Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tiết 90 đến 97 - Dương Thị Tâm

1. Mục tiêu cần đạt:

 1.1/ Kiến thức:

- Chiếu: thể thơ chính luận trung đại, có chức năng ban bố mệnh lệnh cuat nhà vua.

- Sự phát triển của quốc gia Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.

ý nghĩa trọng đại của sự kiện dời đô từ Hoa Lư ra thành Thăng Long và sức thuyết phục mạnh của lời tuyên bố quyết định dời đô.

 1.2/ Kĩ năng:

- Đọc - hiểu một văn bản viết theo thể chiếu.

- Nhận ra, thấy được đặc điểm của thể nghị luận trung đại ở một văn bản cụ thể.

- Rèn kĩ năng: giao tiếp trao đổi, trỡnh bày suy nghĩ ý tưởng; suy nghĩ sáng tạo, xác định giá trị bản thân.

1.3. Thái độ:

- Giáo dục cho HS lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc.

2. Chuẩn bị:

- GV: Sgk , sách giáo viên, tài liệu tham khảo, bảng phụ.

- HS: Tìm hiểu tác giả; hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

3. Phương pháp: Đọc, gợi mở, phân tích, bình giảng, vấn đáp, hđ nhóm, cá nhân.

4. Tiến trình bài dạy:

 4.1. Ổn định:

 4.2. Kiểm tra: (5)

? Đọc thuộc lòng diễn cảm phần phiên âm chữ Hán và bản dịch thơ cua bài thơ: “Ngắm trăng” và “Đi đường”? nêu các lớp nghĩa của bài đi đường?

- Yêu cầu:

+ Đọc chính xác , diễn cảm câu từ của 2 bài thơ/

+ Nêu được 2 lớp nghĩa của bài đi đường.

4.3. Bài mới:

ã Nêu vấn đề:

Định đô, lập nước là một trong những công việc quan trọng nhất của một quốc gia. Với khát vọng xây dựng nước Đại Việt hùng mạnh và bền vững muôn đời, sau khi được triền thần suy tôn làm vua, Lí Công Uẩn đã đổi tên nước Đại Cổ Việt thành Đại Việt, đặt niên hiệu là Thuận Thiên và quyết định dời kinh đô từ Hoa Lư về Thành Đại La ( sau đổi thành thành Thăng Long) . Vua ban “Chiếu dời đô” cho triều đình và nhân dân được biết. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nội dung bài chiếu này/

 

