Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 1, Tiết 2: Mẹ tôi

- Trước sai lầm của con , người cha rất đau đớn, bực bội, nghiêm khắc phê bình thái độ vô lễ của đứa con

- Tác giả so sánh sự hỗn láo của đứa con như một nhát dao đâm vào tim người bố là muốn thể hiện tâm trạng đau xót và bất ngờ của người bố do hậu quả tội lỗi của đứa con đ/v mẹ và đ/v chính ông-> sự xúc phạm sâu sắc.

- Trong lòng người cha đã bùng lên cơn tức giận thật khó kìm nén khi nghĩ đến tình thương yêu, hi sinh vô bờ của người mẹ đ/v đứa con lần đầu tiên tỏ ra vô ơn, bội bạc đ/v chính người đã sinh ra mình.

- Ong vẽ ra cho đứa con hư dại thấy trước nỗi buồn thảm nhất của mỗi con người: Ay là khi mất mẹ

LH? Em hãy tìm những câu ca dao, câu thơ mà em biết về cha mẹ.

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2250 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 1, Tiết 2: Mẹ tôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bài 1 
 Tiết 2
 Tuần 1
 Văn bản: MẸ TÔI(GDKNS)
 (ÉT-MÔN-ĐÔ ĐƠ A-MI-XI) 
 	 I. MỤC TIÊU:
 1.Kiến thức:
 - Sơ giản về tác giả Ét-mơn-đơ đơ A-mi-xi
 - Cách giáo dục vừa nghiêm khắc vừa tế nhị, cĩ lí và cĩ tình của người cha khi con mắc lỗi
 - Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức 1 bức thư.
 2 . Kĩ năng: 
 - Đọc - hiểu 1 văn bản viết dưới hình thức 1 bức thư.
 - Phân tích 1 số chi tiết liên quan đến hình ảnh người cha( tác giả bức thư) và người mẹ nhắc đến trong bức thư. 
 3.Thái độ: Cảm nhận sâu sắc về tình cảm thiêng liêng , hi sinh cả tính mạng của cha mẹ đối với con cái.
II.NỘI DUNG HỌC TẬP: nội dung và nghệ thuật
III. CHUẨN BỊ
 -Giáo viên:Sách tham khảo
 -Học sinh:Chuẩn bị bài,SGK, VBT, Vghi
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 1.Ổn định tổ chức và kiểm diện : Kiểm diện HS
 2. Kiểm tra miệng (3 phút)
 - Văn bản “Cổng trường mở ra” khẳng định điều gì ?
 - Em cảm nhận được gì về nhân vật người mẹ trong văn bản này ? 
 +Tấm lòng thương yêu của cha, mẹ đối với con cái thật thiêng liêng, cao cả. Mẹ không ngủ được vì ngày mai là ngày khai trường lần đầu tiên của con. Một lòng vì con, lấy giấc ngủ của con làm niềm vui cho mình.
 3. Tiến trình bài học
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY- TRÒ
NỘI DUNG BÀI
Hoạt động 1:Giới thiệu bài mới(2 phút)
Từ xưa , dân tộc Việt Nam có đạo lí “thờ cha kính mẹ” . Dù XH có văn minh như thế nào thì lòng biết ơn , hiếu thảo vẫn luôn đặt lên hàng đầu mà người làm con phải tôn thờ . Tuy nhiên , không phải lúc nào chúng ta cũng ý thức được như vậy . Văn bản “Mẹ tôi” sẽ cho chúng ta thấy tình cảm của cha mẹ đối với con cái.
Hoạt động 2: Đọc –Hiểu chú thích(7 phút)
-GV hướng dẫn đọc: chậm, thể hiện tâm sự buồn. 
-GV đọc mẩu - HS đọc tiếp- GV nhận xét HS đọc.
-GV kiểm tra việc đọc chú thích của HS ở nhà.
GV cho HS giải thích thêm các từ : khổ hình( hình phạt nặng nề, tàn nhẫn, làm cho đau đớn kéo dài); Vong ân bội nghĩa( quên ơn, phản lại đạo nghĩa ); Bội bác( phản lại người tốt, người đã từng có ơn, từng giúp đỡ mình.
? Văn bản thuộc kiểu loại văn bản nào? Vì sao.
- Thư từ- biểu cảm -> Người cha viết thư cho con để giáo dục con sửa lỗi đã mắc với mẹ mình.
Hoạt động 3: Phân tích văn bản.(20phút)
? Văn bản là một bức thư của người bố gửi cho con nhưng tại sao tác giả lấy nhan đề là “Mẹ tôi” (HS thảo luận nhóm cùng bàn 3’)
Vì:
 +Nhan đề ấy là của tác giả đặt cho đoạn trích.
+Tuy bà mẹ không xuất hiện nhưng đó lại là tiêu điểm, điểm nhìn ở đây xuất phát từ người bố. Qua cái nhìn mà thấy hình ảnh và phẩm chất của người mẹ.
? Thái độ của bố đối với En-ri-cô qua bức thư là thái độ như thế nào. Dựa vào đâu mà em biết được ? Lí do gì đã khiến ông bố có thái độ ấy.
-Câu chuyện kể lại việc En-ri-cô đã phạm lỗi khi cô giáo đến thăm. “Khi nói chuyện với mẹ tôi có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ”. Người bố đã phát hiện ra điều đó và vô cùng tức giận: “Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy”. “Bố không thể nén được cơn tức giận đối với con…”; “Con là niềm hi vọng tha thiết của đời bố, nhưng thà rằng bố không có con còn hơn thấy con bội bạc với mẹ…”; “…Con đừng hôn bố: bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được” 
? Tâm trạng của người cha trước lỗi lầm của đứa con như thế nào? Tại sao nhà văn viết : “Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy”?
