Giáo án Ngữ Văn 7 - Tiết 44: Cảnh khuya (Hồ Chí Minh) - Năm học 2013-2014

GV: Yêu cầu học sinh quan sát bảng chiếu xem hình ảnh và trả lời. Bức tranh cảnh khuya được thể hiện qua những lời thơ nào?

H. Có gì độc đáo trong cách tả cảnh khuya ở lời thơ thứ nhất? (Tả bằng ấn tượng âm thanh “tiếng suối”, dùng hình ảnh so sánh, từ ngữ gợi cảm, lặp từ).

H. Cách tả này gợi một cảnh tượng như thế nào? (Đêm trăng khuya giữa rừng già Việt Bắc yên tĩnh vắng lặng, chỉ có tiếng suối chảy từ xa vọng lại mà tác giả nghe như tiếng hát xa. Cách so sánh này làm cho núi rừng yên tĩnh trong đêm bỗng trở nên ấm cúng lạ thường. Tiếng đàn, tiếng hát đều làm cho đêm rừng bớt đi cái hoang sơ lạnh lẽo -> Thơ Hồ Chí Minh vừa cổ điển vừa hiện đại là vậy).

H. Từ nào được lặp lại ở câu thơ thứ hai, việc lặp lại có tác dụng gì?

GV: Yêu cầu học snh thảo luận nhóm trong 3 phút

HS: (Từ “lồng”, gợi một bức tranh ba từng “ánh trăng, cây cổ thụ , hoa” ->Gợi lên sự giao hòa quấn quýt giữa cảnh vật thiên nhiên, thiên nhiên, tạo vật được nhân hóa mang tính người).

GV: Yêu cầu học sinh quan sát bảng chiếu sơ đồ, khái quát nội dung và nghệ thuật hai câu thơ đầu bằng sơ đồ

 

