Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 41: Từ trái nghĩa

=> từ “ già” là một từ nhìêu nghĩa và nó có thể thuộc nhiều từ trái nghĩa khác nhau . từ ví dụ ta thấy một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiếu cặp từ trái nghĩa khác nhau .

? Vậy một từ có thể có mấy từ trái nghĩa với nó ?

 HS đọc ghi nhớ

? Quan sát lại bài thơ “ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” ta thấy có cặp từ trái nghĩa đó là “ ngẩng – cúi” . vậy cặp từ trái nghĩa này có tác dụng gì trong câu ? ( từ trái nghĩa tạo ra trong câu thơ hình ảnh như thế nào ,gây ấn tượng ,cảm xúc ra sao ,lời thơ như thế nào ? )

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3567 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 41: Từ trái nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11	Ngày soạn: 16/ 10/2010
Tiết 41	Ngày dạy : 19/ 10/2010
TỪ TRÁI NGHĨA 
 A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 -Nắm được khái niệm từ trái nghĩa.
 -Có ý thức lựa chọn từ trái nghĩa khi nói và viết.
 B.TRỌNG TÂM ,KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
 1.Kiến thức:
 -Khái niệm từ trái nghĩa.
 -Tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa trong văn bản.
2.Kĩ năng
 -Nhận biết từ trái nghĩa trong văn bản.
 -Sử dụng từ trái nghĩa phù hợp với ngữ cảnh.
 3. Thái độ:
 C.PHƯƠNG PHÁP:Tích hợp với phần văn bản đã hoc.
 D. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
 1.Ổn định 
 2.Kiểm tra 
Thế nào là từ đồng nghĩa ? Có mấy loại từ đồng nghĩa ? cho ví dụ ? 
Đặt câu với mỗi từ : bình thường , tầm thường , kết quả ,hậu quả 
 3.Bài mới
* Giới thiệu bài : Để đạt hiệu quả cao trong giao tiếp hàng ngày cũng như trong văn chương ta sử dụng khá nhiều các biện pháp tu từ cũng như các loại từ . Môt trong những loại từ giúp lời ăn tiếng nói hàng ngày của ta thêm sinh động ,và trong văn thơ thì có sức biểu cảm cao hơn, đó là từ trái nghĩa . vậy từ trái nghĩa là gì và tác dụng cụ thể ra sao ? 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NÔI DUNG BÀI DẠY
HS đọc lại bài thơ Tĩnh dạ tứ và Hồi hương ngẫu thư 
? Tìm những từ có nghĩa trái ngược nhau trong hai văn bản trên ? 
Cử – đê ( Ngẩng – cúi ) 
Thiếu – lão ( trẻ – già )
Li – hồi ( đi – trở lại ) 
? Qua tìm hiểu ví dụ ta thấy các cặp từ trên có nghĩa trái ngược nhau ta gọi là từ trái nghĩa . Vậy thế nào là từ trái nghĩa ? 
? Quan sát lại các cặp từ trái nghĩa ,cho biết các cặp từ này trái nghĩa nhau về phương diện nào ? (trái nghĩa về tính chất hay hành động ?) 
Ngẩng –cúi ( trái nghĩa về hành động của đầu theo hướng lên xuống )
Trẻ – gìa ( trái nghĩa vế tuổi tác ) 
 Đi – trở lại ( trái nghĩa về sự di chuyển ) 
.=> Như vậy ta thấy sự trái nghĩa ở mỗi cặp từ là dưa trên một cơ sở nghĩa chung nào đó
? Quan sát lại cặp từ trái nghĩa “ trẻ –già” em thấy trong trừơng hợp trên già trái nghĩa với trẻ về phương diện tuởi tác . bây giờ em tìm thêm từ trái nghĩa với từ “ già” trong trừờng hợp : rau già , cau già 
rau già > < rau non 
cau già > < cau non 
=> từ “ già” là một từ nhìêu nghĩa và nó có thể thuộc nhiều từ trái nghĩa khác nhau . từ ví dụ ta thấy một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiếu cặp từ trái nghĩa khác nhau .
? Vậy một từ có thể có mấy từ trái nghĩa với nó ?
 HS đọc ghi nhớ 