doc17 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 396 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tiết 90 đến 97 - Dương Thị Tâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
í dụ, cho biết đặc điểm hình thức và chức năng của câu tràn thuật? 
H: trình bày 
 Đọc ghi nhớ sgk
? Đặt câu trần thuật ?Xác định chức năng?
H: Đặt câu. GV uốn nắn , sửa.
? Yêu cầu bài tập 1 ?
Xác định các kiểu câu
?Yêu cầu bài tập 2 ?
+ Đọc hai câu thơ trong phần dịch nghĩa và nhận xét ý nghĩa.
?Yêu cầu bài tập 3 ?
- Xác định kiểu câu và nêu chức năng.
?Yêu cầu bài tập 4 ?
- Xác định kiểu câu – mục đích sử dụng.
?Yêu cầu bài tập 5 ?
+ Tổ chức hoạt động nhóm theo kiểu tiếp sức.
? Yêu cầu bài tập 6 ?
- Viết đoạn văn.
I/ Đặc điểm hình thức và chức năng (20’)
1/ Phân tích ngữ liệu: SGK/45
(Trừ câu “ôi Tào Khê ” )
- Các câu còn lại đều không có đặc điểm hình thức của câu cảm thán, câu nghi vấn, câu cầu khiến. 
=> Câu trần thuật.
- Chức năng chính: trình bày, kể, tả, nhận định, thông báo.
- Chức năng khác: yêu cầu, đề nghị, bộc lộ cảm xúc 
- Khi viết: 
+ thường kết thúc bằng dấu chấm.
+ có thể kết thúc bằng dấu chấm lửng, dấu chấm than.
2. Ghi nhớ: SGK/45 
II. Luyện tập: (15’)
1/ Bài tập 1: SGK/46
a. Câu 1: trần thuật (kể)
 Câu2,3: trần thuật (bộc lộ cảm xúc)
b. Câu 1: kể (trần thuật)
 Câu 2: Bộc lộ CX (cảm thán)
 Câu 3.4: trần thuật (bộc lộ cảm xúc)
2/ Bài tập 2: SGK/47
+ Câu thơ trong nguyên tác: câu nghi vấn .
+ Câu thơ dịch: câu trần thuật 
=> Cả hai đều diễn tả cảm xúc của Bác trong tù trước vẻ đẹp đêm trăng. 
3/ Bài tập 3: SGK/47
a. Câu cầu khiến (có TNCK: đi)
b. Câu nghi vấn (có TNNV: có, không)
c. Câu trần thuật 
=> kiểu câu khác nhau, nhưng cùng có chức năng giống nhau là dùng để CK.Câu b, c ý CK nhẹ nhàng, nhã nhặn, lịch sự hơn câu a.
4/ Bài tập 4: SGK/47
- Các câu đều là câu trần thuật. 
- Chức năng:
+ a, Dùng để CK
+ b, Câu 1 (trần thuật ) kể
Câu 2 (trần thuật ): lời dẫn trực tiếp -> cầu khiến.
5/ Bài tập 5: SGK/47
GV yêu cầu đặt câu sau đó uốn nắn 
6/ Bài tập 6: SGK/47
Viết đoạn văn đối thoại có sử dụng cả 4 kiểu câu đã học sau đó phân biệt 4 kiểu câu 
Học sinh viết bài, trình bày, GV uốn nắn
004.4.Củng cố (2’)
- Nhắc lại nội dung bài học 
4.5.Hướng dẫn bài học:(3’)
- Học bài hoàn thành bài tập; thuộc ghi nhớ
- Viết đoạn văn có sử dụng một số kiểu câu đã học. 
*HSG: Viết đoạn văn nêu sũy nghĩ của em sau khi học bài “Đi đường” trong đó sử dụng các kiểu câu đã học.
- Chuẩn bị bài “Chiếu dời đô” 
+ Tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử ; Tỡm hiểu thể chiếu.
+ Đọc – trả lời cõu hỏi SGK
5. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: Tiết 93
Ngày giảng:
 Chiếu dời đô
	 (Thiên đô chiếu )
	 -Lí Công Uẩn -
1. Mục tiêu cần đạt: 
 1.1/ Kiến thức :
- Chiếu : thể thơ chính luận trung đại, có chức năng ban bố mệnh lệnh cuat nhà vua.
- Sự phát triển của quốc gia Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
