Giáo án Ngữ văn 7 - Vi Thị Thơm - Tuần 1

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Nhận diện được hai loại từ ghép: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ

- Hiểu được tính chất phân nghĩa của từ ghép chính phụ và tính chất hợp nghĩa của từ ghép đẳng lập

- Có ý thức trau dồi vốn từ và biết sử dụng từ ghép một cách hợp lí.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:

 1. Kiến thức:

- Cấu tạo của từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập.

- Đặc điểm về nghĩa của các từ ghép chính phụ và đẳng lập.

 2. Kỹ năng:

- Nhận diện các loại từ ghép.

- Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ.

- Sử dụng từ: dùng từ ghép chính phụ khi cần diễn đạt cái cụ thể, dùng từ ghép đẳng lập khi cần diễn đạt cái khái quát.

 3. Thái độ:

- HS có ý thức trau dồi vốn từ và biết cách sử dụng từ từ ghép một cách hợp lí vào nói và viết.

C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp động não, thảo luận nhóm

 

doc15 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1575 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Vi Thị Thơm - Tuần 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 người lớn hơn khi thu dọn đồ chơi .
H: Đã tin tưởng như thế, đã khẳng định “ còn điều gì để lo lắng quá đâu” nhưng người mẹ vẫn không ngủ được . Vì sao vậy? 
- HS: - Vì ngươì mẹ nôn nao nghĩ về ngày khai trường năm xưa của mình . Khi ấy mẹ có tâm trạng nôn nao, hồi hộp trên đường tới trường và chơi vơi hốt hoảng khi phải xa bà ngoại.
H: Theo dõi những việc làm và suy nghĩ của người mẹ vào cái đêm trước ngày khai trường đầu tiên của con, em có thể nói gì về người mẹ này .
- HS Sử dụng phương pháp động não suy nghĩ độc lập và trả lời: 
H: Đặt câu hỏi có vấn đề- HS suy nghĩ và trả lời 
->Em hiểu câu nói “sai một li đi một dặm” có ý nghĩa gì khi gắn với sự nghiệp giáo dục?
- HS: Không được sai lầm trong gia đình vì gia đình quyết định tương lai của đất nước
H: Ngày khai trường rất quan trọng. Từ đó ta có thể nhận thấy giáo dục có một vai trò quan trọng như thế nào đối với cuộc sống mỗi người và toàn xã hội.
H: Nếu cho rằng những suy nghĩ của người mẹ về nền giáo dục Nhật Bản ấy ẩn chứa những ước mơ, mong muốn cho con mình. Con có đồng ý không? Đó là ước mơ gì?
- GV: Ước mơ mà bất kì bậc cha mẹ nào cũng mong đó là con mình được hưởng một nền giáo dục tiến bộ nhất, mọi trẻ em được chăm sóc giáo dục với tất cả sự quan tâm của xã hội.
H: Hãy nêu ý nghĩa cơ bản của văn bản? 
- Hs thảo luận nhóm – 4 phút – GV nhận xét, chốt ý 
(GV gọi HS đọc ghi nhớ sgk- 9)
- GV dẫn dắt HS thảo luận nhóm. 
* Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
(- HS miêu tả ngắn gọn quang cảnh ngày khai trường, chú ý đến sự việc, cảm xúc...)
- (Ngày đầu tiên đi học, Tiếng trống trường em…)
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tác giả: Lí Lan (1957) là một nữ nhà văn, nhà thơ và dịch giả tiếng Anh của Việt Nam.
2.Tác phẩm:
a. Xuất xứ: Là một bài kí được trích từ bài báo Yêu trẻ số 166 - Thành phố Hồ Chí Minh, ra ngày 1/9/2000.