- Trước sai lầm của con , người cha rất đau đớn, bực bội, nghiêm khắc phê bình thái độ vô lễ của đứa con
- Tác giả so sánh sự hỗn láo của đứa con như một nhát dao đâm vào tim người bố là muốn thể hiện tâm trạng đau xót và bất ngờ của người bố do hậu quả tội lỗi của đứa con đ/v mẹ và đ/v chính ông-> sự xúc phạm sâu sắc.
- Trong lòng người cha đã bùng lên cơn tức giận thật khó kìm nén khi nghĩ đến tình thương yêu, hi sinh vô bờ của người mẹ đ/v đứa con lần đầu tiên tỏ ra vô ơn, bội bạc đ/v chính người đã sinh ra mình.
- Oâng vẽ ra cho đứa con hư dại thấy trước nỗi buồn thảm nhất của mỗi con người: Aáy là khi mất mẹ
LH? Em hãy tìm những câu ca dao, câu thơ mà em biết về cha mẹ. 
- HS tự trả lời
? Trong truyện có những hình ảnh, chi tiết nào nói về người mẹ của En-ri-cô.
-Mẹ thức suốt đêm để chăm sóc lo lắng cho con khi con bị bệnh.
-Mẹ có thể hy sinh mọi thứ vì con, thậm chí hy sinh cả tính mạng của mình để cứu sống con.
? Qua đó, em hiểu gì về mẹ của En-ri-cô.
-Yêu thương con mình nhất trên đời
? Theo em, điều gì đã khiến En-ri-cô xúc động khi đọc thư của bố. -> a,c,d.
-Bố gợi lại những kỉ niện giữa mẹ và En-ri-cô.
-Những lời nói rất chân tình và sâu sắc của bố.
-Thái nghiêm khắc và kiên quyết của bố.
? Theo em, tại sao người bố không trực tiếp nói En-ri-cô mà lại viết thư.
-Tình cảm sâu sắc thường tế nhị và kín đáo nhiều khi không nói trực tiếp được, hơn nữa viết thư là chỉ nói riêng cho người mắc lỗi biết vừa giữ được kín đáo, tế nhị vừa không làm người mắc lỗi mất lòng tự trọng. Đây chính là bài học về cách ứng xử trong gia đình, ở trường và ngoài xã hội.
LHGD: Qua bài học giúp cho HS biết cách ứng xử với cha mẹ và người lớn
¨GV chốt ghi nhớ SGK trang 12
Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS luyện tập.(5 phút)
-GV hướng dẫn HS làm bài tập 1/sgk-12.
-HS làm bài(5’)-GV gọi HS đọc trước lớp 
-GV gọi Hsđọc bt2-yêu cầu
GV gợi ý:Đó là chuyện gì? Xảy ra lúc nào?Bố mẹ buồn phiền ra sao? Những tình cảm, suy nghĩ sau khi sự việc xảy ra.
I.Đọc –Hiểu chú thích
 1. Đọc văn bản
 2.Chú thích:SGK/11
3. Thể loại: Thư từ- biểu cảm
II.Phân tích văn bản
 1.Nhan đề “Mẹ Tôi”
 - Nói lên công lao khó nhọc, sự hi sinh của người mẹ đối với con.
2.Thái độ của người bố đối với En-ri-cô
- Người bố vô cùng tức giận,buồn bã
3.Người mẹ của En-ri-cô:
-Mẹ En- ri – cô là m6t5 người dịu, hiền hậu, hết lòng yêu thương con , sẵn sàng hy sinh vì con
4.Lí do khiến En-ri-cô xúc đông khi đọc thư bố:
-Bố gợi lại những kỉ niện giữa mẹ và En-ri-cô.
-Những lời nói rất chân tình và sâu sắc của bố.
-Thái nghiêm khắc và kiên quyết của bố.
* Ghi nhớ: SGK/12
III.Luyện tập
 1.Bài tập 1
-“Khi đã khôn lớn…tình thương yêu đó”
 2. Bài tập2: HS làm
 4 .Tổng kết(Củng cố , rút gọn kiến thức)(4phút)
 -Qua bài văn, em hiểu gì về tấm lòng ngươì mẹ ?
 ->Yêu thương con mình nhất trên đời,hy sinh vì con
 -Tại sao người bố không trực tiếp nói với En-ri-cô mà lại viết thư ? 
 ->Tình cảm sâu sắc thường tế nhị và kín đáo nhiều khi không nói trực tiếp được, hơn nữa viết thư là chỉ nói riêng cho người mắc lỗi biết vừa giữ được kín đáo, tế nhị vừa không làm người mắc lỗi mất lòng tự trọng. Đây chính là bài học về cách ứng xử trong gia đình, ở trường và ngoài xã hội.
 - Hãy kể lại một sự việc em lỡ gây ra khiến bố, mẹ buồn phiền.
 5. Hướng dẫn học tập( Hướng dẫn HS tự học ở nhà)(4 phút)
 * Đối với bài học ở tiết học này
 -Về nhà học nội dung bài,ghi nhớ Sgk/12.
 + Sưu tầm những bài ca dao, thơ nĩi về tình cảm của cha mẹ dành cho con và tình cảm của con đối với mẹ.
 * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo
 -Chuẩn bị bài mới : “Từ ghép”. 
 +Các loại từ ghép. +Nghĩa của từ ghép. + Luyện tập SGK
V. RÚT KINH NGHIỆM:
a.Nội dung...........................................................................................................................................................................
………………………………………………………………………………………...............................................
b.Phương pháp...........................................................................................................................................................................
……………………………………………………………………………………...................................................
c.Đồ dùng thiết bị dạy học
……………………………………………………………………………………….....................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTuan 1Tiet 2.doc
Giáo án liên quan