Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 57: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học
Phát biểu 2 câu thơ đầu : “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” : dòng đầu gợi ra thời điểm làm thơ , tiếng suối chảy róc rách , hiện lên cảnh hùng vĩ Việt Bắc .Am thanh nghe được như tiếng hát làm tiếng suối trở nên có hồn , con người và thiên nhiên đã có sự gần gũi và giao hoà
“Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” : nếu như dòng thơ đầu là tả âm thanh thì dòng này Bác tả cảnh tượng Trăng và hoa lồng vào nhau , tất cả đầu hoà quyện làm cho say lòng người
Nhóm 2 : Phát biểu cảm nghĩ về 2 câu cuối và phần kết thúc ; Hai câu cuối :
Linh hốn của bức tranh phong cảnh đêm trăng ở VB là hình ảnh 1 con người đang thao thức ( chưa ngủ) . Bác Hồ đang thức cùng con suối , cùng vầng trăng , cùng cổ thụ , hoa lá . Bác đang thức cùng non sông đất nước . Hai chữ “ chưa ngủ” được lắng lại ở đầu dòng kết thúc . Cho người đọc thấy phần nào tâm linh đa dạng của 1 nghệ sĩ – Chiến sĩ nặng lòng vì đất nước
TUẦN 15 Ngày soạn:30/11/2010 TIẾT 57 Ngày dạy02/12/2010 LUYỆN NÓI : PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Củng cố kiến thức về cách làm phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học. - Luyện tập phát biểu miệng trước tập thể, bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ về tác phẩm văn học. B.TRỌNG TÂM ,KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1.Kiến thức: - Giá trị nội dung và nghệ thuật của một số tác phẩm văn học. - Những yêu cầu khi trình bày văn nói biểu cảm về một tác phẩm văn học. 2.Kĩ năng - Tìm ý, lập dàn ý bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học. - Biết cách bộc lộ tình cảmve62 một tác phẩm văn học trước tập thể. - Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng những tính cảm của bản thân về một tác phân văn học bằng ngôn ngữ nói 3. Thái độ: C.PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, nêu vấn đề ,thuyết trình D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.ỔN định 2. Kiểm tra Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh 3.Bài mới : Giới thiệu bài :Tiết trước các em đã tìm hiểu về văn biểu cảm về tác phẩm văn học . Tiết học này các em sẽ luyện nóu về văn biểu cảm , đánh giá . Các em sẽ nêu lên những cảm xúc , những suy nghĩ của mình tứ là sự cảm nhận , cảm thụ đối với tác phẩm văn học đã học mà cụ thể là 2 bài thơ ( cảnh khuya và rằm tháng riêng) ? Khi một tác phẩm văn học em thường có thái độ gì ? Hs tự trả lời thích hoặc chán , say mê hay dửng dưng ? Đọc tác phẩm văn chương , ta có thể thích hay không thích . Nhưng tại sao người đọc lại có thái độ như vậy ? Vì tác phẩm hay , hấp dẫn , cuốn hút ;Vì thiết thực gần giũ ;Vì khiến em cảm động ? Đúng ta thích vì tác phẩm hay , hấp dẫn , gần giũ với những suy nghĩ , sở thích của ta , hoặc khiến ta cảm động . Nhưng ta phải thích từ 1 cái gì đó cụ thể chứ ?( HSTLN) Có thể thích 1 nhân vật nào đó trong tác phẩm Có thể vài chi tiết , sự việc vài hình ảnh nào đó Có thể thích về lới văn , lời thơ => GV chốt : phát biểu cảm nghĩ là nói lên cảm xúc của người đọc bắt nguồn từ nhân vật , một chi tiết , một hình ảnh lời văn , lời thơ hay ý nghĩa trong tác phẩm ? Với những quan trọng mà cô cùng các em vừa phân tích ở trên bây giờ các em hãy nêu cảm nghĩ của em về 2 bài thơ : Cảnh khuya và Rằm tháng giêng ? GV hướng dẫn HS lập dàn bài bài thơ “ Rằm tháng riêng” Yêu cầu :Trước khi các em nói trước lớp thì các nhóm thảo luận – nói trước nhóm Yêu cầu : của giờ học ( biết phát biểu cảm tưởng , đánh giá đối với tác phẩm văn học . Tập phát biểu cảm tưởng trước lớp trên cơ sở chuẩn bị trước