Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 1, Tiết 3: Từ ghép
GV cho HS thảo luận nhóm: So sánh thơm phức với thơm.
-thơm phức: có mùi thơm bốc lên mạnh, hấp dẫn.
-thơm: có mùi như hương của hoa, dể chịu, làm cho thích ngửi.
ð Nghĩa của bà ngoại hẹp hơn nghĩa của từ bà; Nghĩa của thơm phức hẹp hơn nghĩa của thơm.
? Qua so sánh, em rút ra điều gì về nghĩa của từ ghép.
-Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
? So sánh nghĩa của từ quần áo với nghĩa của mỗi tiếng quần , áo. Nghĩa của từ trầm bổng vớí nghĩa của mỗi tiếng trầm, bổng.
-quần áo: quần và áo nói chung. Các tiếng quần , áo chỉ từng sự vật riêng lẻ.
-trầm bổng: chỉ âm thanh lúc thấp lúc cao, khi rõ, khi văng vẳng. Các tiếng trầm, bổng chỉ từng độ cao cụ thể.
ð Ý nghĩa của từ ghép này khái quát hơn, trừu tượng hơn các tiếng tạo nên nó.
Bài 1 Tiết 3 Tuần 1 Tiếng Việt: TỪ GHÉP I.MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nắm được cấu tạo hai loại từ ghép: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập. - Đặc điểm về nghĩa của các loại từ ghép. 2.Kĩ năng : - Nhận diện các loại từ ghép - Mở rộng,hệ thống hĩa vốn từ - Sử dụng từ: dùng từ ghép chính phụ khi cần diễn đạt cái cụ thể, dùng từ ghép đẳng lập khi cần diễn đạt cái khái quát 3.Thái độ : Sử dụng từ ghép có hiệu quả trong nói, viết II.NỘI DUNG HỌC TẬP: Cấu tạo hai loại từ ghép .Đặc điểm về nghĩa của các loại từ ghép III. CHUẨN BỊ - Giáo viên:Sách tham khảo, tìm thêm VD - Học sinh:Chuẩn bị bài,SGK, VBT, Vghi IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1.Ổn định tổ chức và kiểm diện : Kiểm diện HS 2. Kiểm tra miệng : Khơng kiểm tra 3. Tiến trình bài học HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY- TRÒ NỘI DUNG BÀI Hoạt động 1: Cho HS ôn lại từ ghép.(5 phút) ¨GV cho HS ôn lại định nghiã về: từ đơn, từ ghép, từ láy đãhọc ở lớp 6? VD - Từ đơn : từ chỉ có 1 tiếng( nhà, cây, đỏ…) - từ ghép : là từ phức gồm 2 tiếng trở lên, các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa( cà chua, đồng hồ, học sinh…) - từ láy là từ phức gồm 2 tiếng trở lên. Các tiếng trong từ có quan hệ lặp( láy âm): mơn mởn, tươi tắn… GV nhấn mạnh : - từ phức có 2 loại: từ ghép và từ láy(học lớp 6) - từ ghép có 2 loại nhỏ là: ghép đẳng lập và ghép chính phụ ( hôm nay học) Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của Từ ghép chính phụ và Từ ghép đẳng lập.(10 phút) -GV treo bảng phụ phần 1/Sgk-13 -HS đọc- chú ý cụm từ in đậm ? Trong các từ ghép bà ngoại, thơm phức tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính. -bà ngoại: bà là tiếng chính, ngoại là tiếng phụ -thơm phức: thơm là tiếng chính, phức là tiếng phụ. ? So sánh bà ngoại với bà nội -bà ngoại với bà nội có một nét chung về nghĩa là bà. Nhưng nghĩa của bà ngoại và bà nội khác nhau là do tác dụng bổ sung nghĩa của tiếng phụ ngoại, nội. ¨GV chốt: Tiếng bổ sung nghĩa là tiếng phụ, tiếng được bổ sung nghĩa là tiếng chính. ? Em có nhận xét gì về trật tự các tiếng. -Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng bổ sung nghĩa là tiếng phụ, tiếng được bổ sung nghĩa là tiếng chính. ¨GV hướng dẫn HS tìm hiểu phần 2/ SGK trang 14 ¨GV treo bảng phụ phần 2/ SGK trang 14. ? Các tiếng trong hai từ ghép: quần áo, trầm bổng ở ví dụ trên có phân ra tiếng chính, tiếng phụ không. -Không phân ra tiếng chính, tiếng phụ, các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp. Bài tập nhanh: Tìm 5 từ ghép theo mẫu a.Bà ngoại: nước mắt, đường sắt, cá thu, nhà khách, sân bay b. Thơm phức: xanh nhắt , xanh om, xanh lè, xanh biếc… ? Từ những nhận xét trên ta kết luận được điều gì về cấu tạo của Từ ghép chính phụ và Từ ghép đẳng lập. Hoạt động 3: Tìm hiểu nghĩa của từ ghép. (10 phút) ¨GV cho HS thảo luận nhóm: So sánh bà ngoại với bà nội -bà: người đàn bà sinh ra cha hoặc mẹ. -bà ngoại : người đàn bà sinh ra mẹ. -bà nội : người đàn bà sinh ra cha. ¨GV cho HS thảo luận nhóm: So sánh thơm phức với thơm. -thơm phức: có mùi thơm bốc lên mạnh, hấp dẫn. -thơm: có mùi như hương của hoa, dể chịu, làm cho thích ngửi. Nghĩa của bà ngoại hẹp hơn nghĩa của từ bà; Nghĩa của thơm phức hẹp hơn nghĩa của thơm. ? Qua so sánh, em rút ra điều gì về nghĩa của từ ghép. -Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính. ? So sánh nghĩa của từ quần áo với nghĩa của mỗi tiếng quần , áo. Nghĩa của từ trầm bổng vớí nghĩa của mỗi tiếng trầm, bổng. -quần áo: quần và áo nói chung. Các tiếng quần , áo chỉ từng sự vật riêng lẻ. -trầm bổng: chỉ âm thanh lúc thấp lúc cao, khi rõ, khi văng vẳng. Các tiếng trầm, bổng chỉ từng độ cao cụ thể. Ý nghĩa của từ ghép này khái quát hơn, trừu tượng hơn các tiếng tạo nên nó. ¨GV chốt ghi nhớ SGK trang 14. Hoạt động 3: Luyện tập.