câu 3:(5,0điểm)
Giới thiệu về một dụng cụ (đồ dùng) học tập của em.
II. Đáp án và biểu điểm:
Mã đề 01:
Câu 1: (2,0điểm)
- Nêu đúng công dụng của dấu hai chấm: (1,0 điểm)
- Giải thích công dụng của dấu hai chấm trong đoạn trích sau: Dùng để đánh dấu lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang).
Câu 2:(3,0điểm)
* Tóm tắt nội dung đoạn trích “ Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen. (2,0 điểm)
- Cô bé mồ côi mẹ, đầu trần chân đất, đói rét, đi bán diêm trong đêm giao thừa.
- Em không bán được diêm nên không dám về nhà vì sợ bố đánh.
- Em thu người trong góc tường và quẹt diêm sưởi ấm. Em nhớ lại ngày đầu năm hạnh phúc khi bà còn sống.
- Em quẹt que diêm thứ nhất, lò sưởi hiện lên, diêm tắt, lò sưởi biết mất. Quẹt diêm lần thứ hai, em thấy hiện ra một bàn ăn thịnh soạn có con ngỗng quay. Quẹt que diêm thứ ba hiện ra cây thông Nô-en. Quẹt diêm lần thứ tư, hình ảnh người bà kính yêu hiện lên. Diêm tắt, ảo ảnh biến mất, em quẹt hết bai diêm, ánh sáng nối đuôi nhau và em cùng ba bay lên, về chầu thượng đế. 
- Sáng mồng một đầu năm, mọi người nhìn thấy thi thể em bé ngồi giữa những bao diêm với đôi má hồng, đôi môi đang mỉm cười.
* HS xác định được:
- Trong số những mộng tưởng của cô bé các mộng tưởng lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nô-en gắn với thức tế. (0,5 điểm)
- Con ngỗng quay nhảy ra khỏi đĩa, và mang cả dao ăn, phuốc-sét cắm trên lưng tiến về phía em, thuần túy chỉ là mộng tưởng. Hai bà cháu nắm tay nhau bay lên trời cũng thuần túy chỉ là mộng tưởng mà thôi.(0,5 điểm)
Câu 3:(5,0điểm) 
I. Hình thức
II. nội dung
1. Mở bài (0,5điểm)
 Giới thiệu chung về một dụng cụ (đồ dùng) học tập, có thể là chiếc bút, cặp, thước kẻ...
2. Thân bài (3,5 điểm)
a. Đặc điểm:(1,0điểm)
- Hình dáng của dụng cụ (đồ dùng) học tập.
- Chất liệu làm dụng cụ (đồ dùng) học tập.
b. Cấu tạo các bộ phận của dụng cụ (đồ dùng) học tập.(1,0điểm)
c. Công dụng: (1,0điểm)
- Dụng cụ (đồ dùng) học tập dùng để làm gì? (viết, đựng, vẽ...)
- Cách dùng và tiện ích của dụng cụ (đồ dùng) học tập.
d. Cách bảo quản .(0,5điểm)
3. Kết bài (1,0điểm)
- Vai trò, ý nghĩa của dụng cụ (đồ dùng) học tập.
- Bày tỏ thái độ của em đối với một dụng cụ (đồ dùng) học tập đó.
Mã đề 02:
Câu 1: (2,0điểm)
- Nêu đúng công dụng của dấu ngoặc kép: (1,5 điểm)
- Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép trong đoạn trích sau: Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai.(0,5 điểm) 
Câu 2:(3,0điểm)
* Tóm tắt nội dung đoạn trích “ Chiếc lá cuối cùng” của Ô-hen-ri. (2,0 điểm)
- Giôn-xi, Xiu và cụ Bơ-men cùng làm họa sĩ và sống trong khu phố nghèo.
- Giôn-xi bị bệnh sưng phổi, cô gắn đời mình với chiếc lá thường xuân. Chờ khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống cô sẽ chết.
- Xiu nói với cụ Bơ-men về suy nghĩ ấy của Giôn-xi. Cả Xiu và cụ Bơ-men rất lo lắng cho Giôn-xi.
- Sau một đêm mưa gió, chiếc lá thường xuân vẫn không rụng và Giôn-xi dần hồi phục.
- Cụ Bơ-men bị sưng phổi và chết ở bệnh viện.
- Xiu nói với Giôn-xi sự thật về chiếc lá, chính là kiệt tác mà cụ Bơ-men phải đổi mạng sống của mình.
