Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 97: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (Tiếp theo)
Quan sát lại các câu trên .
? Chủ ngữ trong câu bị động là thành phần gì trong câu chủ động ?
? Vậy từ đậy hãy rút ra chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ?
Học sinh theo dõi tiếp ví dụ mục (3) .
? Phân tích câu trúc các câu ?
? Các câu trên có phải là câu bị động không ?
( Không , câu (1) là câu đơn bình thường mặc dù có từ được ; câu (2) là câu chủ động ) .
? Vậy có phải tất cả các câu chứa bị / được là câu bị động hết không ?
TUẦN 25 Ngày soạn :21/ 2/2010 Tiết 97 Ngày dạy:23 /2/2010 CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG (tt) A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Củng cổ kiền thức về câu chủ động và câu bị động đã học. - Biết cách chuyển đổi câu chủ động và ngược lại theo mục đích giao tiếp. B.TRỌNG TÂM ,KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1.Kiến thức: Quy tắc chuyển câu chủ động thành mỗi kiểu câu bị động. 2.Kĩ năng - Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại. - Đặt câu ( chủ động hay bị động) phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. 3. Thái độ: C.PHƯƠNG PHÁP: : Vấn đáp, nêu vấn đề ,thuyết trình D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định : 2. Bài cũ : Thế nào là câu chủ động ? Câu bị động ? Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ? * Aùp dụng : Tìm câu bị động : + Người lái đò đẩy thuyền ra xa . + Thuyền được đẩy ra xa . 3. Bài mới : * Ví dụ: Bảng phụ . 1) Người ta đã hạ cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải xuống từ hôm hoá vàng . 2) Cánh màn điều . . . đã được hạ xuống . . . 3) Cánh màn điều . . . đã hạ xuống . . . ? Phân tích cấu trúc các câu . Xác định câu bị động . ? Quan sát hai câu bị động . Nhận xét gì về nội dung và hình thức diễn đạt của hai câu bị động đó ? + Nội dung : cả hai câu miêu tả cùng một sự việc . + Hình thức : câu (2) có dụng từ “dược”, câu (3) không có . Quan sát lại các câu trên . ? Chủ ngữ trong câu bị động là thành phần gì trong câu chủ động ? ? Vậy từ đậy hãy rút ra chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ? Học sinh theo dõi tiếp ví dụ mục (3) . ? Phân tích câu trúc các câu ? ? Các câu trên có phải là câu bị động không ? ( Không , câu (1) là câu đơn bình thường mặc dù có từ được ; câu (2) là câu chủ động ) . ? Vậy có phải tất cả các câu chứa bị / được là câu bị động hết không ? ? Tóm lại , bài học hôm nay em được cung cấp thêm kiến thức gì về câu bị động ? I Tìm hiểu chung 1// Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động : a/. Ví dụ 1) Người ta đã hạ cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải xuống từ hôm hoá vàng . 2) Cánh màn điều . . . đã được hạ xuống . . . 3) Cánh màn điều . . . đã hạ xuống . . . + Nội dung : cả hai câu miêu tả cùng một sự việc . + Hình thức : câu (2) có dụng từ “dược”, câu (3) không có . 2.Ghi nhớ SGK / 64 . II/ Luyện tập : Bài 1 : ( Hoạt động nhóm ) Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động theo hai kiểu . Hướng dẫn : Học sinh thảo luận làm theo nhóm . Bám theo các bước chuyển đổi câu để làm : _ Phân tích cấu trúc câu chủ động . _ Đưa thành phần chỉ đối tượng của hoạt động trong câu chủ động lên làm chủ ngữ của câu bị động , giữ nguyên động từ trung tâm . + Một câu giữ lại chủ thể của hành động trong câu chủ động . + Một câu bỏ đi chủ thể của hành động trong câu chủ động . Giải : a/ Một nhà sư vô danh // đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỉ XIII . CN VN -> Ngôi chùa ấy // đã được một nhà sư vô danh xây từ thế kỉ XIII . => Ngôi chùa ấy // đã được xây từ thế kỉ XIII . CN VN b/ Người ta // làm tất cả cánh cửa chùa bằng gỗ lim . CN VN -> Tất cả cánh cửa chùa // được ( người ta ) làm bằng gỗ lim . CN VN => Tất cả cánh cửa chùa // làm bằng gỗ lim . CN VN c/ Chàng kị sĩ // buộc con ngựabạch bên gốc đào . CN VN -> Con ngựa bạch // được chàng kị sĩ buộc bên gốc đào . CN VN => Con ngựa bạch // buộc bên gốc đào . CN VN d/ Người ta // dựng một lá cờ đại ở giữa sân . CN VN -> Một lá cờ đại // được người ta dựng ở giữa sân . CN VN=> Một lá cờ đại // dựng ở giữa sân . CN VN Bài 2 : Chuyển câu chủ động thành câu bị động chứa được / bị .Nhận xét sắc thái ý nghĩa : Hướng dẫn : làm tuần tự các bước như bài tập 1 . _ Chú ý trong từng trường hợp , việc sử dụng được / bị sẽ khiến câu biểu hiện ý nghĩa khác nhau . Giải : a/ Thầy giáo // phê bình em -> Em được thầy giáo phê bình . CN VN Em bị thầy giáo phê bình . b/ Ngôi nhà ấy bị người ta phá đi . Ngôi nhà ấy được người ta phá đi . c/ Sự khác biệt . . . đã được . . . thu hẹp . Sự khác biệt . . . đã bị . . . thu hẹp . => Câu bị động dùng “được” có hàm ý đánh giá tích cực về sự việc được nói trong câu . Câu bị động dùng “bị” có hàm ý tiêu cực về sự việc được nói trong câu . III/ Hướng dẫn tự học Viết một đoạn văn ngắn theo chủ đề nhất định trong đó có sử dụng ít nhấ một câu bị động. E /.RÚT KINH NGHIỆM: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
File đính kèm:
- 99 -chuyen doi cau chu dong thanh cau bi dong.doc