b. Thể loại: Văn bản nhật dụng đề cập tới những mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
- Nhân vật chính: Người mẹ, đứa con.
- Ngôi kể thứ nhất -> Rất ít sự việc, chi tiết; chủ yếu là tâm trạng của người mẹ và đứa con.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Đọc – Tìm hiểu từ khó:
- Chú thích: 1,2,4,9.
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục: 2 đoạn
P1. Từ đầu đến ngày đầu năm học.
P2. Còn lại.
b. Phân tích:
b1. Những tình cảm dịu ngọt người mẹ dành cho con.
- Trìu mến, quan sát những việc làm của con ( giúp mẹ thu dọn đồ chơi, háo hức thức dậy cho kịp giờ..)
- Vỗ về để con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con 
=> Yêu thương, vỗ về, dành tất cả tình cảm cho con
b2. Tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ được: 
- Mẹ không tập trung được vào việc gì cả. - Suy nghĩ về việc làm cho ngày đầu tiên con đi học thật sự có ý nghĩa
- Lên giường nằm là trằn trọc.
- Không ngủ được.
- Ấn tượng về buổi khai trường đầu tiên.
=> Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình với con cái 
b3. Cảm nghĩ của mẹ về giáo dục trong nhà trường.
- Ngày khai trường rất quan trọng
- Không được sai lầm trong giáo dục 
- Khẳng định vai trò của nhà trường đối với con người.
- Thể hiện niềm tin tưởng ở sự nghiệp giáo dục: khích lệ con đến trường học tập.
=> Suy nghĩ về vai trò của giáo dục đối với thế hệ tương lai
3. Tổng kết:
a. Nghệ thuật:
- Lựa chọn hình thức tự bạch như những dòng nhật kí của người mẹ đối với con.
- Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm.
b. Nội dung:
⃰ Ý nghĩa của văn bản: Văn bản thể hiện tấm lòng , tình cảm của người mẹ đối với con, đồng thời nêu lên vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
⃰ Bài cũ: Viết một đoạn văn ghi lại suy nghĩ của bản thân về ngày khai trường đầu tiên.
 - Sưu tầm một số văn bản hoặc bài hát có nội dung về ngày khai trường.
- Nắm vững nội dung và ý nghĩa văn bản.
⃰ Bài mới: Soạn bài Mẹ tôi.
E. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
*****************************************
Tuần: 1 Ngày soạn: 16/08/2014
Tiết PPCT: 2 Ngày dạy: 18/08/2014
MẸ TÔI
(Trích Những tấm lòng cao cả )
Ét Môn – Đô Đơ A – Mi – Xi
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Qua bức thư của người cha gởi cho người con mắc lỗi với mẹ, hiểu được tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất đối với mỗi con người.
B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
 1. Kiến thức: 
Sơ giản về tác giả Ét – môn – đô Đơ A – mi - xi
Cách giáo dục vừa nghiêm khắc, vừa tế nhị, có lí và có tình của người cha khi con mắc lỗi
Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư
 2. Kỹ năng: 
Đọc – hiểu một văn bản dưới hình thức một bức thư
Phân tích một số chi tiết liên quan đến hình ảnh người cha ( tác giả bức thư) và người mẹ được nhắc đến trong bức thư
 3. Thái độ: 
- HS cảm nhận tình cảm và công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái; từ đó yêu cầu mỗi người con phải có thái độ lễ phép, hiếu thảo với cha mẹ.
C. PHƯƠNG PHÁP: 
Phát vấn, đàm thoại, thuyết trình, phương pháp động não, thảo luận nhóm…
