Giáo án Ngữ Văn 7 - Chương trình cả năm (Bản đẹp)

Tiết 23:

ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN BIỂU CẢM

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1.Kiến thức

- Bố cục của bài văn biểu cảm.

- Yêu cầu của việc biểu cảm.

- Cách biểu cảm gián tiếp và cách biểu cảm trực tiếp

2.Kĩ năng

- Nhận biết đặc điểm của bài văn biểu cảm.

3.Thái độ

- Nghiêm túc trong giờ học.

- Có ý thức vận dụng những kiến thức được học trong quá trình viết văn.

II. CHUẨN BỊ

1.Giáo viên

- Sách giáo khoa+Sách giáo viên Ngữ Văn 7, tập 1.

- Bài thiết kế dạy học.

2. Học sinh.

- Đọc và tìm hiểu trước nội dung ở sách giáo khoa.

- Xem lại nội dung một số bài ca dao, thơ đã học.

3.PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC.

- Phát vấn, đàm thoại.

- Thực hành.

IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY-HỌC.

1.Ổn định lớp

2.Kiểm tra bài cũ:

- Theo em thế nào là biểu cảm? Ví dụ minh họa.

- Đặc điểm của tình cảm trong văn biểu cảm là gì và nó có những cách biểu lộ nào?

3. Dạy bài mới.

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt

*Hoạt động 1: hướng dẫn học sinh hình thành kiến thức mới thông qua hệ thống câu hỏi đàm thoại và phân tích ngữ liệu.

- Học sinh đọc văn bản.

- Văn bản viết ra nhằm mục đích gì?

- Để biểu đạt tình cảm đó, tác giả bài văn đã làm như thế nào?

- Cách lựa chọn hình ảnh như vậy có tác dụng gì?

- Nêu bố cục văn bản?

- Phần mở bài, kết bài có quan hệ với nhau như thế nào?

- Phần thân bài đã nêu những ý gì? Những ý đó liên quan đến chủ đề bài văn như thế nào?

- Từ đó, đọc bài văn người ta hiểu điều gì?

- Đoạn văn biểu hiện tình cảm gì?

- Tình cảm ở đây được biểu hiện bằng cách nào? Vì sao em có nhận xét đó?

- Từ những ví dụ trên em hãy cho biết nội dung chính của một văn bản biểu cảm sẽ là gì?

- Để bộc lộ những tình cảm đó ta có thể sử dụng những cách nào?

- Tình cảm trong văn biểu cảm muốn lay động, thuyết phục người đọc phải có đặc điểm thế nào?

*Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập

- Văn bản thể hiện tình cảm gì? Tình cảm ấy được biểu hiện theo cách nào?

- Hoa phượng được miêu tả như thê nào? Qua việc miêu tả đó thể hiện cảm xúc gì?

- Tìm những câu văn giúp tác giả biểu hiện những cảm xúc đó? Qua đó , em hiểu vì sao tác giả lại gọi hoa phượng là hoa học trò?

- Hãy tìm mạch ý của bài văn? Đó là sắc đỏ của hoa phượng cháy lên trong nỗi buồn nhớ của học trò lúc chia tay.

- Văn bản biểu cảm theo cách nào? Hãy tìm những câu văn biểu hiện tình cảm trực tiếp, gián tiếp ấy.

 I. Tìm hiểu đặc điểm của văn bản biểu cảm :

1.Ví dụ 1: Văn bản “Tấm gương” SGK

- Văn bản không phải là để miêu tả tấm gương mà chỉ mượn tấm gương để ca ngợi đức tính trung thực của con người, ghét thói xu nịnh, dối trá.

- Tác giả chọn được một hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng vì tấm gương có đặc điểm là phản chiếu sự vật một cách khách quan trung thực. Do đó đem ví tấm gương với người bạn trung thực hình ảnh ẩn dụ.

- Cách lựa chọn hình ảnh như vậy giúp cho việc biểu đạt tình cảm được cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu, sâu sắc.

- Bố cục bài văn gồm 3 phần:

+ Phần MB: Nêu thẳng phẩm chất của gương.

+ Phần KB: Khẳng định lại chủ đề đã nêu.

+ Phần TB: Nêu lợi ích của tấm gương đối với con người. Hai ví dụ về 2 nhân vật Mạc Đĩnh Chi và Trương Chi là ví dụ về một người đáng trọng, một người đáng thương nhưng nếu soi gương thì gương cũng không vì tình cảm mà nói sai sự thật, rằng họ có gương mặt xấu xí.

