Giáo án Ngữ Văn 7 - Tuần 8 - Năm học 2012-2013

+Hd đọc: Giọng nhẹ nhàng, dí dỏm. Đọc chậm rãi, ung dung, hóm hỉnh như thấp thoáng 1 nụ cười.

- Dựa vào chú thích*, em hãy giới thiệu 1 vài nét về tác giả?

- Tại sao người ta lại gọi ông là Tam Nguyên Yên Đổ?

- Em hãy nêu xuất xứ của bài thơ ?

- Gv: Đây là bài thơ hay nhất được truyền tụng về chủ đề tình bạn của Nguyễn Khuyến.

- Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Vì sao?

+Gv: Theo bố cục của thể thơ thất ngôn bát cú thì 2 câu đề thường gồm phá đề và thực đề. Nhưng ở bài này tác giả chỉ dùng 1 câu đề, câu 2 đã chuyển sang phần thực. Phần thực và luận cũng không rạch ròi. Câu 7 là phần kết nhưng lại gắn với phần luận. Vì vậy phần kết chỉ có câu 8. Qua cấu trúc như vậy, ta thấy Nguyễn Khuyến đã sáng tạo sử dụng thơ thất ngôn bát cú 1 cách uyển chuyển, tạo cho bài thơ 1 vẻ đẹp riêng. Đó là bản lĩnh cao tay của nhà thơ.

Chúng ta tìm hiểu bài thơ theo bố cục: 1 - 6 - 1

+Hs đọc câu mở đầu.

- Cách mở đầu bài thơ của Nguyễn Khuyến có gì thú vị?

- Câu thơ đã thể hiện được tâm trạng gì của nhà thơ?

+Gv: câu thơ cho biết 2 người ít gặp nhau (đã bấy lâu), Nguyễn Khuyến gọi bạn là bác (cách xưng hô vừa có ý tôn trọng vừa có ý thân mật). Câu thơ không chỉ là 1 thông báo bạn đến chơi nhà mà còn là 1 tiếng reo vui, đầy hồ hởi, phấn khởi khi đã bao lâu mới được bạn đến thăm. Thời gian này Nguyễn Khuyến đã cáo quan về ở ẩn, chính vì vậy ông rất vui mừng khi có bạn tới thăm.

+Hs đọc câu 2.

- Câu 2 thể hiện mong muốn gì của tác giả?

 

