Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 97: Ý nghĩa văn chương - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Diễm An

I.Tìm hiểu chung:

1.Tác giả: Hoài Thanh (1909-1982) SGK.

II.Phân tích văn bản:

1.Nguồn gốc cốt yếu của văn chương:

-Là lòng thương người và muôn vật, muôn loài.

-Ngoài ra văn chương còn bắt nguồn từ lao động, mua vui, giải trí.

2.Bàn về ý nghĩa và công dụng của văn chương:

a.Ý nghĩa:

-Văn chương sẽ là hình dung của cuộc sống muôn hình vạn trạng.

-Văn chương còn sáng tạo ra sự sống.

b.Công dụng:

-Văn chương giúp cho người đọc có tình cảm, có lòng vị tha, gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có, biết cái đẹp, cái hay của cảnh vật, của thiên nhiên.

 

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 738 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 97: Ý nghĩa văn chương - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Diễm An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần	27	Ngày soạn: 
Tiết 	97	Ngày dạy: ..	
	Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG 
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức: 
	- Sơ giản về nhà văn Hoài Thanh. 
	- Quan niệm của tác giả về nguồn gốc, ý nghĩa, công dụng của văn chương. 
	- Luận điểm và cách trình bày luận điểm về một vấn đề văn học trong một văn bản nghị luận của nhà văn Hoài Thanh.
2. Kỹ năng: 
	- Đọc – hiểu văn bản nghị luận văn học.
	- Xác định và phân tích luận điểm được triển khai trong văn bản nghị luận. 
	- Vận dụng trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận. 
 3. Thái độ: 
- Yêu văn chương. 
II. CHUẨN BỊ:	
- GV: Đọc văn bản, nghiên cứu SGK, soạn giáo án, bảng phụ.
 	- HS: Đọc văn bản và trả lời câu hỏi SGK.
III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài
-Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
-Hỏi: Hãy chứng minh sự giản dị của Bác Hồ trong sinh hoạt, lối sống, việc làm như thế nào? Bằng phép lập luận nào?
-Đến với văn chương, có nhiều điều cần hiểu biết, nhưng có ba điều cần hiểu biết nhất là: Văn chương có nguồn gốc từ đâu, văn chương là gì và văn chương có công dụng gì trong cuộc sống. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta một cách hiểu, một quan niệm đúng đắn và cơ bản về điều cần hiểu biết đó.
-Lớp trưởng báo cáo.
-Trả lời: Phần phân tích 2 ở vở.
* Hoạt động 2: Đọc và tìm hiểu văn bảnƒ(25phút)
I.Tìm hiểu chung:
1.Tác giả: Hoài Thanh (1909-1982) SGK.
II.Phân tích văn bản:
1.Nguồn gốc cốt yếu của văn chương:
-Là lòng thương người và muôn vật, muôn loài.
-Ngoài ra văn chương còn bắt nguồn từ lao động, mua vui, giải trí.
2.Bàn về ý nghĩa và công dụng của văn chương:
a.Ý nghĩa:
-Văn chương sẽ là hình dung của cuộc sống muôn hình vạn trạng.
-Văn chương còn sáng tạo ra sự sống.
b.Công dụng:
-Văn chương giúp cho người đọc có tình cảm, có lòng vị tha, gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có, biết cái đẹp, cái hay của cảnh vật, của thiên nhiên.
-Gọi HS đọc chú thích *. 
-Hướng dẫn HS đọc văn bản: To, rõ, phát âm chuẩn. GV đọc mẫu một đoạn rồi gọi HS đọc.
-Gọi HS đọc chú thích.
* Chuyển ý: Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu văn bản về nguồn gốc của văn chương.
-Hỏi: Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? Hãy chú ý đến nghĩa của hai từ cốt yếu (chính, quan trọng nhất nhưng chưa phải là tất cả).
-Hỏi: Tìm một số ví dụ về văn chương để chứng minh?
-Hỏi: Quan niệm như thế đã đúng chưa?
* Chuyển ý: Chúng ta sẽ tìm hiểu những lập luận của tác giả về ý nghĩa và công dụng của văn chương.
-Hỏi: Hoài Thanh viết: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống của muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống ”. Hãy đọc lại chú thích (5) rồi giải thích và tìm dẫn chứng để làm rõ các ý đó.
-Hỏi: Tìm dẫn chứng ở SGK lớp 6, 7 để chứng minh?
-Hỏi: Theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là gì? Hãy đọc đoạn văn từ “Vậy thì, hoặc hình dung sự sống” đến hết văn bản để tìm ý trả lời.
-HS đọc.
-HS đọc.
-HS đọc.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời: (có thể dẫn chứng từ bài “qua Đèo Ngang”, “chinh phụ ngâm”, ).
-Trả lời: rất đúng nhưng vẫn có một số quan niệm khác: Ví dụ văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người. Các quan niệm trên khác nhau nhưng không loại trừ nhau. Ngược lại còn có thể bổ sung cho nhau.
-HS đọc. Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời: Bài ca Côn Sơn, Bài ca nhà tranh bị gió thu phá, hồi hương ngẫu thư,  ăn khế trả vàng (sáng tạo ra sự sống).
-HS đọc. Trả lời (như nôïi dung ghi).
* Hoạt động 3: Tổng kết và luyện tập (10 phút)
III.Tổng kết:
-Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn.
-Đây là bài văn nghị luận văn chương vừa có lí lẽ, cảm xúc, hình ảnh.
-Hỏi: Qua văn bản, Hoài Thanh muốn khẳng định điều gì về văn chương?
-Gọi HS đọc câu 4 a (đọc hiểu văn bản SGK), xác định yêu cầu. Thực hiện (HĐ nhóm 2 bàn).
-Gọi HS đọc câu 4 b (đọc hiểu văn bản SGK), xác định yêu cầu. Thực hiện (HĐ nhóm 2 bàn).
* Luyện tập:
-Gọi HS đọc BT, xác định yêu cầu. Thực hiện.
* Đọc thêm: 
-Gọi HS đọc phần đọc thêm.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc, chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến: Đây là văn bản thuộc nghị luận văn chương. 
-HS đọc, chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến: Chọn ý 3. Ví dụ đoạn “người kể  thi ca”.
-HS đọc. Trả lời: HS nêu ý kiến cá nhân.
-HS đọc.
* Hoạt động 4: Củng cố và dặn dò. (5phút)
1. Củng cố: 
2. Dặn dò: 
-Hỏi: Hãy nêu cảm nghĩ của em sau khi học qua văn bản?
-Học bài. Chuẩn bị “kiểm tra văn” (về học bài từ “tiếng gà trưa ® “ý nghĩa văn chương”.
-Trả lời: Hiểu được ý nghĩa văn chương trong đời sống mỗi con người; thêm yêu quý văn chương; góp phần gìn giữ, sáng tạo văn chương của dân tộc, nhân loại; 

File đính kèm:

  • docTiet 97.doc