Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 64: Mùa xuân của tôi

? Từ có lặp lại và dấu chấm lửng ở cuối câu văn này có tác dụng gì?

· Liệt kê , nhấn mạnh các dấu hiệu điển hình của mùa xuân đất bắc , gợi ra các vẻ đẹp khác của mùa xuân

? Những dấu hiệu điển hình nào tạo cảnh sắc , không khí mùa xuân đất Bắc ? Những dấu hiệu đó gợi 1 bức tranh xuân đất Bắc như thế nào?( HSTLN)

· Mưa riu riu , gió lành lạnh , đêm xanh

· Tiếng nhạn kêu trong đêm xanh , tiếng trống trèo , câu hát huê tình

· Không khí hoà với cảnh sắc tạo thành 1 sự sống riêng của mùa xuân đất bắc

? Tác giả đã gọi màu xuân đất Bắc là gì ? điều đó có tác dụng gì ?

· Mùa xuân là thánh thần của tôiTác giả cảm nhận được sức mạnh thiêng liêng kì diệu của mùa xuân đất Bắc .

? Câu văn : Nhựa sống ở trong người căng lên cặp uyên ương đứng cạnh đã diễn tả sức mạnh nào của mùa xuân ?

? Sức mạnh nào của mùa xuân được diễn tả trong câu văn : Nhang trầm , đèn nến mở hội liên hoan” ?

? Nhận xét về biện pháp nghệ thuật ngôn từ nổi bật trong 2 câu văn trên . và nêu tác dụng của biện pháp đó?

· Tạo các hình ảnh so sánh mới mẻ: Nhựa sống trong người căng lên như máu .

· Trong lòng thì cảm như có biết bao nhiêu là hoa

· Tác dụng : diễn tả sinh động và hấp dẫn sức sống của mùa xuân

? Cách dùng giọng điệu dấu câu có gì đặc biệt ?( giọng điệu vừa sôi nổi vừa êm ái tha thiết , câu dài được ngắt bằng nhiều dấu phẩy

? Qua đây , tình cảm nào của tác giả dành cho mùa xuân đất bắc được bộc lộ ?

 