=> Ngoài tấm gương thuỷ tinh tráng bạc còn có gương lương tâm.

2.Ví dụ 2: đoạn trích sgk.

- Niềm đau khổ của đứa con phải xa mẹ, phải sống với người khác và luôn bị bắt nạt -> Tình cảm đó được biểu thị bằng cách thổ lộ trực tiếp qua những tiếng kêu, lời than, qua câu hỏi biểu cảm. T/c đó rất rõ ràng, trong sáng.

2.Kết luận

- Mỗi bài văn biểu cảm tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu.

- Để bộc lộ tình cảm người viết có thể có các cách biểu cảm:

+ Chọn hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng để gửi gắm tư tưởng, tình cảm.

+ Thể hiện trực tiếp những nối niềm, cảm xúc trong lòng.

- Tình cảm thể hiện phải trong sáng, chân thực.

II.Luyện tập: Đọc bài văn: “Hoa học trò”.

- Tình cảm được bộc lộ: Nỗi buồn nhớ khi xa trường, rời bạn lúc nghỉ hè).

gián tiếp thông qua miêu tả hoa phượng.

- Hoa phượng được dùng làm hình ảnh ẩn dụ để thể hiện tình cảm - hoa phượng gắn bó với sân trường, với học sinh, với những ngày hè chia tay nhớ nhung da diết:

+ Cảm xúc bối rối thẫn thờ.

+ Cảm xúc cô đơn, trống trải.

+ Cảm xúc buồn nhớ, dỗi hờn.

- Hoa phượng là biểu tượng của sự chia ly ngày hè đối với học trò.)

- Phượng càng đỏ, nỗi buồn càng tăng. Phượng và học trò sóng đôi, gắn bó, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn).

- Có những câu văn biểu hiện trực tiếp nỗi nhớ nhung. Toàn bài lại dùng hoa phượng để biểu cảm gián tiếp nỗi lòng.

=> Đó là cách biểu đạt tình cảm mang tính nghệ thuật cao, truyền cảm sâu sắc.

 