* Chiếc lá thường xuân mà cụ Bơ-men vẽ trong đêm mưa tuyết là một kiệt tác vì:
(1,0 điểm)
- Chiếc lá vẽ giống y như thật, khiến Giôn-xi tưởng ấy là chiếc lá thật.(0,25 điểm)
- Chiếc lá được vẽ trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt (trong đêm mưa tuyết) đã khơi dậy sự sống trong con người, cứu sống được Giôn xi (nghệ thuật vị nhân sinh)
(0,25 điểm)
- Chiếc lá không chỉ được vẽ bằng bút lông, một màu mà bằng cả tình thương bao la và lòng hi sinh cao thượng của người họa sĩ già.(0,5 điểm)
Câu 3:(5,0điểm) 
I. Hình thức
II. nội dung
1. Mở bài (0,5điểm)
 Giới thiệu chung về một dụng cụ (đồ dùng) học tập, có thể là chiếc bút, cặp, thước kẻ...
2. Thân bài (3,5 điểm)
a. Đặc điểm:(1,0điểm)
- Hình dáng của dụng cụ (đồ dùng) học tập.
- Chất liệu làm dụng cụ (đồ dùng) học tập.
b. Cấu tạo các bộ phận của dụng cụ (đồ dùng) học tập.(1,0điểm)
c. Công dụng: (1,0điểm)
- Dụng cụ (đồ dùng) học tập dùng để làm gì? (viết, đựng, vẽ...)
- Cách dùng và tiện ích của dụng cụ (đồ dùng) học tập.
d. Cách bảo quản .(0,5điểm)
3. Kết bài (1,0điểm)
- Vai trò, ý nghĩa của dụng cụ (đồ dùng) học tập.
- Bày tỏ thái độ của em đối với một dụng cụ (đồ dùng) học tập đó.
 II. GV Nhận xét khái quát :
 1. Ưu điểm:
- Phần đa HS làm tốt câu 1,2.
- HS nắm vững thể loại văn thuyết minh, phương pháp viết bài thuyết minh. 
- Hành văn mạch lạc, trôi chảy, văn phong trong sáng, khỗng mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.
2. Nhược điểm:
- Câu 2: Một số bài có sự nhầm lẫn về kiến thức giữa nói quá với nhân hóa và ẩn dụ.
- Phần tự luận: Một số HS hiểu đề chưa rõ ràng khiến bài viết lan man, sự hiểu biết của học sinh về đối tượng chưa nhiều nên bài viết chưa phong phú. Sự sáng tạo của HS trong các bài viết chưa có, một số bài còn viết tắt, trình bày cẩu thả, một số bài lạc sang miêu tả, biểu cảm...
III. GV ch÷a bµi.
IV. HS ®äc bµi kh¸ , giái và yếu kém.
- Bài yếu kém: Khánh, Thuận, Thu Mai.
- Bài khá-giỏi: Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Văn Hùng.
IV. Tr¶ lêi th¾c m¾c cña häc sinh.
V. Công bố kết quả:
Tổng số : 41 HS
- Giỏi: 01 - Trung bình: 16
- Khá : 14 - yếu: 08 Kém: 02
Kết quả: Trên trung bình: 31=76.%
C-4. Cñng cè bµi
Gi¸o viªn nhận xét tiết học.
C-5: H­íng dÉn häc ë nhµ.
- Về nhà làm lại toàn bộ bài kiểm tra.
- Chuẩn bị: nhớ rừng.
HỌC KÌ II
Ngày soạn: 05/01/2013
Ngày giảng: 07/01/2013 
Tiết 73:
NHỚ RỪNG
Thế Lữ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Sơ giản về phong trào Thơ mới.
- Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của thế hệ tri thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do.
- Hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài thơ nhớ rừng.
2. Kĩ năng: 	
- nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.
- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn.
- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu nước cho HS.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo.
- HS: chuẩn bị bài ở nhà.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
C-1. Ổn định tổ chức: 
C-2: Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của HS.
C-3: Bài mới: 
 Trong giai đoạn NHVN đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945, có một nhà thơ mà tên tuổi của ông gắn liền với sự ra đời của thơ mới Việt Nam 1930-1945 trong những bước đi đầy khó khăn thử thách. Và khi nhắc đến ông, người ta cũng nhớ đến ngay một tác phẩm thơ nổi tiếng bởi lời tâm sự đầy thống thiết và ước mơ, khát vọng của vị chúa tể rừng xanh đã một thời oanh liệt. Đó là Thế Lữ với bài thơ “Nhớ rừng” của ông.
