Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 69: Chuẩn mực sử dụng từ

? Do đó muốn dùng từ đúng nghĩa ta phải căn cứ vào yếu tố nào ?(Căn cứ vào câu cụ thể ,vào ngữ cảnh để nhận xét lỗi và tìm từ ngữ thích đáng để sửa )

* Sử dụng từ đúng tính chất NP của từ

GV: Gọi hs đọc phần 3 sgk/167

? Các từ in đậm ở các câu trên dùng sai nghĩa ntn ? Hãy tìm cách sửa lại cho đúng ?

HS:+ Hào quang là DT không thể dùng làm VN như TT.

 + Thảm hại là TT không thể dùng làm BN như DT.

 + Giả tạo phồn vinh phải đổi trật tự DT (ĐN) đứng trước TT( giả tạo ).

* Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm hợp phong cách

- GV: Gọi hs đọc phần 4 sgk /167

? Cho biết phần in đậm của câu trên sai ntn ? Hãy tìm những từ ngữ thích hợp để thay thế những từ đó ?

 

doc6 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 993 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 69: Chuẩn mực sử dụng từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Tppct:69
CHUẨN MỰC SỬ DỤNG TỪ
I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hiểu các yêu cầu sử dụng từ đúng chuẩn mực.
 - Có ý thức dùng từ đúng chuẩn mực.
II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
 1. Kiến thức: 
 Các yêu cầu của việc sử dụng từ đúng chuẩn mực.
 2. Kĩ năng: 
 - Sử dụng từ đúng chuẩn mực.
 - Nhận biết cá từ ngữ được sử dụng vi phạm các chuẩn mực sử dụng từ.
 Kĩ năng sống: 
 - Ra quyết định : lựa chon cách sử dụng từ để giao tiếp có hiệu quả.
 - Giao tiếp : trình bày suy nghĩ , ý tưởng, thảo luận và chia sẻ quan điểm cá nhân về cách sử dụng từ đúng chuẩn mực.
3. Thái độ: 
 Trên cơ sở nhận thức được các yêu cầu đó ,tự kiểm tra thấy được những nhược điểm của bản thân trong việc sử dụng từ ,có ý thức dùng từ đúng chuẩn mực ,tránh thái độ cẩu thả khi nói,khi viết.
III.CHUẨN BỊ
Gv : Giáo án,cktkn
Hs : Bài soạn, sgk
 IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới :.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG 
* HOẠT ĐỘNG 1:
GV: Gọi hs đọc phần 1 sgk
-Các từ in đậm trong các câu trên ,sai âm , sai chính tả ntn? Các em sửa lại cho đúng ? 
- HS : Tự sửa chữa ,
- GV: Nhận xét 
- Tìm thêm một số lỗi tương tự ?
- Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sai âm sai chính tả 
 - Hs: Do phát âm sai ; viết sai lỗi chính tả ; do ảnh hưởng tiếng địa phương ; do liên tưởng sai 
Sử dụng từ đúng nghĩa
GV: Gọi hs đọc phần 2 sgk/16
? Các từ in đậm trong những câu sau dùng sai nghĩa ntn ? giải thích ?
? Em hãy dùng từ khác để sửa lại cho đúng nghĩa của câu diễn đạt ?
 + Biểu diễn dành cho buổi biểu diễn văn nghệ , kịch .
 + Sáng sủa : dành cho khuôn mặt .
 + Biết : hiểu biết.
 + Sắt đá : có ý chí cứng rắn.
? Nguyên nhân nào dẫn đến dùng từ sai nghĩa ?
? Do đó muốn dùng từ đúng nghĩa ta phải căn cứ vào yếu tố nào ?(Căn cứ vào câu cụ thể ,vào ngữ cảnh để nhận xét lỗi và tìm từ ngữ thích đáng để sửa )
* Sử dụng từ đúng tính chất NP của từ
GV: Gọi hs đọc phần 3 sgk/167
? Các từ in đậm ở các câu trên dùng sai nghĩa ntn ? Hãy tìm cách sửa lại cho đúng ?
HS:+ Hào quang là DT không thể dùng làm VN như TT.
 + Thảm hại là TT không thể dùng làm BN như DT.
 + Giả tạo phồn vinh phải đổi trật tự DT (ĐN) đứng trước TT( giả tạo ).
* Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm hợp phong cách
- GV: Gọi hs đọc phần 4 sgk /167
? Cho biết phần in đậm của câu trên sai ntn ? Hãy tìm những từ ngữ thích hợp để thay thế những từ đó ?
 + Lãnh đạo : sắc thái trang trọng à không phù hợp.
 + Chú hổ : ‘’ ‘’ à Không phù hợp 
* Không nên lạm dụng từ địa phương , từ Hán việt .
- GV: Cho hs đọc phần 5 sgk /167
- Nghe câu sau và cho biết em hiểu nghĩa của câu đó như thế nào ?
- Bầy choa có chộ mô mồ (khó hiểu ) 
 Bọn tôi có thấy đâu nào ? 
 Có nên dùng từ “Nhi đồng “ trong câu văn không ? cần thay bằng từ nào cho dễ hiểu , phù hợp ? 
* HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS ghi nhớ
? Muốn sử dụng từ một cách chuẩn mực ta phải lưu ý những điều nào ? (3p)
Gọi 2 hs đọc ghi nhớ : Sgk / 168
I. Sử dụng từ đúng âm ,đúng chính tả :
- VD : Sgk/166
Dùi à vùi ; tập tẹ à Bập bẹ.
-Không phân biệt d/v
 -Do liên tưởng sai .
II. Sử dụng từ đúng nghĩa :
- Vd2 : Sgk./166
Biểu diễn àDiễn đạt 
Sáng sủa à Văn minh tiến bộ
Biết à Có 
Sắt đá à Sâu sắc.
è Do không nắm vững khái niệm của từ không phân biệt các từ đồng nghĩa và gần nghĩa .
III. Sử dụng từ đúng tính chất NP của từ 
- Vd3: Sgk/167
Hào quang à Đẹp 
An mặc à Trang phục .
Thảm hại à Tổn thất 
Giả tạo phồn vinh à Phồn vinh, giả tạo
IV.Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm hợp phong cách.
- Vd4: Sgk.167
- Lãnh đạo à Cầm đầu (khinh bỉ)
Chú hổ à Con hổ 
V. Không nên lạm dụng từ địa phương , từ Hán việt .
- Vd5: 
- Bầy choa có chộ mô mồ è Từ địa phương NT à Khó hiểu.
 - Ngoài sân nhi đồng đang nô đùa. à Hán việt è Lạm dụng 
* Ghi nhớ : sgk/167
4.Củng cố-dặn dò
 - Học bài , soạn bài : ôn tập văn biểu cảm .
 - Về nhà yêu cầu HS sửa lỗi ở các bài văn TLV đã làm 
TPPCT:70
LUYỆN TẬP SỬ DỤNG TỪ 
 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Tự thấy được nhược điểm của bản thân trong việc sử dụng từ.
 - Nhận biết và sửa chữa được những lỗi về sử dụng từ.
 - Có ý thức dùng từ đúng chuẩn mực.
 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
 1. Kiến thức:
 - Kiến thức về âm, chính tả, ngữ pháp, đặc điểm ngữ pháp của từ.
 - Chuẩn mực sử dụng từ.
 - Một số lỗi thường gặp và cách chữa.
 - Lưu ý : Học sinh đã học kiến thức này.
2. Kĩ năng: 
 - Vận dụng các kiến thức đã học về từ để lựa chọn, sử dụng từ đúng chuẩn mực.
3. Thái độ: 
 - Trên cơ sở nhận thức các yếu tố đó, tự kiểm tra để thấy được những nhược điểm của bản thân trong việc sử dụng từ đúng mực, tránh thái độ cẩu thả khi nói, khi viết
 III.CHUẨN BỊ
Gv : Giáo án,cktkn
Hs : Bài soạn, sgk
 IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
3. Bài mới : 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG 1:( 5p)
GV cho HS nhắc lại các kiến thức về chuẩn mực sử dụng từ
? Em nào có thể nhắc lại các chuẩn mực sử dụng từ 
* HOẠT ĐỘNG 2: (35)
 GV hướng dẫn HS nhận xét về bài viết của mình-tìm ra lỗi,tự sửa chữa
* Các em đã nắm được các chuẩn mực sử dụng từ , từ đầu năm đến nay các em đã làm 2 bài tập làm văn hãy lấy các bài tập làm văn đã viết, ghi lại các từ mà em đã sử dụng sai về âm và về chính tả 
- Gv: Gọi 2 HS lên bảng điền vào mẫu có sẵn,ghi lỗi và tự sửa chữa-GV nhận xét
* Chia làm 4 nhóm :