doc8 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 14068 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 64: Mùa xuân của tôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 64
Tuần 16	Ngày soạn: 09/12/2010
 Ngày dạy:11//12/2010
 MÙA XUÂN CỦA TÔI
 Trích “ Thương nhớ mười hai” 
 Vũ Bằng 
A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 Cảm nhận được tình yêu quê hương của một người miền Bắc sống ở miền nam qua lối viết tùy bút tài hoa, độc đáo.
B.TRỌNG TÂM ,KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
 1.Kiến thức:
 - Một số hiểu biết bước đầu về tác giả Vũ Bằng.
 - Cảm xúc về những nét riêng của cảnh sắc thiên nhiên, khí hậu múa xuân Hà Nội, về miền Bắc qua nối lòng “ sầu xứ”, tâm sự day dứt của tác giả.
 - Sự kết hợp tài hoa giữa miêu tảva2 biểu cảm; Lời văn thám đẫm cảm xúc trữ tình, dào dạt chất thơ.
2.Kĩ năng
 - Đọc - hiểu văn bản tùy bút.
 - Phân tích áng văn xuôi trữ tình giàu chất thơ, nhận biết và làm rõ vai trò của các yếu tố miêu tả trong văn biểu cảm.
 3. Thái độ:
 C.PHƯƠNG PHÁP:phân tích, binh giảng
 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.ỔN định 
2. Kiểm tra 
- Qua bài “ Sài Gòn tôi yêu” em hãy trình bày những cảm nhận của mình về con người và thành phố .
- Em hãy nêu những nét đặc sắc của thành phố Sài Gòn và qua đó trìng bày những tình cảm của mình đối với mảnh đất Sài Gòn 
3. Bài mới 
Giới thiệu bài 
 Ai đi về Bắc ta theo với 
 Thăm lại non sông , đất Lạc Hồng 
 Từ thuở mang gươm đi mở cõi 
 Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long 
 Tâm tư và ước nguyện của nhà thơ – Chiến sĩ thời Nam tiến đã trở thành tiếng nói chung cho biết bao nhiêu con người xa xứ nhớ thương miền bắc , nhớ thương HN . Tác giả “thương nhớ mười hai” bắt đầu tập sách của mình bằng nổi nhớ tháng giêng mùa xuân với trăng non , rét ngọt . Với những chi tiết đó cô cùng các em tìm hiểu qua bài “ Mùa xuân tôi yêu”
 Cho HS đọc phần chú thích sgk
? Em hãy nêu vài nét về tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ ? 
- Vũ Bằng ( tên thật là Vũ Đăng Bằng) 
- Là 1 nhà bào , cây bút viết văn có sở trường ở truyện ngắn tuỳ bút
- Vũ Bằng là một cơ sở trong tổ chức tình báo của chúng ta.
- “ Thương nhớ mười hai” ( 1960 – 1971 ) được đáng giá là tác phẩm xuất sắc nhất của VuÕ Bằng . 
- “ Mùa xuân của tôi” là đoạn trích trong bài “ Tháng giêng , mơ về trăng non , rét ngọt” mở đầu cho nỗi nhớ thương suốt mười hai tháng của tác giả .
GV đọc yêu cầu HS đọc tiếp : giọng đọc chậm rãi , sâu lắng , mềm mại , hơi buồn se sắt 
 Giải thích từ khó 
? Theo em cách đặt tên văn bản này là “ Mùa xuân của tôi” có ý nghĩa gì?
Mùa xuân của riêng tôi , mùa xuân ở trong tôi , do tôi cảm thấy 
 Cách đặt tên này nhấn mạnh vai trò của tôi trong cảm thụ màu xuân 
? Từ đó hãy xác định nhân vật chính trong vb này? (Tôi , đúng hơn là cảm nghĩ của tôi – tác giả về mùa xuân 
? Theo dõi vb em thấy tác giả cảm nhận về mùa xuân quê hương được triển khai theo các ý chính nào ? nêu nội dung của ý chính đó ?
Từ đầu đến mê luyến mùa xuân – Cảm nhận về qui luật tình cảm của con người về mùa xuân 
 Tiếp đến mở hội liên hoan – Cãm nhận về cảnh sắc , không khí chung của mùa xuân Hà Nội 