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 
Lớp7A1: Sĩ số ……Vắng: ……(P:…………..; KP:…………..)
Lớp 7A2: Sĩ số ……Vắng: ……(P:…………..; KP:…………..)
 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu vài nét về nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản “Cổng trường mở ra”?
 3. Bài mới: Đã bao giờ em mắc lỗi với cha mẹ mình? Những khi ấy tâm trạng của em như thế nào? Đã bao giờ em nhận một bức thư của người thân mà lòng cảm thấy áy náy, day dứt, tự trách mình? Những bức thư như thế có ý nghĩa gì trong việc bồi dưỡng nhân cách con người? Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một trong những bức thư như thế.
Hoạt động của Gv & HS
Nội dung bài dạy
* Hoạt động 1: GIỚI THIỆU CHUNG
H: Nêu vài nét về tác giả và xuất xứ của văn bản?Văn bản thuộc thể loại nào? 
- HS trả lời, GV nhận xét . 
- GV: Bổ sung: Ông là tiểu thuyết gia, nhà thơ, người viết truyện ngắn và là tác giả của nhiều cuốn truyện thiếu nhi và truyện phiêu lưu nổi tiếng. Những kỉ niệm thời học trò và những kỉ niệm thời là sinh viên học viện quân sự Mô- đê- na là cơ sở để tác giả hư cấu nên những áng văn nhẹ nhàng dung dị, đầy nhân ái mê hoặc trái tim của hàng triệu độc giả trên khắp toàn cầu .
- GV: Nhân vật chính: Người mẹ, đứa con.
- Ngôi kể thứ nhất -> Rất ít sự việc, chi tiết; chủ yếu là tâm trạng của người mẹ và đứa con
* Hoạt động 2: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
- GV lưu ý HS một số chú thích.
- GV: hướng dẫn đọc: rõ ràng, dứt khoát, nhưng tình cảm
- HS: Đọc văn bản . GV: Nhận xét 
H: Theo con bài văn này kể về ai? Nêu bố cục của văn bản?
- HS trả lời, GV nhận xét . 
H: Người cha viết thư cho En-ri-cô trong hoàn cảnh nào? Khi viết thư cho con người cha có tâm trạng như thế nào? 
- HS (Buồn bã tức giận, xấu hổ vì sự thiếu lễ độ của con.)
H: Qua từ ngữ nào em nhận thấy tâm trạng này?
- HS tìm chi tiết, từ ngữ: Nhát dao đâm vào tim, không thể nén cơn tức giận, vong ân bội nghĩa, bội bạc, xấu hổ.
H: Văn bản là một bức thư của người bố gửi cho con nhưng tại sao lại lấy nhan đề là “Mẹ tôi”?
- GV: Nhan đề ấy là của chính tác giả đặt cho đoạn trích nội dung thư nói về mẹ, ta thấy hiện lên một hình tượng người mẹ cao cả và lớn lao. 
H:Thái độ của người bố đối với En-ri-cô qua bức thư là thái độ như thế nào?	 Dựa vào đâu mà em biết được
- HS thảo luận nhóm, trình bày.( Thái độ đó thể hiện qua lời lẽ ông viết trong bức thư gửi cho En-ri-cô. “… như một nhát dao… vậy”. “… bố không thể… đối với con”. “Thật đáng xấu hổ… đó”)
H: Có ý kiến cho rằng người bố đã ghét bỏ, từ chối đứa con khi nói: thà rằng bố không có con... thôi con đừng hôn bố nữa..." em có đồng ý không? Vì sao?
- HS : tự bộc lộ ý kiến của mình Phương pháp động não)
- GV bình ngắn: Lời cha minh chứng cho thái độ kiên quyết đến quyết liệt trước lỗi lầm của con. Yêu và ghét, còn và mất mà ông nói với con trai như một lời khẳng định cho tình cảm cũng như niềm mong mỏi hi vọng của ông nơi con mình. Và càng yêu con bao nhiêu hẳn lòng ông càng thất vọng vì thái độ vô lễ của con bấy nhiêu