docx507 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 527 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ Văn 7 - Chương trình cả năm (Bản đẹp), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Người Sài Gòn nói chung: hề hà, dễ dãi, ít dàn dựng, chân thành, thẳng thắn.
- Các cô gái Sài Gòn: chân thành, bộc trực, cởi mở, vẻ đẹp tự nhiên mà ý nhị.
-> "Sài Gòn bao giờ cũng ... kéo đến".
-> Sức sống, nét đẹp riêng của thành phố, của con người nơi thành phố ấy.
3, Sài Gòn đất lành, đô thị hiền hoà:
- Sài Gòn là nơi đất lành nhưng rất ít chim.
-> Vấn đề môi trường và tình yêu của tác giả dành cho thiên nhiên, môi trường.
=> Khẳng định tình yêu Sài Gòn dai dẳng và bền chặt với mơ ước mọi người ai cũng yêu Sài Gòn của tác giả.
III. Tổng kết:
- Xem ghi nhớ:
III. luyện tập:
- Đoạn văn: Miền quê em yêu.
(Giới hạn 5-7 câu.
Chuẩn bị trong 5 phút).
 4. Cũng cố – Dặn dò: - Hoàn thành đoạn văn.
 - Học, hiểu bài.
 - Chuẩn bị bài tiếp theo
LUYỆN TẬP SỬ DỤNG TỪ
 Tiết theo phân phối chương trình: 65
 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 1. Kiến thức: 
 - Kiến thức về âm, chính tả, ngữ pháp,đặc điểm ý nghĩa của từ.
 - Chuẩn mực sử dụng từ; một số lỗi thường gặp và cách sửa chữa.
 Lưu ý : học sinh đã học những kiến thức này.
 2. Kĩ năng: 
 - Vận dụng các kiến thức đã học về từ để lựa chọn, sử dụng từ đúng chuẩn mực.
 3. Thái độ
 - Học sinh có ý thức vận dụng các kiến thức đã học về chuẩn mực sử dụng từ để có kĩ năng diễn đạt đúng, chuẩn.
 II. CHUẨN BỊ
Giáo viên
Soạn bài, chuẩn bị một số câu văn có từ được sử dụng sai.
Học sinh
Soạn bài theo yêu cầu sách giáo khoa.
Đọc lại bài tập làm văn số 3.
 III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới:
 *. Đọc các bài tập làm văn của em từ đầu năm đến nay: 
- Ghi lại những từ em đã dùng sai (về âm, về chính tả, về nghĩa, về tính chất ngữ pháp và về sắc thái biểu cảm). Nêu cách sửa những lỗi đó.
- Giáo viên yêu cầu học sinh lập thành bảng theo mẫu:
Sai về
Lỗi cụ thể
Sửa lỗi
Tổng số lỗi
- Từ dùng sai âm, dùng sai chính tả.
- Từ dùng sai nghĩa
- Từ sai tính chất ngữ pháp.
- Từ sai về sắc thái biểu cảm.
 *. Đọc bài tập làm văn của các bạn cùng lớp:
- Nhận xét về các trường hợp dùng từ không đúng nghĩa, không đúng tính chất ngữ pháp, không đúng sắc thái biểu cảm và không hợp tình huống giao tiếp trong bài làm của bạn.
- Lập bảng theo mẫu:
Sai về
Lỗi cụ thể
Sửa lỗi
Tổng số lỗi
- Từ dùng sai âm, dùng sai chính tả.
- Từ dùng sai nghĩa
- Từ sai tính chất ngữ pháp.
- Từ sai về sắc thái biểu cảm.
- Ở mỗi phần, giáo viên cho học sinh tham gia trò chơi:
 *. Trò chơi:Ai nhanh hơn
Phát hiện lỗi sai trong các câu sau:
Tâm tình anh ấy rất hiền lành nhưng khi ra trận thì táo tơn vô cùng.
Họa sĩ A nhấp nháy bộ ria mép quen thuộc.
c. Huynh đệ nào phải người xa
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
d.Yếu điểm của anh ấy là thiếu sự quyết đoán.
e . Ở hội trường đang tổ chức đêm dạ hội hóa trang.
f. Hưởng ứng lời kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến” của Bác Hồ, nhiều thanh niên đã lên đường đi lính.
g. Sau ca phẫu thuật, anh ấy khắc phục rất nhanh.
h. Sân trường rợp bóng mát của nhiều cây cổ thụ lâu năm.
*. Trò chơi: Cá mập tấn công.
- Chia lớp thành 2 nhóm. Mỗi nhóm sẽ viết 10 câu có từ dùng sai. Nhóm còn lại sẽ phát hiện và sửa lỗi của nhóm bạn. Nếu sửa được lỗi thì sẽ được lên một bậc thang, nếu không sửa được lỗi mà để nhóm ra câu hỏi chỉ ra thì sẽ bị xuống ba bậc thang. 
*. Một số ví dụ để học sinh sửa lỗi dùng từ:
a. Lỗi dùng từ sai âm, sai chính tả:
- Nhóm từ gần âm, gần nghĩa:
+ hồi phục- khôi phục, khắc phục- khuất phục 
+ xuất gia, xuất giá.
+ xuất sắc, xuất chúng.
+ bàng quang – bàn quan.
b. Dùng từ sai nghĩa:
- xử trí – xử lý.
- thành quả - hiệu quả, kết quả 
c. Dùng từ thừa:
- ngày sinh nhật
- đêm dạ hội
4. Củng cố – Dặn dò :
- Sưu tầm các lỗi sử dụng từ thường gặp và sửa lỗi.
- Chuẩn bị bài “Ôn tập tác phẩm trữ tình”
+Thống kê các tác phẩm trữ tình đã học trong chương trình lớp 7 theo tác giả, thể loại, chủ đề.
+Nắm được đặc sắc nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm này.
Tên bài dạy:
ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH
Tiết theo phân phối chương trình: 66,67 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1.Kiến thức:
-Khái niệm tác phẩm trữ tình hoặc thơ trữ tình.
-Một số đặc điểm chủ yếu của thơ trữ tình.
-Một số thể thơ đã học.
-Giá trị nội dung , nghệ thuật của một số tác phẩm trữ tình đă học
2.Kĩ năng:
- Rèn các kĩ năng ghi nhớ , hệ thống hoá tổng hợp, phân tích, chứng minh.
-Cảm nhận, phân tích tác phẩm trữ tình.
-Học sinh bước đầu nắm được khái niệm trữ tình và một số đặc điểm nghệ thuật phổ biến của tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình.
-Củng cố những kiến thức cơ bản và duyệt lại một số kĩ năng đơn giản đã được cung cấp và rèn luyện, trong đó cần đặc biệt lưu ý cách tiếp cận một tác phẩm trữ tình.
3.Thái độ
- Trân trọng những tình cảm mà các tác giả thể hiện trong các tác phẩm trữ tình.
- Nâng cao tình yêu gia đình, quê hương, đất nước
II.CHUẨN BỊ 
1.Giáo viên: soạn bài,đọc tài liệu tham khảo.
2.Học sinh: học và chuẩn bị bài theo yêu cầu sgk.
III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY – HỌC: 
Ổn định lớp
Kiểm trabài cũ
Hoàn cảnh và tâm trạng của Vũ Bằng khi viết bài tùy bút “Mùa xuân của tôi” có gì đặc biệt? Điều đó ảnh hưởng như thế nào đến giọng điệu và cảm xúc của bài thơ?
 3. Dạy bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Nội dung cần đạt
*Hoạt động 1:Ôn tập.
- Hs đọc yêu cầu sgk- 
-Thảo luận nhóm-làm bài,lên bảng.
-Hs nhận xét chéo-Gv nhận xét,bổ sung => cho điểm.
- Hs đọc yêu cầu sgk- 
-Thảo luận nhóm-làm bài,lên bảng.
-Hs nhận xét chéo-Gv nhận xét,bổ sung => cho điểm.
 - Hs đọc yêu cầu sgk- 
-Thảo luận nhóm-làm bài,lên bảng.
-Hs nhận xét chéo-Gv nhận xét,bổ sung => cho điểm.
- Hs đọc yêu cầu sgk- 
-Thảo luận nhóm-làm bài,lên bảng.
-Hs nhận xét chéo-Gv nhận xét,bổ sung => cho điểm.
- Hs đọc yêu cầu sgk- 
-Thảo luận nhóm-làm bài,lên bảng.
-Hs nhận xét chéo-Gv nhận xét,bổ sung => cho điểm.
*Hoạt động 2: Chốt ghi nhớ
 Qua tìm hiểu một số bài tập em rút ra ghi nhớ gì?
 -Hs đọc ghi nhớ: sgk/182.
I-Nội dung ôn tập:
1-Tên tác giả và tác phẩm:
-Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: Lí Bạch.
-Phò giá về kinh: Trần Quang Khải.
-Tiếng gà trưa: Xuân Quỳnh.
-Cảnh khuya: Hồ Chí Minh.
-Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê : Hạ Tri Chương.
-Bạn đến chơi nhà: Nguyễn Khuyến.
-Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra: Trần Nhân Tông
-Bài ca nhà tranh bị gió thu phá: Đỗ Phủ.
2-Sắp xếp tên tác phẩm khớp với nội dung, tư tưởng, tình cảm được biểu hiện:
-Bài ca Côn Sơn: Nhân cách thanh cao và sự giao hoà tuyệt đối với thiên nhiên.
-Cảnh khuya: Tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung lạc quan.
-Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: Tình cảm quê hương sâu lắng trong khoảnh khắc đêm khuya thanh vắng.
-Bài ca nhà tranh bị gió thu phá: Tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả.
