Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 82: Câu đặc biệt

a, có khi được trưng bày trong tủ kính , trong bình pha lê , rõ ràng dễ thấy

 Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong Gương , trong hòm

 Nghĩa là phải ra sức .kháng chiến

 Câu rút gọn

 * tác dụng : làm câu gọn hơn , tránh lặp từ

b, ba giây Bốn giấy Năm giây Lâu quá

 Câu đặc biệt

* Tác dụng : thông báo thời gian

c, Một hồi tàu –câu đặc biệt

 * Tác dụng : tường thuật

d, Lá ơi – câu đặc biệt

 * Tác dụng : gọi đáp

- Hãy kể chuyện đời bạn cho tôi nghe đi!

- Bình thường lắm , chẳng có gí đáng kể đâu – câu rút gọn

 * Tác dụng : làm câu gọn hơn , tránh lặp từ

 

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 9998 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 82: Câu đặc biệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21	Ngày soạn:10/1/2011
Tiết 82	Ngày dạy:12/1/2011
CÂU ĐẶC BIỆT
A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hiểu thế nào là câu đặc biệt, tác dụng của câu đặc biệt trong văn bản.
 - Nhân biết được câu đặc biệt trong văn bản; biết phân biệt câu đặc biệt và rút gọn.
 - Biết cách sử dụng câu đặc biệt trong nói và viết.
B.TRỌNG TÂM ,KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
 1.Kiến thức:
 - Khái niệm câu đặc biệt. 
 - Tác dụng của việc sử dụng câu đặc biệt trong văn bản.
2.Kĩ năng
 - Nhận biết câu đặc biệt.
 - Phân tích tác dụng của câu đặc biệt trong văn bản.
 - Sử dụng câu đặc biệt phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
 3. Thái độ: 
 C.PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, nêu vấn đề ,thuyết trình	
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
 1. Ổn định 
 2. Kiểm tra 
Thế nào là Rút gọn câu ? Rút gọn như vậy có tác dụng gì ? cho vd minh hoạ
Khi rút gọn câu cần chú ý điều gì ?
3. Bài mới :
HS đọc ví dụ SGK .t27 . Chú ý câu in đậm 
? Thử khôi phục các thành phần câu in đậm ? 
? Câu trên không thể khôi phục các thành phần câu . Vậy nó có phải là câu rút gọn không ? 
Trong câu in đậm trên ta không thể tìm được chủ ngữ hayvị ngữ củacâu . Câu trên không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ, có nghĩa ta không thể khôi phục các thành phần câu . Loại câu có cấu tạo như thế , tức không theo mô hình chủ ngữ , vị ngư õgọi là câu đặc biệt 
? Vật em hiểu thế nào là câu đặc biệt ? 
? Từ việc hiểu về lọai câu đặc biệt ,em thử so sánh với câu bình thừơng và câu rút gọn ? 
Câu bìng thướng có đủ chủ ngữ , vị ngữ , cón câu rút gọn vốn là câu bình thừơng nhưngbị rút gọn chủ ngữ , vị ngữ hay cả chủ ngữ m vị ngữ 
 HS đọc yêu cầu bài tập 2 
HS thảo luận , tìm hiểu nội dung của câu đặc biệt để đánh dấu vào ô thích hợp 
Ta có thể xác định nội dung của các câu đặc biệt như sau :
+ Một đêm mùa xuân : Xác định thời gian 
+ Tiếng reo . Tiếng vỗ tay : Liệt kê sự vật 
+ Trời ợi : Bộc lộ cảm xúc 
+ Sợn ! Em Sơn ! Sơn ơi ! : Gọi đáp 
? Nhắc lại tác dụng của câu đặc biệt ? 
I.. Tìm hiểu chung
1/ Thế nào là câu đặc biệt ?
a/.Ví dụ 
 Ôi , em Thuỷ !
-> Không xác định được chủ ngữ , vị ngữ
-> Bộc lộ cảm xúc
2. Ghi nhớ 1: SGK t.28
2/ Tác dụng của câu đặc biệt 
a/Ví dụ
Một đêm mùa xuân : Xác định thời gian 
Tiếng reo . Tiếng vỗ tay : Liệt kê sự vật 
Trời ợi : Bộc lộ cảm xúc 
Sợn ! Em Sơn ! Sơn ơi ! : Gọi đáp
b/Ghi nhớ : SGK t.29
.
II/ Luyện tập 
Bài 1,2 Những câu đặc biệt và câu rút gọn 
a, có khi được trưng bày trong tủ kính , trong bình pha lê , rõ ràng dễ thấy 
 Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong Gương , trong hòm 
 Nghĩa là phải ra sức ….kháng chiến 
 Câu rút gọn
 * tác dụng : làm câu gọn hơn , tránh lặp từ 
b, ba giây …Bốn giấy …Năm giây …Lâu quá
Câu đặc biệt 
* Tác dụng : thông báo thời gian 
c, Một hồi tàu –câu đặc biệt 
 * Tác dụng : tường thuật 
d, Lá ơi – câu đặc biệt 
 * Tác dụng : gọi đáp 
Hãy kể chuyện đời bạn cho tôi nghe đi!
Bình thường lắm , chẳng có gí đáng kể đâu – câu rút gọn 
 * Tác dụng : làm câu gọn hơn , tránh lặp từ 
Bài 3:
 Đêm.Làng xóm em thật hoàn toàn yên tĩnh . Mọi gia đình thường tập trung tại căn nhà của mình , dưới ánh đèn rực sáng và trong bầu không khí thân mật , ấm cúng . Ngoài đường rất ít người đi lại . Thỉnh thoảng mới thấy một chiếc xe hai bánh rồ máy chạy . Gâu ! Gâu ! đầu làng vang lên vài tiếng chó sủa . Mới chín giờ tối mà tưởng đã khuya rối . Gío . Những bụi cây trong vườn như đang rì rầm điều gì bí mật
III. Hướng dẫn tự học.
 - Tím trong một văn bản đã học những câu đặc biệt và nêu tác dụng của chúng.
 - Nhận xét về cấu tạo của câu đặc biệt và câu rút gọn
 E /.RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

File đính kèm:

  • doc82- CAU DAC BIET.doc