(12 phút) ¨GV treo bảng phụ bài 1/15 ·HS đọc- HS làm vào vở bài tập ¨GV gọi HS lên bảng làm - GV cho HS đọc bài tập 2- yêu cầu- HS làm - HS tự điền để tạo từ ghép đẳng lập ¨GV hướng dẫn HS làm bài tập 4/ SGK trang 15: Tại sao nói một cuốn sách, một cuốn vở mà không thể nói một cuốn sách vở ·HS trả lời: Vì sách vở là những danh từ chỉ sự vật tồn tại dưới dạng cá thể, có thể đếm được. Còn sách vở là từ ghép đẳng lập có nghĩa tổng hợp chỉ chung cả loại nên không thể nói một cuốn sách vở. - GV cho HS đọc bài tập 5- yêu cầu HS làm - Cho HS đọc phần đọc thêm SGK/16,17. I.Các loại từ ghép: VD:SGK/13 -bà ngoại: bà là tiếng chính, ngoại là tiếng phụ: -thơm phức: thơm là tiếng chính, phức là tiếng phụ. Từ ghép chính phụ -quần áo, trầm bổng :không phân ra tiếng chính, tiếng phụ, các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp. Từ ghép đẳng lập *Ghi nhớ : SGK/ 14 II.Nghĩa của từ ghép: Vd:SGK/14 - Bà ngoại, thơm phức hẹp hơn từ bà, thơm. * Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính. . _ Quần áo,trầm bổng khái quát hơn từ quần, áo, trầm, bổng. * Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn, trừu tượng hơn nghĩa các tiếng tạo nên nó. *Ghi nhớ :SGK/14 III. Luyện tập: 1.Bài tâp1 Ghép chính phụ lâu đời,xanh ngắt,nhà máy,nhà ăn,cười nụ Ghép đẳng lập suy nghĩ,chài lưới,cây cỏ,ẩm ướt,đầu đuôi 2.Bài tập 2: - bút chì - ăn bám - thước kẻ - trắng xóa - mưa rào - vui tai - làm quen - nhát gan 3. bài tập 3: HS làm 4. Bài tập 4: Giải thích _Sách, vở: sự vật tồn tại dưới dạng cá thể, có thể đếm được. _ Sách vở: ừ ghép đẳng lập có ý nghĩa khái quát, không thể đếm được. 5. Bài tập 5 - Không phải vì hoa hồng là 1 loài hoa như hoa cúc, lan huệ… 6,7. Về nhà làm 4 .Tổng kết(Củng cố , rút gọn kiến thức)(4phút) -Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập có cấu tạo như thế nào ? -> chính phụ: cĩ tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính, chính đứng trước ,phụ đứng sau -Nhóm từ: trời đất, vợ chồng, đưa đón, xa gần, tìm kiếm thuộc từ ghép gì ? -> Từ ghép đẳng lập - Nghĩa của từ ghép chính phụ và nghĩa của từ ghép đẳng lập được miêu tả như thế nào ? + Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính. VD: Quần áo,trầm bổng khái quát hơn từ quần, áo, trầm, bổng. + Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn, trừu tượng hơn nghĩa các tiếng tạo nên nó. VD: quần áo: quần và áo nói chung. Các tiếng quần , áo chỉ từng sự vật riêng lẻ 5. Hướng dẫn học tập( Hướng dẫn HS tự học ở nhà)(4 phút) * Đối với bài học ở tiết học này -Về nhà học nội dung bài,ghi nhớ Sgk/14 -Hoàn thành các bài tập 6, 7/Sgk 15,16 - Sưu tầm một số từ ghép của 2 loại. * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo -Chuẩn bị bài tiếp : “Liên kết trong văn bản” + Tính liên kết + phương tiện liên kết + Luyện tập V. RÚT KINH NGHIỆM: a.Nội dung.................................................................................................................................................................... ………………………………………………………………………………………......................................... b.Phương pháp.................................................................................................................................................................... ……………………………………………………………………………………............................................. c.Đồ dùng thiết bị dạy học ……………………………………………………………………………………….....................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tuan 1 tiet 3.doc