doc8 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 509 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 7 - Tuần 8 - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Soạn:5/10/2012 TUẦN 8
Giảng 7ab: 
Tiết 29: QUA ĐÈO NGANG
 - Bà Huyện Thanh Quan-
A- Mục tiêu 
- Hình dung được cảnh Đèo Ngang và tâm trạng cô đơn của Bà huyện Thanh Quan lúc qua đèo.
- Bước đầu hiểu được thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- Giáo dục ý thức học bài,đồng cảm với tâm trạng bà Huyện Thanh Quan.
B- Chuẩn bị:
- Gv: Bảng phụ chép bài thơ, bố cục bài thơ.Những điều cần lưu ý: 
 -Hs:SGK, Bài soạn
C- Tiến trình lên lớp :
 * Hđ1:Khởi động
 1.Ổn định lớp
 Sĩ số 7a 7b	
 2.Kiểm tra :
- Bài thơ bánh trôi nước có những nội dung gì?
- Trong hai nội dung đó, nội dung nào đóng vai trò quan trọng quyết định giá trị bài thơ? 
 3.Bài mới : 
 * HĐ2:Đọc – Hiểu văn bản
 Hoạt động của thầy – trò 
 Nội dung kiến thức : 
+Hướng dẫn đọc: Bài thơ thể hiện tâm trạng buồn, cô đơn. Khi đọc các em cần đọc chậm, buồn, ngắt đúng nhịp 4/3 và 2/2/3. Càng về cuối giọng đọc càng chậm, nhỏ hơn. Đến 3 tiếng: trời, non, nước, đọc tách ra từng tiếng. 3 tiếng ta với ta đọc như tiếng thầm thì mình nói với mình.
+GV đọc - 2 hs đọc - Gv nhận xét.
- Dựa vào phần chú thích trong sgk , em hãy nêu 1 vài nét về tác giả 
+ GV: Bà huyện Thanh Quan là người học rộng, tài cao; bà cùng Đoàn thị Điểm và Hồ Xuân Hương là 3 nhà thơ nữ có tiếng nhất ở TK 18-19. Thơ của bà còn lưu lại 6 bài như: Thăng Long thành hoài cổ, Chiều hôm nhớ nhà, Chùa Trấn Bắc. Đó là những bài thơ Nôm đặc sắc và nổi tiếng của bà sau bài Qua Đèo Ngang.
- Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?
+GV: Như chúng ta đã biết Bà huyện Thanh Quan quê ở Thăng Long, bà là người Đàng ngoài thuộc chúa Trịnh. Nhưng mệnh trời đã chuyển về họ Nguyễn. Lúc đó bà được chúa Nguyễn mời vào cung Phú Xuân - Huế làm chức cung chung giáo tập để dạy công chúa và cung phi. Trên đường vào kinh đô phò vua mới, khi qua Đèo Ngang bà đã dừng chân ngắm cảnh và sáng tác bài thơ Qua đèo Ngang. Bài thơ in trong “Hợp tuyển thơ văn Việt Nam” tập III (1963 )
- Dựa vào số câu, số tiếng trong bài thơ, em hãy cho biết bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?
-Tìm hiểu bố cục của bài thơ?
Bây giờ chúng ta đi tìm hiểu bài thơ theo bố cục đã chia.
+ Hs đọc 2 câu đề.
- Câu thơ đầu miêu tả cảnh ở đâu? 
- Bước tới là từ loại gì? Nó chỉ hành động của ai? (Bước tới là ĐT chỉ hành động của nhân vật trữ tình tức nhà thơ khi thấy con đèo và tiếp cận con đèo).
- Nhà thơ tiếp cận con đèo vào thời điểm bóng xế tà, đó là thời điểm nào trong ngày? (Đây là lúc trời đã về chiều, là lúc chuyển giao giữa ngày và đêm. Đó là thời khắc của ngày tàn, lúc này chỉ còn những tia nắng yếu ớt và màn đêm đang dần buông xuống).
- Thời điểm đó đã gợi tả được tâm trạng gì của tác giả? 
+Tích hợp: Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
 Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều. 
- Câu thơ nào miêu tả cảnh thiên nhiên của đèo Ngang?
- Thiên nhiên Đèo Ngang được gợi tả qua những từ ngữ nào? (Cỏ, cây, đá, lá, hoa) Đây là phép liệt kê gây ấn tượng về số lượng bề bộn, dày đặc của cảnh vật.
