Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 23, Bài 6: Từ Hán Việt (Tiếp theo)

được sắc thái biểu cảm nào nữa ?

 Hs đọc ghi nhớ 1 –82

 Hs đọc từng cặp câu ở ví dụ 2

? Nghĩa của từng cặp câu có gì giống nhau không ?

? Trong từng cặp câu đó ,em thấy cách diễn đạt nào hay hơn ? vì sao ?

 HS thảo luận

· Trong từng cặp câu a ta thấy câu sau có cách diễn đạt hay hơn vì nóthân thiện và gần giũ hơn . Còn trong cặp câu b sử dụng câu 2 nó phù hợp hơn về ngữ cảnh so với câu 1

? Như vậy ,có phải lúc nào ta cũng sử dụng từ Hán Việt không ?

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 5541 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 23, Bài 6: Từ Hán Việt (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6 Ngày soan:8/9/2010 Tiết 23 Bài 6 Ngày day:15/9/2010
 TỪ HÁN VIỆT (tt)
A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 -Hiểu được tác dụng của từ Hán Việt và yêu cầu về sử dụng từ Hán Việt.
 -Có ý thức sử dụng từ Hán việt đúng nghĩa ,phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
B.TRỌNG TÂM ,KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
 1.Kiến thức:
 -Tác dụng từ Hán Việt trong văn bản .
 - Tác hại của việc lạm dụng từ Hán Việt
2.Kĩ năng
 -Sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa ,phù hợp với ngữ cảnh.
 -Mở rộng vốn từ Hán Việt.
 3. Thái độ:
.-Yêu sự trong sáng của tiếng việt và hiểu được việc vận dụng từ Hán Việt trong khi nói và viết
 C.PHƯƠNG PHÁP:
 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định 
2. Kiểm tra 
 -Thế nào là yếu tố Hán Việt.Từ ghép Hán Việt có mấy loại?Trật tự của các yếu tố trong từ ghép Hán Việt.
3. Bài mới. Trong bài học trước chúng ta đã tìm hiểu về các yếu tố Hán Việt và từ ghép Hán Việt .Hôm nay ta đi tìm hiểu về cách sử dụng từ ghép Hán Việt.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hs quan sát ví dụ ở mục 1a /81
? Những từ in đậm trong các ví dụ là từ Hán Việt . Với các từ Hán Việt này ta tìm được các từ thuần Việt tương đương ( các từ trong ngoặc đơn ) .Vậy tại sao ta không dúng những từ thuần Việt đó mà lại sử dụng từ Hán Việt ? ( thay càc từ thuần Việt đó vào trong câu ,từ đó so sánh nghĩa của chúng)
Giữa từ Hán Việt và từ thuần Việt trên có sự khác nhau về sắc thái ý nghĩa . Trong các trường hợp đó sử dụng từ Hán việt thể hiện sự tranh trọng và tôn kính hơn . Do vậy ta không thể sử dụng từ thuần Việt thay thế 
? Tương tự hãy so sánh “tử thi” với “ xác chết” . Nghĩa 2 từ này giống nhau không ? .Vậy sao không dùng từ “xác chết” mà lại dùng “tử thi” ? 
Ở trường hợp này ta dùng “tử thi” nó đỡ cảm giác ghê sợ so với việc dùng từ “xác chết” mặc dù nghĩa của nó giống nhau . Đây chính là một sắc thái biểu cảm khác mà từ Hán Việt tạo ra . 
 HS đọc ví dụ nhóm 1b 
 Giải nghĩa các từ : kinh đô , yết kiến , trẫm , bệ hạ , thần 
? Những từ này em thấy xuất hiện ở thời gian nào ? Trong xã hội nào ? 
? Hiện nay trong xã hội ta còn sử dụng lớp từ ngữ này không? 
