Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 67: Ôn tập Tác phẩm trữ tình - Năm học 2015-2016 - Lê Thị Ngọc Đào

1/ Xác định tác giả, tác

 phẩm:

Tên tác phẩm Tác giả

- Tĩnh dạ tứ - Lí Bạch.

- Phò giá về kinh - T.Q. Khải

- Hồi hương ngẫu thư - HạTChương

- Thiên Trường - T. N. Tông.

-Bạn đến chơi nhà - N . Khuyến.

-Bài ca nhà tranh - Đỗ Phủ.

- Rằm tháng Giêng - Hồ C. Minh

- Cảnh Khuya - Hồ C. Minh

- Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh

2/ Sắp xếp nội dung tư tưởng, tình cảm của tác phẩm:

 

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 559 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 67: Ôn tập Tác phẩm trữ tình - Năm học 2015-2016 - Lê Thị Ngọc Đào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần	17	
Tiết 	67
NS: 07.12.15	
	ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức: Giúp học sinh
- Khái niệm tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình. 
- Một số đặc điểm chủ yếu của thơ trữ tình. 
- Một số thể thơ đã học. 
- Giá trị nội dung, nghệ thuật của một số tác phẩm trữ tình đã học. 
2. Kỹ năng: 
	- Rèn các kĩ năng ghi nhớ, hệ thống hóa, tổng hợp, phân tích, chứng minh.
	- Cảm nhận, phân tích tác phẩm trữ tình. 
 3. Thái độ: 
- Ôn tập nghiêm túc. 
II. CHUẨN BỊ:	
- GV: Chuẩn bị nội dung ôn tập, nghiên cứu SGK, soạn giáo án, bảng phụ.
 	- HS: Ôn tập, soạn câu trả lời câu hỏi SGK.
III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài
- Kiểm diện ... 
- Kiểm tra khâu chuẩn bị của hs
- Giới thiệu bài
- Ghi tựa lên bảng
- Báo cáo.
- Lớp PHT báo cáo.
- Nghe giới thiệu.
- Ghi tựa vào tập.
* Hoạt động 2: Ôn tập (35 phút)
1/ Xác định tác giả, tác
 phẩm: 
Tên tác phẩm Tác giả
- Tĩnh dạ tứ - Lí Bạch.
- Phò giá về kinh - T.Q. Khải
- Hồi hương ngẫu thư - HạTChương
- Thiên Trường - T. N. Tông.
-Bạn đến chơi nhà - N . Khuyến.
-Bài ca nhà tranh - Đỗ Phủ.
- Rằm tháng Giêng - Hồ C. Minh
- Cảnh Khuya - Hồ C. Minh
- Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh
2/ Sắp xếp nội dung tư tưởng, tình cảm của tác phẩm: 
Chia lớp làm 2 nhóm: 
+ Nhóm 1: Nêu tên tác phẩm.
+ Nhóm 2: Nêu tên tác giả.
* Treo bảng phụ ( bảng hệ thống 1)
H: Tại sao người ta gọi Lí Bạch là thi tiên- thi tửu và Đỗ Phủ là thi thánh- thi sử ?
H: Hạ Tri Chương về thăm quê khi ông đã bao nhiêu tuổi?
H: Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến viết bài Côn Sơn ca và Bạn đến chơi nhà đều trong hoàn cảnh nào?
H: Giới thiệu vài nét về các tác giả HCM, Trần Nhân Tông, Trần Quang Khải, Xuân Quỳnh?
H: Hãy sắp xếp lại để tên tác phẩm khớp với nội dung tư tưởng, tình cảm được biểu hiện?
* Treo bảng phụ ( Bảng hệ thống 2)
Thi đua giữa 2 nhóm.
HS làm trọng tài
Tự ghi nhận.
Cá nhân.
Thảo luân, trình bày.
Nhận xét, bổ sung
Tác phẩm
Nội dung tư tưởng, tình cảm
* Tự ghi nhận
- Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
- Tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả.
- Qua Đèo Ngang.
- Nỗi thương nhớ quá khứ đi đôi với nỗi buồn đơn lẽ, thầm lặng giữa núi đèo hoang sơ.
- Hồi hương ngẫu thư
- Tình cảm quê hương chân thành pha chút xót xa lúc mới trở về quê.
- Sông núi nước Nam.
- Ý thức độc lập tự chủ và quyết tâm tiêu diệt địch.
- Tiếng gà trưa
- Tình cảm gia đình, quê hương qua kỉ niệm đẹp tuổi thơ
- Bài ca Côn Sơn
- Nhân cách thanh cao và sự giao hoà tuyệt đối với thiên nhiên.
- Tĩnh dạ tứ
- Tình cảm quê hương sâu sắc qua khoảnh khắc đêm vắng
- Cảnh khuya, Rằm tháng Giêng
- Tình yêu thiên nhiên lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung lạc quan.
H: Như vậy, về nội dung tư tưởng những tác phẩm thơ nào thấm đượm tình cảm với thiên nhiên gắn liền với tình yêu quê hương đất nước?
H: Có thể nói, 1 trong những tình cảm quan trọng cơ bản nhất được thể hiện trong tác phẩm trữ tình từ trung đại đến hiện đại là tình cảm gì?
H: Bút pháp tả cảnh, tả tình không tách rời mà quyến quyện, thống nhất trong thơ cổ gọi là bút pháp gì? Cho một vài ví dụ cụ thể?
H: Cho biết đặc điểm nổi bật của các tác phẩm trên ?
* Cá nhân: Cảnh khuya, Rằm tháng Giêng
* Cá nhân: Tình yêu quê hương đất nước.
* Cá nhân: Tả cảnh ngụ tình
* Cá nhân: 
 + Nam quốc sơn hà: Biểu cảm trong trạng thái ẩn kín vào bên trong ý tưởng.
 + Bài ca Côn Sơn: Dùng hình ảnh liên tưởng, gợi tả, điệp.
 + Qua Đèo Ngang: Lời thơ trang nhã, từ láy, phép đối, đảo ngữ, chơi chữ 
 + Tĩnh dạ tứ: Bố cục chặt chẽ, từ ngữ đơn giản, chắt lọc, phép đối.
 + Bài ca nhà tranh : Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt.
* Hai đội thi nhau trả lời.
* Hoạt động 3: Củng cố và dặn dò. (5phút)
1. Củng cố: 
2. Dặn dò: 
* Khắc sâu kiến thức:
· H1: Thế nào là thơ trữ tình ?
· H3: Tình cảm trong văn trữ tình biểu hiện như thế nào ?
*Nhắc học sinh : 
+ Học bài.
+ Xem lại bài cũ phần tiếng Việt.
+ Trả lời trước những câu hỏi trong phần ôn tập HKI.
 + Chuẩn bị “Ơn tập tác phẩm trữ tình”
- Cá nhân: Dựa vào bài học để trả lời.
- Ghi nhận về nhà thực hiện.

File đính kèm:

  • docTiet 67.doc