Giáo án Ngữ văn 8 - Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa

Trong bài ca dao số 2 cần nhấn mạnh vẻ đẹp bên ngoài với phẩm chất bên trong không được biết đến, trọng tâm chính của những lời than thân.

 

Gv: (bổ sung): Vì sao lời than thân lại là những những phụ nữ trong HPK xưa?

- Họ không có quyền lợi, sự lựa chọn hôn nhân cho chính bản thân,

- Số phận họ bị ràng buộc vào những lễ giáo phong kiến hà khắc: công dung ngôn hạnh, tam tòng tứ đức.

 

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 4224 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày soạn	: 01/10/2014
	Ngày dạy	: 06/10/2014
	Tiết	 : 25 + 26 ppct
Đọc văn:
CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG TÌNH NGHĨA
I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Cảm nhận được nỗi niềm và tâm hồn của người bình dân xưa qua những câu hát than thân và lời ca yêu thương tình nghĩa.
- Nhận thức rõ thêm nghệ thuật đậm màu sắc dân gian trong ca dao.
II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1.Kiến thức
	Nỗi niềm xót xa, đắng cay và tình cảm yêu thương thuỷ chung đằm thắm ân tình của người bình dân trong xã hội cũ.
 Những đặc sắc của nghệ thuật dân gian trong việc thể hiện tâm hồn người lao động.
2.Kĩ năng
	Đọc hiểu ca dao theo đặc trưng thể loại.
III.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
	- Sgk. Sgv
	- Các bảng hệ thống
	- Bài soạn
IV.CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
	Gv tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp: trả lời câu hỏi, vấn đáp. Làm bài tập vận dụng
V.TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC
1. Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ
	Gv kiểm tra sự chuẩn bị bài mới, bài tập, bảng hệ thống của học sinh.
3.Bài mới
Hoạt động của Gv - Hs
Nội dung cần đạt
Cho hs đọc tiểu dẫn trong sgk
Qua phần tiểu dẫn trong sgk em hãy cho biết những nét khái quát về ca dao?
Nội dung? Phân loại theo chủ đề?
Nghệ thuật tiêu biểu trong ca dao? ( Về thể loại, lối diễn đạt, ngôn ngữ)?
Gv: nhấn mạnh về ngôn ngữ trong ca dao: bình dị, với những lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân, hình ảnh cũng gần gũi thân thuộc, dễ hình dung và dễ hiểu....
Phân tích theo chủ đề: Ca dao than thân với bài số 1 và số 2.
Cho hs đọc 2 bài ca dao: nhấn mạnh đọc to, rõ ràng và truyền đạt (phù hợp với thể loại trữ tình)
Hai bài ca dao trên có những đặc điểm chung nào về nghệ thuật? Nội dung?
Điểm riêng của từng bài ca dao? Hướng dẫn hs phân tích từng bài ca dao cụ thể với những chi tiết hình ảnh có trong bài ca dao.
Trong bài ca dao số 2 cần nhấn mạnh vẻ đẹp bên ngoài với phẩm chất bên trong không được biết đến, trọng tâm chính của những lời than thân.
Gv: (bổ sung): Vì sao lời than thân lại là những những phụ nữ trong HPK xưa?
- Họ không có quyền lợi, sự lựa chọn hôn nhân cho chính bản thân, 
- Số phận họ bị ràng buộc vào những lễ giáo phong kiến hà khắc: công dung ngôn hạnh, tam tòng tứ đức....
Hướng dẫn hs phân tích bài ca dao số 4: thuộc thể loại ca dao tình nghĩa
 Bài ca dao số 4 dùng thủ pháp nghệ thuật gì? Nêu những hình nhr biểu tượng thể hiện tâm trạng người phụ nữ trong bài ca dao?
Mỗi một hình ảnh nói lên những tâm trạng khác nhau. Phân tích từng hình ảnh....
Hình ảnh khăn?
Hình ảnh đèn? 
Hình ảnh đôi mắt?
Tâm trạng chung của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến: duyên phận, tuổi xuân, hạnh phúc, số phận?
Hai câu cuối em rút ra điều gì về tâm trạng cô gái?
 Gv: Đặt trong xã hội xua thời bấy giờ mới thấu hiểu hết nỗi lòng của cô gái.
Qua đó cho thấy tâm trạng gì của người phụ nữ? 
Cho biết hình ảnh gường, muối với đời sống người dân?
Theo em hiểu hình ảnh gừng cay, muối mặn thể hiện điều gì?
Gv: nhấn mạnh về tình cảm thủy chung và hình ảnh gừng cay, muối mặn. Tại sao lại nói tới hình ảnh này khi nói về tình cảm thủy chung của con người?
Gv: hướng dẫn hs tổng kết lại phần nội dung và nghệ thuật
I. Tìm hiểu chung
1. Khái niệm
- Là thể loại trữ tình dân gian
- Ca dao là phần lời thơ của những bài hát dân gian. 
- Trong diễn xướng, ca dao đi kèm với các làn điệu
2. Đặc điểm
a) Nội dung
- Ca dao diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân.
- Phân loại theo chủ đề:
 + Ca dao than thân
 + Ca dao yêu thương, tình nghĩa
 + Ca dao hài hước
b) Nghệ thuật
- Thể loại : + Lục bát
 + Lục bát biến thể
 + Song thất lục bát