- Từ chen thuộc từ loại gì, nó được dùng ở đây với nghĩa như thế nào? (ĐT - Chen: chen chúc nhau, lẫn vào nhau, không có hàng lối, không có trật tự )
- Điệp từ chen được lặp lại 2 lần cùng với phép liệt kê có sức gợi tả 1 cảnh tượng thiên nhiên cằn cỗi, thưa thớt, thiếu sức sống hay cảnh tượng thiên nhiên xanh tươi, rậm rạp, đầy sức sống ?
- Vậy cảm nhận đầu tiên của nhà thơ về cảnh đèo Ngang là cảm nhận về 1 khung cảnh ngút ngàn, hoang sơ, vắng vẻ hay là cảm nhận về 1 khung cảnh sơ xác tiêu điều?
- Thiên nhiên là vậy, còn sự sống của con người nơi đây thì sao – Ta cùng tìm hiểu tiếp:
+HS đọc 2 câu thực. 
- Bức tranh Đèo Ngang ở 2 câu thực có thêm nét gì mới? (Đã xuất hiện hình ảnh con người và sự sống của con người)
- 2 từ: lom khom, lác đác là từ ghép hay từ láy? 2 từ láy này có sức gợi tả như thế nào?
(Từ láy- Lom khom gợi hình dáng vất vả của người tiều phu. Lác đác gợi sự thưa thớt, ít ỏi của những quán chợ ).
- Em có nhận xét gì về cấu trúc của 2 câu thơ này? (VN được đảo lên trước CN và phụ ngữ sau của cụm DT được đảo lên trước)
- Đảo ngữ được sử dụng ở 2 câu thơ này có tác dụng gì? (nhấn mạnh thêm cái ấn tượng về hình dáng vất vả của người tiều phu và sự thưa thớt, hiu quạnh của lều chợ )
- ở câu 3, 4 có sử dụng phép đối, vậy em hãy chỉ ra những biểu hiện của phép đối và tác dụng của nó? (đối thanh, đối từ loại và đối cấu trúc câu-Tạo nhịp điệu cân đối cho câu thơ.)
- Hai câu thực đã tả về sự sống của con người ở đèo ngang, đó là sự sống như thế nào (Đông vui, tấp nập hay thưa thớt, vắng vẻ)?
+GV: Bốn câu thơ đầu là bức tranh phong cảnh thiên nhiên ở Đèo Ngang : núi đèo bát ngát xanh tươi và đâu đó thấp thoáng sự sống của con người nhưng còn thưa thớt hoang sơ. Cảnh được nhìn vào lúc chiều tà, tác giả đang trong cảnh ngộ phải xa nhà, mang tâm trạng cô đơn nên cảnh vật cũng buồn và hoang vắng. Đây là cảnh hiện thực khách quan hay là cảnh tâm trạng ? Lời giải đáp cho câu hỏi này nằm ở 2 câu luận.
+Đọc 2 câu luận:
- Trong buổi chiều tà hoang vắng đó nhà thơ đã nghe thấy âm thanh gì? (âm thanh của tiếng chim quốc và chim đa2)
+Gv: ở đây các em cần lưu ý 2 điển tích: Chim quốc được lưu truyền là hồn vua Thục đế mất nước nêu đau lòng kêu khóc đến nhỏ máu ra mà chết biến thành con chim quốc. Chim đa đa là nhắc tới tích: Bá Di, Thúc Tề - là 2 bề tôi của nhà Thương, thà chết đói chứ không chịu sống với nhà Chu, không ăn thóc nhà Chu nên đã chết hoá thành chim đa đa. Hai điển tích này không xa lạ đối với các nhà thơ trung đại. Tiếng chim ở đây cũng là yếu tố nghệ thuật có tác dụng gợi tả tâm trạng và nỗi lòng nhân vật trữ tình.
- Nhà thơ đã mượn tiếng chim để bày tỏ lòng mình, đây là hình thức biểu đạt trực tiếp hay gián tiếp?
- Cách biểu đạt gián tiếp thông qua âm thanh của tiếng chim, là sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng của biện pháp tu từ đó? (ẩn dụ tượng trưng - để bộc lộ chiều sâu tình cảm)
- Vậy theo em tiếng chim quốc và chim đa đa kêu trên đèo vắng, lúc chiều tà gợi cảm giác vui tươi, phấn khỏi hay gợi nỗi buồn khổ? 
