Giáo án Ngữ văn 8 - Chiếc lá cuối cùng

-GV:Học sinh đọc phần 2 từ đoạn ngày hôm đó trôi qua.Vẽ Vịnh Naplơ.

Em hãy miêu tả cho cả lớp nghe hình ảnh chiếc lá thường xuân cuối cùng khi Xiu kéo mành lên trong tiết học trước?

- HS: Ngày đầu kéo lên chiếc lá vẫn còn bám lấy cành; Gió bấc ào ào thổi, mưa vẫn đập mạnh vào cửa sổ và rợi lộp độp xuống đất từ mái hiên thấp kiểu Hà Lan ->Thời tiết vô cùng giá lạnh, khắc nghiệt, đe doạ sự sống của chiếc lá và cả Giôn-xi.

- Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó ->Chiếc lá đã chống chọi kiên cường với mưa và gió tuyết bám lấy sự sống, trái ngựơc với buông xuôi yếu đuối đến tuyệt vọng của cô

 

doc8 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 1288 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Chiếc lá cuối cùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Chiếc lá cuối cùng
A. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức: Giúp HS cảm nhận được từ văn bản:
 - Tình yêu thương cao cả giữa những con người lao động nghèo khổ, nhận ra ý nghĩa về số phận, định mệnh và niềm tin, thấy được nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vì sự sống con người.
- Cách kết thúc truyện theo kiểu đảo ngược tình huống hai lần đã gây bất ngờ và hứng thú cho người đọc.
- Sự kết hợp giữa các yếu tố miêu tả và biểu cảm trên nền tự sự là đặc điểm của phương thức biểu đạt trong văn bản này.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc, kỹ năng tóm tắt truyện, phân tích nhân vật.
3. Thái độ: Giáo dục tình yêu thương con người, tình yêu nghệ thuật, có ý thức đưa yếu tố biểu cảm, miêu tả khi làm văn tự sự.
	Trên cơ sở mấy trang văn bản trích phần kết thúc tác phẩm chiếc lá cuối cùng của tác giả O hen ri, học sinh khám phá vài nét cơ bản nghệ thuật viết truyên ngắn của nhà văn Mỹ này, rung động trước cái hay, cái đẹp và lòng cảm thông của tác giả với nỗi bất hạnh của người nghèo khổ.
B. Chuẩn bị.
- Chú ý kết hợp với văn bản chiếc lá cuối cùng nhưng vẫn cần chú ý tới văn bản in trong sách giáo khoa. Máy chiếu kết hợp. 
- Tìm hiểu thêm về tác giả O hen ri.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học.
* Kiểm tra bài cũ.
Kiểm tra việc viết đoạn văn tự sự có đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
* Bài mới 
Giới thiệu bài.
Slide ngắn gọn dẫn dắt các tác phẩm văn học nữa ngoài đã được học ở các tiết trước; giới thiệu ngắn gọn về đất nước Mỹ, ngắn gọn 1 vài tác giả nổi tiếng người Mỹ Và O – hen – ri chính là tác giả mà chúng ta có dịp tìm hiểu hôm nay với tác phẩm Chiếc lá cuối cùng.
*Tiến trình bài học
Hoạt động của GV – HS
Nội dung bài học
Ghi chú
HĐ1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung
TT1: Tìm hiểu tác giả
- Mời học sinh đọc tiểu dẫn, phát biểu những nét chính về tác giả.
-Giáo viên chốt lại ý chính và cung cấp thêm tư liệu.
TT2: Tìm hiểu tác phẩm
- Giáo viên giới thiệu về giá trị của truyện; vị trí đoạn trích.
HĐ2: Hướng dẫn học sinh Đọc –hiểu văn bản
