Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 58,59: Một thứ quà của lúa non

? Em có nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả và âm điệu của đoạn văn ?

· Đoạn văn miêu tả thấm đậm cảm xúc của tác giả , từ ngữ cọn lọc tinh tế , câu văn có nhịp điệu

? Ở đoạn văn sau đó , tác giả cho ta biết đến việc gì ? Thạch Lam đã cảm nhận nghề làm cốm ra sao ?

· Để có hạt cốm cần đến sư khéo léo của con gnười . Vì vậy sau đoạn mở đầu tác giả nói đến nghề làm cốm nổi tiếng nhất là ở làng Vòng . Tác giả không đi vào miêu tả tỉ mỉ kĩ thuật hay công việc làm cốm mà cho biết đó là một nghệ thuật với một loạt cách chế biến , những cách thức làm truyền từ đời này sang đời khác một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn . Mà nhà văn dừng lại ở hình ảh cô gái bán cốm xinh xinh , gọn ghẽ , đặc biệt là cái đòn gánh hai đầu cong vút vừa vẽ ra được cái đẹp riêng của cô gái ngoại thành , vừa nhấn vào chỗ độc đáo , sang trọng cổ truyền , tiện dùng của một loại dụng cụ đồ nghề của ngùơi làm cốm , bán caá«m từng cẩn mẩn và duyên dáng dạo khắp phố phừơng thủ đô