- Hai từ: quốc2, gia2 ngoài nghĩa chỉ chim quốc và chim đa đa, còn có nghĩa: quốc - nước, gia - nhà, đây là 2 từ Hán Việt đa nghĩa và đồng nghĩa. Cách dùng từ đa nghĩa và đồng nghĩa trong thơ văn chính là phép tu từ chơi chữ. 
- Theo em chơi chữ có tác dụng gì? (Chơi chữ tạo cách hiểu bất ngờ và tạo sự hấp dẫn thú vị cho câu thơ )
- 2 câu luận còn sử dụng phép đối, em hãy chỉ ra phép đối và tác dụng của nó ? (Đối: thanh, từ loại, nghĩa - Làm cho câu thơ cân đối, nhịp nhàng).
- Những biện pháp nghệ thuật trên đã góp phần bộc lộ trạng thái cảm xúc gì của nhà thơ ?
- Vì sao Bà huyện Thanh Quan lại có tâm trạng buồn như vậy?(liên hệ phần giới thiệu tác giả) 
+ Gv: các em ạ! Từ cảm nhận nhà thơ trực tiếp bộc lộ nỗi niềm qua 2 câu kết. Bây giờ chúng ta đi tìm hiểu:
+Hs đọc 2 câu kết.
- Câu trên tả cảnh gì ? Cảnh trời, non, nước gợi cho ta ấn tượng về 1 không gian như thế nào?
- Câu dưới tả gì? Tình riêng là gì? (Tình riêng là chỉ tình cảm sâu kín, đó không phải là tình yêu đôi lứa mà là tình yêu quê hương, đất nước của tác giả) 
- Tại sao tác giả lại dùng từ mảnh? (Mảnh: nhỏ bé, yếu ớt, mỏng manh)
- Ta với ta là chỉ ai với ai? nó thuộc từ loại gì? (Đại từ - chỉ mình với mình, chỉ có 1 mình ta biết, 1 mình ta hay)
- Câu trên tả cảnh rộng lớn, bao la còn câu dưới lại nói về con người nhỏ bé, yếu đuối, cô đơn. Hai hình ảnh này như thế nào với nhau? Nó có tác dụng gì? (Hình ảnh đối lập làm nổi rõ tâm trạng buồn, lẻ loi, cô đơn, không có người sẻ chia) 
+Gv: Nếu ở 2 câu đề là “bước tới”, thì 2 câu kết là sự “dừng chân”. Đây là cách kết cấu đầu cuối tương ứng.
- Theo em, 2 câu kết đã diễn tả được tâm trạng gì của nhà thơ?
- Đây là bài thơ tả cảnh ngụ tình? Đó là cảnh gì, tình gì 
- Bài thơ đã cho em hiểu gì về bà huyện Thanh Quan?
I.Tiếp xúc văn bản
1. Đọc
2. Tác giả – Tác phẩm :
a. Tác giả: Tên thật là Nguyễn Thị Hinh (TK 19).
- Bút danh là Bà huyện Thanh Quan.
- Bà là một nhà thơ hoài cổ - hoài thương rất điển hình .
b. Tác phẩm :
-Bài thơ được sáng tác trên đường vào kinh Huế nhận chức.
3. Kết cấu:
* Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật: sgk (102 ).
*Bố cục: 4 phần (Bảng phụ )
II. Phân tích:
1-Hai câu đề
 Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
- Thời gian gợi buồn, gợi nhớ, gợi sự cô đơn.
 Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
- Phép liệt kê,
-Điệp từ gợi cảnh tượng thiên nhiên xanh tươi, rậm rạp, đầy sức sống.
=> Khung cảnh ngút ngàn, hoang sơ, vắng vẻ.
2- Hai câu thực:
 Lom khom dưới núi, tiều vài chú
 Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
- Từ láy (gợi hình),
-Đảo ngữ, Đối 
=> Sự sống của con người đã xuất hiện nhưng còn thưa thớt, vắng vẻ.
3- Hai câu luận
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia
- Tiếng chim kêu- yếu tố nghệ thuật vừa là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng- Gợi nỗi buồn khổ, khắc khoải, triền miên không dứt.
-Chơi chữ ,Đối (thanh, từ loại, nghĩa)
=> Bộc lộ rõ trạng thái cảm xúc nhớ nước và thương nhà da diết.
- Hoài cổ, hoài thương (của bà)
- Nỗi nhớ thương có tính chất lịch sử.
4- Hai câu kết:
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước
 Một mảnh tình riêng, ta với ta.
- Gợi không gian bao la rộng lớn.