ý nghĩa trọng đại của sự kiện dời đô từ Hoa Lư ra thành Thăng Long và sức thuyết phục mạnh của lời tuyên bố quyết định dời đô.
 1.2/ Kĩ năng :
- Đọc - hiểu một văn bản viết theo thể chiếu.
- Nhận ra, thấy được đặc điểm của thể nghị luận trung đại ở một văn bản cụ thể.
- Rốn kĩ năng : giao tiếp trao đổi, trỡnh bày suy nghĩ ý tưởng ; suy nghĩ sỏng tạo, xỏc định giỏ trị bản thõn.
1.3. Thỏi độ :
- Giáo dục cho HS lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc..
2. Chuẩn bị:
- GV : Sgk , sách giáo viên, tài liệu tham khảo, bảng phụ.
- HS : Tìm hiểu tác giả ; hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
3. Phương pháp: Đọc, gợi mở, phân tích, bình giảng, vấn đáp, hđ nhóm, cá nhân.
4. Tiến trình bài dạy:
 4.1. ổn định : 
 4.2. Kiểm tra: (5’)
? Đọc thuộc lòng diễn cảm phần phiên âm chữ Hán và bản dịch thơ cua bài thơ: “Ngắm trăng” và “Đi đường”? nêu các lớp nghĩa của bài đi đường?
- Yêu cầu:
+ Đọc chính xác , diễn cảm câu từ của 2 bài thơ/
+ Nêu được 2 lớp nghĩa của bài đi đường.
4.3. Bài mới: 
Nờu vấn đề: 
Định đô, lập nước là một trong những công việc quan trọng nhất của một quốc gia. Với khát vọng xây dựng nước Đại Việt hùng mạnh và bền vững muôn đời, sau khi được triền thần suy tôn làm vua, Lí Công Uẩn đã đổi tên nước Đại Cổ Việt thành Đại Việt, đặt niên hiệu là Thuận Thiên và quyết định dời kinh đô từ Hoa Lư về Thành Đại La ( sau đổi thành thành Thăng Long) . Vua ban “Chiếu dời đô” cho triều đình và nhân dân được biết. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nội dung bài chiếu này/
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
? Hãy giới thiệu khái quát về Lí Công Uẩn và hoàn cảnh ra đời của bài Chiếu dời đô?
- Năm canh tuất niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất (1010), ngay sau khi lên ngôi, Lí Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La và đổi tên là thành Thăng Long. Lí Công Uẩn viết bài chiếu bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long cho toàn dân được biết => có vị trí quan trọng đối với sự phát triển của lsử DT.
GV: hướng dẫn học sinh đọc bài: đọc to rõ ràng, giọng điệu thiết tha, hùng hồn, trang trọng. VD: “trẫm rất đau xót”
GV đọc mẫu 1 lần. H đọc bài. GV nhận xét 
HS: Tự tìm hiểu phần chú thích.
? Văn bản “Chiếu dời đô” được viết theo thể loại nào? Hãy giới thiệu đôi nét về thể loại đó?
-Thể chiếu 
- Giới thiệu đặc điểm thể chiếu theo sgk.
? Văn bản “Chiếu dời đô” được viết theo PTBĐ nào? Vì sao?
- PTBĐ nghị luận. Vì: VB cho thấy tg đã lập lụân để thuyết phục người nghe theo tư tưởng dời đô của mình.
? VĐNL ở đây là gì? VĐ đó được trình bày qua những lđiểm nào? Mỗi lđ ứng với đoạn văn nào?
- VĐNL: Sự cần thiết dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La 
- Lđiểm: 
 * Lí do dời đô:
+Viện dẫn sự sách nói về việc dời đô của các vua bên Trung Quốc 
 + Phê phán hai triều đình cứ đóng đô ở Hoa Lư là ko thích hợp
 * Khẳng định Đại La là nơi tốt nhất để định đô
