Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ I

2. Tiến trình các hoạt động dạy – học:

A/ Hoạt động khởi động

1. Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho học sinh.

2.Phương thức thực hiện: Hoạt động nhóm

3. Sản phẩm hoạt động: Những đoạn thơ, bài ca dao, bài hát nói về tình mẹ mà em biết.

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

+ Học sinh đánh giá và học tập nhau khi trình bày, báo cáo sản phẩm và nhận xét trao đổi

+ Giáo viên đánh giá học sinh thông qua quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ

5. Tiến trình hoạt động:

* Chuyển giao nhiệm vụ:

- Nhiệm vụ: Tìm và đọc những đoạn thơ, bài ca dao, bài hát ca ngợi tình mẹ mà em biết?

- Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ: Lắng nghe yêu cầu

* Thực hiện nhiệm vụ:

+ lập đội chơi

+ chuẩn bị tinh thần thi đấu

+ thực hiện trò chơi theo đúng luật

+ Luật chơi: Mỗi đội có 3 hs tham gia trong vòng 2 phút 2 đội lần lượt đọc các câu ca dao hoặc đoạn thơ nói về mẹ

- Thời gian: 2 phút

- Sản phẩm: những đoạn thơ, bài ca dao, bài hát ca ngợi tình mẹ

+ Ơn cha nặng lắm ai ơi

Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang

+ Lòng mẹ thương con như biển thái bình dạt dào .

+ Cơm con ăn tay mẹ nấu, nước con uống tay mẹ đun .

- Giáo viên yêu cầu 2 đội lần lượt trình bày theo đúng chủ đề. Hết tg thì dừng lại

- GV quan sát, theo dõi và ghi nhận kết quả của học sinh

 