Con người nhỏ bé, yếu đuối, cô đơn.
- hình ảnh đối lập.
=> Diễn tả sự cô đơn tuyệt đối của con người trước thiên nhiên hoang vắng, rộng lớn. 
IV-Tổng kết:
* Ghi nhớ: sgk (104 ).
*HĐ4:Luyện tập, củng cố
- Đọc diễn cảm bài thơ.
- Tìm hàm nghĩa của cụm từ ta với ta ?
1- Hàm nghĩa của cụm từ ta với ta: Đọc 2 câu cuối, ta thấy nhà thơ như muốn đối lập giữa trời, non ,nước và ta với ta. Một mình tác giả cô đơn, quạnh quẽ giữa trái đất bao la, núi non trùng điệp và sóng nước mênh mông, bát ngát. Ba chữ ấy đọc lên như 1 khối cô đơn lạnh lùng, như có thể cảm giác được sự cô đơn đến lạnh người. Đó là 1 mảnh tình riêng trong 1 không gian chiều tà.
-HĐ5:Dặn dò
-VN học thuộc bài thơ, soạn bài “Bạn đến chơi nhà”
-----------------------------------------------
Soạn:5/10/2012
Giảng 7ab
Tiết 30: BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ
 -Nguyễn Khuyến-
A- Mục tiêu 
- Cảm nhận được tình cảm chân thành, đậm đà, hồn nhiên, dân dã mà sâu sắc, cảm động của Nguyễn Khuyến với bạn.
- Hình dung được bức tranh quê đậm đà hương sắc Việt Nam và nụ cười hóm hỉnh, thân mật nhưng ý tứ sâu xa.
- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm và phân tích thơ thất ngôn bát cú (đã được Việt hoá) theo bố cục.
B- Chuẩn bị:
- Gv: Tranh ảnh ao làng, căn nhà Nguyễn Khuyến.Những điều cần lưu ý:
-Hs: SGK, Bài soạn
C.Tổ chức các hoạt động dạy học
 * HĐ1:Khởi động
 1.Ổn định lớp
 Sĩ số 7a 7b
 2.Kiểm tra:
- Đọc thuộc lòng bài thơ Qua đèo Ngang? Đây là bài thơ tả cảnh hay tả tình? Đó là cảnh gì, tình gì (Trả lời dựa vào ghi nhớ- sgk-104 ).
 3.Bài mới:
* HĐ2:Đọc – Hiểu văn bản	
Hoạt động của thầy- trò
Nội dung kiến thức
+Hd đọc: Giọng nhẹ nhàng, dí dỏm. Đọc chậm rãi, ung dung, hóm hỉnh như thấp thoáng 1 nụ cười.
- Dựa vào chú thích*, em hãy giới thiệu 1 vài nét về tác giả?
- Tại sao người ta lại gọi ông là Tam Nguyên Yên Đổ?
- Em hãy nêu xuất xứ của bài thơ ?
- Gv: Đây là bài thơ hay nhất được truyền tụng về chủ đề tình bạn của Nguyễn Khuyến.
- Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Vì sao?
+Gv: Theo bố cục của thể thơ thất ngôn bát cú thì 2 câu đề thường gồm phá đề và thực đề. Nhưng ở bài này tác giả chỉ dùng 1 câu đề, câu 2 đã chuyển sang phần thực. Phần thực và luận cũng không rạch ròi. Câu 7 là phần kết nhưng lại gắn với phần luận. Vì vậy phần kết chỉ có câu 8. Qua cấu trúc như vậy, ta thấy Nguyễn Khuyến đã sáng tạo sử dụng thơ thất ngôn bát cú 1 cách uyển chuyển, tạo cho bài thơ 1 vẻ đẹp riêng. Đó là bản lĩnh cao tay của nhà thơ.
Chúng ta tìm hiểu bài thơ theo bố cục: 1 - 6 - 1
+Hs đọc câu mở đầu.
- Cách mở đầu bài thơ của Nguyễn Khuyến có gì thú vị?
- Câu thơ đã thể hiện được tâm trạng gì của nhà thơ?
+Gv: câu thơ cho biết 2 người ít gặp nhau (đã bấy lâu), Nguyễn Khuyến gọi bạn là bác (cách xưng hô vừa có ý tôn trọng vừa có ý thân mật). Câu thơ không chỉ là 1 thông báo bạn đến chơi nhà mà còn là 1 tiếng reo vui, đầy hồ hởi, phấn khởi khi đã bao lâu mới được bạn đến thăm. Thời gian này Nguyễn Khuyến đã cáo quan về ở ẩn, chính vì vậy ông rất vui mừng khi có bạn tới thăm.
+Hs đọc câu 2. 
- Câu 2 thể hiện mong muốn gì của tác giả?