 Đoạn còn lại – cảm nhận về cảnh sắc không khí của thánh giêng mùa xuân 
 Gọi hs đọc đoạn 1
? Quan sát 2 câu đầu vb và cho biết : trong lời bình có cụm từ “ Tự nhiên như thế , không có gì lạ hết” được tác giả sử dụng với dụng ý gì ? 
Khẳng định tình cảm mê luyến mùa xuân là tình cảm sẳn có và hết sức thông thường ở mỗi con người 
? Theo dõi câu văn thứ 3 Em hãy nhận xét ngôn từ và dấu câu , nêu tác dụngcủa biện pháp đó ?
Điệp từ , điệp ngữ , điệp kiểu câu : đừng thương , ai cấm được
? Tác giả liên hệ tình cảm mùa xuân của con người với quan hệ gắn bó với các hiện tượng tự nhiên xã hội thể hiện qua từ ngữ nào?
Non – nước ; bướm – hoa ; trai – gái 
? Theo em cách liên hệ này có tác dụng gì ? 
Khẳng định tình cảm với mùa xuân là qui luật , không thể khác , không thể cấm đoán 
? Đoạn văn trên đã bộc lộ thái độ và tình cảm nào của tác giả với mùa xuân quê hương?
Nâng niu trân trọng. Thương nhớ thuỷ chung với mùa xuân 
? Theo dõi đoạn 2 trong vb để tìm câu văn gợi tả cảnh sắc và không khí mùa xuân HN?
“ Mùa xuân của tôi – Mùa xuân bắc việt […] là mùa xuân có mưa riêu riêu , gió lành lạnh […]có câu hát huê tình […] đẹp như thơ như mộng …
? Từ có lặp lại và dấu chấm lửng ở cuối câu văn này có tác dụng gì?
Liệt kê , nhấn mạnh các dấu hiệu điển hình của mùa xuân đất bắc , gợi ra các vẻ đẹp khác của mùa xuân
? Những dấu hiệu điển hình nào tạo cảnh sắc , không khí mùa xuân đất Bắc ? Những dấu hiệu đó gợi 1 bức tranh xuân đất Bắc như thế nào?( HSTLN)
Mưa riu riu , gió lành lạnh , đêm xanh 
 Tiếng nhạn kêu trong đêm xanh , tiếng trống trèo , câu hát huê tình 
Không khí hoà với cảnh sắc tạo thành 1 sự sống riêng của mùa xuân đất bắc 
? Tác giả đã gọi màu xuân đất Bắc là gì ? điều đó có tác dụng gì ?
Mùa xuân là thánh thần của tôi Tác giả cảm nhận được sức mạnh thiêng liêng kì diệu của mùa xuân đất Bắc .
? Câu văn : Nhựa sống ở trong người căng lên …cặp uyên ương đứng cạnh đã diễn tả sức mạnh nào của mùa xuân ?
? Sức mạnh nào của mùa xuân được diễn tả trong câu văn : Nhang trầm , đèn nến … mở hội liên hoan” ?
? Nhận xét về biện pháp nghệ thuật ngôn từ nổi bật trong 2 câu văn trên . và nêu tác dụng của biện pháp đó?
Tạo các hình ảnh so sánh mới mẻ: Nhựa sống trong người căng lên như máu ….
 Trong lòng thì cảm như có biết bao nhiêu là hoa …
 Tác dụng : diễn tả sinh động và hấp dẫn sức sống của mùa xuân 
? Cách dùng giọng điệu dấu câu có gì đặc biệt ?( giọng điệu vừa sôi nổi vừa êm ái tha thiết , câu dài được ngắt bằng nhiều dấu phẩy 
? Qua đây , tình cảm nào của tác giả dành cho mùa xuân đất bắc được bộc lộ ?
Hân hoan biết ơn , thương nhớ mùa xuân đất Bắc
Gọi hs đọc đoạn cuối 
? Không khí và cảnh sắc thiên nhiên từ sau ngày rằm thánh giêng có nét gì riêng biệt ? Nhận xét về cách thể hiện của tác giả ở đoạn văn này ? (
Không khí và cảnh sắc thay đổi :Tết ….chưa hết hẳn ……Pha lê mờ 
Nhận xét : Tác giả chọn những hình ảnh chi tiết tiêu biểu , đặc sắc tạo nên nét riêng biệt của không khí và cảnh sắc thiên nhiên sau rắm tháng giêng
? Cảnh tượng ấy mang lại cảm xúc đặc biệt nào cho con người? 
Vui vẻ , phấn chấn trước một năm mới cảm thấy rạo rực 1 niếm vui sáng sủa .
? Nhăn cảm thấy yêu tháng giêng nhất . Điều đó cho thấy con người ở đây đã yêu mùa xuân đất bắc bằng 1 tình yêu như thếnào?
