Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 69: Ôn tập Tiếng việt - Năm học 2015-2016

 I. Từ phức:

 H: Từ phức là từ có cấu tạo ntn?

H: Có mấy loại từ phức?

H: Em hãy nhắc lại từ ghép là gì?

H: Từ ghép được chia làm mấy loại? Nói rõ từng loại và cho VD

H: Thế nào là từ láy?

H: Từ láy được chia làm mấy loại? Nói rõ cụ thể từng loại và cho VD, đặt câu.

* Treo sơ đồ, cho HS chốt lại và tìm thêm VD * Cá nhân:

- Là từ do 2 hoặc 3 tiếng tạo thành.

- 2 loại: Từ ghép, từ láy.

- Là từ được cấu tạo bằng cách ghép các tiếng có nghĩa với nhau.

- 2 loại:

+ Từ ghép chính phụ:

( áo dài, bút mực, hoa hồng )

+ Từ ghép chính phụ:

( quần áo, bàn ghế, nhà cửa )

- Những từ láy có sự hoà phối âm thanh giữa các tiếng.

- 2 loại:

+ Láy toàn bộ:

Nguyên vẹn tiếng gốc:xanh xanh

Có biến đổi thanh điệu: tim tím.

Có biến đổi phụ âm cuối: hun hút.

+ Láy bộ phận:

Âm đầu: Mếu máo.

Vần : loắt choắt.

* Quan sát, chốt và tìm VD, tự ghi bài.

 