doc83 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 422 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
..
2. Học sinh: - Hoàn thành nhiệm vụ của tiết học trước
- Đọc,chuẩn bị bài trước ở nhà.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học:
Tên hoạt động
Phương pháp thực hiện
Kĩ thuật dạy học
A. Hoạt động khởi động
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật trình bày một phút
B. Hoạt động hình thành kiến thức 
- Dạy học theo nhóm
- Thuyết trình, vấn đáp.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật học tập hợp tác
- Kĩ thuật trình bày một phút
C. Hoạt động luyện tập
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Dạy học hợp tác
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật học tập hợp tác
- Kĩ thuật trình bày
D. Hoạt động vận dụng
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
- Dạy học nêu dự án
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
2/ Tiến trình các hoạt động dạy – học:
A/ Hoạt động khởi động
1. Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho học sinh. 
2. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân
3. Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng trước lớp
4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
+ Học sinh đánh giá và học tập nhau khi trình bày, báo cáo sản phẩm và nhận xét trao đổi
+ Giáo viên đánh giá học sinh thông qua quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ
5. Tiến trình hoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ: 
Tình huống: Gv cho em một đề văn: Hãy tả cơn mưa rào.
Để thực hiện đề văn trên em dự định sẽ trình bày mấy nội dung? Nội dung nào trước, sau? Tại sao?
- Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ: Lắng nghe, nắm được yêu cầu.
2. Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh: Hoạt động cá nhân suy nghĩ -> trình bày
- Giáo viên quan sát, động viên học sinh
* Dự kiến sản phẩm:
Cần trình bày 3 nội dung chính: Quang cảnh trước cơn mưa -> tả cơn mưa -> tả quang cảnh sau cơn mưa...>tạo sự liên kết chặt chẽ, đáp ứng nội dung yêu cầu của đề bài.
3. Báo cáo kết quả: GV gọi 1->2 học sinh trả lời. Các em khác bổ sung(nếu cần)
4. Nhận xét, đánh giá:
- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung
- Giáo viên nhận xét, đánh giá, chuyển ý vào bài:	 
=> Vào bài: Trong đời sống, đôi khi ta kể lại một câu chuyện, miêu tả một sự vật, sự việc hay bộc bạch những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của mình cần có sự liên kết. Chúng ta sẽ không hiểu được một cách cụ thể về văn bản, cũng như khó có thể tạo lập được những văn bản tốt, nếu chúng ta không tìm hiểu kĩ 1 trong những tính chất quan trọng nhất của nó là liên kết. Vậy thế nào là liên kết trong văn bản? Tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
B/ Hoạt động hình thành kiến thức
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HS
 NỘI DUNG
HĐTìm hiểu phép liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản
1. Mục tiêu: 
- Hiểu rõ liên kết là một trong những đặc tính quan trọng nhất của văn bản.
- Khái niệm liên kết trong văn bản
- Nhận biết và phân tích tính liên kết của các văn bản 
2. Phương thức thực hiện : 
+ Hoạt động cá nhân
+ Hoạt động nhóm
+ Hoạt động chung cả lớp
3. Sản phẩm hoạt động: Phần trình bày của hs trên phiếu học tập
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
+ Học sinh tự đánh giá.
+ Học sinh đánh giá lẫn nhau.
+ Giáo viên đánh giá học sinh.
5.Tiến trình hoạt động:
*. Chuyển giao nhiệm vụ
 - Cho hs đọc, nghiên cứu ví dụ sgk
Ví dụ trên trích từ văn bản nào? Của ai?
Gv yêu cầu hs làm việc nhóm thực hiện các nhiệm vụ sau và ghi lại kết quả trên phiếu học tập
NV 1:
So sánh 2 đoạn văn, đoạn nào có thể hiểu rõ hơn người bố muốn nói gì ? Nếu En-ri-cô chưa hiểu ý bố thì hãy cho biết vì sao? Muốn cho đoạn văn có thể hiểu được thì nó phải có tính chất gì ?
=> từ đó hãy cho biết thế nào là liên kết ?
NV 2: 
- Em có nhận xét gì về ý giữa các câu trong đoạn văn? Vậy để văn bản dễ hiểu cần có sự liên kết về mặt nào? 
