Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 21: Hướng dẫn đọc thêm Bài ca Côn Sơn - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Diễm An

* Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc thêm (25phút)

I/ GIỚI THIỆU:

 1/ Tác giả:

 - Nguyễn Trãi (1380 – 1442) hiệu Ức Trai, làng Nhị Khê, Thường Tín, Hà Tây.

 - Là người toàn đức toàn tài.

 - Có nhiều tác phẩm tiêu biểu: Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập, Quân trung từ mệnh tập

 2/ Tác phẩm:

 - Bài thơ được sáng tác trong thời gian ông ở ẩn ở Côn Sơn

 - Theo thể thơ lục bát.

II/ PHÂN TÍCH:

 1/ Hành động và tâm hồn Nguyễn trãi ở Côn Sơn:

 - “Ta” ngồi, nằm, nghe

 - Cách nói so sánh tư thế ung dung nhàn nhã, tâm hồn thảnh thơi thoải mái.

 2/ Cảnh trí Côn Sơn và tâm hồn Nguyễn Trãi trước cảnh Côn Sơn:

 Côn Sơn có suối chảy, có đá rêu phơi, có rừng thông, có bóng trúc cảnh thiên nhiên khoáng đạt, thanh tĩnh, nên thơ tâm hồn cởi mở, yêu thiên nhiên.

III/ TỔNG KẾT:

 Đoạn thơ cho thấy sự giao hòa trọn vẹn giữa thiên nhiên và con người bắt nguồn từ nhân cách thanh cao, tâm hồn trong sáng của Nguyễn Trãi.

Văn bản: “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra”:

1. Thể : Thất ngôn tứ tuyệt

2. Vần: Câu 2,4 .

3. Tác giả- Tác phẩm: Chú thích *

4. Tìm hiểu văn bản:

a) Hai câu đầu: Cảnh thôn xóm lúc chiều về sắp tối.

 b. Hai câu cuối:

- Hình ảnh tiêu biểu, cụ thể, có sức gợi tả.

 Cảnh đậm đà sắc quê, hồn quê

 Tâm hồn tác giả gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã.

 5) Tiểu kết: Ghi nhớ SGK

 