Cụ thể , chân thành , tinh tế, dồi dào, sâu sắc, bền bỉ 
? Nêu cảm nhận đậm nét của em về cảnh mùa xuân , tình cảm của tác giả và ngòi bút tài hoa tinh tế của tác giả ? ( HSTLN)
tình cảm yêu quê hương thiết tha , sâu đậm của tác giả ; ngòi bút tài hoa tinh tế , giàu cảm xúc và hình ảnh 
? Nêu giá trị nội dung nghệ thuật của bài văn ? 
Dựa vào phần ghi nhớ để trả lời
I .Giới thiệu chung 
1.Tác giả : ( SGK )
2.Tác phẩm : ( SGK ) 
- Xuất xứ : Mùa xuân của tôi trích đoạn đầu của tuỳ bút “ Tháng Giêng mơ về trăng non rét ngọt” Mở đầu cho nỗi thương nhớ suốt 12 thành của tác giả 
II .Đọc , tìm hiểu văn bản 
1. Đọc , Tìm hiểu chú thích
2/ tìm hiểu văn bản 
a/ . Bố cục : 3 phần 
b/Phân tích
b.1.Quy luật tình cảm của con người đối với mùa xuân 
- Tự nhiên như thế … mê luyến mùa xuân 
- > Điệp từ , điệp ngữ , điệp kiểu câu .
=> Khẳng định tình cảm với mùa xuân là qui luật , không thể khác, không thể cấm đoán 
b.2.Cảnh sắc và không khí mùa xuân đất Bắc 
- Mưa riu riu , gió lành lạnh tiếng nhạn kêu , tiếng trống chèo , câu hát huê tình 
- Mùa xuân khơi gợi sinh lực cho muôn loài , trong đó có con người 
- Mùa xuân có sức mạnh khơi dậy và lưu giữ các năng lực tinh thần cao quí của con người như đạo lí , gia đình , tổ tiên .
-> Giọng điệu sôi nổi , êm ái thiết tha
=> Diễn tả sinh động và hấp dẫn sức sống của mùa xuân 
b.3. Mùa xuân trong khoảng sau rắm tháng giêng nới đất Bắc 
- Những vệt xanh tươi … mới lột 
- Bữa cơm giản dị ….. quạt vào lòng 
=> Không khí đời thường giản dị , ấm cúng , chân thật , Cảnh sắc thay đổi 
3/. Tổng kết 
 Ghi nhớ sgk/178
III/. Hướng dẫn tự học 
- Ghi lại những câu văn mà bản thân cho là hay nhất trong văn bản và phân tích.
- Nhận xét về việc lựa chọn, sử dụng ngôn trong văn bản.
 E /.RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM
SÀI GÒN TÔI YÊU
	Minh Hương	
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 
 Giúp HS
- Cảm nhận được nét đẹp riêng của Sài Gòn với thiên nhiên , khí hậu nhiệt đới và nhất là phong cách con người Sài Gòn 
- Nắm được nghệ thuật biểu hiện tình cảm , cảm xúc qua những hiểu biết cụ thể , nhiều mặt của tác giả về Sài Gòn 
- Qua tiết hướng dẫn đọc thêm , giáo dục HS tính tự giác làm việc , tự tin khi trình bày ý kiến trước tập thể . 
B. CHUẨN BỊ 
Tích hợp : Với “ Luyện tập sử dụng từ” , với tập làm văn qua bài “ Trả bài tập làm văn số 3”
- Một số hình ảnh và đoạn thơ nói về Sài Gòn xưa và nay .
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 
1. ỔN định 
2.Kiểm tra:
- Văn bản “ Một thứ quà của lúa non : Cốm” Tại sao tác giả lại khuyên những người ăn cốm không nên ăn vội mà phải ăn thật thong thả và ngẫm nghĩ ?
- Em hiểu thế nào về văn hoá ẩm thực ? cho thêm một số ăn khác ngoài chuyện ăn cốm ?
3.Bài mới
Giới thiệu bài
 …..Ai đi Nam Bộ , Tiền Giang , Hậu Giang 
 Ai vô Thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng 
Thàng phố phương nam chan hoà ánh nắng – mới Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước năm 1911 – trở thành niềm tự hào vô hạn trong mỗi trái tim Việt Nam . Hôm nay cô trò chúng ta lại được đến thăm Sài Gòn qua những trang tuỳ bút chân thành và sôi động của tác giả Minh Hương 