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 9728 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 58,59: Một thứ quà của lúa non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 	Ngày soạn:2/12/2010
Tiết 58+59 Ngày dạy: 04/11/2010
 MỘT THỨ QUÀ CỦA 
LÚA NON :CỐM 
	 ( Thạch Lam)
A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Có hiểu biết bước đầu về thể văn tùy bút.
 - Cảm nhận được phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa trong một thứ quà độc đáo và giản dị qua lối viết tùy bút tài hoa, độc đáo của nhà văn Thạch Lam.
B.TRỌNG TÂM ,KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
 1.Kiến thức:
 - Sở giản về tác giả Thạch Lam.
 - Phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa truyền thống của Hà Nội trong món quà độc đáo, giản dị: Cốm.
 - Cảm nhận tinh tế, cảm xúc nhẹ nhàng, lời nói duyên dáng, thanh nhã, giàu sức biểu cảm của nhà văn Thạch Lam trong văn bản.
2.Kĩ năng.
 -Đọc-hiểu văn bản tùy bút có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
 -Sử dụng các yếu tố biểu cảm giới thiệu một sản vật cảu quê hương.
 C.PHƯƠNG PHÁP:bình giàng Vấn đáp, nêu vấn đề ,thuyết trình
 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 
1. Ổn định 
2. Kiểm tra 
Đọc 3 khổ thơ liên tiếp trong bài “ Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh 
Những hình ảnh và kỉ niệm nào đã được gợi lại từ tiếng gà trưa ? Qua đó bài thơ đã biểu hiện những tình cảm gì của tác giả ? 
3 Bài mới 
Giới thiệu bài : Nói đến quà bánh Hà Nội cổ truyền thì không thể quên được món phở , bún ốc …và đặc biệt thanh nhã là cốm Vòng ( cốm làng Vòng – Dịch Vọng – cầu Giấy ) . Cốm Vòng mùa thu càng dậy hết hương sắc qua những trang văn tuỳ bút chân thành , tài hoa của những nghệsĩ Hà Nội như Thạch Lam , như Nguyễn Tuân 
? Dựa vào chú tích cho biết vài nết về Thạch Lam ? 
? Hs đọc chú thích để hi6ẻu về tuỳ bút 
GV giới thiệu về tập tuỳ bút “ Hà Nội băm sáu phố phường” là tập tuỳ bút viết về cảnh sắc và phong vị của Hà Nội , các thứ quà , những món ắn hàng ngày quê kiểng , không mấy cao sang nhưng đậm đà hương vị riêng , thể hiện sự tinh tế trong bản sắc văn hoá lâu đời của đất kinh kì 
GV hướng dẫn HS đọc : Giọng nhỏ nhẹ , tốc độ chậm vừa phải cho phù hợp với phong cách nghệ thuật của Thạch Lam : nhẹ nhàng , đôn hậu , thâm thuý , tinh tế 
GV cùng HS tìm hiểu những chú thích khó 
? Trong văn bản , cảm nghĩ con ngừơi được thể hiện ở mấy nội dung ? Ứng với mỗi nội dung đó là các đoạn văn nào?
Cảm nghĩ của con gnuúơi được thể hiện ở 3 nội dung 
Từ đầu -> như chiếc thuyền rồng : Nguồn gốc của cốm 
“ Cốm là thức quà riêng biệt -> kín đáo và nhũn nhặn” : Giá trị văn hóa của cốm 
còn lại : Sự thưởng thức cốm 
 HS quan sát vào phần đầu 
? Hạt cốm được sinh thành từ đâu ? Những chi tiết nào miêu tả điều đó ? 
? Cảm giác của tác giả nhờ vào giác quan nào là chủ yếu ? Tìm những từ ngữ miêu ta ûtinh tế hương thơm và cảm giác đó ? 
? Em có nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả và âm điệu của đoạn văn ? 
Đoạn văn miêu tả thấm đậm cảm xúc của tác giả , từ ngữ cọn lọc tinh tế , câu văn có nhịp điệu 
? Ở đoạn văn sau đó , tác giả cho ta biết đến việc gì ? Thạch Lam đã cảm nhận nghề làm cốm ra sao ? 
Để có hạt cốm cần đến sư ïkhéo léo của con gnười . Vì vậy sau đoạn mở đầu tác giả nói đến nghề làm cốm nổi tiếng nhất là ở làng Vòng . Tác giả không đi vào miêu tả tỉ mỉ kĩ thuật hay công việc làm cốm mà cho biết đó là một nghệ thuật với một loạt cách chế biến , những cách thức làm truyền từ đời này sang đời khác một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn . Mà nhà văn dừng lại ở hình ảh cô gái bán cốm xinh xinh , gọn ghẽ , đặc biệt là cái đòn gánh hai đầu cong vút … vừa vẽ ra được cái đẹp riêng của cô gái ngoại thành , vừa nhấn vào chỗ độc đáo , sang trọng cổ truyền , tiện dùng của một loại dụng cụ đồ nghề của ngùơi làm cốm , bán caá«m từng cẩn mẩn và duyên dáng dạo khắp phố phừơng thủ đô 
? Chi tiết “ Đến mùa Cốm , người Hà Nội 36 phố phường vẫn thừơng ngóng trong cô hàng cốm” có ý nghĩa gì ? 
( HS thảo luận ) 
Cốm đã trở thành nhu cầu thưởng thức của người Hà Nội 
Từ một thứ quà quê , cốm Vòng đã gia nhập vào văn hoá ẩm thực của Thủ Đô 
? Từ sự miêu tả trên , cảm xúc nào của tác giả đã được bộc lộ ?
Yêu quý , trân trọng cội nguồn trong sạch , đẹp đẽ , giàu sắc thái văn hoá dân tộc của cốm 
? Chỉ bằng một câu , tác giả đã khái quát những giá trị đặc sắc chứa trong hạt cốm rất bình dị , khiêm nhường . Hãy chỉ ra câu đó ? 
? Tác giả đã nhận xét và bình luận thế nào về tục lệ dùng hồng , cốm làm đồ sêu tết của nhân dân ta .Em có đồng ý với lời nhận xét và bình luận này không ? 
Việc dùng cốm làm lễ vật sêu tết thật thích hợp và 