doc5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 681 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 21: Hướng dẫn đọc thêm Bài ca Côn Sơn - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Diễm An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:	6	
Tiết: 21
Soạn: 21.09.15	
 Hướng dẫn đọc thêm 
BÀI CA CÔN SƠN
 (Côn Sơn ca trích)
Nguyễn Trãi
BUỔI CHIỀU ĐỨNG Ở PHỦ THIÊN TRƯỜNG TRÔNG RA
(Thiên Trường vạn vọng)
	Trần Nhân Tông
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức: 
- Sơ giản về tác giả Nguyễn Trãi
- Sơ bộ về thơ lục bát 
- Sự hịa nhập giữa tâm hồn Nguyễn Trãi với cảnh trí Cơn Sơn được thể hiện trong văn bản.
- Bức tranh làng quê thơn dã trong một sáng tác của Trần Nhân Tông.
- Tâm hồn cao đẹp của vị vua tài đức. 
- Đặc điểm của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. 
2. Kỹ năng: 
	- Nhận biết được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ. 
	- Thái được sự tinh tế trong lực chọn ngôn ngữ của tác giả. 
 3. Thái độ: 
 GD HS tình yêu thiên nhiên quê hương đất nước.
II. CHUẨN BỊ:	
- GV: Đọc văn bản, nghiên cứu SGK, soạn giáo án, bảng phụ.
 	- HS: Đọc văn bản và trả lời câu hỏi SGK.
III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài
- Kiểm tra sĩ số lớp.
- Bài thơ “Nam quốc Sơn hà” làm theo thể thơ nào?
- Bài thơ “Phò giá về kinh” được viết theo thể thơ nào? Nội dung chính bài thơ là gì? 
- GV giới thiệu bài: * Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ học qua 2 tác phẩm thơ. Một bài là của vị vua yêu nước, có công lớn trong công cuộc chống ngoại xâm, đồng thời cũng là nhà văn hoá, nhà thơ tiêu biểu của thời Trần. Còn 1 bài là của danh nhân lịch sử dân tộc, đã được UNESCO công nhận là danh nhân văn hoá thế giới. Hai tác phẩm này là 2 sản phẩm tinh thần cao đẹp của 2 cuộc đời lớn, 2 tâm hồn lớn, hẳn sẽ đưa lại cho chúng ta những điều lý thú bổ ích.
- GV ghi tựa bài lên bảng. 
- Báo cáo sĩ số. 
- Cá nhân trả lời.
- Nghe 
- Ghi tựa vào tập.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc thêm (25phút)
I/ GIỚI THIỆU:
 1/ Tác giả: 
 - Nguyễn Trãi (1380 – 1442) hiệu Ức Trai, làng Nhị Khê, Thường Tín, Hà Tây.
 - Là người toàn đức toàn tài.
 - Có nhiều tác phẩm tiêu biểu: Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập, Quân trung từ mệnh tập
 2/ Tác phẩm:
 - Bài thơ được sáng tác trong thời gian ông ở ẩn ở Côn Sơn
 - Theo thể thơ lục bát.
II/ PHÂN TÍCH:
 1/ Hành động và tâm hồn Nguyễn trãi ở Côn Sơn:
 - “Ta” ngồi, nằm, nghe
 - Cách nói so sánh à tư thế ung dung nhàn nhã, tâm hồn thảnh thơi thoải mái. 
 2/ Cảnh trí Côn Sơn và tâm hồn Nguyễn Trãi trước cảnh Côn Sơn:
 Côn Sơn có suối chảy, có đá rêu phơi, có rừng thông, có bóng trúcà cảnh thiên nhiên khoáng đạt, thanh tĩnh, nên thơà tâm hồn cởi mở, yêu thiên nhiên.
III/ TỔNG KẾT:
 Đoạn thơ cho thấy sự giao hòa trọn vẹn giữa thiên nhiên và con người bắt nguồn từ nhân cách thanh cao, tâm hồn trong sáng của Nguyễn Trãi.
- GV gọi HS đọc chú thích ĩ.
GV yêu cầu tóm tắt vài nét về tác giả?
H: Nguyễn Trãi có những tác phẩm tiêu biểu nào?
- GV hướng dẫn HS đọc văn bản: đọc với giọng thiết tha
 + GV đọc mẫu, gọi HS đọc tiếp.
 + Nhận xét cách đọc của học sinh.
H: Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Theo thể thơ gì? 
 + Nhận xétà ghi bảng. 
YC:Hãy nêu nội dung chính của đoạn trích?
 + Nhận xétà bổ sung
H: Trong đoạn trích trên từ nào được lặp lại nhiều lần? Và lặp lại mấy lần? 
H: “Ta” trong đoạn trích là ai? “Ta” làm gì ở Côn Sơn?
H: Tiếng suối rì rầm ví như tiếng đàn, đá rêu phong ví như chiếu êm. Trong ngôn ngữ văn chương người ta gọi cách nói trên là cách nói gì? 
H: Qua hành động và cách nói so sánh, em cảm nhận được gì về tư thế, phong thái, tâm hồn của “Ta”?
 - GV giảng bình giúp HS hiểu con người của tác giả. 
H: Cảnh trí Côn Sơn được miêu tả như thế nào? 
+ Nhận xét à bổ sung à ghi bảng.
H: Môi trường trong lành ở Côn Sơn tạo cho con người cảm giác gì? 
H: Tại sao Nguyễn Trãi lại tìm đến nơi đây trong những ngày cuối đời? 
H: Cảnh trí ấy có vai trò như thế nào đối với một thi nhân?
H: Theo em đó là một cảnh trí như thế nào?
H: Hãy giải thích vì sao dưới ngòi bút của Nguyễn Trãi cảnh trí Côn Sơn lại trở nên đầy sức sống và nên thơ đến như vậy? 
+ Nhận xétà bổ sungà ghi bảng.
- GV giảng bình: Chỉ có một người yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên mới cảm nhận hết nét đẹp ở Côn Sơn.
H: Chỉ ra hiện tượng điệp từ trong bài thơ và biện pháp điệp từ ấy có tác dụng gì đối với giọng điệu bài thơ? 
Giảngà chuyển ý.
