Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 31: Đề văn biểu cảm và Cách làm bài văn biểu cảm - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Diễm An

I/ ĐỀ VĂN BIỂU CẢM:

 Đề văn biểu cảm bao giờ cũng nêu ra đối tượng biểu cảm và định hướng tình cảm cho bài làm.

II/ CÁC BƯỚC LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM:

 - Để làm một bài văn biểu cảm cần tiến hành theo các bước sau:

 + Tìm hiểu đề.

 + Tìm ý.

 + lập dàn ý.

 + Viết bài.

 + Kiểm tra (sửa bài).

 - Muốn tìm ý cho bài văn biểu cảm phải hình dung cụ thể đối tượng biểu cảm trong mọi trường hợp và cảm xúc phải thích hợp với những trường hợp đó.

 - Lời văn phải gợi cảm.

* Hoạt động 3: Tổng kết và luyện tập (10 phút)

III/ LUYỆN TẬP:

 a/ Tình cảm với quê hương An Giang:

Nhan đề : quê hương

b/ Nêu dàn ý bài văn:

1/ Mở bài : Giới thiệu quê hương An Giang.

2/ Thân bài:

- Tình yêu quê hương từ tuổi thơ.

-Tình yêu quê hương trong chiến đấu và những tấm gương trong chiến đấu.

3/ Kết bài: Tình yêu trong nhận thức người trưởng thành

c/ Phương thức biểu cảm trong bài văn: Biểu cảm trực tiếp.

 