H: Tại sao những điều như thế người cha không nói với con trực tiếp mà lại viết thư?
- HS trả lời/GV nhận xét: Có thể thảo luận nhóm
Định hướng : Đây là một bức thư mang tính tế nhị . Người bố không trực tiếp phê phán lỗi của con trước mặt mọi người, ông cũng không muốn nói chuyện trực tiếp với con vì ông rất hiểu tâm lí trẻ con. Vừa giữ được sự kín đáo, tế nhị, vừa không làm người mắc lỗi mất lòng tự trọng.
H: Đến đây em có thể cho biết cha của Enricô là người như thế nào?
H: Chân dung và tình cảm của người mẹ hiện lên như thế nào qua bức thư? Tìm chi tiết thể hiện điều đó? Nhận xét về hình ảnh người mẹ?
- HS : Trả lời - GV chốt
GV: Tác giả tập trung khắc hoạ ngưòi mẹ ở khía cạnh tình mẫu tử. Đây là tình cảm thiêng liêng nhất mà những người phụ nữ chân chính luôn mang bên mình. Con cái đối với họ là tất cả . Hạnh phúc của con là hạnh phúc của mẹ. Nỗi đau của con cũng chính là nỗi đau của mẹ
- HS: suy nghĩ trả lời . GV chốt.
H: Vậy qua bức thư của cha, em hãy rút ra ý nghĩa của văn bản?
- GV : "Mẹ tôi" là một bài ca tuyệt đẹp của"Những tấm lòng cao cả” bởi "Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả.Thật đáng xấu hổ cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó" và thấm thía, mà âm vang, đọng mãi dư vị ngọt ngào.
* Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
GV gợi ý một số câu ca dao: 
Công cha như núi Thái Sơn
…..Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
 - Con dù lớn, vẫn là con của mẹ
 Đi suốt đời, lòng mẹ vẫn theo con
 - Ơn cha nặng lắm ai ơi . 
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang..”
I.GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tác giả: Ét – môn – đô Đơ A – mi - xi (1846-1908) là nhà hoạt động xã hội, nhà văn hóa lỗi lạc của nước Ý.
2. Tác phẩm:
a. Xuất xứ: Những tấm lòng cao cả là tác phẩm nổi tiếng, xuất bản năm 1886. Đây là một cuốn nhật kí của cậu bé En-ri- cô 11 tuổi. Cuốn sách gồm nhiều mẫu chuyện có ý nghĩa giáo dục sâu sắc.
- Văn bản gồm 2 phần: lời kể của En-ri- cô và toàn bộ bức thư bố gửi cho con trai.
b. Thể loại: Văn bản nhật dụng đề cập tới những mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Đọc – Tìm hiểu từ khó:
- Chú ý chú thích: 1,4,7,9.
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục: 2 phần
+ Phần đầu: Lí do viết thư ( 3 câu đầu)
+ Phần chính: Thái độ và những điều nhắc nhở của bố .
b. Phân tích:
b1. Hoàn cảnh người bố viết thư: 
- En – ri – cô lỡ thốt ra những lời thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến nhà. 
- Để giúp con suy nghĩ kĩ, nhận ra và sửa lỗi lầm, bố đã viết thư cho En-ri-cô
b2. Thái độ của người bố đối với En- ri-cô:
- Đau đớn như dao đâm vào tim.
- Không nén được cơn tức giận
- Cảnh cáo nghiêm khắc lỗi lầm của En-ri-cô, Gợi lại hình ảnh lớn lao, cao cả của người mẹ
- Xấu hổ và nhục nhã.
- Yêu cầu con sửa chữa lỗi lầm
à Lời khuyên nhủ chân tình sâu sắc. Đau đớn, tức giận trước sự thiếu lễ độ của con mong con hiểu được công lao, sự hi sinh của mẹ
b3. Hình ảnh người mẹ 
- Chăm sóc, lo lắng, tận tụy, quan tâm đến con.- Giàu đức hi sinh
àLà người mẹ hết lòng thương yêu con.