- So sánh đoạn văn trên với đoạn văn trong văn bản em thấy thiếu câu hay cụm từ nào? Việc viết sai, viết thiếu dẫn đến hậu quả gì? Làm thế nào để xoá bỏ được sự bất hợp lí đó ? 
- Ngoài việc chú ý kiên kết nội dung ý nghĩa thì cần chú ý liên kết về mặt nào? cách liên kết?
- Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ: Lắng nghe yêu cầu, tập hợp nhóm
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh làm việc cá nhân, thảo luận nhóm -> thống nhất ý kiến trên phiếu học tập. 
- Giáo viên quan sát, động viên, hỗ trợ học sinh kịp thời
*. Dự kiến sản phẩm:
NV 1:
- đoạn văn trong văn bản dễ hiểu hơn
- Đoạn văn VD khó hiểu
- En-ri-cô chưa hiểu ý bố vì giữa các câu còn chưa có sự liên kết 
=> Muốn cho đoạn văn có thể hiểu được thì các câu văn phải có tính liên kết với nhau về cả nội dung và hình thức
( liên : liền; kết : nối, buộc; liên kết: nối liền nhau gắn bó với nhau => liên kết )
Hs trình bày theo ý hiểu 
- GV: liên kết là 1 trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản
NV 2: 
- Nhận xét về ý giữa các câu trong đoạn văn: ý không rõ ràng, không thống nhất, không liền mạch => làm đoạn văn khó hiểu
- Để văn bản dễ hiểu cần có sự liên kết về mặt nội dung ý nghĩa 
- Thiếu câu: "vào đêm...không ngủ được" trước câu 1
- Câu 2 thiếu cụm từ"còn bây giờ"
- Câu 3 viết sai từ con là "đứa trẻ"
=> Đoạn văn dời dạc, khó hiểu
- Cách sửa: + Thêm cụm từ : còn bây giờ
+ Từ : “Đứa trẻ” phải thay băng từ “ con”
Những từ: còn bây giờ, con là những từ, tổ hợp từ được sử dụng làm phương tiện liên kết trong đoạn văn
- Ngoài việc chú ý kiên kết nội dung ý nghĩa thì cần chú ý liên kết về hình thức bằng cách sử dụng phương tiện liên kết như từ, câu thích hợp
*. Báo cáo kết quả:
- Gv gọi một số nhóm lên trình bày kết quả
*. Lưu ý: Cho hs trình bày từng NV, kết hợp chốt kiến thức từng phần
- Học sinh đại diện nhóm trình bày ý kiến trước lớp 
- Học sinh nhóm khác bổ sung
*. Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
Hs tự ghi vở
Hỏi khái quát: Vậy tính liên kết có vai trò ntn?
Gv nhấn mạnh: liên kết là 1 trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản
=> Tóm lại lk là 1 thuộc tính quan trọng nhất của vb. Một vb không thể chỉ là sự tập hợp của những đv, những câu văn rời rạc hay hỗn độn mà vb đó phải gồm có những câu, đv chặt chẽ, liền mạch, thống nhất, hoàn chỉnh, trọn vẹn.Nếu không đảm bảo như vậy thì vb sẽ trở nên xộc xệch, rời rạc.
C/ Hoạt động luyện tập 
1. Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng những kiến thức vừa học về liên kết trong văn bản để giải quyết các dạng bài tập liên quan
2. Phương thức thực hiện: Kết hợp các hoạt động cá nhân, hoạt động cặp đôi, nhóm, bàn
3. Sản phẩm hoạt động:
+ Phần trình bày miệng
+ Trình bày trên bảng
+ Phần trình bày trên phiếu học tập
4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá học sinh.
5. Tiến trình hoạt động
Giáo viên lần lượt chuyển giao nhiệm vụ cho hs theo dạng bài tập
1. Chuyển giao nhiệm 
Cho hs đọc yêu cầu bài tập 1,2,3,4.
Bài 1: Sắp xếp những câu văn dưới đây theo 1 thứ tự hợp lí để tạo thành 1 đv có tính liên kết chặt chẽ? Vì sao lại sắp xếp như vậy?
Bài 2: Các câu văn dưới đây đã có tính liên kết chưa ? Vì sao ?
Bài 3: Điền những từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong đv dưới đây để các câu lk chặt chẽ với nhau?
Bài 4: “ Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp 1 của con.” Có ý kiến cho rằng: Sự liên kết giữa 2 câu trên hình như không chặt chẽ, vậy mà chúng vẫn được đặt cạnh nhau trong Văn bản : Cổng trường mở ra. Em hãy giải thích tại sao ?
- Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ: Đọc yêu cầu của từng bài tập
*. Thực hiện nhiệm vụ:
- Bài 1 và bài tập 3 học sinh làm miệng, 1 hs lên bảng trình bày
- Bài tập 2 và 4 hs thảo luận cặp đôi
*. Dự kiến sản phẩm:
Bài 1: 
- Sơ đồ câu hợp lí : 1 - 4 - 2 - 5 – 3
-> Sắp xếp như vậy thì đoạn văn mới rõ ràng, dễ hiểu.