-Qua Đèo Ngang: Nỗi nhớ thương quá khứ đi đôi với nỗi buồn đơn lẻ thầm lặng giữa núi đèo hoang sơ.
-Sông núi nước Nam: ý thức độc lập tự chủ và quyết tâm tiêu diệt địch.
-Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê: Tình cảm quê hương chân thành pha chút xót xa lúc mới trở về quê sau 50 năm xa cách.
-Tiếng gà trưa: Tình cảm gia đình, quê hương qua những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ.
3-Sắp xếp lại tên tác phẩm (hoặc đoạn trích) khớp với thể thơ:
-Sau phút chia li: song thất lục bát.
-Qua Đèo Ngang: Thất ngôn bát cú Đường luật.
-Bài ca Côn Sơn: Lục bát.
-Tiếng gà trưa: Thơ 5 chữ.
-Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: Ngũ ngôn tứ tuyệt.
-Sông núi nước Nam: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
4-Những ý kiến em cho là không chính xác:
a-Đã là thơ thì nhất thiết chỉ được dùng phương thức biểu cảm.--> thơ chủ yếu dùng phương thức biểu cảm tuy nhiên vẫn có những tác phẩm thơ sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt khác nhau như miêu tả, tự sự. ( “Hồi hương ngẫu thư” của Hạ Tri Chương sử dụng phương thức tự sự để kể lại cuộc đời xa quê, miêu tả để thấy được sự thay đổi của ngoại hình, tuổi tác.). Ngoài ra không phải lúc nào thơ cũng là trữ tình. (Bản dịch “Lão nông và các con” (Tú Mỡ- sgk trang 33 là thơ tự sự, Truyện Kiều, Lục Vân Tiên là truyện thơ)
e-Thơ trữ tình chỉ được dùng lối nói trực tiếp để biểu hiện tình cảm, cảm xúcà có bài thơ bộc lộ tình cảm một cách trực tiếp nhưng cun gx có bài thơ thông qua miêu tả, tự sự để thấy được tình cảm của chủ thể trữ tình. ( Qua miêu tả cảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc lúc đêm khuya ta nhận ra tình yêu thiên nhiên tha thiết, mong muốn hòa nhập với thiên nhiên của Hồ Chí Minh)
i-Thơ trữ tình phải có 1 cốt truyện hay và 1 hệ thống nhân vật đa dạngà đây là đặc điểm văn bản tự sự.
k-Thơ trữ tình phải có 1 lập luận chặt chẽ.
5.Bài 5-sgk/182.
a.Khác với tác phẩm của các cá nhân, ca dao trữ tình ( trước đây) là những bài thơ, câu thơ có tính chất đại diện cho những tình cảm tiến bộ mang tính nhân dân sâu sắc và được lưu truyền trong dân gian.
b.Thể thơ được ca dao trữ tình sử dụng nhiều nhất là lục bát.
c.Một số thủ pháp , nghệ thuật thường gặp trong ca dao trữ tình là: so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ...
II.Ghi nhớ: sgk (182 )
4.Củng cố- Dặn dò
- Một số đặc điểm chủ yếu của thơ trữ tình?
 -Học thuộc ghi nhớ, chuõ̉n bị tiếp phần luyện tập cho tiết học sau.
 -Viết đoạn cảm nhận về một bài, một đoạn, một câu... trong một văn bản tác phẩm trữ tình mà em yếu thích nhất.
Tên bài dạy:
ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH
(Tiếp theo)
Tiết theo phân phối chương trình: 67
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức:
- Khái niệm tác phẩm trữ tình hoặc thơ trữ tình.
- Một số đặc điểm chủ yếu của thơ trữ tình.
- Một số thể thơ đã học.
- Giá trị nội dung , nghệ thuật của một số tác phẩm trữ tình đă học
2.Kĩ năng:
- Rèn các kĩ năng ghi nhớ , hệ thống hoá tổng hợp, phân tích, chứng minh.
- Cảm nhận, phân tích tác phẩm trữ tình.
- Học sinh bước đầu nắm được khái niệm trữ tình và một số đặc điểm nghệ thuật phổ biến của tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình.
-Củng cố những kiến thức cơ bản và duyệt lại một số kĩ năng đơn giản đã được cung cấp và rèn luyện, trong đó cần đặc biệt lưu ý cách tiếp cận 1 tác phẩm trữ tình.
3.Thái độ
- Trân trọng những tình cảm mà các tác giả thể hiện trong các tác phẩm trữ tình.
- Nâng cao tình yêu gia đình, quê hương, đất nước