GV: Bố cục của bài chiếu có thể chia làm 3 đoạn:
 - Đoạn d
? Yêu cầu H đọc phần văn bản thứ nhất thể hiện luận điểm 1
H: Đọc bài từ đầu đến không thể không dời đổi.
? Mở đầu bài “Chiếu dời đô” Lí Công Uẩn đã viện dẫn sử sách Trung Quốc ntn? Theo suy luận của tác giả thì việc dời đô của các vua nhà Thương, nhà Chu nhằm mục đích gì? Kết quả dời đô đó ra sao?
- Trung Quốc là 1 nước lớn, có lịch sử phong kiến lâu đời, từ xưa đã có những cuộc dời đô được ghi lại trong sử sách:
 + Nhà Thương 5 lần dời đô 
 + Nhà Chu 3 lần dời đô 
- Tác giả đã chỉ rõ mục đích dời đô để đem lại lợi ích cho nước, cho dân: Mưu toan nghiệp lớn, xây dựng vương triều phồn thịnh, tính kế lâu dài cho con cháu =>Việc dời đô là chính đáng, đúng đắn có lợi cho dân tộc, có tác động lớn đến vận mệnh đất nước 
- Khẳng định kết quả việc dời đô ấy: vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh 
? Việc dẫn viện sử sách TQ với những số liệu cụ thể, suy luận chặt chẽ, LCU muốn diễn tả điều gì?
H:Lí Công Uẩn muốn khẳng định trong lịch sử đã từng có chuyện dời đô và nhiều cuộc dời đô đã đem lại kết quả tốt đẹp => Viện dẫn như vậy nhằm MĐ làm tiền đề chuẩn bị lí lẽ cho đv sau:Việc ông dời đô từ Hoa Lư đến Đại La là bình thường và hợp với qui luật .
GV dgiảng: 
- Việc dẫn liệu ấy thể hiện 1 đặc điểm tâm lí chi phối hành động của con người thời trung đại: Dựa theo mệnh trời và noi gương tiền nhân
-Việc dẫn ấy đã đặt ra một tiền đề về thực tế và lí luận như là điểm xuất phát cho luận điểm vì sao phải dời đô.
 Tiếp đó tg phê phán hai nhà Đinh- Lê cứ đóng đô ở Hoa Lư .
? Theo LCU hai triều Đinh- Lê đóng đô ở Hoa Lư là không còn thích hợp vì sao?
G gợ ý: dựa vào đv 2
- HLư là nơi ẩm thấp chật hẹp , giao thông không thuận lợi , kinh tế khó phát triển, không phải là chỗ hội tụ của muôn nơi trong cả nước, triều đại không được lâu bền, nhân dân khốn khổ  => bởi ko theo mệnh trời lại không hợp lòng người. Vì vậy ko còn thích hợp là kinh đô của nước Đại Việt nữa .
?Nhưng vì sao 1 nơi như thế mà hai triều Đinh Lê vẫn cứ đóng quân ở đấy?
? Hãy dưạ vào lsử để giải thích lí do vì sao 2 triều Đinh- Lê vẫn phải dựa vào Hoa Lư để đóng đô?
- Thời Đinh - Lê nước ta luôn phải chống chọi với giặc ngoại xâm, Hoa Lư là nơi địa thế kín đáo, hiểm yếu có thể dựa vào đó để đánh giặc. Hơn nữa thế và lực của hai triều chưa đủ mạnh nên họ vẫn phải dựa vào địa thế núi rừng hiểm trở của đất Hoa Lư, chưa dám nghĩ đến việc dời đô sang 1 nơi khác.
?Tg đã thể hiện tư tưởng, t/c gì trong câu văn “ Trẫm rất đau xótdời đổi” ? 
- tư tưởng dứt khoát, kiên quyết dời đô để xd đất nước lâu bền, vững mạnh=> t/c yêu nước thương dân sâu sắc, chân thành, tác động tới t/c người đọc. 
?Nx cách lập luận của tg trong lđ thứ nhất? Td của cách lập luận đó?
- H : pbyk như bảng chính=> LCU đã giúp chúng ta hiểu rõ lí do vì sao phải dời đô từ Hoa Lư về Đại La. 