Các em trao đổi baì tập làm văn với nhau rối yêu cầu các em đọc bài làm của bạn mình , sau đó các em thảo luận với nhau , cử đại diện lên sửa bài và nhận xét các lỗi dùng tứ 
+ Nhóm 1: Nhận xét về dùng từ không đúng nghĩa 
+ Nhóm 2: Lỗi dùng từ không đúng tính chất ngữ pháp 
+ Nhóm 3: Lỗi không đúng sắc thái biểu cảm 
+ Nhóm 4: Lỗi không hợp với tình huống giao tiếp 
? Gv cho từng nhóm cử đại diện lên bảng ghi vào khung mẫu cho sẵn , ghi lỗi sai và sửa 
Gọi các nhóm còn lại nhận xét về cách sửa của nhóm bạn 
Gv góp ý cho điểm để động viên tinh thần 
I. LÝ THUYẾT:
* Chuẩn mực sử dụng từ : Có 5 chuẩn mực sử dụng từ 
Đúng âm , đúng chính tả 
đúng nghĩa 
đúng sắc thái biểu cảm , hợp với tình huống giao tiếp 
đúng tính chất ngữ pháp của từ 
không lạm dụng từ địa phương , từ Hán Việ
II. LUYỆN TẬP
Câu văn có từ sai 
 Lỗi sai
 Từ đúng 
- Khoảng 7 giờ tối thứ bảy cả gia đình em cùng quây quần xum họp bên nhau để nói chuyện vui chơi trò chuyện 
Dùng từ đồng nghĩa lặp lại , dùng từ thừa
Trò chuyện 
Cây phượng là loại cây đã gắn bó thân thiết với tuổi học trò và cây phượng là cây em yêu quí nhất 
Sử dụng quan hệ từ không có chức năng liên kết 
..
cây phượng là cây em yêu quí nhất 
- Em bắt đầu kể từ đầu niên học đến giờ chưa ai học bài và làm bài đầy đủ cả 
 Dùng từ sai nghĩa làm dụng từ Hán Việt 
.năm học..
Năm nay em đạt được học sinh giỏi vì thế bố mẻ cho em đi tham quan cùng bạn bè
Dùng từ không chó nghĩa 
.thăm quan
4. Củng cố dăn dò
Xem lại các bài tập đã học 
Soạn bài ct địa phương phần TV
TPPCT:71
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
RÈN LUYỆN CHÍNH TẢ
VIẾT ĐÚNG PHỤ ÂM ĐẦU: V/d, ch/tr, s/x
 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - phụ âm đầu và các lỗi thường gặp
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
 1. Kiến thức: 
- Phụ âm đầu là một trong các bộ phận tạo thành một âm tiết(tiếng, chữ) tiếng Việt. Âm tiết tiếng Việt có thể có huặc không có phụ âm đầu
- Biết được mỗi vùng miền thường có cách phát âm khác nhau, có nhiều nơi phát âm không chuẩn. Vì vậy cần rèn luyện để phát âm đúng và viết đúng các phụ âm đầu trong từng âm tiết. 
2. Kĩ năng: 
 - Rèn kỹ năng sử dụng từ chính xác trong khi nói và viết
3. Thái độ: 
 - Tôn trọng giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt
III.CHUẨN BỊ
Gv : Giáo án,cktkn
Hs : Bài soạn, sgk
 IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong giờ ôn tập
3. Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG 
* HOẠT ĐỘNG1 :
- GV chia lớp làm 4 tổ .
Mỗi tổ thực hiện một bt trong sgk ct địa phương Cà Mau theo sự hướng dẫn của GV
- Gọi đai diện HS lên bảng điền
- GV chỉnh sửa bổ sung cho hoàn thiện
GV hướng dẫn HS thực hiện 
* HOẠT ĐỘNG2 : LUYỆN TẬP
GV hướng dẫn HS Luyện tập
I. BÀI HỌC
1.Điền (d/v) vào chỗ trống
- vô
- vắt, vẻo
- dằng ,dặc
2.Điền (s/x) vào chỗ trống
- sột, soạt
- xôn, xao
- Xanh, xứ, sở
3.Điền (ch/tr) vào chỗ trống
- trai
- chiến, trường
- chang, chang
- chiến , chinh
II.LUYỆN TẬP
1. Làm ở lớp
a. Điền (ch/tr) vào chỗ trống
- tranh, chanh, tranh, chanh, trộn, chộn
b.Điền (s/x) vào chỗ trống
- sinh sản, xinh đẹp, sông áo, sống sượng, sâu sắc, xâu chuỗi
c.Điền (r/d) vào chỗ trống