TT1: Đọc – tìm hiểu chú thích.
-Giáo viên đọc mẫu 1 đoạn, mời học sinh đọc.
- Tóm tắt lại truyện ngắn.
TT2: Phân tích tác phẩm
* Nhân vật Giôn –xi
-GV: Tại sao Giôn –xi lại mở to cặp mắt, thẩn thờ nhìn tấm mành mành và thều thào: kéo nó lên?
-HS: Cô muốn nhìn chiếc lá thường xuân cuối cùng đã rụng chưa bởi trong ý nghĩ của cô chiếc lá rụng đồng nghĩa với việc cô sẽ lìa đời.
-GV: Em hình dung như thế nào về Giôn – xi và trạng thái tinh thần của cô?
-HS: Một cô gái yếu ớt gần như cạn kiệt sức sống, không còn tin vào sự sống của mình, buông xuôi, chán nản chờ đợi phút ra đi.
-GV: Em có nhận xét gì về cô họa sĩ trẻ? Liệu ý nghĩ chờ đợi cái chết đó là tích cực hay tiêu cực.
I.Tìm hiểu chung
1. Tác giả: O-hen-ri (1862 – 1910).
-Là nhà văn chuyên viết truyện ngắn người Mỹ.
2. Tác phẩm 
Chiếc lá cuối cùng là một truyện ngắn xuất sắc của ông. Đây là phần cuối của truyện ngắn này.
II.Đọc – hiểu văn bản
Đọc – tìm hiểu chú thích.
Tóm tắt truyện
Phân tích
Nhân vật Giôn – xi
-Chờ đợi cái chết bằng việc đếm lá thường xuân -> lá cuối cùng rụng xuống -> cô chết.
-Yếu đuối, thiếu nghị lực sống.
-Cô đơn, tuyệt vọng
Slide cung cấp thêm vài nét về tác giả.
-dẫn chứng 1 số tác phẩm của ông phân tích ngắn gọn -> ND: tinh thần nhân đạo thấm đẫm; NT: kết thúc bất ngờ.
-Phân chia bố cục.
-Hệ thống chú thích khó lên Slide.
- Giáo viên giới thiệu về nhân vật Giôn – xi bằng hình ảnh, tóm tắt các tình tiết chính về nhân vật.
Hoạt động của GV – HS
Nội dung bài học
Ghi chú
-GV:Học sinh đọc phần 2 từ đoạn ngày hôm đó trôi qua....Vẽ Vịnh Naplơ.
Em hãy miêu tả cho cả lớp nghe hình ảnh chiếc lá thường xuân cuối cùng khi Xiu kéo mành lên trong tiết học trước?
HS: Ngày đầu kéo lên chiếc lá vẫn còn bám lấy cành; Gió bấc ào ào thổi, mưa vẫn đập mạnh vào cửa sổ và rợi lộp độp xuống đất từ mái hiên thấp kiểu Hà Lan ->Thời tiết vô cùng giá lạnh, khắc nghiệt, đe doạ sự sống của chiếc lá và cả Giôn-xi.
- Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó ->Chiếc lá đã chống chọi kiên cường với mưa và gió tuyết bám lấy sự sống, trái ngựơc với buông xuôi yếu đuối đến tuyệt vọng của cô
-GV: Chiếc lá đã không rụng sau đêm mưa gió khủng khiếp đã thay đổi điều gì trong tư tưởng của cô hoạ sĩ? Tìm những biểu hiện đó?
Quả thực Giôn- xi đã hồi sinh trước sự gan góc của chiếc lá chống chọi kiên cường bám lấy sự sống. Cô nhận thấy mình đã yếu đuối và tội lỗi biết bao nhiêu. Từ kiệt sức chỉ còn 1 phần sống, muốn chết giờ đây cô đã mong muốn được tiếp tục sáng tạo. Vẽ Vịnh Na-pLơ. đan chiếc khăn quàng, xem chị nấu nướng... 
-GV:Bên cạnh Giôn-xi luôn có Xiu. Em hãy tìm những chi tiết thể hiện tình cảm của Xiu dành cho bạn?
Em có nhận xét gì về ngôn ngữ kể chuyện của O-hen- ri?
*Nhân vật Bơ – men
-GV: Tại sao Xiu và cụ Bơ- men ngó ra ngoài cửa sổ, họ nhìn nhau và chẳng nói năng gì? Thái độ sợ sệt khi nhìn những chiếc lá rụng nói lên điều gì về cụ? 
-HS: Lo lắng về số phận của Giôn – xi.