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
*Hoạt động 1 :
GV hướng dẫn cách đọc. GV đọc mẫu, HS đọc bài.
GV: Giới thiệu một vài nét về tác giả, tác phẩm?
HS trả lời
giảng: Nét kịch tính của bài thơ: Thủ pháp nhân hóa, mượn lời con hổ trong vườn bách thú để gửi gắm tâm trạng của mình.
GV: Xác định kiểu văn bản và phương thức biểu đạt?
HS trả lời
GV: Chỉ ra bố cục của bài thơ?
Cá nhân
*Hoạt động 2 :
GV: Nội dung chính của 8 câu thơ đầu?
Cuộc sống thực tại của con hổ được miêu tả bằng hình ảnh nào?
HS yếu kém
GV: Câu thơ cho em hiểu gì về hoàn cảnh sống của hổ?
Từ “cũi sắt” gợi cho em nghĩ đến điều gì? Và như thế em thấy cuộc sống cuả con hổ sẽ ra sao?
HS trả lời
GV: Con hổ “gậm một khối căm hờn” nằm trong cũi sắt. Em hiểu như thế nào về từ “gậm”? Tại sao tác giả lại không viết là “ngậm”?
Em có nhận xét gì về từ “khối” khi tác giả viết “khối căm hờn”?
GV: cách sử dụng các thanh bằng trắc trong các câu thơ? Dụng ý của tác giả?
HS khá giỏi
Tư thế của hổ? Nhận xét về cụm từ “trông ngày tháng dần qua”? Đây có phải là nỗi buồn chán, tuyệt vọng của con hổ không?
Thảo luận nhóm: 4 nhóm
GV: Nhận xét sự đối lập trong hai câu thơ 1-2? Nằm trong cũi sắt, con hổ có suy nghĩ gì về những điều xung quanh mình?
Nhận xét cách gọi của hổ đối với người, vật xung quanh? “Lũ người” ở đây chỉ ai?
GV: Những chi tiết ấy thể hiện thái độ gì của hổ?
Hổ cảm thấy đau xót khi phải chịu ngang hàng cùng những con vật khác. Vì sao vậy?
HS trả lời
GV: Sống trong cảnh tù hãm, trong hổ vẫn ngùn ngụt một ngọn lửa căm hờn âm ỉ, nó không chấp nhận cuộc sống thực tại. Nó ý thức như thế nào về cuộc sống của mình thực tại?
HS trả lời
GV: “Sa cơ” là tình cảnh như thế nào?
HS trả lời
GV: Tâm trạng của con hổ trước hoàn cảnh thực tại?
HS khá giỏi
GV: Qua suy nghĩ của con hổ, tác giả muốn gửi gắm vào đó tâm trạng của ai?
Cá nhân
GV bổ sung và chốt
I. Tìm hiểu chung.
1. Đọc.
2. Tác giả, tác phẩm.
a. Tác giả: Thế Lữ (1907-1989)
- Tên thật: Nguyễn Thứ Lễ
(Tự coi mình là người lữ khách lang thang đi tìm cái đẹp).
- Quê: Phù Đổng- Từ Sơn - Hà Bắc.
- Là một trong những người có công trong việc sáng lập ra phong trào Thơ mới 1930- 1945, được coi là “đệ nhất thi sĩ” của phong trào thơ mới.
b. Tác phẩm: Sáng tác năm 1934, In trong tập “Mấy vần thơ”.
c. Từ khó:
3. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt: Biểu cảm- trữ tình.
4. Bố cục: 3 ý lớn.
- Đoạn thơ đầu: Tâm trạng của con Hổ trong vườn bách thú.
- Hai đoạn tiếp theo: Nỗi nhớ của con hổ về chốn rừng xanh một thưở.
- Phần còn lại: Nỗi chán ghét của con hổ trước cảnh vườn bách thú và lời nhắn gửi trước cảnh nước non hùng vĩ.
II. Tìm hiểu chi tiết:
1. Suy nghĩ của con hổ về cuộc sống thực tại:
“Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua”
=> Bị nhốt trong cũi sắt, làm thứ đồ chơi lạ mắt cho thiên hạ.
Không gian bó hẹp, tù túng; cuộc sống mất tự do, không còn được tung hoành.
“gậm”: Muốn nghiền nát, bào mòn, không cam chịu.
Tâm trạng: “khối căm hờn”- khối lượng, trọng lượng rõ ràng, không thể hòa đồng, tan biến.
=> Câu thơ nhiều vần trắc, là tiếng nói bất lực, diễn tả nỗi dằn vặt, căm hờn, tâm trạng uất hận của con hổ.