- Tại sao vừa gặp bạn, tác giả đã nhắc ngay tới chợ ? (bởi chỉ có chợ mới có đầy đủ các thứ tiếp bạn nhưng trẻ thì đi vắng, chợ lại xa, mà mình thì già cả rồi không đi xa được)
+Hs đọc câu 3, 4, 5, 6.
- Chợ thì xa mà người đi chợ thì không có, vậy tác giả định tiếp khách bằng những thứ gì ? (cá, gà, cải, cà, bầu, mướp)
- Em có nhận xét gì về những thứ mà tác giả nêu ra? (đây là những thứ sản vật có trong ao, trong vườn nhưng lại chưa dùng được- có đấy mà lại như không )
- Hãy giải thích tính chất “có đấy mà lại như không” của những sản vật được kể và tả trong bài? (có cá, có gà, nghĩa là có thực phẩm nhưng cũng bằng không vì ao sâu nước cả, vườn rộng rào thưa, không đánh bắt được. Có cải, cà, bầu, mướp nghĩa là có rau quả, nhưng cũng bằng không vì đều là những thứ chửa ra cây, vừa mới nụ, vừa rụng rốn hoặc đương ra hoa, chưa thể thu hái được)
- Cách nói lấp lửng ở đây có thể tạo ra 2 cách hiểu: a. Đó là sự thật của hoàn cảnh. b. Đó là cách nói vui về cái sự không có gì. Em hiểu theo cách nào ?
- Nếu hiểu theo cách 1 thì chủ nhân là người như thế nào? Tình cảm của ông đối với bạn ra sao?
- Nếu hiểu theo cách 2 thì chủ nhân là người có hoàn cảnh sống như thế nào? tính cách của ông ra sao? Tình cảm mà ông dành cho bạn là tình cảm như thế nào?
+Hs đọc câu 7.
- Em hiểu ý của câu thơ như thế nào ?
- Có ý kiến cho rằng: nên hiểu câu 7 riêng trầu không thì có, ý kiến của em thế nào? (không thể hiểu như vậy vì không đúng với mạch lạc của tứ thơ. Mặc dù trầu không là tên đầy đủ của thứ lá này nhưng xét trong mạch thơ thì chỉ có thể hiểu là trầu không cũng không có nốt. Có như vậy thì mới hiểu nổi cái thanh đạm, nghèo túng của ông quan thanh liêm về ở ẩn) 
- Qua đây ta hiểu chủ nhân là người như thế nào?
 Tình bạn của họ ra sao?
+Hs đọc câu 8.
- Chi tiết ngôn từ nào trong câu 8 đáng chú ý?
- Ta với ta là chỉ ai với ai? Nó có ý nghĩa gì?
- Theo em có gì khác nhau trong cụm từ “Ta với ta” ở bài này so với bài Qua đèo Ngang? (Trong Bạn đến chơi nhà, từ ta ở vị trí trước và sau là 2 từ đồng âm. Trong bài Qua đèo Ngang, từ ta ở cả 2 vị trí chỉ là 1 từ. Một bên chỉ sự hoà hợp của 2 con người trong 1 tình bạn chan hoà vui vẻ. Một bên chỉ sự hoà hợp trong 1 nội tâm buồn)
- Câu 8 đã thể hiện được tình cảm gì của tác giả?
- Bài thơ cho em hiểu gì về Nguyễn Khuyến và tình bạn của ông?
I.Tiếp xúc văn bản
1. Đọc
2. Tác giả – Tác phẩm:
a- Tác giả: Nguyễn Khuyến (1835-1909 ), được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ.
- Quê xã Yên Đổ, Bình Lục, Hà Nam.
- Là người thông minh, học giỏi, thi đỗ đầu cả 3 kì: Hương, Hội, Đình.
- Là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam.
- Thơ ông đằm thắm và trong trẻo tình người.
b- Tác phẩm: 
Bài thơ in trong Hợp tuyển thơ văn Việt Nam-Tập 4 (1963 ).
3 Kết cấu:
-Thể thơ:Thất ngôn bát cú Đường luật
-Bố cục:1-6-1
II. Phân tích:
1- Câu mở đầu:
 Đã bấy lâu nay, bác đến nhà,
- Cách mở đầu tự nhiên như lời nói thường ngày. 
=> Thể hiện sự vui mừng khi có bạn đến thăm.
2- Sáu câu tiếp theo:
 Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
- Mong muốn tiếp bạn đàng hoàng, chu đáo.
 Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
 Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
 Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
 Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
- Mọi thứ sản vật của gia đình có đấy mà lại như không.
- Đó là sự thật của hoàn cảnh.
=> Chủ nhân là người thật thà, chất phác. Tình cảm đối với bạn chân thật, không khách sáo.
- Đó là cách nói vui.
=> Hoàn cảnh nghèo khó. Tính cách hóm hỉnh, yêu đời; yêu bạn bằng tình cảm dân dã, chất phác.
 Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
- Lễ nghi tiếp khách tối thiểu cũng không có.
=> Chủ nhân là người trọng tình nghĩa hơn vật chất và tin ở sự cao cả của tình bạn. Tình bạn sâu sắc, trong sáng. Vì nó được xây dựng trên những nhu cầu tinh thần.
3- Câu kết:
 Bác đến chơi đây, ta với ta !
- Chỉ quan hệ gắn bó, hoà hợp, không tách rời.
=> Niềm hân hoan, tin tưởng ở tình bạn trong sáng, thiêng liêng.
- Nguyễn Khuyến là người hồn nhiên, dân dã, trong sáng; đối với bạn thì chân thành, ấm áp, bền chặt dựa trên giá trị tinh thần.
III-Tổng kết:
* Ghi nhớ: sgk (105 ).
 *HĐ4:Luyện tập, củng cố
- Ngôn từ ở bài Bạn đến chơi nhà có gì khác với ngôn từ ở đoạn thơ Sau phút chia li đã học?
- So sánh ngôn ngữ thơ ở bài Bạn đến chơi nhà với ngôn ngữ thơ dịch Chinh phụ ngâm ta thấy có sự khác nhau giữa 2 phong cách ngôn ngữ:
+ Chinh phụ ngâm là ngôn ngữ bác học.
+ Bạn đến chơi nhà là ngôn ngữ đời thường.
Nhưng cả 2 bên đều đạt đến độ kết tinh, rất hay, rất hấp dẫn.
-HĐ5:Dặn dò
-VN học thuộc bài thơ, 2 tiết sau viết bài TLV số 2 
------------------------------------------------------
Soạn 5/10/2012
Giảng7ab
Tiết 31, 32: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
A- Mục tiêu 
- Tiếp tục rèn kĩ năng viết văn biểu cảm.
- Qua bài viết HS tự bộc lộ được cảm xúc, tình cảm, sự đánh giá của mình về đối tượng biểu cảm.
B- Đề bài:
 Loài cây em yêu.
C. Đáp án và hướng dẫn chấm
 1. Xác định yêu cầu của đề:
 Có thể chọn 1 trong các loài cây sau: Cây bàng, cây bằng lăng, cây hoa sữa, 
 cây dừa, cây cau, cây bưởi, cây đa, cây tre... hoặc cây cảnh.
 Đáp án:
Mở bài: 
 -Giới thiệu loài cây và lí do vì sao em thích loài cây đó.
Thân bài: 
 - Miêu tả một vài đặc điểm có sức gợi cảm của cây: Thân, lá, hoa.
 - Kể một vài kỉ niệm gắn bó với cây.
 - Tác dụng của cây đối với đời sống con người.
 - Tác dụng của cây đối với đời sống của em.
Kết bài:
 Tình cảm của em đối với loài cây đó.
 Biểu điểm:
*Điểm8-10: -Bài làm đáp ứng đủ các yêu cầu trên
 -Văn viết mạch lạc, đúng chính ta, dùng từ, đặt câu
*Điểm 5-7: -Bài làm đáp tương đối đủ các yêu cầu của đáp án
 -Sai vài lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
*Điểm 3-4: -Bài làm chưa đáp ứng đủ các yêu cầu của đáp án
 -Sai nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu chưa chính xác
*Điểm 1-2:-Bài làm sơ sài
*Điểm 0:Bài làm bỏ giấy trắng hoặc viết vài câu nhập đề
D.Tổ chức các hoạt động dạy học
1 ổn định tổ chức:
 Sĩ số 7a 7b
2 Kiểm tra:
 GV chép đề
 HS làm bài
3 Thu bài, nhận xét giờ
E. HDVN 
- Ôn lại lí thuyết về văn biểu cảm.
- Đọc bài: Cách làm bài văn biểu cảm.soạn bài “Chữa lỗi về quan hệtừ”

File đính kèm:

  • docBai_6_Bai_ca_Con_Son.doc