3. Tổng kết:
a. Nghệ thuật: 
- Sáng tạo nên hoàn cảnh xảy ra chuyện: En – ri – cô mắc lỗi với mẹ
- Lồng trong câu chuyện như một bức thư có nhiều chi tiết khắc họa người mẹ tận tuy, giàu đức hi sinh..
- Hình thức biểu cảm trực tiếp, có ý nghĩa giáo dục, thể hiện thái độ nghiêm khắc của người cha
b. Nội dung
 ⃰⃰ Ý nghĩa của văn bản:
 - Người mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong gia đình
- Tình thương yêu, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất của con người
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
⃰ Bài cũ: Sưu tầm những câu ca dao, thơ nói về tình cảm của cha mẹ dành cho con và tình cảm của con đối với cha mẹ 
⃰ Bài mới: Chuẩn bị bài tiếp theo Cuộc chia tay của những con búp bê
E. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
***********************************
Tuần: 1 Ngày soạn: 18/08/2014
Tiết PPCT: 3 Ngày dạy: 20/08/2014
Tiếng Việt: TỪ GHÉP
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Nhận diện được hai loại từ ghép: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ
- Hiểu được tính chất phân nghĩa của từ ghép chính phụ và tính chất hợp nghĩa của từ ghép đẳng lập
- Có ý thức trau dồi vốn từ và biết sử dụng từ ghép một cách hợp lí.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
 1. Kiến thức: 
Cấu tạo của từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập.
Đặc điểm về nghĩa của các từ ghép chính phụ và đẳng lập.
 2. Kỹ năng: 
Nhận diện các loại từ ghép.
Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ.
Sử dụng từ: dùng từ ghép chính phụ khi cần diễn đạt cái cụ thể, dùng từ ghép đẳng lập khi cần diễn đạt cái khái quát.
 3. Thái độ: 
- HS có ý thức trau dồi vốn từ và biết cách sử dụng từ từ ghép một cách hợp lí vào nói và viết.
C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp động não, thảo luận nhóm…
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 
 7A1: Sĩ số ……Vắng: ……(P:…………..; KP:…………..)
 7A2: Sĩ số ……Vắng: ……(P:…………..; KP:…………..)
 2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là từ ghép? Cho ví dụ minh họa? 
 3. Bài mới: Ở lớp 6 các em đã học cấu tạo từ, trong đó phần nào các em đã nắm được khái niệm về từ ghép (Đó là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa với nhau) để giúp các em có 1 kiến thức sâu rộng hơn về cấu tạo, trật từ sắp xếp và nghĩa của từ ghép chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động của Gv & HS
Nội dung bài dạy
* Hoạt động 1: TÌM HIỂU CHUNG
GV: cho HS đọc bài tập 1/SGK/13. 
Trong các từ ghép: bà ngoại, thơm phức tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính.
Gợi ý: Tiếng nào giúp cho ta hiểu rõ ràng hơn rằng: bà ngoại chỉ người phụ nữ sinh ra mẹ?
HS: tiếng "ngoại" bổ sung ý nghĩa cho tiếng "bà" Þ bà ngoại
 Tiếng C - P
 * HS xét từ thơm phức tương tự: Mùi thơm .
GV: Þ Bà ngoại là từ ghép chính phụ ® Thế nào là từ ghép chính phụ.
GV: Có nhận xét gì về vị trí của tiếng chính và tiếng phụ trong từ ghép chính phụ.
HS: Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
GV: Học sinh tìm từ ghép chính phụ: VD: xe đạp, xe máy, xe ôtô...
