Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 9, Bài 3: Những câu hát về tình cảm gia đình

? Bài 1 là lời của ai , nói với ai về việc gì

? Lời ca Cù lao chín chữ có ý nghĩa khái quát điều gì ?

· Công lao cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề

? Theo em , có gì sâu sắc trong cách ví von so sánh ở lời ca : công cha nư núi ngất trời . Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông ?

? Tìm những bài ca dao nói về công cha , nghĩa mẹ như bài 1 ? (học sinh bộc lộ )

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 19352 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 9, Bài 3: Những câu hát về tình cảm gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3	 	Ngày soạn:23/8/2010
Tiết 9 Bài 3	Ngày dạy:24/8/2010
NHỮNG CÂU HÁT
VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH
 A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 -Hiểu được khái niệm dân ca,ca dao.
 - Nắm được giá trị tư tương,nghệ thuật của những câu ca dao ,dân ca về tình cảm gia đình .
B.TRỌNG TÂM ,KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
 1.Kiến thức:
 -Khái niệm ca dao dân ca.
 -Nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về tình cảm gia đình.
 2.Kĩ năng
 -Đọc – hiểu và phân tích ca dao,dân ca trữ tình.
 -Phát biểu và phân tích những hình ảnh so sánh ,ẩn dụ ,những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình về tình cảm gia đình .
 3. Thái độ:- Hiểu được tình cảm gia đình và yêu quí gia đình.
 C.PHƯƠNG PHÁP:Tích hợp với phần văn bản đã hoc.
 C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
1. Ổn định 
2. Kiểm tra 
-Tóm tắt truyện “ Cuộc chia tay của những con búp bê” ?
-Nêu ý nghĩa truyện ?
3. Bài mới 
Giới thiệu bài : Đối với tuổi thơ mỗi chúng ta ,ca dao – dân ca là dòng sữa ngọt ngào ,vỗ về ,an ủi tâm hồn chúng ta qua lời ru ngọt ngào của bà ,của mẹ ,của chị những buổi trưa hè hay những đêm đông . Chúng ta ngủ say ,mơ màng ,và theo năm tháng chúng ta lớn lên ,trưởng thành trong dòng suối ngọt lành đó . Bây giờ chúng ta hãy cùng nhau đọc lại, lắng nghe và suy ngẫm .
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI DẠY
Gọi hs đọc phần chú thích 
? Em hiểu thế nào là ca dao – dân ca?
 Gv giới thiệu thêm về cadao , dân ca cho hs rõ 
 Giáo viên đọc 4 bài ca dao sau đó gọi HS đọc lại ( chú ý ngắt nhịp thơ lục bát , giọng đọc dịu nhẹ , chậm êm ..)
? Theo em , tại sao bốn bài ca dao ,dân ca khác nhau lại có thể kết hợp thành 1 văn bản ? 
Vì cả 4 đều có nội dung tình cảm gia đình
? Trong chủ đề chung tình cảm gia đình , mỗi bài có một nội dung tình cảm riêng . Em hãy chỉ ra tình cảm của từng bài ?
Bài 1: ơn nghĩa công lao cha mẹ 
Bài 2 : nỗi nhớ mẹ nơi quê nhà 
Bài 3 : Nỗi nhớ và lòng kinh yêu ông bà 
Bài 4 : Tình anh em ruột thịt 
? Có gì giống nhau trong hình thức diễn đạt của 4 bài ca dao? 
Thể thơ lục bát , giọng điệu tâm tình , các hình ảnh quen thuộc
Gọi hs đọc bài 1 
? Bài 1 là lời của ai , nói với ai về việc gì 
? Lời ca Cù lao chín chữ có ý nghĩa khái quát điều gì ?
Công lao cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề 
? Theo em , có gì sâu sắc trong cách ví von so sánh ở lời ca : công cha nư núi ngất trời . Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông ? 
? Tìm những bài ca dao nói về công cha , nghĩa mẹ như bài 1 ? (học sinh bộc lộ ) ï 
 Gọi hs đọc bài 2 
Bài ca dao số 2 là tâm trạng của người phụ nữ lấy chồng xa quê 
? Tâm trạng đó là gì ? ( nổi buồn , xót xa nhớ quê , nhớ mẹ)
? Tâm trạng đó được diễn ra trong không gian , thời gian nào ? 
Không gian : ngõ sau 
Thời gian : chiều chiều