III.CHUẨN BỊ: 
1.Giáo viên: soạn bài,đọc tài liệu tham khảo.
2.Học sinh: học và chuẩn bị bài theo yêu cầu sgk.
IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY – HỌC: 
1.Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ
-Khái niệm tác phẩm trữ tình hoặc thơ trữ tình.
-Một số đặc điểm chủ yếu của thơ trữ tình.
-Một số thể thơ đã học.
-Giá trị nội dung , nghệ thuật của một số tác phẩm trữ tình đã học? 
3.Dạy bài mới: 
*Hoạt động 1: Luyện tập
- Đọc những câu thơ của Nguyễn Trãi. Em hãy nói rõ nội dung trữ tình và hình thức thể hiện của những câu thơ đó ?
- So sánh tình huống thể hiện tình yêu quê hương và cách thể hiện tình cảm đó qua 2 bài thơ “Cảm nghĩ trong dêm thanh tĩnh” và “ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” để thấy chúng có những điểm riêng nào?
- So sánh bài thơ “Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều” (phần đọc thêm, bài 9) với bài “Rằm tháng giêng” về 2 vấn đề: cảnh được miêu tả và tình cảm được thể hiện ?
- Đọc kĩ 3 bài tuỳ bút “Một thứ quà của lúa non: cốm”, “Mùa xuân của tôi”, “Sài Gòn tôi yêu”. Hãy lựa chọn những câu mà em cho là đúng?
*Hoạt động 2: Mở rộng
II.Luyện tập:
1. Nội dung trữ tình và hình thức thể hiện của những câu thơ của Nguyễn Trãi 
 -Suốt ngày ôm nỗi ưu tư
Đêm lạnh quàng chăn ngủ chẳng yên.
 -Bui một tấc lòng ưu ái cũ
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông.
->Kể và tả để biểu cảm trực tiếp (câu 1) ; Dùng lối nói ẩn dụ để biểu cảm gián tiếp và tô đậm thêm cho tình cảm được biểu hiện ở câu trên (câu 2)
=>Đây chưa phải là “tiếng thơ xé lòng” nhưng đã thấm đượm nỗi lo buồn sâu lắng, có tính chất thường trực (Suốt ngày...Đêm...; Đêm ngày...).
2. So sánh tình huống thể hiện tình yêu quê hương và cách thể hiện tình cảm đó qua 2 bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” và “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”.
-Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: Là tình cảm quê hương được biểu hiện lúc xa quê- là biểu cảm trực tiếp và tình cảm đó được thể hiện 1 cách nhẹ nhàng, sâu lắng.
-Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê: Là tình cảm được biểu hiện lúc mới đặt chân về quê sau 50 năm trời xa cách- là biểu cảm gián tiếp và tình cảm đó đậm màu sắc hóm hỉnh mà ngậm ngùi.
3.So sánh bài thơ Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều (phần đọc thêm, bài 9) với bài Rằm tháng giêng về 2 v.đề: cảnh được miêu tả và tình cảm được thể hiện:
-Cảnh vật có nh yếu tố giống nhau: Đêm khuya, trăng, thuyền, dòng sông.
-Nhưng màu sắc khác nhau: 
+Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều: Cảnh vật yên tĩnh và có phần hiu hắt lúc trăng tà, có tiếng quạ kêu, sương sa đầy trời, tiếng chuông chùa từ trên núi vọng lại lúc nửa đêm càng tăng thêm sự tĩnh mịch và gợi nỗi buồn.
+Rằm tháng giêng: Cảnh vật sống động, tràn đầy sức sống của một đêm trăng mùa xuân.
-Điểm khác nổi bật ở chủ thể trữ tình:
+Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều: là kẻ lữ khách thao thức không ngủ, vì nỗi buồn xa xứ.
+Rằm tháng giêng: vừa mở rộng tâm hồn đón nhận vẻ đẹp tuyệt diệu của đêm trăng rằm lại vừa khẩn trương trong công việc của người chiến sĩ cách mạng.
+ Điểm giống nhau: có sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên, nội tâm và ngoại cảnh.
4.Những câu mà em cho là đúng:
b.Tuỳ bút không có cốt truyện và có thể không có nhân vật.
c-Tuỳ bút sử dụng nhiều phương thức (tự sự, miêu tả, biểu cảm, th.minh, lập luận) nhưng biểu cảm là phương thức chủ yếu.