G bình: Bằng lí lẽ lại kết hợp tình cảm chân thành Việc dời đô của LCU gắn 1 thời kì phát triển mới của đất nước Đại Việt. Dù phê phán hay ca ngợi, lí lẽ của nhà vua vẫn nhất quán trên cơ sở của mệnh trời, vận nước và đời sống của nhân dân. Cả về lí và tình ai cũng hiểu rằng việc dời đô ko thể ko làm. Đó là cái nhìn sáng suốt của 1 bậc minh quân, là điểm cốt lõi trong tư tưởng giữ nước của Lí Thái Tổ .
 Và từ lđ thứ nhất tg đã khéo léo chuyển sang lđ thứ 2: Khđ : thành Đại la là kinh đô muôn đời của các bậc đế vương. 
?Đọc phần văn bản thể hiện luận điểm2. NX về những câu văn ở đây?
H: những câu văn biền ngẫu cân đối nhịp nhàng
?Để làm sáng tỏ lđ 2, tg đã đưa ra những luận cứ nào?
GVgợi ý: Theo tác giả địa thế thành ĐL có những thuận lợi gì?
- Tác giả chỉ ra vị thế toàn diện của thành ĐL :
 +>Vị thế địa lí
 +>Vị thế về kinh tế, chính trị, văn hoá
- Là thắng địa của đất Việt. Đại la có đủ đk để trở thành kinh đô muôn đời của các bậc đế vương. 
GV:Đây là những câu văn hay nhất, sảng khoái nhất trong cả bài chiếu, những câu văn biền ngẫu , đối xứng nhịp nhàng, ngắn gọn súc tích, nối tiếp nhau: Về vị thế ĐL đẹp và hùng vĩ., cho nên ĐL là vùng đất lí tưởng để nhân dân sinh sống và phát triển về mọi mặt.
? Việc khẳng định ĐL xứng đáng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời có ý nghĩa gì?
-Thể hiện khát vọng của 1 đất nước độc lập, thống nhất, phồn thịnh, hùng cường và bền vững .
- Thế và lực của dân tộc ĐV đủ sức sánh ngang hàng với TQ, người nước Nam cũng có đế vương của mình và vững bền đến muôn đời .
=> Khát vọng và khí phách của Lí Thái Tổ thống nhất với khát vọng của nhân dân và phù hợp với yêu cầu của thời đại.
?Quan điểm dời đô về Đại La của LCU đã được chứng minh ntn trong thực tế lịch sử?
- Trong thực tế lịch sử: Thăng long- Hà Nội luôn là trái tim của Tổ Quốc. Thăng Long luôn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xh của đất nước cho đến ngày hôm nay. Thăng Long- HN luôn vững vàng trong mọi thử thách. Đúng là kinh đô bậc nhất muôn đời của các bậc đế vương.
? Bài chiếu được kết thúc bằng hai câu “trẫm muốnnghĩ thế nào”để lại trong em suy nghĩ gì ? Tại sao kết thúc bài chiếu không phải là mệnh lệnh mà là câu hỏi ?
- Kết thúc bất ngờ vì trong lời ban bố mệnh lệnh của một ông vua lại có những ngôn từ đối thoại như một lời tâm tình bàn bạc ->Nhà vua chỉ trình bày ý định và muốn lắng nghe ý kiến của triều thần. Lời lẽ ấy, thái độ ấy tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến tình cảm mọi người => tạo sự đồng cảm, gần gũi giữa vua với tôi, tạo sự hài hoà giữa lí và tình. 
? Qua bài chiếu, em hiểu thêm gì về LCU ?
H: Vị vua anh minh, yêu nước thương dân, có chí lớn, sắc sảo, sáng suốt, có tầm nhìn xa trông rộng về vận mệnh của đất nước.
?Nêu nội dung tư tưởng đặc sắc của bài chiếu ?
? Chứng minh rằng chiếu dời đô có sức thuyết phục lớn bởi sự kết hợp giữa lí và tình ?Lí và tình ở đây được thể hiện ntn?
* Lí là trình tự lập luận, cách trình bày luận điểm về sự cần thiết phải dời đô: 