về lập ý và lập dàn ý ở nhà * Hình thức : Nói to , rõ ràng , mạch lạc , thay đổi ngữ điệu khi cần Tư thế tự nhiên , tự tin , biết quan sát lớp khi nói * Nội dung : Nói đúng yêu cầ Nhóm 1: đọc diễn cảm bài “ Cảnh khuya” Phát biểu phần mở bài và 2 câu thơ đầu GV gợi ý phát biểu phần mở bài: HCM là một nhà yêu nước , một vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng và dân tộc VN . Bác còn là nhà văn , nhà thơ lớn , ai cũng tự hào về Bác Phát biểu 2 câu thơ đầu : “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” : dòng đầu gợi ra thời điểm làm thơ , tiếng suối chảy róc rách , hiện lên cảnh hùng vĩ Việt Bắc .Aâm thanh nghe được như tiếng hát làm tiếng suối trở nên có hồn , con người và thiên nhiên đã có sự gần gũi và giao hoà “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” : nếu như dòng thơ đầu là tả âm thanh thì dòng này Bác tả cảnh tượng Trăng và hoa lồng vào nhau , tất cả đầu hoà quyện làm cho say lòng người Nhóm 2 : Phát biểu cảm nghĩ về 2 câu cuối và phần kết thúc ; Hai câu cuối : Linh hốn của bức tranh phong cảnh đêm trăng ở VB là hình ảnh 1 con người đang thao thức ( chưa ngủ) . Bác Hồ đang thức cùng con suối , cùng vầng trăng , cùng cổ thụ , hoa lá . Bác đang thức cùng non sông đất nước . Hai chữ “ chưa ngủ” được lắng lại ở đầu dòng kết thúc . Cho người đọc thấy phần nào tâm linh đa dạng của 1 nghệ sĩ – Chiến sĩ nặng lòng vì đất nước Kết bài : Những vần thơ của Bác bộc lộ tình yêu thiên nhiên , yêu tổ quốc . Trong thơ tâm hồn thi sĩ hoà quyện với người chiến sĩ cách mạng . Chúng ta cảm phục Bác vô vàn . Đó là ý thức trách nhiệm trước vận mệnh nước nhà Nhóm 3 : Đọc diễn cảm phần phiên âm , dịch thơ bài Rằng tháng giêng. Phát biểu phần mở bài và 2 câu đầu của phần dịch thơ GV gợi ý : phần mở bài : Bác Hồ vị lãnh tự cách mạng , Bác sáng tác bài thơ đúng Rằm tháng Giêng , sau ngày cuộc họp của trung ương Đảng tổng kết những thắng lợi quân sự đầu tiên của cuộc kháng chiến chống pháp xâm lược . Bài thơ được viết bằng tiếng Hán dịch ra thơ lục bát Hai câu đầu : đêm rằm tháng giêng dòng sông , mặt nước trong suốt , con thuyền bồng bềnh cảnh tượng hư hư , thực thực , vẻ đẹp huyền ảo . Đây là vầng trăng tràn đầy sức sống . bởi vì bức tranh thiên nhuên từ mặt nước , bầu trời , một bức tranh rực rỡ , ấm áp Nhóm 4: phát biểu 2 câu cuối và phần kết bài hai câu cuối : lúc trở về con thuyền như trở đầy ánh trăng lướt đi trong bát ngát. kết thúc bài thơ là 1 hình tượng đẹp có ý nghĩa sâu sắc Kết bài : Bài thơ là bức hoạ thiên nhiên trên sông nước . Bộc lộ phong thái ung dung , tinh thần lạc quan c/m của Bác trong giai đoạn lịch sử đầy thử thách vừa qua Các nhóm đại diện trình bày kết quả thảo luận trước lớp , các nhóm khác góp ý bổ sung Giáo viên nhận xét cho điểm I Đề bài : Phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ của HCM : Cảnh khuya và Rằnm tháng Giêng II Lập dàn ý 1/Mở bài : Giới thiệu tác phẩm Rằm Tháng Giêng ( cảnh khuya ) là 1 bài thơ … Bài thơ được HCM viết vào thời kì … + Giới thiệu ấn tượng cảm xúc của mình Đọc bài thơ em cảm thấy …. Bài thơ Rằm Tháng Giêng ( cảnh khuya) sâu sắc và thú vị ….. 2/Thân bài : Chuẩn bị đoạn văn nêu cảm nhận chung về hình ảnh trong bài thơ ( phong cảnh , tâm hôn) Chuẩn bị đoạn văn nêu cảm nghĩ cho từng câu thơ :; chú ý các biện pháp tưởng tượng , liên tưởng , so sánh … 3/Kết bài : Bài thơ cho ta thấy BH là 1 nhà cách mạng , một nhà thơ III. Hướng dẫn tự học Tự tâp nói văn biểu cảm về một tác phẩm văn học đã học ở nhà với nhóm bạn và tập nói một mình trước gương. E /.RÚT KINH NGHIỆM: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
File đính kèm:
- 56- luyen noi phat bieu caûm nghi ve tpvh.doc