-GV: Cụ đã tiến hành công việc đó trong điều kiện hoàn cảnh như thế nào? Em hãy hình dung tưởng tượng công việc trong đêm đó của cụ và miêu tả lại? Em có nhận xét gì về điều kiện đó.Thời gian, không gian, thời tiết?
Cảm xúc của em khi hình dung về việc làm của người hoạ sĩ già ấy? 
*Suốt cuộc đời người nghệ sĩ già ấy vẫn đi tìm cho mình một tác phẩm nghệ thuật để đời. Có lẽ khi sáng tạo bức tranh ấy trong đêm tối cụ ko nghĩ mình đang làm nghệ thuật? Điều gì hối thúc cụ làm như vậy? (lòng yêu thương con người)
Và Giôn- xi đã sống, chiếc lá thường xuân cuối cùng kỳ diệu. bác sĩ nói cô đã thắng. Từ bệnh tật chỉ còn một phần cô hoạ sĩ trẻ đã tìm lại sự sống niềm tin và khao khát tương lai. Cô đã thoát khỏi chứng bệnh viêm phổi. Còn cụ Bơ men đã trút hơi thở cuối cùng trong bệnh viện cũng bởi chính căn bệnh đó.
-GV: Từ chiếc lá cuối cùng tác phẩm nghệ thuật của cụ, em nhận xét gì về giá trị nghệ thuật? Dẫn chứng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ sức mạnh của nghệ thuật, những bài hát, nhừng bài thơ cùng lên đường ra mặt trận hun đúc ý chí con người...
-GV: Những nhân vật trí thức nghèo khổ đã sống với nhau thật chân tình. Qua tác phẩm nhà văn muốn gửi gắm một thông điệp gì tới con người? hãy yêu thương nhau, hãy quan tâm và chia sẻ nhau khi khó khăn...Đó là cái thiện, cái đẹp đó là những vấn đề mà tác phẩm hướng tới sâu sa.
 HĐ3: Hướng dẫn học sinh tổng kết bài học.
-Giôn –xi đã vượt qua cái chết bởi chiếc lá cuối cùng vẫn mãi còn đó.
- Sự yếu đuối, buông xuôi của Giôn –xi >thủ pháp đối lập; ước muốn vẽ vịnh Na – plơ; tin vào cuộc sống, biết ước mơ và có khát vọng trở lại.
*Xiu: Chân thành, yêu thương cưu mang người bạn trong lúc hoạn nạn.
- Ngôn ngữ: Chân thành tha thiết yêu thương, đặc biệt lời thoại phù hợp với tính cách nhân vật và sâu lắng.
b.Kiệt tác của cụ Bơ –men
-Cụ Bơ –men là một họa sĩ nghèo, ấp ủ vẽ nên một kiệt tác.
-Yêu thương, lo lắng cho số mệnh Giôn –xi.
- Vẽ chiếc lá cuối cùng khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống để cứu mạng Giôn –xi.
-Trời rét, lạnh buốt, tối tăm, tuổi già > thủ pháp đối lập; lòng yêu thương con người, đức hi sinh cao cả; giá trị chân chính của nghệ thuật “nghệ thuật vì con người”.
+ Nghệ thuật :
- Tình tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ khéo léo.
- Truyện đảo ngược tình huống hai lần .
(Giôn xi từ đầu cứ gần đến cái chết sau đó tình huống đảo ngược lại làm độc giả bất ngờ).
Cụ Bơ- men khoẻ mạnh là thế Kết thúc bất ngờ)
III. Tổng kết
(SGK)
-trích lời Giôn –xi sau khi nhìn chiếc lá vẫn nằm ở trên cây:
Em là một con bé hưCó một cái gì đó để em thấy  Cho em xin chút sữa pha rượu vang đỏ... Muốn vẽ vịnh
 Na –plơ
Xiu lo sợ trước sự tuyệt vọng của bạn, sự tận tình chăm sóc của Giôn - xi.
Nỗi lo sợ khi nhìn lá thường xuân.
Chăm sóc bạn chu đáo và gương mặt hốc hác.
Nói những lời nhẹ nhàng ân cần.
(Mở rộng về sức mạnh của niềm tin chiến thắng định mệnh của Giôn –xi)
Hệ thống hóa bằng sơ đồ tư duy.

File đính kèm:

  • docBai_8_Chiec_la_cuoi_cung.doc
Giáo án liên quan