- Đoạn đầu: viện dẫn việc dời đô của các triều nhà Thương và nhà Chu để làm tiền đề cho lđ, lí lẽ và cx của mình ở đoạn sau.
- Soi sáng tiền đề vào thực tế 2 triều đại Đinh- Lê để chỉ rõ thực tế ấy không còn phù hợp đối với sự phát triển của đất nước vì vậy sự dời đô là hết sức cần thiết. Và cuối cùng tg khẳng định chỉ có Đại La là nơi tốt nhất để chọn làm kinh đô muôn đời của các bậc đế vương.
- Kết cấu 3 đoạn văn trong vb rất tiêu biểu cho kết cấu của vb nghị luận.
- Lời văn cân xứng nhịp nhàng do sử dụng những câu văn biền ngẫu (biền: 2 con ngựa kéo xe sóng nhau; ngẫu: từng cặp)
* Tình là mối quan hệ, tình cảm thể hiện ở tấm lòng của nhà vua đối với quần thần khi ban chiếu : ở mỗi lđiểm, tg kế hợp bộc lộ những t/c, cx chân thành, sâu sắc 
+ ở lđiểm 1: lời văn đầy cảm thông đau xót: Trẫm đau xót về việc đó, ko thể ko dời đổi -> Nhà vua đã bộc lộ lòng mình ngay trong lúc ban bố mệnh lệnh , đó là tình yêu nước thương dân khiến cho bài chiếu trở nên xúc động .
+ Đặc biệt hai câu cuối văn bản, nhà vua đã bày tỏ tâm tình của mình với quần thần một cách thân tình, bình đẳng. Lời lẽ không mang tính mệnh lệnh, đơn thoại 1 chiều của vua đối với dân-> Khiến vua tôi gần gũi, tăng sức thuyết phục cho bài chiếu .
GV: Chiếu dời đô là văn bản nghị luận có kết hợp yếu tố biểu cảm một cách tự nhiên, hợp lí . Lí thì rõ ràng, cụ thể, chặt chẽ, lô gíc. Tình thì chân thành, sâu sắc, xúc động, hài hoà với lí. Chiếu dời đô thực sự là một VB có sức thuyết phục to lớn đối với người đọc, người nghe.
? Nêu nội dung tư tưởng đặc sắc của bài chiếu ?
H: -Trình bày ghi nhớ: sgk 
? Vì sao nói việc chiếu dời đô ra đời ra đời phản ánh ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt?
- Dời đô từ vùng núi Hoa Lư về đồng bằng đất rộng chứng tỏ nhà Lí đã đủ sức chấm dứt nạn pk cát cứ, thế và lực của dt Đại Việt đủ sức sánh ngang với phương Bắc. Định đô ở Thăng Long là thực hiện ý nguyện của nhd thu giang sơn về 1 môí, xd 1 đất nước tự cường, lớn mạnh.
 => Chiếu dời đô là tác phẩm mở đầu cho tinh thần yêu nước của nền văn học viết Việt Nam .
? Em biết những công trình kiến trúc nào của nhà Lí còn tồn tại đến ngày nay ? 
H: Chùa Một Cột, 
A/Giới thiệu chung:(10’)
1. Tác giả: (974-1028)
- Thông minh, nhân ái có chí lớn, sáng lập vương triều nhà lí 
2. Tác phẩm:
- Sáng tác 1010 - bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư về Đại La.
B/ Đọc - hiểu văn bản
1/ Đọc và chú thích (3’)
2/ Thể loại - Bố cục : (3’)
 - Thể chiếu: Sgk.
 - Phương thức: nghị luận. 
- Vấn đề nghị luận: sự cần thiết dời đô từ Hoa Lư về Đại La
3. Phân tích 
a. Lí do dời đô:
- Viện dẫn sử sách nói về việc dời đô của các vua bên Trung Quốc 
-> vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh.
=> làm tiền đề, chuẩn bị lí lẽ cho đv sau.
 - Khđ: kinh đô Hoa Lư của hai nhà Đinh Lê là ko còn thích hợp.
 ->sự cần thiết phải dời đô để xd đất nước lâu bền, hùng cường.