Bài 2: Các câu đã viết đúng ngữ pháp, đã liên kết bằng từ ngữ song không liên kết về nội dung:
+ Câu 1 nói về mẹ trong quá khứ, câu 2,3,4 là hiện tại
+ các câu 2,3,4 viết không đúng trình tự thời gian
Bài 3: Điền từ: bà, bà, cháu, bà, bà, cháu, thế là.
Bài 4: Hai câu văn này nếu tách khỏi các câu khác trong vb thì có vẻ như rời rạc, câu trước chirnois về mẹ, câu sau chỉ nói về con. Nhưng đv không chỉ có 2 câu đó mà còn có câu thứ 3 đứng tiếp sau kết nối 2 câu trên thành 1 thể thống nhất làm cho toàn đv trở nên lk chặt chẽ với nhau
*.Báo cáo kết quả
- GV gọi HS trình bày từng bài theo yêu cầu
- HS nhận xét bổ sung
*.Đánh giá kết quả
- Giáo viên nhận xét, bổ sung
- Chốt đáp án đúng
I. Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản :
1. Tính liên kết của văn bản:
a. Ví dụ : sgk
b. NhËn xÐt:
- Đoạn văn khó hiểu vì giữa các câu văn không có mối quan hệ gì với nhau. Muốn cho đoạn văn có thể hiểu được thì các câu văn phải có tính liên kết với nhau 
- Liên kết: là sự nối kết các câu, các đoạn trong văn bản 1 cách tự nhiên, hợp lí, làm cho văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu
2. Phương tiện liên kết trong văn bản :
a. Ví dụ :sgk
b. Nhận xét:
Để văn bản có tính liên kết cần:
+ liên kết về nội dung ý nghĩa: các câu, các đoạn thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau
+ liên kết về hình thức: sử dụng từ, câu liên kết thích hợp
3. Ghi nhớ : SGK ( 18 )
B. Luyện tập :
Bài 1:
- Sơ đồ câu hợp lí : 1 - 4 - 2 - 5 – 3
Bài 2 :
- Đoạn văn chưa có tính liên kết.
- Vì chỉ đúng về hình thức ngôn ngữ song không cùng nói về một nội dung.
Bài 3 ( 19 ) :
Điền từ: bà, bà, cháu, bà, bà, cháu, thế là.
Bài 4 ( 19 ) :
 Nếu tách riêng 2 câu văn thì có vẻ rời rạc nhưng nếu đọc tiếp câu 3 thì ta thấy câu 3 kết nối 2 câu trên thành 1 thể thống nhất làm đoạn văn có tính liên kết chặt chẽ .
D/ Hoạt động vận dụng
1. Mục tiêu: Hs vận dụng kiến thức đã học về liên kết văn bản để giải quyết 1 vấn đề, 1 tình huống thực tế
2. Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân
3. Sản phẩm của hoạt động: Phần trình bày và biện luận của hs 
4. Phương án đánh giá:
+ Học sinh đánh giá lẫn nhau.
+ Giáo viên đánh giá học sinh
5. Tiến hành hoạt động
* Chuyển giao nhiệm vụ: Viết một đoạn văn ngắn từ 3-5 câu nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về ngày khai trường đầu tiên. Yêu cầu đảm bảo tính liên kết trong văn bản về cả nội dung và hình thức.
- HS lắng nghe tiếp nhận yêu cầu
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ, thực hiện trên giấy (vở) 
- Gv quan sát, hướng dẫn cho học sinh (nếu cần).
*Dự kiến sản phẩm:
Ví dụ: Từ sáng sớm: tâm trạng háo hức đợi chờ, vui sướng ấy 
Ngồi sau xe của mẹ, em hồi hộp, tưởng tượng ra cảnh trường. Lúc chia tay mẹ để vào lớp em hơi lo sợ....
* Báo cáo kết quả: GV gọi 1 HS trình bài viết trên bảng
* Đánh giá kết quả:
- Hs khác nhận xét bổ sung
- Giáo viên nhận xét, cho điểm
E/ Hoạt động tìm tòi mở rộng
1. Mục tiêu: Học sinh vận dụng các kiến thức đã học để tìm tòi mở rộng kiến thức trong thực tế đời sống
2. Phương pháp: Học sinh chuẩn bị ở nhà
3. Sản phẩm: Bài viết của học sinh vào tiết sau
4. Đánh giá: Gv đánh giá sp của hs
5. Tiến trình:
* GV chuyển giao nhiệm vụ: Chỉ ra sự liên kết về nội dung và hình thức giữa 2 phần văn bản “Mẹ tôi”?
* Thực hiện hiệm vụ: HS về nhà làm ra phiếu học tập 
* Báo cáo kết quả và đánh giá kết quả:Thực hiện ở tiết học sau.
* Hướng dẫn tự học: 
- Hoàn thành nhiệm vụ của tiết học
- Soạn văn bản: “Cuộc chia tay của những con búp bê”.
IV. Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Bài 2 – Tiết 5: Đọc hiểu văn bản:
Cuộc chia tay của những con búp bê
(Khánh Hoài)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS hiểu được
 - Thấy được những tình cảm anh em ruột thịt chân thành, thắm thiết, sâu nặng và nỗi đau khổ của những đứa trẻ không may rơi vào hoàn cảnh bố mẹ li dị.
 - Đặc sắc nghệ thuật của văn bản.
2. Kĩ năng:
 - Đọc – hiểu văn bản truyện, đọc diễn cảm lời đối thoại phù hợp với tâm trạng của các nhân vật. 