Tư thế: “Nằm dài trông ngày tháng dần qua”- buồn bã, ngao ngán, bất lực.
Suy nghĩ: “khinh lũ người ngạo mạn ngẩn ngơ
...bọn gấu dở hơi...
... cặp báo vô tư lự...”
=> Khinh bỉ, coi thường, giễu cợt.
- Ý thức về cuộc sống: “nay sa cơ bị nhục nhằn tù hãm”- Sa cơ thất thế nhưng không phải kẻ hèn.
* Tâm trạng u uất hờn căm, ngao ngán trong vòng tù hãm, thái độ coi thường cuộc sống thấp hèn, nô lệ.
Tác giả gửi gắm tâm trạng cuả mình nói riêng và của nhân dân VN nói chung trước cảnh nước mất, nhà tan, đang sống trong nô lệ 
C-4. Cñng cè bµi
GV nhận xét giờ học.
C-5: H­íng dÉn häc ë nhµ.
- Học thuộc bài thơ 
- Chuẩn bị: Nhớ rừng (tiếp theo).
Ngày soạn: 05/01/2013
Ngày giảng: 08/01/2013 
Tiết 74:
NHỚ RỪNG
Thế Lữ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Sơ giản về phong trào Thơ mới.
- Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của thế hệ tri thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do.
- Hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài thơ nhớ rừng.
2. Kĩ năng: 	
- nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.
- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn.
- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu nước cho HS.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo.
- HS: chuẩn bị bài ở nhà.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
C-1. Ổn định tổ chức: 
C-2: Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của HS.
C-3: Bài mới: 
 Trong giai đoạn NHVN đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945, có một nhà thơ mà tên tuổi của ông gắn liền với sự ra đời của thơ mới Việt Nam 1930-1945 trong những bước đi đầy khó khăn thử thách. Và khi nhắc đến ông, người ta cũng nhớ đến ngay một tác phẩm thơ nổi tiếng bởi lời tâm sự đầy thống thiết và ước mơ, khát vọng của vị chúa tể rừng xanh đã một thời oanh liệt. Đó là Thế Lữ với bài thơ “Nhớ rừng” của ông.
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
*Hoạt động 2 :
Đọc văn bản.
GV: Trong cũi sắt, hổ nhớ những gì?
Cảnh rừng núi hiện về trong nỗi nhớ của hổ qua những chi tiết, hình ảnh nào?
HS yếu kém
GV: Nhận xét cách sử dụng từ ngữ?
Cá nhân
GV: Cảnh rừng núi hiện lên như thế nào?
HS trả lời
GV: Hình ảnh hổ giữa chốn sơn lâm?
GV: Nhận xét cách sử dụng từ ngữ?
Cá nhân
GV: Thái độ của hổ?
HS trả lời
GV: Nhớ về những kỉ niệm của một thời hoàng kim tươi sáng, hổ đã hồi tưởng theo những thời điểm nào? Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng?
Thảo luận nhóm: 4 nhóm
GV: Nhận xét cảnh vật ở những thời điểm khác nhau đó?
HS khá giỏi
GV: Ẩn sau nỗi nhớ da diết ấy là khát vọng, là mong muốn gì của hổ?
Cá nhân
GV: Vườn bách thú hiện lên như thế nào trong cái nhìn của hổ? Đó là cảnh như thế nào?
HS khá giỏi
GV: Tại sao dưới con mắt của hổ, cảnh vườn bách thú lại hết sức tầm thường giả dối?
Cá nhân
GV: Cách sử dụng từ ngữ, cách ngắt nhịp?
HS trả lời
GV: Càng chán ghét thực tại, vị chúa rừng xanh càng nhớ da diết về giang sơn hùng vĩ một thuở oanh liệt. Nỗi nhớ ấy thể hiện ở lời nhắn gửi, em hiểu như thế nào về nội dung lời nhắn gửi ấy?
Cá nhân
GV: Tâm sự của tác giả đối với thời cuộc qua lời con hổ?
HS trả lời
Những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ?
Đọc ghi nhớ trong SGK.
*Hoạt động 3 :
2. Tình thương nỗi nhớ của hổ.
- “Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây già
Với tiếng gió gào ngàn...
Với khi thét khúc trường ca dữ dội....”
=> Sử dụng nhiều động từ mạnh, gợi cảm, điệp ngữ và những thành ngữ quen thuộc.
Cảnh hoang vu, hùng vĩ hòa cùng âm thanh dữ dội, bí hiểm của đại ngàn in đậm trong nỗi nhớ của hổ.