=>Số liệu cụ thể, lí lẽ chặt chẽ + tình cảm chân thành .
b. Đại La là kinh đô muôn đời của các bậc đế vương:
- Những câu văn biền ngẫu cân đối, nhịp nhàng.
- Khẳng định: 
+ vị thế toàn diện của thành ĐL về mọi mặt.
+ Nơi thắng địa của đất Việt.
-> kinh đô muôn đời của đất nước.
=> Khát vọng về đất nước độc lập, thống nhất và ý chí tự cường dân tộc .
4. Tổng kết: (5’)
4.1/Nội dung
- Khát vọng về một đất nước độc lập
4.2/Nghệ thuật
- Lập luận rõ ràng cụ thể, chặt chẽ, hợp lí, kết hợp giữa lí và tình => giàu tính thuyết phục. 
4.3/Ghi nhớ: SGK/ 51
C. Luyện tập (2’)
4.4. Củng cố: (2’)
?Khát vọng nào củaLí Công Uốn được thể hiện qua bài thơ ? 
4.5 Hướng dẫn học bài: (3’)
- Học bài, thuộc ghi nhớ; hoàn thành luyện tập.
+ Tập đọc “Chiếu dời đô” theo yêu cầu cuả thể loại.
+ Sưu tầm tài liệu về Lí Thái Tổ và lịch sử Hà Nội.
- Chuẩn bị bài “Câu phủ định”
+ Ôn các kiểu câu phân loại theo mục đích nói.
5. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: Tiết 94
Ngày giảng: 
 Câu phủ định
1. Mục tiêu cần đạt: 
1.1/ Kiến thức :
- Đặc điểm hình thức của câu phủ định.
- Chức năng của câu phủ định.
1.2/ Kĩ năng :
- Nhận biết câu phủ định trong các văn bản.
- Sử dụng câu phủ định phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. 
- Rốn kĩ năng : ra quyết định, giao tiếp trỡnh bày suy nghĩ, ý tưởng
1.3. Thỏi độ :
- Giáo dục ý thức học tập, tự giác, tích cực.
2. Chuẩn bị:
- GV : Sgk , sách giáo viên, tài liệu tham khảo, bảng phụ.
- HS : Ôn các kiểu câu phân loại theo mục đích nói.
3. Phương pháp: Qui nạp, luyện tập, thực hành , hđ nhóm, cá nhân.
4. Tiến trình bài dạy:
4.1. ổn định 
4.2.Kiểm tra : (5’)
? Nêu các chức năng của câu trần thuật và làm bài tập 3 SGK. T47
? H2 lên bảng làm bài tập 6 T47. SGK
- Yêu cầu cần đạt: Nêu được các chức năng sau: kể, thông báo, miêu tả, nhận định, yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm cảm xúc.
+ Viết được đoạn văn đối thoại có sử dụng cả 4 kiểu câu đã học.
H: 
4.3 Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
GV: Yêu cầu H đọc các ví dụ 1( a.b.c.d)/ 52
H: Đọc bài.
? Các câu b.c.d trong vd 1 có đặc điểm hình thức gì khác so với câu a?
H: Các câu b.c.d có đặc điểm hình thức khác câu a là có từ: ko, chưa, chẳng =>đó là từ ngữ có ý phủ định. 
? Những câu này có gì khác với câu a về chức năng?
- Câu a: Khẳng định việc nói trong câu là có diễn ra. (việc Nam đi Huế)=> câu khẳng định.
- Câu b.c.d: Phủ định sự việc nói trong câu là không xảy ra.
G: => đó là câu phủ định miêu tả.
H: Đọc đoạn trích 2
? Câu nào là câu chứa từ ngữ phủ định?
H:
- Không phải, nó chần chẫnđòn càn 
- Đâu có !
? Những câu có từ ngữ phủ định được dùng để làm gì?
- Phản bác lại ý kiến nhận định của người đối thoại: thầy sờ ngà phản bác ý kiến của thầy sờ vòi; thầy sờ tai phản bác ý kiến của thầy sờ ngà.
GV: ở vd 2, câu phủ định với chức năng bác bỏ ý kiến, nhận định của người khác gọi là câu phủ định bác bỏ.