H: Qua hình ảnh nhân vật “Ta” trước cảnh Côn Sơn, theo em nhân vật “Ta” là người như thế nào?
 + Nhận xétà bổ sung
 + Chốt ýà ghi bảng.
- Đọc chú thích.
- Cá nhân trả lời dựa vào chú thích SGK.
- Cá nhân trả lời dựa vào SGK.
- Nghe + đọc văn bản.
- Cá nhân trả lời.
- Ghi vào tập. 
- Cá nhân: Hành động và tâm hồn của Nguyễn Trãi trước Côn Sơn và cảnh trí Côn Sơn trong tâm hồn của Nguyễn Trãi. 
- Cá nhân: Từ “Ta” lặp lại 5 lần.
- Cá nhân: Ta là tác giả, ta nghe đàn, ta nằm trên đá, nằm trong bóng mát, ngâm thơ. 
- Cá nhân: Cách nói so sánh.
- Cá nhân trả lời bên cột nội dung.
- Nghe giảng.
- Cá nhân: Có suối chảy, có đá rêu phơi, có rừng thông, bóng trúc.
- Ghi vào tập. 
- Cảm giác khỏe khoắn, thanh thanh thản. 
- Nơi trong lành là nơi để vui thú điền viên. 
- Cá nhân: Nguồn cảm hứng của thi nhân.
- Cá nhân: Nên thơ.
- Cá nhân: vì Nguyễn Trãi là người yêu thiên nhiên, cởi mở.
- 
- Nghe giảng.
- Cá nhân: Êm tai, nhẹ nhàng.
- Cá nhân trả lời dựa vào ghi nhớ.
- Nghe giảng.
- Ghi vào tập.
Văn bản: “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra”:
Thể : Thất ngôn tứ tuyệt
Vần: Câu 2,4 .
Tác giả- Tác phẩm: Chú thích *
Tìm hiểu văn bản:
Hai câu đầu: Cảnh thôn xóm lúc chiều về sắp tối.
 b. Hai câu cuối:
Hình ảnh tiêu biểu, cụ thể, có sức gợi tả.
 ® Cảnh đậm đà sắc quê, hồn quê
 Þ Tâm hồn tác giả gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã.
 5) Tiểu kết: Ghi nhớ SGK
* Đọc bài thơ.
H: Bài thơ thuộc thể thơ gì? Căn cứ vào đâu mà em biết? Vần được gieo ở những câu nào?
H: Cho biết vài nét về tác giả Trần Nhân Tông?
(?) Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Cho HS đọc lại 2 câu đầu.
H: Theo em, cảnh vật được miêu tả ở thời điểm nào teong ngày?
H: Cảnh tượng chung ở Phủ Thiên Trường lúc đó ra sao?
H: Tại sao cảnh vật lại dường như có, dường như không?
.
Bình: Có lẽ lúc tác giả về thăm quê vào dịp thu đông, có bóng chiều, sắc màu man mác, chập chờn nữa như không vào lúc giao thời giữa ban ngày và ban đêm ở chốn thôn quê, cảnh quê.
Cho HS đọc 2 câu cuối.
(?) Trong bức tranh quê tác giả gợi tả hình ảnh nào để lại ấn tượng cho em nhiều nhất?
Bình: Một bức tranh thật đẹp. Cảnh vừa có âm thanh, vừa có màu sắc tiêu biểu cho cảnh đồng quê lúc về chiều. Cảnh còn gợi cho chúng ta thấy một cuộc sống êm đềm, thanh bình.
H: Em có nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả trong bài thơ?
H: Từ đó, em hãy cho biết miêu tả trong thơ có gì khác miêu tả trong văn xuôi?
H:Qua những chi tiết, hình ảnh được miêu tả trong bài thơ, cảnh làng quê vào buổi chiều ở phủ Thiên Trường trông ra ntn?
Bình: Đây là cảnh chiều ở thôn quêđược phác hoạ đơn sơ nhưng đậm đa sắc quê, hồn quê.
H: Em hiểu gì về tâm hồn của tác giả trước cảnh đó?
Cho HS đọc ghi nhớ.
H: Sau khi hiểu được giá trị của bài thơ, em có ý nghĩ gì khi nhớ rằng tác giả là 1 ông vua chứ không phải là 1 dân quê?
H: Từ sự thật về tâm hồn của vua Trần Nhân Tông như thế, em nghĩ gì về thời đại nhà Trần trong lịch sử nước ta?
Đọc bài thơ, chú thích *.
Thể thất ngôn tứ tuyệt. Căn cứ vào số câu, số chữ
Vần: Câu 2,4 “Yên”.
Cá nhân.
Trong dịp vua về thăm quê.
Đọc.
Cá nhân.
Xóm trước, thôn sau đã bắt đầu chìm dần vào sương khói
Bị màn sương, làn khói bao phủ nên lúc mờ, lúc tỏ.
Nghe.
Đọc, thảo luận:
Trẻ chăn trâu, thổi sáo dẫn trâu về nhà.
Cò trắng từng đôi sà xuống giữa cánh đồng đã vắng người.
Nghe.
Cá nhân.
- Thơ ít chi tiết, thiên về gợi tả còn văn xuôi nhiều chi tiết phải miêu tả tỉ mỉ, cụ thể.
- Một làng quê thanh bình, trầm lặng mà không hiu quạnh vì ở đây vẫn hé mở sự sống của con người trong sự hoà hợp với cảnh thiên nhiên.
- Tác giả là vị vua tối cao nhưng tâm hồn vẫn gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã của mình. Một điều không dễ gì có được.
Đọc ghi nhớ.
- Cá nhân: Vì thực tế không ít người nghĩ rằng vua ở nơi lầu son thì không thể có tìng càm gắn bó với đồng quê như thế.
- Có 1 ông vua có 1 tâm hồn cao đẹp như thế chứng tỏ thời đại đó, dân tộc ta, nhân dân ta sống rất cao đẹp đúng như sử sách từng ca ngợi.
* Hoạt động 4: Củng cố và dặn dò. (5phút)
1. Củng cố: 
2. Dặn dò: 
- GV gọi HS đọc bài tập và nêu yêu cầu.
H: Hãy so sánh âm thanh tiếng suối trong bài Côn Sơn ca của Nguyễn Trãi với âm thanh tiếng suối trong bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh.
- GV gọi HS đọc văn bản + đọc ghi nhớ.
- Chuẩn bị: “Từ Hán Việt”.
( tiếp theo )
- Đọc và nêu yêu cầu.
- Cá nhân: Nguyễn Trãi nghe tiếng suối như tiếng đàn, HCM ví tiếng suối như tiếng hát à cả 2 đều là âm nhạc. 
- Đọc ghi nhớ.
- Ghi vào vở bài soạn. 

File đính kèm:

  • docTiet 21 moi.doc