“Ta bước chân dõng dạc đường hoàng
Lượn tấm thân như sóng cuộn...
Vờn bóng âm thầm lá gai cỏ sắc...
Trong hang tối mắt thần...”
=> Hàng loạt động từ, tính từ, hình ảnh so sánh gợi cảm, từ láy và những câu thơ 8 chữ nhịp nhàng gợi tư thế khoan thai, đường bệ với vẻ đẹp oai phong, dũng mãnh đủ sức chế ngự hoàn cảnh. Nó thực sự là một vị chúa tể sơn lâm uyển chuyển, mềm mại trong phong thái ung dung và tự do tuyệt đối.
Thái độ: “Ta biết ta chúa tể cả muôn loài”- Tự hào, kiêu hãnh về địa vị chúa sơn lâm.
- Nhớ những kỉ niệm xưa:
Đêm vàng- uống ánh trăng tan
Ngày mưa- lặng ngắm giang san
Bình minh- giấc ngủ tưng bừng
Chiều- đợi chết mảnh mặt trời
=> Hàng loạt hình ảnh ẩn dụ, biện pháp điệp ngữ, câu hỏi tu từ, đặc biệt là cách đảo ngữ cùng cách xưng hô “ta” đầy kiêu hãnh.
Cảnh đẹp hùng vĩ đầy thơ mộng hiện lên lung linh sống động trong trí nhớ của hổ.
* Có thể nói, con hổ xưa kia làm chủ cả thời gian và không gian- một thời ngự trị ,vùng vẫy tung hoành huy hoàng, oanh liệt. 
Nỗi nhớ ấy bắt nguồn từ nỗi khát vọng được sống tự do, thoát khỏi vòng tù hãm.
(Lòng yêu nước thẫm kín của tác giả)
3. Cảnh vườn bách thú và lời nhắn gửi.
- Cảnh vườn bách thú:
Tầm thường, giả dối.
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng.
Nước đen giả suối.
Mô gờ thấp kém.
Không bí hiểm.
=> Hoàn toàn đối lập với cảnh nơi rừng núi thâm nghiêm, hiểm trở.
( Cảnh tầm thường, đơn điệu, tẻ nhạt, không bao giờ thay đổi).
- Cách ngắt nhịp gấp, từ ngữ mang sắc thái giễu nhại: len, học đồi, bắt chước.
=> Thái độ chán ghét và uất hận trước thực tại.
- Lời nhắn gửi: “Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn”- Phải chăng là nỗi lòng quặn đau ngao ngán, căm hờn u uất vì đang bị cầm tù, mất tự do, mất chủ quyền.
(Đó cũng là tấm lòng mãi mãi gắn bó thủy chung với nước non hùng vĩ xưa kia của con hổ.
Lời nhắn gửi thể hiện thái độ không hề khuất phục trước kẻ thù và hoàn cảnh, không bao giờ lãng quên và phản bội nước non mình. Lời nhắn gửi ấy đã trở thành một lời thề thủy chung son sắt- đó cũng là nỗi lòng của người dân VN thuở ấy.
4. Tổng kết.
Mượn lời con hổ bị giam cầm, bài thơ thể hiện nỗi chán ghét cuộc sống thực tại, nuối tiếc thời oanh liệt đã qua. Đó cũng chính là tình cảm yêu nước thầm kín của tác giả, của những người dân mất nước.
Bài thơ có nhiều đổi mới về nghệ thuật: Giọng thơ sôi nổi, tứ thơ độc đáo, hình ảnh sinh động, dùng từ ngữ sáng tạo.
* Ghi nhớ: SGK.
III. Luyện tập.
Đọc diễn cảm bài thơ.
Liệt kê những biện pháp nghệ thuật tác giả đã sử dụng trong văn bản.
C-4. Cñng cè bµi
Phát biểu suy nghĩ của em sau khi học bài thơ?
C-5: H­íng dÉn häc ë nhµ.
- Học thuộc bài thơ 
- Chuẩn bị: Câu nghi vấn.
Ngày soạn: 05/01/2013
Ngày giảng: 08/01/2013 
Tiết 75:
CÂU NGHI VẤN
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Đặc điểm hình thức của câu nghi vấn.
- Chức năng chính của câu nghi vấn.
2. Kĩ năng: 
- nhận biết và hiểu tác dụng của câu nghi vấn trong văn bản cụ thể.
- Phân biệt câu nghi vấn với một số k

File đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 8.doc
Giáo án liên quan