Gv nhắc lại yêu cầu tiết hứơng dẫn đọc thêm , yêu cầu các tổ theo phân công lên trình bày . 
+ Tổ 1: Phân tích đoạn đầu : Vẻ đẹp của cuộc sống Sài Gòn 
+ Tổ 2: Phân tích đoạn tiết theo : Phong cách của con người Sài Sòn 
+ Tở 3 : Phân tích phần cuối : Tình yêu với Sài Gòn 
+ Tổ 4 : Thực hiện phần tổng kết 
Gv sửa chữa , bổ sung những phần kiến thức chưa chính xác , chưa đúng 
Khuyến khích các em mạnh dạn , tự tin hơn tiết trước .
yêu cầu đọc giọng đọc hồ hởi , vui tươi , hăm hở , sôi động ; Chú ý các từ ngữ địa phươn
 Giải thích từ khó ( sgk)
? Qua văn bản tác giả đã cảm nhận Sài Gòn về những phương diện nào ? 
Thiên nhiên , khí hậu thời tiết , cuộc sống sinh hoạt của thành phố ,cư dân và phong cách con người Sài Gòn 
? Bố cục Văn bản như thế nào? 
3 phần
Từ đầu đến “tông chi họ hàng” – ấn tượng chung về Sài Gòn và tình yêu của tác giả đối với thành phố ấy 
 Tiếp theo cho đến “ Leo lên hơn năm triệu” – cảm nhận về phong cách con người Sài Gòn . 
 Tiếp theo cho đến hết khẳng định lại tình yêu của tác giả đối với thành phố 
 Gọi HS đọc đoạn đầu 
? Ghi nhận đầu tiên về vẻ đẹp Sài Gòn là sức sống của một đô thị trẻ . Điều đó được diễn tả bằng hình ảnh nào ? 
Sài Gòn cứ trẻ hoài như cây tơ đang độ nõn nà trên đà thay da đổi thịt 
? Em hãy nhận xét về cách tạo hình trên và nêu tác dụng của nó ? 
Cách tạo hình : So sánh : Sài Gòn trẻ như cây tơ ,Tính từ : nõn nà . Thành nhữ : Thay da đổi thịt 
Tác dụng : Thể hiện 1 cach gợi cảm sức trẻ Sài Gòn , Thể hiện cái nhìn tin yêu của tác giả đối với Sài Gòn 
? Ghi nhận thừ của tác giả là gì ? những nét riếng biệt nào được nhắc tới ?
Về thiên nhiên khí hậu Sài Gòn : Nhiều nắng : Nắng sớm ngọt ngào ; Nhiều mưa bất chợt : Những cơn mưa ; Nhiều bởi chiều : chiều lộng gió 
Khí hậu thay đổ nhanh : trời đang ui ui bổng nhiên trong vắt như pha lê
? Nhận xét về cách miêu tả và nêu tác dụng của cách miêu tả này ? 
Cách miêu tả : kết hợp với biểu hiện cảm xúc ( tôi yêu nắng sớm ngọt ngào …. Yêu cả cái tĩnh lặng …)
Tác dụng : khiến câu văn có hồn , gợi cảm xúc cho người đọc 
? Ghi nhận thứ 3 của tác giả là gì ? qua đó tác giả muốn người đọc hiểu thêm nét đáng quí nào trong cuộc sống của cư dân Sài Gòn ?
Ghi nhận về đặc điểm cư dân Sài Gòn 
Cuộc sóng cộng đồng hoà hợp trong lao động 
? Ở đây , tác giả đã miêu tả và bình luận 1 cách cụ thể và tự tin . Theo em , do đâu tác giả có thể viết như thế ?
Tác giả đã sống gắn bó lâu năm bằng tình yêu tha thiết với Sg . Tác giả coi Sài Gòn như quê hương mình 
? Những ghi nhận của tác giả mang lại cho em những hiểu biết mới mẽ nào?
Sài Gòn là thành phố trẻ , cư dân hoà hợp , khí hậu có nhiều ưu đãi đối với mọi người 
Gọi HS đọc đoạn tiếp theo 
? Phong cách con người Sài Gòn được kháiquát qua nhữngnhận xét nào của tác giả ? 
Aên nói tự nhiên , dễ dãi ;Ít dàn dựng tình toán . Chân thành , bộc trực 
? Phong cách ớ đây hiểu là cách sống riêng . Em thử bình luận về cách sống này ?
Đó là cach sống cởi mở , trung thực , ngay thẳng , tốt bụng
? Người Sài Gòn bộc lộ tập trung vẻ đẹp của các cô gái . Tìm đọan văn miêu tả vẻ đẹp này ?
Nét đẹp trang phục : nón vải vành rộng , áo bà ba trắng , quần đen rộng , giày bố trắng , xăng đan , guốc vuông 