 + Vãn 4
 + Vãn 5
- Lối diễn đạt: Giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, nhân hoá… sử dụng một số công thức mang đậm sắc thái dân gian.
- Ngôn ngữ: Bình dị, là lời ăn tiếng nói của nhân dân đã được gọt giũa.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Ca dao than thân
a) Bài ca dao số 1, bài ca dao số 2
Bài số 1: 
 Thân em như tấm lụa đào
 Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
Bài số 2: 
 Thân em như củ ấu gai
 Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.
 Ai ơi, nếm thử mà xem!
 Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi.
Điểm chung: 
- Nghệ thuật: + Cách mở đầu bằng từ “thân em” -> than thở về thân phận.
+ Nhân vật trữ tình: Người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
+ Dùng biện pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ.
- Nội dung: 
 + Đều nói về nỗi khổ của người phụ nữ
+ Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của họ.
Điểm riêng:
* Bài ca dao số 1: 
 Thân em như tấm lụa đào
 Vẻ đẹp ngoại hình, (đẹp, bền, quý)
 tâm hồn	 
 Bị coi rẻ như 	phất phơ giữa chợ
một món hàng trao tay người này sang (người khác, cò kè thêm bớt) 
Số phận bấp bênh biết vào tay ai
(bị lệ thuộc hoàn toàn) (phụ thuộc vào kẻ mua, người bán) 
=> Nỗi khổ về đời sống tinh thần, nỗi lo về số phận.
* Bài ca dao số 2:
- Nghệ thuật so sánh: thân phận người phụ nữ với củ ấu gai
- Nghệ thuật đối lập: 
 Củ ấu vỏ ruột
 Đen trắng
Người phụ (hình thức bên ngoài) (phẩm chất tâm hồn
 nữ trong trắng, cao đẹp)
 do ngoại hình không được biết đến
 do lao động cực khổ 
=> Lời than về nỗi vất vả, giá trị không được biết đến, đồng thời là lờ khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ. 
2. Ca dao yêu thương tình nghĩa
a) Bài ca dao số 4
- Thủ pháp: nỗi nhớ được nói bằng những hình ảnh biểu tượng:
 + Khăn, đèn : hình ảnh nhân hoá
 + Mắt: hình ảnh ẩn dụ
- Hình ảnh “khăn”: vật trao duyên, vật kỷ niệm gợi nhớ, gói trọn tình cảm lứa đôi.
 + Điệp khúc “khăn”: nhắc lạ 6 lần
 “khăn thương nhớ ai”: nhắc lại 3 lần
 -> Diễn tả nỗi nhớ da diết, triền miên
 + Động từ: xuống, lên, rơi, vắt và cách gieo vần bằng
 -> Tâm trạng ngổn ngang trăm mối tơ vò, nhớ đến nỗi không tự chủ được bước đi dáng đứng “ra ngẩn vào ngơ”
à Một nỗi nhớ da diết mỏi mòn của cô gái
- Hình ảnh ngọn đèn
+ Gợi nhớ đêm khuya vò võ, canh tàn
+ Nỗi nhớ chuyển từ ngày sang đêm
+ Hỏi đèn -> hỏi chính mình: thao thức trằn trọc
 -> Nỗi nhớ kéo dài dằng dặc theo thời gian
- Hình ảnh đôi mắt
+ Đôi mắt: của sổ tâm hồn, nơi tập trung diễn tả tâm trạng của con người.
+ Hỏi đôi mắt, hay hỏi chính mình: bộc lọ trực tiếp nõi nhớ khắc khoải của cô gái.
à “Đèn không tắt, mắt ngủ không yên” diemx tả nỗi nhớ khắc khảo triền miên.
- Hai câu cuối
+ Từ thể thơ 4 chữ -> thể lục bát: tạo tâm trạng nhẹ nhàng, xao xuyến, bồn chồn hơn.
+ Thương cho người yêu, lo cho số phận mình, duyên phận lứa đôi.
=> Tâm trạng đầy lo âu, nhưng vẫn chan chứa yêu thương, một nỗi lo về tuổi xuân, duyên phận.
b) Bài ca dao số 6
- Hình ảnh muối, gừng: những gia vị, liều thuốc quý trong bữa ăn, gắn với đời sống người dân.
- Hình ảnh muối mặn, gừng cay: tượng trưng cho sự gắn bó, yêu thương thuỷ chung của con người, đặc biệt trong tình cảm vợ chồng.
- Trải qua bao thử thách gian lao – mới thấm thía được tình thuỷ chung.
- Lối nói trùng điệp: khắc sâu thân tình nghĩa sắc son, bất chấp thời gian.
- Hai câu cuối : lời khẳng định
+ Độ mặn của muối, độ cay của gừng thì có hạn
+ Tình nghĩa con người là mãi mãi, bền vững hơn cả thời gian.
=> Ca ngợi lối sống tình nghãi, thủy chung của người bình dân xưa
III. Tổng kết
1. Nội dung
Ngợi ca và khẳng định vẻ đẹp đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của người bình dân Việt Nam xưa trong ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa.
2. Nghệ thuật
- Công thức mở đầu quen thuộc: Thân em (ca dao than thân)
- Hình ảnh biểu tượng: gần gũi
- Cách so sánh, ẩn dụ, thể thơ lục bát, song thất lục bát....
IV. Luyện tập
Bài tập trong sgk và sách bài tập Ngữ văn 10
VI. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
1. Củng cố: Nắm được khái niệm, các đặc trưng cơ bản của ca dao. Đặc điểm của ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa
2. Dặn dò: Học bài cũ, làm bài tập, chuẩn bị bài mới…
===š–&—›===

File đính kèm:

  • docCa dao than than yeu thuong tinh nghia.doc
Giáo án liên quan