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 575 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 69: Ôn tập Tiếng việt - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần	18	
Tiết 	69
NS: 14.12.15	
	 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT	
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức: 
- Ôn lại có hệ thống, có trọng điểm các kiến thức phần Tiếng Việt.
2. Kỹ năng: 
- Biết vận dụng, sử dụng những kiến thức đã học.
 3. Thái độ: 
 - Ôn tập nghiêm túc.
II. CHUẨN BỊ:	
- GV: Chuẩn bị các bài ôn tập. 
 	- HS: Xem trước các yêu cầu ôn tập trong SGK.
III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài
* Kiểm diện, trật tự.
H: Tại sao gọi là thơ trữ tình? Có mấy cách biểu hiện tình cảm, cảm xúc trong thơ trữ tình? Cho VD minh hoạ.
** Trong phần tiếng Việt của HKI, các em đã đi vào tìm hiểu 1 số từ loại như từ láy, từ ghép, quan hệ từ Hôm nay, các em sẽ ôn tập để hệ thống hoá và củng cố lại những kiến thức mà các em đã được học.
* Lớp trưởng ổn định, báo cáo
* 2 HS trả bài.
* Nghe và ghi tựa bài.
* Hoạt động 2: Ôn tập (35phút)
 I. Từ phức:
H: Từ phức là từ có cấu tạo ntn?
H: Có mấy loại từ phức?
H: Em hãy nhắc lại từ ghép là gì?
H: Từ ghép được chia làm mấy loại? Nói rõ từng loại và cho VD
H: Thế nào là từ láy?
H: Từ láy được chia làm mấy loại? Nói rõ cụ thể từng loại và cho VD, đặt câu.
* Treo sơ đồ, cho HS chốt lại và tìm thêm VD
* Cá nhân:
- Là từ do 2 hoặc 3 tiếng tạo thành.
- 2 loại: Từ ghép, từ láy.
- Là từ được cấu tạo bằng cách ghép các tiếng có nghĩa với nhau.
2 loại:
+ Từ ghép chính phụ:
( áo dài, bút mực, hoa hồng)
+ Từ ghép chính phụ:
( quần áo, bàn ghế, nhà cửa)
- Những từ láy có sự hoà phối âm thanh giữa các tiếng.
2 loại:
+ Láy toàn bộ:
Nguyên vẹn tiếng gốc:xanh xanh
Có biến đổi thanh điệu: tim tím.
Có biến đổi phụ âm cuối: hun hút.
+ Láy bộ phận:
Âm đầu: Mếu máo.
Vần : loắt choắt.
* Quan sát, chốt và tìm VD, tự ghi bài.
TỪ PHỨC
TỪ GHÉP
TỪ LÁY
TỪ GHÉP
CHÍNH PHỤ
TƯ ØGHÉP ĐẲNG LẬP
TỪ LÁY TOÀN BỘ
TỪ LÁY
BỘ PHẬN
TỪ LÁY PHỤ ÂM ĐẦU
TỪ LÁY VẦN
Bà ngoại
Trầm bổng
Mãi mãi
Đủng đỉnh
Liêu xiêu
 II. Đại từ:
H: Đại từ là gì?
H: Cho biết vai trò ngữ pháp của đại từ ?
H: Đại từ được chia làm mấy loại? Nói rõ cụ thể từng loại, cho VD, đặt câu.
* Treo sơ đồ, cho HS chốt
Cá nhân:
- Là từ dùng để trỏ hoạt động, tính chất  hoặc để hỏi.
- Làm chủ ngữ, vị ngữ, định ngữ, bổ ngữ
2 loại:
+ Đại từ để trỏ:
. Người, sự vật: Tôi, ta, nó, hắn
. Số lượng: Bấy, bấy nhiêu
. Hoạt động, tính chất: Vậy, thế
+ Đại từ để hỏi:
. Người, sự vật: ai, gì
. Số lượng: Bao nhiêu, mấy
. Hoạt động, tính chất: Sao, thế nào
* Chốt và tự ghi bài
ĐẠI TỪ
ĐẠI TỪ ĐỂ TRỎ
ĐẠI TỪ ĐỂ HỎI
TRỎ NGƯỜI, SỰ VẬT
TRỎ SỐ LƯỢNG
TRỎ HOẠT ĐỘNG, TÍNH CHẤT
HỎI VỀ NGƯỜI, SỰ VẬT
HỎI VỀ SỐ LƯỢNG
HỎI VỀ HOẠT ĐỘNG, TÍNH CHẤT
Tôi
Ta
Bấy
Bấy nhiêu
Vậy 
Thế
Ví dụ
Ai, gì
Bao nhiêu
Sao, thế nào
 III. Quan hệ từ:
H: Thế nào là quan hệ từ ?
H: Có mấy loại quan hệ từ? ho VD, đặt câu.
H: Vai trò và tác dụng của quan hệ từ?
H: Lập bảng so sánh quan hệ từ với danh từ, động từ, tính từ về ý nghĩa và chức năng ?
* Treo bảng phụ, cho HS chốt.
Cá nhân:
- Là từ dùng để liên kết các thành phần của cụm từ, các thành phần của câu (có khi liên kết câu với câu, các đoạn văn)
2 loại:
+ Giới từ : của, bằng,với, mà, vì
+ Liên từ : và, cùng, hễ, nhưng
- Nó là công cụ quan trọng cho việc diễn đạt. Nhờ nó mà diễn đạt chặt chẽ, chính xác hơn, giảm bớt sự hiểu lầm khi giao tiếp.
Thảo luận, trình bày.
Nhận xét, bổ sung.
* Chốt và tự ghi bài.
 Từ loại
Ý nghĩa
và chức năng
DANH TỪ, ĐỘNG TỪ, TÍNH TỪ
QUAN HỆ TỪ
Ý NGHĨA
Biểu thị người, sự vật, hoạt động, tính chất.
Biểu thị ý nghĩa quan hệ (sở hữu, so sánh, nhân quả)
CHỨC NĂNG
Có khả năng làm thành phần của cụm từ, của câu.
Liên kết các thành phần của cụm từ, của câu
* Hoạt động 4: Củng cố và dặn dò. (5phút)
1. Củng cố: 
2. Dặn dò: 
Nhắc lại những kiến thức cơ bản: Từ phức, đại từ, quan hệ từ.
Nhắc học sinh học bài, chuẩn bị các bài tiếp theo cho ôn tập Tiếng Việt tt. 
- Lắng nghe. 
- Ghi nhận

File đính kèm:

  • docTiet 69.doc
Giáo án liên quan