doc12 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 677 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 7 - Tiết 44: Cảnh khuya (Hồ Chí Minh) - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 44: 
Ngày soạn : 28/10/2013
Ngày dạy: 1/11/2013
CẢNH KHUYA
 (Hồ Chí Minh)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức:
 - Sơ giản về Hồ Chí Minh.
 - Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình cảm cách mạng của CT Hồ Chí Minh.
 - Tâm hồn chiến sĩ – nghệ sĩ vừa tài hoa tinh tế vừa ung dung, bình tĩnh, lạc quan.
 - NT tả cảnh, tả tình; ngôn ngữ và hình ảnh đặc sắc trong bài thơ.
 - Sự kết hợp hài hoà giữa tình yêu thiên nhiên, cuộc sống và bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh.
2. Kĩ năng:
* KNCM:
 - Đọc – hiểu tác phẩm thơ Hiện đại viết theo thể thơ TNTTĐL.
 - Phân tích để thấy được chiều sâu nội tâm của người chiến sĩ cách mạng và vẻ đẹp mới mẻ của những chất liệu cổ thi trong sáng tác của lãnh tụ Hồ Chí Minh.
 * KNS: Giao tiếp, tự nhận thức, ra quyết định.
3. Thái độ: Giáo dục HS lòng tự hào về vị lãnh tụ, nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.
B. CHUẨN BỊ:
- GV : + SGK, SGV, tài liệu chuẩn kiến thức, Máy chiếu
 + Soạn bài, tìm hiểu thêm về nhà thơ; Hướng dẫn HS chuẩn bị bài.
- HS : Chuẩn bị bài theo hướng dẫn.	
C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định lớp
2. Bài cũ: Kiểm tra vở soạn của học sinh.
3. Bài mới: Bác Hồ, vị lãnh tụ vĩ đại, người cha già kính yêu của dân tộc ta, không những là nhà chính trị, nhà quân sự tài ba, Bác còn là một nhà thơ lớn. Một số bài thơ của Bác tuy là bài thơ hiện đại nhưng lại rất đậm đà màu sắc cổ điển, từ thể thơ đến hình ảnh, ngôn ngữ. Để hiểu thêm một số nét nghệ thuật đặc sắc trong thơ Bác, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ Cảnh khuya .
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động1: Hướng dẫn tìm hiểu chung.
- GV: Yêu cầu học sinh quan sát ảnh Bác Hồ trên bảng chiếu. 
GV? Em hãy cho biết Bác Hồ sinh ngày tháng năm nào?
HS: Bác Hồ sinh ngày 19/5/1890- 2/9/1969
GV? Quê hương của Bác ở đâu?
HS: Quê ở Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.
GV: Cho học sinh xem tranh quê nhà của Bác trên bảng chiếu và cho ghi bảng
GV? Bác Hồ được UNESCO vinh danh là người như thế nào?
HS: Trả lời, giáo viên cho học sinh quan sát bảng chiếu và ghi bảng
GV? Bằng sự hiểu biết của em hãy cho cô biết ngoài Bác Hồ ra thì nước ta còn có ai được vinh danh là danh nhân văn hóa thế giới nữa không?
HS: Trả lời. GV: Nhận xét và nêu có hai người được UNESO vinh danh nữa là Nguyễn Trãi và Nguyễn Du.
GV: Yêu cầu cả lớp quan sát lên bảng chiếu giới thiệu một số tác phẩm nổi tiếng của Bác 
GV? Bài thơ Cảnh Khuya được sáng tác trong hoàn cảnh nào? 
HS: Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác SGK
GV: Yêu cầu học sinh quan sát bảng chiếu 
GV? Bằng kiến thức địa lí các em đã học, em hãy xác định vị trí của Việt bắc trên bản đồ Việt Nam?
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần đọc, hiểu chú thích, bố cục
GV: Hướng dẫn học sinh đọc to, rõ ràng, truyền cảm
GV: Đọc mẫu, gọi 2 học sinh đọc
GV? Em hãy cho biết cây cổ thụ là cây như thế nào? Bóng lồng hoa có nghĩa là gì?
HS: Trả lời, giáo viên cho học sinh quan sát tranh cây cổ thụ và giải thích bóng lồng hoa
GV? Bài thơ Cảnh Khuya thuộc thể loại thơ gì?
HS: Trả lời, lớp nhận xét, bổ sung
GV? Em hãy kể tên những bài thơ thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật mà em đã học?
HS: Sông Núi Nước Nam - Lý Thường Kiệt, Bánh Trôi Nước - Hồ Xuân Hương
GV? Em hãy nêu số câu, số chữ trong thể loại thất ngôn tuyệt Đường Luật này?