 - Kể và tóm tắt truyện. 
 3. Thái độ:Giáo dục lòng yêu thương cha mẹ, ý thức tự giác học tập cho HS.
4.Năng lực: Tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề, giao tiếp, cảm thụ văn học.
II. CHUẨN BỊ 
Chuẩn bị của giáo viên: Soạn bài, bảng phụ.
Sưu tầm tài liệu liên quan đến bài học.
 2. Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học :
Tên hoạt động
Phương pháp thực hiện
Kĩ thuật dạy học
A. Hoạt động khởi động
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
B. Hoạt động hình thành kiế
 thức 
- Dạy học dự án
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật học tập hợp tác
C. Hoạt động luyện tập
- Dạy học theo nhóm
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật học tập hợp tác
D. Hoạt động vận dụng
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
- Dạy học dự án
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
2/ Tiến trình các hoạt động dạy – học:
A/ Hoạt động khởi động (5 phút)
	- Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho học sinh. 
- Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân
- Sản phẩm hoạt động: Câu trả lời của hs
- Phương án kiểm tra, đánh giá:
+ Học sinh đánh giá và học tập nhau khi trình bày.
+ Giáo viên đánh giá học sinh thông qua quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Tiến trình hoạt động:
1. Chuyển giao nhiệm vụ 
- Nhiệm vụ:1 - Phân tích hình ảnh người mẹ của En-ri-cô trong văn bản Mẹ tôi ?
 2 - Văn bản Mẹ tôi cho chúng ta thấy bài học đạo đức gì ?
- Phương án thực hiện: Hs nghe và trả lời câu hỏi
Yêu cầu : C1 : Trả lời như phần ND trong vở viết : hình ảnh người mẹ .
 C2 : Trả lời như phần ghi nhớ SGK ( 12 ) .
- Sản phẩm: câu trả lời của hs
2. Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: 
3.Báo cáo kết quả
-Hs đọc và nêu đặc điểm: Ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc,có nội dung đúc kết kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt trong đời sống hoặc diễn tả tâm tư tình cảm da dạng phong phú của con người...
4.Nhận xét đánh giá :Gv nhận xét và dẫn vào bài học. 
Gv: Các em ạ!Đa phần các ông bố bà mẹ đều hết lòng thương yêu, lo lắng, hi sinh cho con cái.Song cũng có những cặp vợ chồng vì 1 lí do nào đó họ buộc phải chia tay nhau khiến cho những đứa con của họ phải chịu đau đớn thua thiệt.Truyện “ Cuộc chia tay của những con búp bê” viết về vấn đề này. Song qua câu truyện người đọc còn thấy tình cảm anh em sâu nặng, tấm lòng nhân hậu, vị tha của 2 em bé Thành và Thủy.
.Hoạt động 2: Hình thành kiến thức.	
Hình thức tổ chức hoạt động: thuyết trình, thảo luận nhóm, phát vấn, đàm thoại
Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ 1: Giới thiệu tác giả ,văn bản.
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được những nét chính về tác giả và văn bản.
- Phương pháp: Dạy học dự án
- Phương thức thực hiện:
Hs chuẩn bị ở nhà theo nhóm và trình bày 
- Sản phẩm hoạt động:
+ phiếu học tập của nhóm
- Phương án kiểm tra, đánh giá
+ Học sinh tự đánh giá.
+ Học sinh đánh giá lẫn nhau.
+ Giáo viên đánh giá.
- Tiến trình hoạt động:
1. Chuyển giao nhiệm vụ:
-Gv gọi 1 hs đọc các câu hỏi gv giao về nhà c bị
?Em hãy g.thiệu 1 vài nét về tác giả Khánh Hoài.
?Em hãy nêu xuất xứ, thể loại và bố cục của văn bản?
2. Thực hiện nhiệm vụ
-Hs về nhà chuẩn bị theo nhóm đã được phân công ra phiếu học tập.
3.Báo cáo kết quả
-Hs báo cáo dựa trên phiếu học tập đã chuẩn bị.
Bố cục :
- Tâm trạng của Thành và Thủy khi mẹ giục chia đồ chơi.
- Thành đưa Thủy đến lớp chào chia tay cô giáo cùng các bạn.
- Cuộc chia tay của 2 anh em Thành và Thủy.
4 Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
Hoạt động 2 : 
- Mục tiêu: hs nắm được tâm trạng Thành và Thủy
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: vấn đáp, thuyết trình.
- Sản phẩm hoạt động: Câu trả lời của hs
- Cách tiến hành:	
* Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên đặt câu hỏi:- Em hãy cho biết, truyện viết về ai, về việc gì ? Ai là nhân vật chính ? Vì sao ?