GV: Các tiếng trong từ ghép "quần áo", "trầm bổng" có xác định được tiếng chính, tiếng phụ không? Vì sao?
HS: Không vì các tiếng này đều có vai trò ngang nhau về ngữ pháp.
GV: ® Được gọi là từ ghép đẳng lập. Thế nào là từ ghép 
đẳng lập? GV: cho HS đọc ghi nhớ 1/SGK/14.
GV: Giải nghĩa từ bà và bà ngoại cho biết từ nào nghĩa hẹp hơn?
HS: Bà: Chỉ chung người sinh ra bố, mẹ, hoặc người già
	Bà ngoại: Người phụ nữ sinh ra mẹ.
Þ từ "bà ngoại" nghĩa hẹp hơn từ "bà".
- Bà : 
- Thơm : Chỉ chung mùi như mùi hương của hoa , hấp dẫn 
-Thơm phức : có mùi thơm bốc lên mạnh
à Từ “Thơm phức” nghĩa hẹp hơn từ “thơm”
GV: Nhận xét về nghĩa của từ ghép chính phụ so với tiếng chính?
GV: So sánh nghĩa của từ "quần áo" so với nghĩa của mỗi tiếng quần, áo, hoặc "trầm bổng" với trầm, bổng.
HS: Trầm bổng: âm thanh (khi lên cao khi thấp) du dương.
Trầm: âm thanh thấp, giọng ấm.
Bổng: âm thanh cao, giọng thanh,trong
- Quần áo : Chỉ trang phục nói chung (Nghĩa khái quát ) 
- Quần : Trang phục che phần dưới cơ thể 
- Ao : Trang phục che phần trên cơ thể 
àNghĩa hẹp hơn nghĩa của “quần áo”
Þ Nghĩa của "quần áo", "trầm bổng" khái quát hơn nghĩa của mỗi tiếng tạo nên chúng.
GV: Cho HS đọc lại ghi nhớ 2.
LUYỆN TẬP
GV hướng dẫn HS làm bài tập trong SGK bằng cách chia ra thành 4 nhóm
GV treo bảng phụ
	5 Nối cột A với cột B để tạo thành các từ ghép chính phụ hợp nghĩa:
A 1.bút 2.xanh.3.mưa 4.vôi 5. thích.6. mùa
B 1.tôi 2. mắt 3. bi 4. gặt 5.ngắt 6. ngâu
Đáp án: 1-3; 2-5; 3-6; 4-1; 5-2; 6-4
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
GV hướng dẫn HS tìm từ ghép trong văn bản “Mẹ tôi”
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Cấu tạo từ ghép:
a. Từ ghép chính phụ
- bà ngoại: tiếng chính: bà - tiếng phụ: ngoại
- thơm phức: tiếng chính: thơm - tiếng phụ: phức
 Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. Tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính
=> Từ ghép chính phụ
b. Từ ghép đẳng lập
- Quần áo, trầm bổng: không phân ra tiếng chính và tiếng phụ, các tiếng bình đẳng với nhau về quan hệ ngữ pháp.
=> Từ ghép đẳng lập
2. Nghĩa của từ ghép
+ bà: người đàn bà sinh ra cha hoặc mẹ.
+ bà ngoại: người đàn bà sinh ra mẹ.
 Nghĩa của từ bà ngoại hẹp hơn nghĩa của từ bà
=> Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa tiếng chính: Tính chất phân nghĩa:
+ quần áo: quần và áo nói chung.
+ trầm bổng: âm thanh lúc trầm lúc bổng nghe êm tai.
=> Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn so với nghĩa của các tiếng tạo nên nó: Tính chất hợp nghĩa..
II. LUYỆN TẬP:
BT1: - Từ ghép chính phụ: xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, cây cỏ, lâu đời, cười nụ
- Từ ghép đẳng lập: suy nghĩ, chài lưới, đầu đuôi, ẩm ướt
BT2: Bút bi, thước kẻ, mưa rào, làm quen, ăn bám, trắng xóa, vui mắt, nhát gan.
BT3: Thi làm nhanh : Từ ghép đẳng lập 
- Núi non, núi sông ; ham thích, ham muốn; 
- Xinh đẹp, xinh tươi ; mặt mũi, mặt mày;
- Học hành, học hỏi ; tươi tốt, tươi tỉnh.
BT4: - Sách, vở là những danh từ chỉ sự vật tồn tại dưới dạng cá thể, có thể đếm được.