 Nét đẹp dáng vẻ : khoẻ khoắn , cặp mắt sáng rực , nụ cười nhiệt tình , tươi tắn .
Nét đẹp xã giao : chào người lớn thì cúi đầu chắp tay , gặp trang lứa thì hơi cúi đầu và cười .
? Những vẻ đẽp riêng đó làm thành vẻ đẹp chung nào của người SG ? 
giản dị , khoẻ mạnh , lễ đô , tự tin 
? Vẻ đẹp người Sài Gòn đựơc nói ở đấy là vẻ đẹp truyền thống . Tại sao tác giả lại đi tìm kiếm các vẻ đẹp truyền thống đó 
Vẻ đẹp truyền thống là các giá trị bền vững , mang sắc thái riêng . Tác giả là người coi trọng các giá trị truyền thống và muốn tác động đến bạn đọc quan niệm này 
Gọi HS đọc đoạn cuối 
? Những lới nói nào trong văn bản biểu hiện trực tiếp tình yêu của tác giả đối với Sài Gòn ? Tôi yêu Sài Gòn da diết như ……
Vậy đó mà tôi yêu Sài Gòn ….
? Trong những lời đó , ngôn từ nào được lặp đi lặp lại ? sự lặp lại đó có ý nghĩa gì ?
Ngôn từ lặp lại : Tôi yêu . Có ý nghĩa : Nhấn mạnh Sài Gòn có nhiều điều đáng yêu . Nhấn mạnh tình yêu cảu tác giả với Sài Gòn dồi dào chân thật 
? Yêu Sài Gòn , tác giả cả m thất thương mến bao nhiêu cũng không thấy uổng công hoài của ….Từ đây em hiểu tình cảm của tác giả dành cho Sài Gòn là tình cảm như thế nào ?
yêu Sài Gòn đến độ hết lòng, Muốn được đóng góp sức mình cho Sài Gòn . Mong mọi người hãy đến và hãy yêu Sài Gòn 
? Văn bản Sài Gòn tôi yêu đem lại cho em những hiểu biết nào về cuộc sống và con người Sài Gòn ?
Sài Gòn mang vẻ đẹp của đô thị trẻ trung , hoà hợp . Người Sài Gòn có ngiều đức tính tốt đẹp nghư hồn nhiên , trung thực , lễ độ , tự tin . Đó là mãnh đất đáng để chúng ta yêu mến 
? Theo em cách truyền cảm của văn bản này là do : Cách viết , vốn hiểu biết về Sài Gòn , hay sự chân thành nồng hậu trong tình cảm của tác giả ? 
Do am hiểu Sài Gòn , nhất là tình cảm chân thành nồng hậu của tác giả 
I. Đọc , tìm hiểu chú thích 
1. Đọc , tìm hiểu chú thích 
2 .Bố cục: 3 phần 
3 . Phân tích à 
3.1. Vẻ đẹp Sài Gòn 
a .Vẻ đẹp của cuộc sống SG 
- SG cứ trẻ hoài như cây tơ đang độ nõn nà trên đà thay da đổi thịt .
- Nắng sớm ngọt ngào , buổi chiều lộng gió , cây mưa nhiệt đới bất chợt 
-Trời đang nắng ui ui bổng trong vắt như thuỷ tinh 
- Trên đất bản địa ……..triệu người khác 
=> Sài Gòn là thành phố trẻ , cư dân hoà hợp , khí hậu có nhiều ưu đãi đối với mọi người 
 b. Phong cách của con người SG
- ăn nói tự nhiên , dễ dãi 
- ít dàn dựng , tính toán 
- chân thành , bộc trực 
=> Giản dị , khoẻ mạnh , lễ độ , tự tin 
c. Tình yêu với SG
- Tôi yêu Sài Gòn da diết ….
- Vậy đó mà tôi yêu Sài Gòn 
=> Yêu quí Sài Gòn đến hết lòng , tình yêu tha thiết nồng nhiệt đối với Sài Gòn 
II. Tổng kết 
Ghi nhớ : Sgk / 173
III. Luyện tập 
Ngoài Sài Gòn , trên đất nước ta em còn biết vùng nào có những đặc điểm riêng nổi bật về thiên nhiên , môi trường và tính cách con người ở đó ? Hãy nêu nhận xét về đặc điểm của vùng ấy 
- Nhiều vùng trong đất nước ta có những đặc điểm rõ nét về cách quan thiên nhiên , môi trường và tính cách con người ( Hà Nội , Huế , Nghệ An , Hà Tĩnh ….)
4. Hướng dẫn về nhà :
Học thuộc phần ghi nhớ 
Làm phần luyện tập 
Hoàn thành phần đề cương chuẩn bị thi học kì I .
 E.RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

File đính kèm:

  • doc64 mua xuan cua toi.doc