- Nêu chủ đề của truyện .
? Tìm những chi tiết miêu tả tâm trạng của Thành và Thuỷ khi mẹ bảo : Thôi, 2 đứa liệu mà chia đồ chơi ra đi?Nhận xét tình cảm 2 anh em
- Học sinh tiếp nhận nghe và trả lời 
* Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh trả lời miệng
- Giáo viên nghe và nhận xét
- Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của hs
Chủ đề :Truyện viết về cuộc chia tay đau đớn, cảm động của 2 anh em Thành và Thuỷ, khi cha mẹ li hôn 
HS theo dõi phần đầu Văn bản 
+Chi tiết Thuỷ: run bần bật, kinh hoàng, tuyệt vọng, buồn thăm thẳm, mi sưng mọng vì khóc nhiều .
+ Thành: cắn chặt môi, nước mắt tuôn ra như suối.
*Báo cáo kết quả:hs trả lời miệng
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
I. Giới thiệu chung:
 1. Tác giả: Khánh Hoài 
2. Văn bản: 
a. Xuất xứ, thể loại:
- Là văn bản nhật dụng viết về quyền trẻ em.
- Truyện ngắn được trao giải nhì trong cuộc thi thơ văn viết về quyền trẻ em tổ chức tại Thuỵ Điển 1992 .
b. Đọc, chú thích, bố cục:
 - Đọc:
 - Chú thích:
 - Bố cục: 3 phần .
+ Từ đầu -> như vậy: Thành và Thuỷ chia búp bê
+ Tiếp -> cảnh vật : Thuỷ chia tay lớp học
+ Còn lại : hai anh em chia tay nhau.
II. Đọc hiểu văn bản:
1. Thành và Thuỷ chia búp bê :
- Lí do: vì bố mẹ li hôn.
 Sử dụng một loạt các động từ - tính từ kết hợp với phép so sánh 
=>Yêu thương gắn bó và luôn quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau .
C/ Hoạt động luyện tập, củng cố: 
	1. Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa học
	2. Phương thức thực hiện: Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
	3. Sản phẩm hoạt động: câu trả lời của hs
	4. Phương án kiểm tra, đánh giá: Giáo viên đánh giá học sinh
	5. Tiến trình hoạt động 
	*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ : Hãy nhận xét nghệ thuật của đoạn văn và tình cản 2 anh em Thanh và Thủy .
- Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ 
	*Thực hiện nhiệm vụ
	- Học sinh: Trình bày trên giấy nháp
	- Giáo viên: Giáo viên quan sát, động viên học sinh
 Dự kiến sản phẩm: 
*Báo cáo kết quả
	Giáo viện gọi 2 đến 3 học sinh trình bày trước lớp
	*Đánh giá kết quả
	- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
	- Giáo viên nhận xét, đánh giá, nhấn mạnh yêu cầu
D/ Hoạt động vận dụng
	1. Mục tiêu: Giúp học sinh biết vận dụng linh hoạt kiến thức vừa học vào thực tế đời sống
	2. Phương thức thực hiện: Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
	3. Sản phẩm hoạt động: Phần trình bày của học sinh
	4. Phương án kiểm tra, đánh giá: Học sinh đánh giá Hs, Gv đánh giá Hs
	5. Tiến trình hoạt động: 
GV giao nv:Viết đoạn văn suy nghĩ của em về tình cảm 2 anh em Thành và Thủy .
Thực hiện nhiệm vụ
	- Học sinh: Trình bày trên giấy nháp
	- Giáo viên: Giáo viên quan sát, động viên học sinh
Dự kiến sản phẩm: 
E/ Hoạt động tìm tòi, mở rộng
5. Tiến trình hoạt động: 
- Sưu tầm một số câu nói về tình anh em
	* Nhắc nhở: 
	- Học thuộc lòng những câu văn hay trong văn bản.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Tuần: 2	 
Bài 2 – Tiết 6: Đọc hiểu văn bản:
Cuộc chia tay của những con búp bê
(Tiếp) (Khánh Hoài)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS hiểu được
 - Thấy được những tình cảm anh em ruột thịt chân thành, thắm thiết, sâu nặng và nỗi đau khổ của những đứa trẻ may rơi vào hoàn cảnh bố mẹ li dị.
 - Đặc sắc nghệ thuật của văn bản.
2. Kĩ năng:
 - Đọc – hiểu văn bản truyện, đọc diễn cảm lời đối thoại phù hợp với tâm trạng của các nhân vật. 
 - Kể và tóm tắt truyện. 
 3. Thái độ:Biết yêu quý trân trọng và Gìn giữ gia đình và tình cảm trong gia đình mình hơn.
4. Định hướng phát triển năng lực: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, năng lực cảm thụ văn học
II. CHUẨN BỊ 
Chuẩn bị của giáo viên: Soạn bài, bảng phụ.
Sưu tầm tài liệu liên quan đến bài học.
 2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học:
Tên hoạt động
Phương pháp th

File đính kèm:

  • docGiao an ca nam hay_12745299.doc