- Sách vở là từ ghép đẳng lập hợp nghĩa chỉ chung các loại sách và vở của HS ® nên không nói được một cuốn sách vở.
BT6: Nghĩa của các từ đã cho khái quát hơn nghĩa của những tiếng tạo nên chúng.
- Mát tay : 
+ Mát : Chỉ trạng thái vật lý 
+ Tay : Bộ phận của cơ thể
- Mát tay : Chỉ trình độ nghề nghiệp, có tay nghề giỏi à kết quả khái quát hơn nghĩa của “mát” “tay”
- Nóng lòng : Chỉ tâm trạng mong muốn cao độ, muốn làm một việc gì đóàkết quả khái quát hơn nghĩa “Nóng” , “lòng”.
- Gang thép : + Gang : Chỉ một kim loại rắn giòn
+ Thép : Chỉ một kim loại mỏng mềm hơn gang
- Gang thép : Chỉ một đức tính tốt của một người (Cứng rắn, cương quyết )
- Tay chân : + Tay : Chỉ một bộ phận của cơ thể 
+ Chân : Chỉ một bộ phận của cơ thể
- Tay chân : Chỉ một đệ tử thân tín à Nghĩa khái quát hơn nghĩa của “tay ” với “chân ”.
=> Nhận xét : Nghĩa của các từ ghép trên khái quát hơn nghĩa của các tiếng 
Þ Có sự chuyển nghĩa so với nghĩa của các tiếng.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
⃰ Bài cũ: Khái quát lại các loại từ ghép, nghĩa của từ ghép chính phụ, đẳng lập . Làm các bài tập còn lại . 
- Nhận diện từ ghép trong văn bản “Mẹ tôi”
⃰ Bài mới:
Chuẩn bị bài : Từ láy 
E. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
****************************************
Tuần: 1 Ngày soạn: 21/08/2014
Tiết PPCT: 4 Ngày dạy: 23/08/2014
Tập làm văn: LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hiểu rõ liên kết là một trong những đặc tính quan trọng nhất của văn bản
 - Biết vận dụng những liên kết vào việc đọc – hiểu và tạo lập văn bản
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
 1. Kiến thức: 
 - Khái niệm liên kết trong văn bản
 - Yêu cầu về liên kết trong văn bản
 2. Kỹ năng: 
 - Nhận biết và phân tích tính liên kết của các văn bản
 - Viết các đoạn văn, bài văn có tính liên kết
 3. Thái độ: 
 - HS có ý thức trau dồi và biết vận dụng tính liên kết vào thực tiễn đời sống
C. PHƯƠNG PHÁP: 
 - Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp động não, thảo luận nhóm…
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 
 7A1: Sĩ số ……Vắng: ……(P:…………..; KP:…………..)
 7A 2: Sĩ số ……Vắng: ……(P:…………..; KP:…………..)
 2. Kiểm tra bài cũ: Học sinh nhắc lại kiến thức chung về văn bản: Văn bản là gì? Văn bản có tính chất gì?
 3. Bài mới: Ở lớp 6 các em đã được tìm hiểu “Văn bản và phương thức biểu đạt”. qua việc tìm hiểu ấy, các em hiểu văn bản phải có những tính chất có chủ đề thống nhất, có liên kất mạch lạc nhằm đạt mục đích giao tiếp. Như thế 1 văn bản tốt phải có tính liên kết và mạch lạc… Vậy “Liên kết trong văn bản” phải như thế nào, chúng ta cùng đi vào tiết học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
TÌM HIỂU CHUNG
GV: Cho học sinh đọc những câu văn SGK/17. Theo em, nếu bố Enricô chỉ viết mấy câu sau thì Enricô có thể hiểu điều bố muốn nói chưa?
HS: En-ri-cô sẽ không hiểu điều bố nói.
- GV treo bảng phụ ghi các lí do SGK.
 Nếu En-ri-cô chưa hiểu ý bố thì hãy cho biết vì lí do nào trong các lí do kể trên?
HS: Lí do 3, giữa các câu 

File đính kèm:

  • docTUAN 1 VAN 7 2014 2015.doc