e-Tuỳ bút có nhiều yếu tố gần với tự sự nhưng chủ yếu thuộc loại trữ tình.
III. Mở rộng
1. Qua những câu hát than thân em hiểu thêm điều gì về đời sống và tâm hồn của người dân lao động xưa?
2. Tại sao trong các bài ca dao hình ảnh con cò thường được dùng để ví với hình ảnh người nông dân xưa?
3.Có người cho rằng ca dao châm biếm đã thể hiện rõ nét tâm hồn của người Việt Nam. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
4.Từ bài thơ “Qua đèo Ngang” em thấy Bà Huyện Thanh Quan có tâm trạng như thế nào? Qua tâm trạng ấy em hiểu thêm gì về nét đẹp tâm hồn bà?
5. Có người cho rằng đọc bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến ta cảm nhận được rất nhiều phong vị làng quê Bắc bộ. Em đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
6. Trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến, những cái không có được sắp xếp theo trình tự nào? Cách sắp xếp như vậy có tác dụng gì?
7. Chỉ ra các dạng điệp ngữ trong hai bài thơ “Cảnh khuya”, “Rằm tháng giêng”. Nêu dạng điệp ngữ và tác dụng của nó.
8. Từ hai câu thơ:
“Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” (Cảnh khuya)
“Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền” (Rằm tháng giêng)
Hãy nêu cảm nhận về vẻ đẹp của ánh trăng trong thơ Bác.
9. Trong bài thơ “Tiếng gà trưa”, qua những hình ảnh rất gần gũi, bình dị, đời thường tác giả giúp người đọc cảm nhận tình bà cháu thật thấm thía và sâu sắc. Em hãy làm sáng tỏ điều đó.
4.Củng cố- Dặn dò
-Khái niệm tác phẩm trữ tình hoặc thơ trữ tình.
-Một số đặc điểm chủ yếu của thơ trữ tình.
-Giá trị nội dung , nghệ thuật của một số tác phẩm trữ tình đã học?
-Học thuộc ghi nhớ, làm tiếp những bài còn lại.
-Viết đoạn cảm nhận về một bài, một đoạn, một câu... trong một văn bản tác phẩm trữ tình mà em yếu thích nhất.
-Chuẩn bị bài : Ôn tập Tiếng Việt.
Tiết 68
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
 I. Mức độ cần đạt:
 - Hệ thống hóa kiến thức Tiếng Việt đã học ở học kỳ I.
 II. Trọng tâm kiến thức, kỷ năng:
 1. Kiến thức:
 Hệ thống kiến thức về:
 - Cấu tạo từ (từ ghép, từ láy).
 - Từ loại (đại từ, quan hệ từ)
 - Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ.
 - Từ Hán Việt; Các phép tu từ.
 2. Kĩ năng:
 - Giải nghĩa một số yếu tố Hán việt đã học; Tìm thành ngữ theo yêu cầu
 III. Tiến trình tổ chức dạy học
 1. Ổn định lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ..
 3. Bài mới.
Giáo viên cho học sinh vẽ lại sơ đồ (vẽ đến đâu ôn lại kiến thức cụ thể đến đó).
I TỪ PHỨC LÀ GÌ?
(Là từ gồm 2 tiếng trở lên kết hợp với nhau).
? Có mấy loại từ phức? Cho VD?
(Hai loại từ phức: từ ghép; từ láy).
VD - từ ghép: Núi đồi, cá rô.
 - từ láy : Lao xao; đìu hiu.
? Từ ghép có mấy loại? Cho VD?
(Có 2 loại từ ghép: - Ghép chính phụ: Cây bưởi, máy khâu.
 - Ghép đẳng lập: Núi sông, đỏ đen.
? Từ láy có mấy loại? Cho VD?
(Có 2 loại: - Láy toàn bộ : Xanh xanh, đo đỏ.
 - Láy bộ phận: Đẹp đẽ, bâng khuâng.
=> Trong từ phức các tiếng có quan hệ về ý nghĩa thì gọi là từ ghép, có quan hệ lặp âm thì gọi là từ láy. Giữa từ ghép và từ láy thường có một số từ trung gian.
II. ĐẠI TỪ:
? Đại từ là gì? VD?
(Là những từ dùng để chỉ sự vật, hđ, tc hoặc dùng để hỏi. 
VD: Tôi, ấy, đâu, nào).
? Có mấy loại đại từ ? VD ?
(Có hai loại đại từ là đại từ để chỉ, đại từ để hỏi).
+ Đại từ để chỉ.
- Chỉ người, sự vật : Tôi, nó, tớ, 
- Chỉ số lượng : Bấy, bấy nhiêu.
- Chỉ hoạt động, tính chất, sự việc: Vậy, thế.
+ Đại từ để hỏi.
- Hỏi về người, sự vật : Ai, gì, nào, ...
- Hỏi về số lượng : bao nhiêu, mấy?
- Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc: Sao, thế nào.