? Không gian, thời gian ở đây có đặc điểm gì ? 
Ngõ sau : là nơi kín đáo , lẫn khuất ít ai qua lại , để ý 
Chiều chiều : là thời gian cuối ngày , lặp đi lặp lại 
? Hãy nêu nội dung của bài ca dao này ? 
? Em còn thuộc bài cao dao nào khác diễn tả nỗi nhớ thương cha mẹ của người đi xa? 
 Gọi hs đọc bài ca dao số 3 
Bài 3 diễn tả nổi nhớ và sự kính yêu đối với ông bà 
? Những tình cảm đó được diễn tả ntn? 
Bằng hình thức so sánh 
? Nêu cái hay của cách diễn đạt đó ?(HSTLN)
Nhóm từ “ ngó lên” trong văn cảnh thể hiện sự trân trọng tôn kính 
 Hình ảnh so sánh “ Nuộc lạt mái nhà”gợi sự nối kết bền chặt , không tách rời các sự vật cũng như tình cảm huyết thống 
Hình ảnh so sánh mức độ “ Bao nhiêu …bấy nhiêu” gợi nổi nhớ da diết khôn nguôi 
Aâm điệu thể thơ lục bát phù hợp 
? Nêu nội dung của bài ca dao này ?
 Gọi hs đọc bài 4 
? Tình cảm gì được thể hiện ở bài ca dao số 4 này ? ( tình cảm anh em thân thương ruột thịt )
? Tình cảm anh em thân thương ruột thịt được diễn tả ntn?(HSTLN)
Trong quan hệ anh em , khác với người xa có những chữ “ cùng”, “chung” ,”một” . Điều đáng chú ý là khi nói đến tình cảm anh em , các tác giả dân gian nói đến tình lớn hơn bao trù ấy là tình cảm tra mẹ “ Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân” . Anh em là 2 nhưng lại là 1 cha mẹ sinh ra , cùng chung sống , sướng khổ có nhau trong 1 ngôi nhà 
Quan hệ anh em được so sánh bằng hình ảnh “ như thể tay chân” Bài ca đưa những bộ phận của cơ thể , của xương thịt con người mà so sánh , nói về tình cảm anh em . Cách so sánh đó ù càng biểu hiện sự gắn bó thiêng liêng của anh em 
? Bài ca dao trên nhắc nhở chúng ta điều gì? 
anh em phải hoà thuật để cha mẹ vui lòng , phải biết nương tựa lẫn nhau 
? Nêu nội dung của bài ca dao số 4 ? 
Thể hiện sự gắn bó thiêng liêng của tình anh em 
? Bốn bài ca dao , dân ca hợp lại thành một văn bản tập trung thể hiện tình cảm gia đình . Từ tình cảm ấy em nhận được vẻ đẹp cao quí nào trong đời sống tinh thần của dân tộc ta 
I.TÌM HIỂU CHUNG:
* Thế nào là ca dao, dân ca ?
 Sgk/ 35 
*Tình cảm gia đình là một trong những chủ đề góp phần thể hiện đời sống tâm hồn ,tình cảm của người Việt Nam.
II . Đọc – Hiểu văn bản 
1. Đọc - tìm hiểu chú thích 
 2.Tìm hiểu văn bản
a Bố cục :
b .Phân tích 
b.1.Bài 1 
Công cha – núi ngất trời
Nghĩa mẹ – nước ngoài biển Đông 
-> Cách so sánh dân dã , quen thuộc dễ nhớ dễ hiểu
=> Lời mẹ ru con , nói với con , về công lao cha mẹ 
= > Khẳng định công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái 
=> Biểu lộ lòng biết ơn sâu nặng của con cái đối với cha mẹ
b.2.Bài 2 :
Chiều chiều – đứng ngõ sau 
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
-> Từ láy 
-=> Tâm trạng : buồn xót xa , sâu lắng của người con gái lấy chồng xa quê , nhớ mẹ nơi quê nhà 
b.3.Bài 3 :
Ngó lên – nuộc lạt
Bao nhiêu nuộc lạt – nhớ ông bà bấy nhiêu 
-> So sánh 
=> Thể hiện nổi nhớ và sự kính yêu , biết ơn đối với ông bà 
b.4 Bài 4 :
Anh em – nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ
Yeu nhau – như thể tay chân 
Anh em hoà thuận – hai thân vui vầy
- > So sánh 
=> Khuyên nhủ anh em phải đoàn kết, hoà thuận để cha mẹ vui lòng . , phải biết nương tựa lẫn nhau 
-> Thể hiện sự gắn bó thiêng liêng của tình anh em 
 3.Tổng kết:
.Ghi nhớ 
Ghi nhớ :SGK / 36 
III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
 -Học thuộc các bài ca dao được học.
 -Sưu tầm một số bài ca dao ,dan ca về tình yêu quê hương,đất nước ,con người.
E.RÚT KINH NGHIỆM :
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

File đính kèm:

  • doc9- nhung cau hat ve tinh cam gia dinh.doc
Giáo án liên quan