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 509 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 31: Đề văn biểu cảm và Cách làm bài văn biểu cảm - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Diễm An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần	8	
Tiết 31
NS: 05.10.15	
ĐỀ VĂN BIỂU CẢM VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức: 
- Đặc điểm, cấu tạo của đề văn biểu cảm. 
- Cách làm bài văn biểu cảm.
2. Kỹ năng: 
	- Nhận biết đề văn biểu cảm. 
	- Bước đầu rèn luyện các bước làm bài văn biểu cảm. 
 3. Thái độ: 
- GD HS biết cách làm bài văn biểu cảm.
II. CHUẨN BỊ:	
- GV: Đọc văn bản, nghiên cứu SGK, soạn giáo án, bảng phụ.
 	- HS: Đọc văn bản và trả lời câu hỏi SGK.
III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài
- Kiểm tra sĩ số lớp.
- Nêu những đặc điểm của bài văn biểu cảm?
- GV giới thiệu bài: Việc xác định yêu cầu đề văn và nắm vững cách làm bài văn là một vấn đề quan trọng.
 + GV ghi tựa bài lên bảng.
- Báo cáo sĩ số lớp.
- Cá nhân trả bài.
- Nghe giới thiệu.
- Ghi tựa bài vào tập.
* Hoạt động 2: Đọc và tìm hiểu văn bảnƒ(25phút)
I/ ĐỀ VĂN BIỂU CẢM:
 Đề văn biểu cảm bao giờ cũng nêu ra đối tượng biểu cảm và định hướng tình cảm cho bài làm.
II/ CÁC BƯỚC LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM:
 - Để làm một bài văn biểu cảm cần tiến hành theo các bước sau:
 + Tìm hiểu đề.
 + Tìm ý.
 + lập dàn ý.
 + Viết bài.
 + Kiểm tra (sửa bài). 
 - Muốn tìm ý cho bài văn biểu cảm phải hình dung cụ thể đối tượng biểu cảm trong mọi trường hợp và cảm xúc phải thích hợp với những trường hợp đó.
 - Lời văn phải gợi cảm.
- GV treo bảng phụ đã ghi sẵn các ví dụ 1 SGK/ 88 (đề a, b, c, d, e).
H: Những đề văn trên yêu cầu bày tỏ tình cảm gì?
H: Để xác định yêu cầu một đề văn em phải làm gì?
+ Nhận xét à bổ sung à ghi bảng.
- GV treo bảng phụ đã có sẵn ví dụ SGK / 89
 *Đề: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.
- GV yêu cầu HS đọc đề văn.
H: Đối tượng phát biểu cảm nghĩ mà đề văn nêu ra là gì?
H: Em có cảm nghĩ gì về đối tượng ấy?
H: Vắng nụ cười ấy em cảm thấy như thế nào?
H: Như vậy em phải làm gì để mẹ luôn có nụ cười?
H: Hãy sắp xếp các ý trên theo bố cục 3 phần? (GV gợi ý: 
H: Phần Mở bài em sẽ làm gì?
H: Phần Thân bài em sẽ sắp xếp các ý trên theo trình tự nào?
H: Phần Kết bài em sẽ làm những gì?)
- GV cho HS viết phần Mở bài + Thân bài + Kết bài ( theo nhóm )
 + Gọi đại diện HS đọc (viết theo nhóm) à nhận xét bài làm HS.
H: Khi viết xong em phải làm gì?
H: Để làm một bài văn biểu cảm ta phải tiến hành theo những bước nào?
H: Muốn tìm ý em phải làm gì?
H: Khi viết, lời văn phải như thế nào?
 + GV nhận xét à ghi bảng.
- Cá nhân:
a/ Cảm nghĩ về dòng sông.
b/ Cảm nghĩ về đêm trăng
c/ Suy nghĩ về tuổi thơ
d/ Suy ngĩ về nụ cười của mẹ
e/ Cảm nghĩ về loài cây em yêu
- Cá nhân: Đọc kĩ đề và chú ý những từ ngữ trong đề.
- Ghi vào tập
- Quan sát.
- Đọc.
- Cá nhân: Nụ cười của mẹ
- Cá nhân: Đó là nụ cười yêu thương, khích lệ, an ủi.
- Cá nhân: Buồn lo.
- Cá nhân: Luôn ngoan, học giỏi
- Cá nhân làm bài.
- Cá nhân: Cảm xúc về nụ cười.
- Cá nhân: Nụ cười vui yêu thương an ủi; buồn lo khi vắng nụ cười. Em sẽ làm cho mẹ luôn cười.
- Cá nhân: Lòng yêu thương kính trọng mẹ.
- Viết theo nhóm ( 4 HS ).
- Đại diện đọc
- Cá nhân: Đọc sửa chữa
- Cá nhân trả lời dựa vào ghi nhớ SGK.
- Cá nhân trả lời dựa vào ghi nhớ SGK.
- Ghi vào tập. 
* Hoạt động 3: Tổng kết và luyện tập (10 phút)
III/ LUYỆN TẬP:
 a/ Tình cảm với quê hương An Giang:
Nhan đề : quê hương
b/ Nêu dàn ý bài văn:
1/ Mở bài : Giới thiệu quê hương An Giang.
2/ Thân bài:
- Tình yêu quê hương từ tuổi thơ. 
-Tình yêu quê hương trong chiến đấu và những tấm gương trong chiến đấu.
3/ Kết bài: Tình yêu trong nhận thức người trưởng thành 
c/ Phương thức biểu cảm trong bài văn: Biểu cảm trực tiếp.
- Cho HS đọc bài văn.
 + Gọi HS đọc câu a và nêu yêu cầu bài tập.
 + Cho HS đọc phần Mở bài.
 + Nhận xét bài làm của HS. 
- Cho HS đọc câu b.
 + Tổ chức thảo luận nhóm
 + Cử đại diện trình bày
 + Nhận xét bài làm HS.
- Cho HS đọc câu c và nêu yêu cầu.
 + Gọi HS trình bày miệng.
 + Nhận xét bài làm HS.
- Cá nhân đọc và nêu yêu cầu. 
 +Cá nhân viết và đọc phần Mở bài.
- Đọc.
 +Làm theo nhóm (4 HS) và đại diện trình bày.
- Đọc và nêu yêu cầu
 +Cá nhân trình bày miệng bài làm của mình.
* Hoạt động 4: Củng cố và dặn dò. (5phút)
1. Củng cố: 
2. Dặn dò: 
H: Nêu các bước làm bài văn biểu cảm?
- Học bài.
- Chuẩn bị:
“Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm”.
- Cá nhân trả lời dựa vào bài học
- Ghi vào vở bài soạn.

File đính kèm:

  • docTiet 31 moi.doc
Giáo án liên quan