+ Ngoài chức năng dùng để chỉ và hỏi, đại từ còn có thể đóng các vai trò ngữ pháp như: CN, VN, định ngữ, bổ ngữ, 
- VD: + Chúng tôi đi tham quan.
 CN
 + Lớp chúng tôi có hai bạn đều tên Lan.
	 ĐN
	 + Dạo này nó vẫn thế.
 VN
	 + Hoa khen nó không ngớt
III. QUAN HỆ TỪ: 
	? Quan hệ từ là gì ? Ví dụ ?
	(Là những từ dùng để liên kết các thành phần của cụm từ, các thành phần của câu hoặc câu với câu trong đoạn văn, đoạn văn với đoạn văn trong bài).
	Ví dụ: và, với, cùng, như, do, 
	? Vai trò, tác dụng của quan hệ từ ? 
Quan hệ từ có số lượng không lớn nhưng tần số sử dụng rất cao. Nó là một trong những từ công cụ quan trọng cho việc diễn đạt.
	Nhờ có quan hệ từ mà lời nói, câu văn được diễn đạt chặt chẽ hơn, chính xác hơn, giảm bớt sự hiểu lầm khi giao tiếp.
	+ Cho học sinh so sánh quan hệ từ với danh từ, động từ, tính từ.(theo SGK-tr 201.)
	IV. TỪ HÁN VIỆT:
Giải nghĩa:
- Dựa vào ngữ cảnh – từ đồng âm.
Ví dụ:
	+ thiên 1: trời (thiên nhiên).
	+ thiên 2: lệch (thiên vị).
	+ thiên 3: nghìn (thiên lý).
	+ thiên 4: dời (thiên đô).
- Dựa vào cách dịch nghĩa:
Ví dụ:
	Phụ tử: cha con.
2) Phân biệt các yếu tố (từ) thuần Việt các với yếu tố (từ) Hán Việt.
 - Mẫu: Nguyện quyết cứu nguy.
 (Các yếu tố nào có chứa vần của 4 từ trên là yếu tố Hán Việt.
 Ngoại lệ: nguyền, chuyền, chuyện là thuần Việt.
 - Tất cả các tiếng có kết hợp với vần "ết" đều là thuần Việt. (ngoại lệ: "kết").
 - Tất cả các tiếng có kết hợp với vần "ưng" đều là thuần Việt. (ngoại lệ: "ưng, ứng, ngưng".)
 V. TỪ TRÁI NGHĨA, ĐỒNG NGHĨA, ĐỒNG ÂM:
 - Từ trái nghĩa, từ đồng nghĩa, đồng âm là gì ?
 ? Tác dụng của từng loại từ trên ? Ví dụ ?
 (diễn đạt chính xác và sinh động tư tưởng, tình cảm của mình.)
 - Một cách mở rộng vốn từ có hiệu quả.
 - Thấy rõ sự giàu đẹp và khả năng diễn đạt tinh tế của tiếng Việt.
 VI. THÀNH NGỮ:
 - Khái niệm thành ngữ ? Đặc điểm thành ngữ ? (Giàu tính hình tượng, tính biểu cảm.)
 VII. ĐIỆP NGỮ VÀ CHƠI CHỮ:
 (Giúp câu văn, thơ hàm súc, dí dỏm, có duyên,...
Tiết 69: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (Phần tiếng Việt)
RÈN LUYỆN CHÍNH TẢ
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Một số lỗi chính tả do ảnh hưởng cách phát âm địa phương.
2. Kĩ năng:
- Phát hiện và sửa lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm thường thấy ở địa phương.
3. Thái độ:
- Học sinh có ý thức khắc phục một số lỗi chính tả do ảnh hưởng cách phát âm địa phương.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Giáo án, bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng, dụng cụ học tập.
III. Tiến trình dạy học:
1. Bài cũ:
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Giáo viên giới thiệu bài:
Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta khắc phục những lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương như ở lớp 6.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 2:
- GV: Ở bài này chúng ta cần:
Hoạt động 3:
- HS nghe – viết một đoạn, bài thơ hoặc văn xuôi có độ dài khoảng 100 chữ
- Yêu cầu viết đúng các tiếng có phụ âm cuối: ngần, nhất, xuân, nhạn, thôn, hát.
- Nhớ – viết một đoạn (bài) thơ hoặc văn xuôi có độ dài khoảng 100 chữ?
- Yêu cầu viết đúng các tiếng: hát, bóng, lồng, vẽ, nỗi.
- Điền 1 chữ cái, 1 dấu thanh hoặc 1 vần vào chỗ trống?
- Điền 1 tiếng hoặc 1 từ chứa âm, vần dễ mắc lỗi vào chỗ trống?
 Tìm tên các sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất?
- Tìm từ hoặc cụm từ dựa theo nghĩa và đặc điểm ngữ âm đã cho sẵn, ví dụ tìm những từ c

File đính kèm:

  • docxBai_1_Me_toi.docx