? Quan sát lại bài thơ “ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” ta thấy có cặp từ trái nghĩa đó là “ ngẩng – cúi” . vậy cặp từ trái nghĩa này có tác dụng gì trong câu ? ( từ trái nghĩa tạo ra trong câu thơ hình ảnh như thế nào ,gây ấn tượng ,cảm xúc ra sao ,lời thơ như thế nào ? ) 
Trong bài thơ này nói riêng và trong thơ cổ phong nói chung sử dụng từ trái nghĩa tạo thành thể đối trong bài thơ tạo ra các hình ảnh tương phản ,gây ấn tượng mạnh . trong hai câu thơ này cặp từ trái nghĩa “ ngẩng – cúi” đã thể hiện cảm xúc của nhà thơ thật rõ nét . “ Ngẩng đầu” là cử chỉ phóng tầm mắt ra xa ,lên cao để hoà hợp với thiên nhiên tươi đẹp ,phóng khoáng ( bầu trời đêm trăng) , “ Cúi đầu” là cử chỉ thu mình vào tâm linh ,trạng thái trầm mặc ,thoát khỏi mọi sự vật xung quanh để tưởng nhớ . “ ngẩng đầu” ở ngaybằng “ Cúi đầu” ở câu dưới tạo nên hiện tượng tương phản ,gây cảm xúc mạnh ở người đọc . Ở đây ta thấy được hai tư thế ,hai trạng thái tình cảm của Lí Bạch . Ngẩng đầu – Cúi đầu chỉ trong khoảnh khắc đã động đến mối tình quê nhà ta thấy tình cảm đó luôn thường trực và sâu sắc biết bao . Trước khi ngẩng đầu đã có cúi đầu ,cúi đầu mới ngỡ ánh trăng như sương trên mặt đất . các hành động nối tiếp nhau đã thể hiện thấm đẫm cảm xúc của chủ thể trữ tình – Lí Bạch . Ở đây ta thấy cử chỉ đối lập trong hai từ trái nghĩa không tạo ra sự mâu thuẫn mà tạo ra sự hoà đồng , thể hiện một tâm hồn tự do phóng khóang xuất phát từ cội nguồn và luôn trở về cội nguồn . Như vậy qua phân tích ta thấy tác dụng của từ trái nghĩa . 
? Ở chương trình văn học trung đại ta đã được học bài thơ “Bánh trôi nứơc”em hãy đọc và chỉ ra câu thơ cósử dụng cặp từ trái nghĩa ? Cjo biết việc sử dụng cặp từ trái nghĩa ấy có tác dụng gì ? 
ba chìm bảy nổi – thành ngữ- > thể đối tạo hình ảnh tương phản ,gây cảm xúc mạnh một cách sinh động thân phận chìm nổi ,bấp bênh giữa cuộc đời của người phụ nữ xưa
? vậy việc sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng thế nào ?
 HS đọc ghi nhớ 
I.TÌM HIỂU CHUNG:
1. Thế nào là từ trái nghĩa ? 
Ví dụ 1 
 - Ngẩng – cúi 
 - Trẻ – già 
 - đi – trở lại 
-> nghĩa trái ngược nhau => từ trái nghĩa 
Ví dụ 2: 
 Già – trẻ 
 Già – non 
=> một từ nhiều nghĩa có nhiều cặp từ trái nghĩa nhau
2. Sử dụng từ trái nghĩa 
- Tạọ hình tượng tương phản 
- Gây ấn tượng mạnh 
- Làm cho lời nói thêm sinh động 
3 Ghi nhớ 2: SGK - 128
 II. Luyện tập 
 Bài 1: Tìm từ trái nghĩa 
 - Lành – rách ; giàu – nghèo ; ngắn – dài ; đêm – ngày ; sáng – tối 
 Bài 2 : tìm từ trái nghĩa với những từ in đậm 
 HD : Bài tập ứng với nội dung kiến thức nào ta đã học ? ( Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau ) 
 HS thảo luận nhóm . 
cá tươi – cá ươn 
hoa tươi – hoa héo 
ăn yếu – ăn khoẻ 
học lực yếu – học lực giỏi 
chữ xấu – chữ đẹp 
đất xấu – đất tốt
 Bài 3 : điền các từ trái nghĩa vào các thành ngữ 
Chân cứng đá mềm 
Có điácó lại 
Gần nhà xa ngõ 
Mắt nhắm mắt mở 
Chạy sấp chạy ngửa 
Vô thưởng vô phạt 
Bên trọng bên khinh 
Buổi đực buổi cái 
Bước thấp bước cao 
Chân ướt chân ráo 
 Bài 4 : Viết đoạn văn sử dụng từ trái nghĩa 
 HS viết đoạn văn ,
III.TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN:
 Tìm các cặp từ trái nghĩa được sự dụng để tạo hiệu quả diễn đạt trong một số văn bản đã học.
 E. RÚT KINH NGHIỆM:
:…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • doc9-tu trai nghia.doc
Giáo án liên quan