- rượi, diệu, răng rắc, dăng, rộn ràng, dịu dàng.
d.Điền (d/v) vào chỗ trống
- dặc, vặc, dang, vang, dề, về, dào, vào,vê.
4.Củng cố, dặn dò
- Làm các bài tập còn lại, tìm thêm một số từ thường hay mắc lỗi và tự sửa chữa. 
TPPCT:72
TRẢ BÀI KIỂM HỌC KỲ I
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Giúp hs nắm lại kiến thức đã học về ba phân môn Văn +Tiếng Việt + Tập Làm Văn. Phát huy ưu điểm ,khắc phục nhược điểm
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ :
1. Kiến Thức:
 - Giúp hs nắm lại kiến thức đã học về ba phân môn Văn +Tiếng Việt + Tập Làm Văn. Phát huy ưu điểm ,khắc phục nhược điểm
 2. Kĩ năng: 
- Đánh giá khả năng tiếp thu bài của hs.
 3. Thái độ: 
 - Nhận rừ ưu khuyết điểm để khắc phục sửa chữa và phát huy.
III.CHUẨN BỊ:
- GV: Bài viết của H/s + các lỗi trong bài + cách chữa
 - H/s: Lập dàn ý chi tiết đề văn ,các câu ở bài văn.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG 
 HOẠT ĐỘNG 1: Trả bài kiểm tra HKI
- Hãy xác định yêu cầu của đề bài? (kiểu VB, các kĩ năng cần vận dụng vào bài viết)
- HS: Đọc lại đề bài
 HOẠT ĐỘNG 2: Yêu cầu của bài làm. Nhận xét ưu, nhược điểm
Gv: Đọc lại cho HS phần trắc nghiệm và gọi các hs lên chọn đáp án.
- H/s Khác theo dõi bổ sung
? Thế nào là từ đồng nghĩa, cho vd?
Hs : Trả lời , phần điền quan hệ từ tương tự 
GV nhận xét ưu điểm và nhược điểm
- Nhận xét và chỉ ra những tồn tại trong bài làm của H/s
a. Ưu điểm: 
- Các em đã xác định được yêu cầu của đề bài (kiểu văn bản cần tạo lập, các kĩ năng cần sử dụng trong bài viết)
- 1số bài vận dụng yếu tố biểu cảm khá linh hoạt
- Bài viết sinh động, giàu cảm xúc: ví dụ bài làm của H/s
 - Trình bày sạch đẹp.
 - Trình bày sạch đẹp.
b. Tồn tại:
- Bố cục bài làm ở một số em chưa mạch lạc, cần chú ý tách ý, tách đoạn. 
- Sử dụng yếu tố miêu tả chưa linh hoạt, chưa nhiều
 - Còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu:
- còn sai chính tả
- Chữ viết ở một số bài còn cẩu thả, chưa khoa học.
- Một số bài làm còn sơ sài, kết quả chưa cao
- GV: Đưa ra các lỗi trong bài -> H/s sửa
- GV: Đọc mẫu những đoạn văn, bài văn viết tốt
- Trả bài cho H/s
GV: Trả bài cho HS và nêu yêu cầu :
1. Mỗi HS tự xem lại bài và tự sửa lỗi
2. Trao đổi bài cho nhau để cùng rút kinh nghiệm
Gv : Hướng sửa các lỗi đã mắc?
I. ĐỀ BÀI: 
II. YÊU CÂU CỦA BÀI LÀM
1. Nội dung: 
2. Đáp án chấm:
- Tiết 71 +72
3. Nhận xét ưu, nhược điểm
a.Ưu điểm 
- Đa số các em đã hiểu được yêu cầu của đề bài và chuẩn bị tốt cho bài viết số 3 . Do đó bài viết của chúng ta đạt điểm trên trung bình khá cao 
- Trình bày sạch sẽ hơn , các em cũng biết dùng các biện pháp so sánh , liên tưởng , tưởng tượng. Thể hiện được cảm xúc của mình ,ấn tượng và cảm xúc của em
- Viết này có tốt hơn các bài viết trước , dùng từ , câu chính xác hơn 
b. Khuyết điểm :
- Tuy nhiên còn một số em vẫn chưa nắm được yêu cầu của đề vì thế kể lan man 
- Trình bày thì cẩu thả , sai lỗi chính tả nhiều 
- Chưa biết dùng các phương thức miêu tả , tự sự để thễ hiện cảm xúc của mình 
- Thống kê chất lượng
4.Củng cố-dặn dò
TPPCT:69-72
Ngày 24/12/2012
Châu Thanh Gương
 - Chuẩn bị bài: Tục ngữ về thiên nhiên lao động SX Tuần 19

File đính kèm:

  • docBai_16_Kiem_tra_tong_hop_cuoi_hoc_ki_I.doc