? Từ phân tích 2 ví dụ trên, hãy cho biết đặc điểm hình thức chức năng của câu phủ định? 
H: Trình bày ghi nhớ: sgk
? Đặt hai câu phủ định miêu tả và bác bỏ? 
H: đặt câu- G chữa.
I. Đặc điểm hình thức và chức năng (15’)
1. Phân tích ngữ liệu: SGK/52
* VD 1: 
 Câu b, c, d:
 - Hình thức: chứa các từ ngữ phủ định (chẳng, chưa, ko)
- Chức năng:
+ Thông báo, xác nhận sự việc trong câu không xảy ra. 
=> câu phủ định miêu tả
* VD2:
- Câu chứa từ ngữ phủ định:
+ Không phải,..đòn càn.
+ Đâu có!
- Chức năng: Phản bác lại ý kiến nhận định của người đối thoại => câu phủ định bác bỏ.
2. Ghi nhớ: sgk/ 53.
B. Luyện tập: (20’)
Bài 1:
Xác định câu phủ định
	a>Bằng hành động đó, ko cócho tương lai
	(phủ định miêu tả)ư 
	b>Cụ cứ thế chứ nó chả hiểu gì đâu !
	(phủ định bác bỏ)
	 Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt. 
	(phủ định MT)
	d>Không chúng con không đói nữa đâu!
	(phủ định bác bỏ)
Bài 2:
	a. Ba câu trên đều là câu phủ định vì có từ ngữ phủ định :
	+ Ko (a.b)
	+ Chẳng (c)
	b. Cả 3 câu đều có 1 từ ngữ phủ định + 1 từ phủ định khác( vd a); 1 từ phủ định kết hợp với 1 từ bất định (vd b); 1 từ phủ đinh + 1 từ nghi vấn ( vd c) => các câu có ý nghĩa khẳng định chứ không phải phủ định => dùng câu phủ định để kh.định
Bài 3:
	a/ Nếu thay đổi các từ ngữ phủ định thì ý nghĩa của câu ntn? 
Thay không = chưa -> viết lại là: Choắt chưa dậy được, nằm thoi thóp.
=> ý nghĩa của cả câu thay đổi.Vì:
+ Chưa: Phủ định 1 điều mà cho tới thời điểm nàođó ko có nhưng sau đó có thể có 
	 + Ko: Có ý phủ định ở thời điểm nào đó , nhưng ko có hàm ý là về sau có thể có. 
 b/ Câu của T.Hoài là thích hợp với mạch truyện hơn:
	 +Khụng nữa : Phủ định 1 điều vào 1 thời điểm nào đó và kéo dài mãi mãi.
Bài 4:
 * Các câu trong bài ko phải là câu phủ định, nhưng có ý nghĩa phủ định (phản bác).
 * Đặt lại câu có ý nghĩa tương đương:
 	- Chẳng có gì là đẹp.
 - Không có chuyện đó.
 - Bài thơ này chẳng hay.
 - Tôi đâu có sung sướng như cụ tưởng. 	
 Bài 5 : Viết đoạn văn
	Viết đoạn văn đối thoại có sử dụng câu phủ định 
	Học sinh viết . GV uốn nắn 
4.4. Củng cố (2’) 
-Yêu cầu nội dung nhắc lại nội dung bài dạy
4.5 Hướng dẫn chuẩn bị bài (3’)
- Học bài, hoàn thành bài.
- Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương.
+ Ôn văn thuyết minh.
+ Sưu tầm tư liệu về cảnh đẹp quê hương em.
5. Rút kinh nghiệm 
Ngày soạn: Tiết 97
Ngày giảng:	
 Chương trình địa phương
1. Mục tiêu cần đạt: 
1.1/ Kiến thức :
- Những hiểu biết về danh lam thắng cảnh của quê hương.
- Các bước chuẩn bị và trình bày văn bản thuyết minh về di tích lịch sử, (danh lam thắng cảnh) ở địa phương.
1.2/ Kĩ năng :
- Quan sát, tìm hiểu, nghiên cứu,...vè đối tượng thuyết minh cụ thể là danh lam thắng cảnh của quê hương.
- Kết hợp các phương pháp, các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự, nghị luận dể tạo lập một văn bản thuyết minh có độ dài 300 chữ.
1.3. Thỏi độ : 

File đính kèm:

  • docTuan 23 (tiet 89-92).doc