có ý vị sâu xa , bởi cốm là thức dâng của trời đất , mang trong nó hương vị vừa thanh nhã vừa đậm đà của đồng quê nội cỏ , nó rất thích hợp với lễ nghi của một xứ sở nông nghịêp lúa nứơc như nước ta . Thứ lễ vật ấy cùng với hồng lại càng hoà hợp , tốt độc biểu trưng cho sự gắn bó hài hào trong tình duyên đôi lứa 
? Sự hoà hợp , tương xứng của hai thứ ấy được phân tích trên những phương diện nào ? 
Đó là sự hài hoà về màu sắc : tác giả chú ý đến hình ảnh so sánh màu sắc của hồng và cốm với màu ngọc thạch và ngọc lựu già , càng làm cho hai thứ sản vật ấy trở nên cao quý 
Là sự hài hoà về hương vị : một thứ thanh đạm . một thứ ngọt ắc , hai vị nâng đỡ nhau 
? Ở cuối đoạn hai , nhân nói về tập tục tốt đẹp của dân tộc , tác giả còn thể hiện quan điểm gì của mình ? 
Bình luận phê phán thói chuộng ngoại , bắt chước người ngoài . Những kẻ mới giàu có , vô học không biết thưởong thức những sản vật cao quý , kín đáo và nhhũn nhặn của truyền thống dân tộc 
? Sự tinh tế và thái độ trân trọng của tác giả trong việc thuởng thức một món quà bình dị đã được thể hiện như htế nào ?
Aên cốm không phải là cách ăn cho thích , cho no bụng , mà là ăn thâït chậm rãi , thật thong thả , vừa ăn vừa ngẫm nghĩ , nhấm nháp từng chút , từng chút hương vị của cốm , của màu sắc của tất cả cái xanh non , tươi non của hạt lúa , mềm dẻo , thơm , lại ướp cả cái hương sen lá sen bọc cốm , cái hơi nước hò . Quả thật đó mới chính là cách ăn uống văn hoá , đó là văn hoá ẩm thực của người Việt Nam . Truyền thống văn hoá ẩm thực thật phong phú , đa dạng , độc đáo không chỉ ở các thức qùa , các thức ăn , bánh trái thay đỏi theo mùa trong năm mà còn quan trọng ở cách ăn uống , cách thửơng thức sao cho sành điệu 
? Trứơc khi đưa ra lới đề nghị với những gnừơi n\mua cốm , tác giả đưa ra một hình ảnh cho chúng ta thấy được sự hào quyện của thiên nhiên hết sức tinh tế , đẹp đẽ , bay bổng . Theo em đó là hình ảnh nào ? 
? Bài tuỳ bút được kết thúc bằng lời đề nghị với những người mua cốm , em có suy nghĩ gì trứơc những lời đề nghị này ? Từ đó , suy nghĩ và nhận xét gì về văn hoá ẩm thực , về nhhững đặc điểm nghệ thuật của dân tộc ?
? Câu văn nêu chủ đề được trích trong mục gghi nhớ SGK đã gợi vho em những cảm xúc gì về con ngừơi và đất nứơc Việt Nam ?
Chỉ ở đất nứơc ta mới có thhứ quà rất đặc biệt này 
Đây là thức ăn được kết tinh từ hạt ngọc do đất trời ban tặng . Nó là sản phẩm chính do bàn tay của những ngừơi nông dân một nắng hai sương tao thành , nó có mặt ở khắp làng quê Việt Nam 
? Nêu những đặc sắc của bài tuỳ bút này ? 
Từ ngữ được chọn lọc tinh tế 
Lối văn giàu ấn tượng cảm giác nên có sức gợi cảm cao 
Sự kết hợp của nhiều phương thức biểu đạt trên nền biểu cảm 
Lời văn mang nhiều cảm nghĩ sâu sắc nhưng được diễn đạt êm ái , nhẹ nhàng gần như là thơ 
? Qua việc nêu những cảm nghĩ về cốm cho ta hiểu htêm gì về nhà văn này ? 
Thạch Lam là ngừơi sành cốm , sành các móm ẩm thực của người Hà Nội 
Ca ngợi cốm là ca ngợi nét đẹp văn hoá tryền thống . Qua đó cho thấy tình cảm dân tộc tinh tế và sâu sắc của nhà văn .
I. Giới thiệu chung
 1. Tác giả.
Thạch Lam (1910-1942) 
Là nhà văn có sở trường về viết truyện ngắn văn của ông nhẹ nhàng, trong sáng mà sâu lắng 
 2 , Xuất xứ : trích trong tập tuỳ bút : “ Hà Nội băm sáu phố phường” 
II. Đọc –hiểu văn bản 
1.Đọc –tìm hiểu chú thích 
2 Tìm hiểu văn bản 
A . thể loại : Tùy bút , ( ký) 
B ; Bố cục : 3 phần 
-Từ đầu -> như chiếc thuyền rồng : Nguồn gốc của cốm 
-“ Cốm là thức quà riêng biệt -> kín đáo và nhũn nhặn” : Giá trị văn hóa của cốm 
-còn lại : Sự thưởng thức cốm 
C /Phân tích 
C1 . Sự hình thành của hạt cốm 
- Khi đi qua cánh đồng xanh ….mùi tơm của bông lúa non 
- Trong cái vỏ xanh kia , có một giọt sữa trắng thơm , phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ 
- Giọt sữa dần dần đọng lại 
- Rồi một loạt cách chế biến…làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy 
-> Từ ngữ chọn lọc , câu văn giàu nhịp điệu
=> Cốm là thứ quà đặc biệt của lúa non , của bàn tay khéo léo 
- 
C 2 Giá trị đặc sắc của cốm
- Cốm là thứ quà quê riêng biệt của đất nước , là thức dâng của đồng lúa , mang hương vị mộc mạc , giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ cùa An Nam 
- Cốm dùng làm quà sêu tết 
=> Cốm là sản phẩm chứa đựng giá trị văn hóa gắn với phong tục Viết Nam 
C.3 Bàn về sự thưởng thức cốm 
- Aên cốm phải ăn từng chút , thong thả và ngẫm nghĩ 
-…mới thấy thu cả hương vị …của lúa mới , của hoa cỏ dại 
-> Cái nhìn văn hoá với việc ẩm thực 
3 . Tổng kết 
Ghi nhớ :SGK 163 
III. Hướng dẫn tự học
- Đọc diễn cảm nhiều lần bài văn.
- Đọc tham khảo một số đoạn văn của tác giả Thạch lam viết về Hà Nội.
 E /.RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

File đính kèm:

  • doc57-mot thu qua cua lua non com.doc