Lớp từ ngữ này xuất hiện trong thời kì xã hội phong kiến . Hiện nay xã hội ta không dùng lớp từ ngữ này nửa . Ta chỉ sử dụng lớp từ nghữ này khi miêu tả hợac khi dựng lên không khí xã hội thời trung cổ .
? Vậy qua ví dụ này em biết dùng từ Hán Việt sẽ tạo được sắc thái biểu cảm nào nữa ? 
 Hs đọc ghi nhớ 1 –82
 Hs đọc từng cặp câu ở ví dụ 2 
? Nghĩa của từng cặp câu có gì giống nhau không ? 
? Trong từng cặp câu đó ,em thấy cách diễn đạt nào hay hơn ? vì sao ? 
 HS thảo luận 
Trong từng cặp câu a ta thấy câu sau có cách diễn đạt hay hơn vì nóthân thiện và gần giũ hơn . Còn trong cặp câu b sử dụng câu 2 nó phù hợp hơn về ngữ cảnh so với câu 1 
? Như vậy ,có phải lúc nào ta cũng sử dụng từ Hán Việt không ? 
 Hs đọc ghi nhớ 2 -83
Bài 2 : Giải thích tại sao dùng từ Hán Việt để đạt tên ngừơi , địa lí :
 Hd : HS thảo luận nhóm 
 - Thử thống kê xem xem trong tổ có bao nhiêu bạn được đặt tên bằng từ Hán Việt . Thử giải nghĩa tên của các bạn đó 
Thử liệt kê các địa danh có tên là từ Hán Việt mà em biết 
Đa phần tên ngừơi ,tên địa lí của Việt Nam thường là từ Hán Việt vì việc sử dụng từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng 
Bài 3 : Tìm từ Hán Việt trong đoạn văn góp phần tạo sắc thái cổ xưa .
Giảng hòa , cầu thân , hoà hiếu ,nhan sắc tuyệt trần 
Bài 4 : Nhận xét từ Hán Việt 
Việc sử dụng các từ Hán Việt trong các câu đó tạo nên sự cứng nhắc trong câu ,không phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp 
Nên thay từ ngữ cho phù hợp : 
 Bảo vệ -> giữ gìn 
 Mĩ lệ -> đẹp đẽ
I.TÌM HIỂU CHUNG
1.Sử dụng từ Hán Việt
a. Sử dụng từ Hán Viết để tạo sắc thái biểu cảm 
-Phụ nữ ,từ trần mai táng.
*Tạo sắc thái trang trọng
-Tiểu tiện, tử thi
*Tạo sắc thái tao nhã ,lịch sự ,tránh thô tục.
 -Yết kiến, kinh đô ,trẫm…..
*Tạo sắc thái cổ xưa
Ghi nhớ : SGK- 82
2. Không nên lạm dụng từ Hán Việt 
a.kì thi này…….mẹ thưởng 
b.Ngoài sân trẻ em đang nô đùa.
*không nên lạm dụng từ Hán Việt,phải sử dụng phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
Ghi nhớ : SGK –83
II. Luyện tập 
 Bài 1 : Lựa chọn từ ngữ thích hợp 
Thân mẫu ,mẹ 
Công cha như núi Thái Sơn 
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra 
Nhà máy dệt kim Vinh mang tên Hoàng thị Loan –thân mẫu của chủ tịch Hồ Chí Minh 
Phu nhân ,vợ 
Tham dự buổi chiêu đãi có ngài đại sứ và phu nhân 
Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn 
Lâm chung ,sắp chết 
Con chim sắp chết thì tiếng kêu thương 
Con người sắp chết thì lời nói phải 
Lúc lâm chung ông cụ còn dặn dò con cháu phải thương yêu nhau 
Giáo huấn ,dạy bảo 
Mọi cán bộ đều phải thực hiên lời giáo huấn của chủ tịch Hồ Chí Minh 
Con cái cần phải nghe lời dạy bảo của cha mẹ
III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
 Tiếp tục tìm hiểu nghĩa của các yếu tố Hán Việt xuất hiện nhiều trong các văn bản đã học.
E.RÚT KINH NGHIỆM:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • doc22-tu han viet.doc