HS: 4 câu một bài, Bảy tiếng trên một dòng.
GV: Tứ là bốn, tuyệt là tuyệt diệu. Bài thơ chỉ có 4 câu mà có thể diễn tả đầy đủ ý nghĩa của tác giả muốn trình bày nên người ta mới gọi 4 câu thơ đó là Tứ Tuyệt. 
GV: Đối với thể thơ tứ tuyệt như chúng ta đã biết có hai cách chia bố cục: 1 là theo bố cục thơ: câu 1: đề (khai): mở đầu vấn đề ; câu 2: thực : bàn về vấn đề; câu 3: luận: mở rộng vấn đề ; câu 4: kết thúc vấn đề. Cách thức hai chia bài là hai phần: câu mở với câu thực một phần; câu luận với câu kết một phần. Ở bài này chúng ta cùng đi phân tích bài thành hai phần. Tìm ra sự tuyệt diệu của bức tranh khuya. Vậy vẻ đẹp cảnh khuya như thế nào, tâm trạng của Bác ra sao cô và các em cùng tìm hiểu chi tiết văn bản
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chi tiết
H. Bài thơ viết về nội dung gì? (Cảnh đêm trăng khuya ở Việt Bắc).
GV: Yêu cầu học sinh quan sát bảng chiếu xem hình ảnh và trả lời. Bức tranh cảnh khuya được thể hiện qua những lời thơ nào?
H. Có gì độc đáo trong cách tả cảnh khuya ở lời thơ thứ nhất? (Tả bằng ấn tượng âm thanh “tiếng suối”, dùng hình ảnh so sánh, từ ngữ gợi cảm, lặp từ).
H. Cách tả này gợi một cảnh tượng như thế nào? (Đêm trăng khuya giữa rừng già Việt Bắc yên tĩnh vắng lặng, chỉ có tiếng suối chảy từ xa vọng lại mà tác giả nghe như tiếng hát xa. Cách so sánh này làm cho núi rừng yên tĩnh trong đêm bỗng trở nên ấm cúng lạ thường. Tiếng đàn, tiếng hát đều làm cho đêm rừng bớt đi cái hoang sơ lạnh lẽo -> Thơ Hồ Chí Minh vừa cổ điển vừa hiện đại là vậy).
H. Từ nào được lặp lại ở câu thơ thứ hai, việc lặp lại có tác dụng gì? 
GV: Yêu cầu học snh thảo luận nhóm trong 3 phút 
HS: (Từ “lồng”, gợi một bức tranh ba từng “ánh trăng, cây cổ thụ , hoa” ->Gợi lên sự giao hòa quấn quýt giữa cảnh vật thiên nhiên, thiên nhiên, tạo vật được nhân hóa mang tính người).
GV: Yêu cầu học sinh quan sát bảng chiếu sơ đồ, khái quát nội dung và nghệ thuật hai câu thơ đầu bằng sơ đồ
H. Như vậy hai câu thơ đầu đã tạo nên được một bức tranh thiên nhiên như thế nào?
- HS trao đổi, phát biểu. Giáo viên nhận xét, cho học sinh ghi bảng => Bức tranh thiên nhiên lung linh, ấm áp, các sự vật hoà hợp, quấn quýt.
- GV khái quát 2 câu đầu: Bức tranh khuya ở chiến khu Việt Bắc với bốn nét vẽ (suối, trăng, cây cổ thụ, hoa) tả ít, gợi nhiều làm hiện lên cái hồn cảnh vật núi rừng một đêm thu về khuya hơn 50 năm về trước, một vẻ đẹp cổ điển =>Biểu hiện một tâm hồn thanh cao, một phong thái ung dung tự tại, một tình yêu thiên nhiên chan hòa dạt dào của Hồ Chí Minh trong kháng chiến gian khổ.
GV: Trong thơ Bác, thiên nhiên không tách khỏi con người mà hòa hợp với con người. Con người trong thơ Bác là con người vừa say đắm thiên nhiên, vừa là con người lo toan công việc cách mạng. vậy tâm trạng của Người lo lắng điều gì, cô và các em cùng tìm hiểu phần 2.
H. Theo em, lời thơ nào diễn tả điều này?
GV: Yêu cầu học ính quan sát tranh trên bảng chiếu
GV? Trong hoàn cảnh “Cảnh khuya như vẽ” thì “Người chưa ngủ” vì lý do gì? Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4 trong 3 phút
Gv: Yêu cầu học sinh quan sát lên bảng chiếu ảnh quân Pháp tấn công Việt Bắc và quân ta đang lên kế hoạch tiêu diệt quân Pháp
H. Lời thơ sau “người chưa ngủ” vì lo nỗi nước nhà. Em hiểu tâm sự lo nỗi nước nhà của Bác như thế nào? (lo cho cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ sao cho nhanh đến ngày thắng lợi).
H. Nghệ thuật nào được sử dụng ở hai câu thơ này ? Em có nhận xét gì về từ ngữ được sử dụng ở đây ?
H. Việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng gì? (diễn tả cảm xúc của tg vừa tha thiết với vẻ đẹp của thiên nhiên, vừa tha thiết với vận mệnh của dân tộc hay nói cách khác thể hiện tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình yêu đất nước trong tâm hồn Hồ Chí Minh).
GV: với nghệ thuật so sánh, điệp ngữ, từ ngữ gợi cảm ta đã thấy rõ tâm trạng của Bác được thể hiện qua hai câu thơ yêu cầu học sinh quan sát lên bảng chiếu
Khái quát tâm trạng của Bác qua sơ đồ, cho học sinh ghi bảng =>Tình yêu thiên nhiên gắn với tình yêu đất nước trong tâm hồn Hồ Chí Minh. 
 GV: Hai câu cuối diễn tả một cách bình dị mà thấm thía tình yêu thiên nhiên thiết tha, tình yêu nước sâu sắc, ở đây tâm hồn thi sĩ đã hòa hợp với lí tưởng chiến sĩ như Bác đã nói “Một ngày mà Tổ quốc chưa được thống nhất, đồng bào còn chịu khổ là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên”.
GV? Ở lớp 6 các em đã học một bài thơ của Minh Huệ khi trực tiếp tham gia trận đánh cùng Bác đã thấy Bác cả đêm thức trắng. Đó là bài thơ nào?
 - GV: “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ đã cho ta thấy Bác thức cả đêm không ngủ vì thương cho đàn dân công; đêm nay ngủ ngoài rừng; rải lá cây làm chiếu, manh áo phủ làm chăn; Trời thì mưa lâm tâm,làm sao cho khỏi ướt. Bác thương vì chiến dịch còn dài mà bộ đội, dân công lại khổ cực, thiếu thốn, Bác không ngủ vì niềm lo lớn thiêng liêng hơn nữa là nước nhà đang nô lệ lầm than.
Công ơn của Bác như trời bể, toàn thể nhân dân nước Việt luôn một lòng khắc ghi công ơn to lớn của người. Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường các em sẽ thể hiện lòng biết ơn với Bác và thế hệ anh hùng đã hi sinh vì tổ quốc?
HS: Chăm ngoan, học giỏi, vâng lời thầy cô, cha mẹ, luôn làm thật nhiều việc tốt để xứng đáng là con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.
GV: Cô mời một em nahwsc lại cho cô ở bài học hôm nay chúng ta cần ghi nhơ những nội dung gì?
HS: Quan sát lên bảng nêu tên các mục
GV: cô cùng các sem sẽ sang phần III tổng kết lại phần nội dung và nghệ thuật của văn bản
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần tổng kết
GV? Trong bài thơ chúng ta vừa học tác giả sử dụng những nghệ thuật gì? Em hãy liệt kê lại nghệ thuật trong bài
HS: Nhìn bảng nêu nghệ thuật
GV? Em hãy cho biết nội dung chính của bài thơ này?
HS: Đọc ghi nhớ
GV: Để khắc sâu thêm kiến thức phần nội dung và nghệ thuật cô mời cả lớp quan sát lên bảng chiếu làm bài tập
HS: Đọc và chọn câu đúng
Bài thơ có ý nghĩa như thế nào các em sang phần b
Để củng cố lại bài học một lần nữa, cô mời cả lớp quan sát lên sơ đồ nắm chắc lại nội dung kiến thức của bài hôm nay.
I. Tìm hiểu chung:
1.Tác giả:
 - Hồ Chí Minh (1890-1969).
- Quê ở Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.
- Là danh nhân văn hóa thế giới.
- Là nhà thơ lớn của dân tộc.
2. Tác Phẩm
- Sáng tác năm 1941 tại chiến khu Việt Bắc
II. Đọc, hiểu chú thích, thể loại
 1. Đọc
2. Chú thích ( Sgk)
3. Thể loại: 
- Thất ngôn tứ tuyệt đường luật
III. Tìm hiểu chi tiết
1. Cảnh đêm trăng ở núi rừng Việt Bắc.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
->Miêu tả, hình ảnh so sánh, điệp từ, nhân hóa, tiểu đối, từ ngữ gợi cảm.
=> Bức tranh thiên nhiên lung linh, ấm áp, các sự vật hoà hợp, quấn quýt.
2. Tâm trạng của Bác trong đêm khuya
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
->Nghệ thuật so sánh, điệp ngữ, từ ngữ gợi cảm.
=>Tình yêu thiên nhiên gắn với tình yêu đất nước trong tâm hồn Hồ Chí Minh. 
III. Tổng kết
 a. Ghi nhớ ( Sgk)
b. Ý nghĩa: 
Bài thơ thể hiện một đặc điểm nổi bật của thơ Hồ Chí Minh: sự gắn bó, hoà hợp giữa thiên nhiên và con người.
4. Hướng dẫn về nhà:

File đính kèm:

  • docBai_12_Canh_khuya.doc