Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 19, Bài 5: Từ Hán Việt

? Vậy thế nào là yếu tố H án Việt ? có nhận xét gì về yếu tố Hán Việt ?

 HS đọc ghi nhớ

 GV đưa ra các từ :thiên thư ,thiên niên kỉ ,thiên đô .thử giải nghĩa các từ Hán Việt đó ?

* -Thiên thư: sách trời

 - Thiên niên kỉ :một nghìn năm

 - Thiên đô : dời đô

? Từ đây ,em có nhận xét gì về nghĩa của yếu tố Hán Việt ?

 HS đọc mục ghi nhớ –t.69

? Giải nghĩa các từ sau :sơn hà ,giang sơn ,ái quốc ,thiên thư

 

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 6844 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 19, Bài 5: Từ Hán Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 Ngày soạn:2/9/2010
Tiết 19 Bài 5 Ngày dạy:8/9/2010
TỪ HÁN VIỆT
A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 -Hiểu thế nào là yếu tố Hán Việt.
 -Biết phân biệt hai loại từ ghép Hán Việt:từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.
 -Có ý thức sử dụng từ Hán việt đúng nghĩa ,phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
B.TRỌNG TÂM ,KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
 1.Kiến thức:
 -Khái niệm từ Hán Việt ,yếu tố Hán Việt.
 -Các loại từ ghép Hán Việt.
2.Kĩ năng
 -Nhận biết từ Hán Việt,các loại từ ghép Hán Việt.
 -Mở rộng vốn từ Hán Việt.
 3. Thái độ.
 C.PHƯƠNG PHÁP:
 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Oån định 
2. Kiểm tra 
- Thế nào là đại từ ? có mấy loại đại từ nêu cụ thể ? Chi ví dụ 
3. Bài mới 
Giới thiệu bài : ở chương trình lớp 6 khi học về từ mượn ta đã biết phần lớn từ của tiếng Việt là muợn từ tiếng Hán .Trong tiết học hôm nay ta sẽ hiểu thêm về yếu tố cấu tạo từ Hán Việt và từ ghép Hán Việt .
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI DẠY
? Hãy nhắc lại thế nào là từ Hán việt ?
? Em đã được học bài thơ nào bằng tiếng Hán ? 
? Một trong những bài đó là “Nam quốc sơn hà” .tên bài thơ được cấu tạo bằng mấy từ Hán Việt ? mỗi từ gồm mấy tiếng ? các tiếng đó có nghĩa gì ? 
? Như vậy các tiếng dùng để tạo nên 2 tiếng đều có nghĩa .Theo em trong 4 tiếng trên ,tiếng nào có thể dùng độc lập ,tiếng nào không ? ( tiếng nào có thể dùng để đặt câu ,tiếng nào không ? Muốn thế hãy so sánh quốc- nước ,sơn –núi ,hà –sông )
Có thể thấy trong 4 tiếng trên thì “nam” có thể dùng độc lập (phương nam ,người miềm nam) còn 3 tiếng còn lại không thể dùng độc lập mà chỉ làm yếu tố cấu tạo từ ghép (nam quốc ,quốc gia ,sơn hà ,giang sơn ) cụ thể ta
 c ó thể nói :
 - cụ là một nhà thơ yêu nước không thể nói ,không thể nói :cụ là một nhà yêu quốc 
 - hoặc chỉ nói trèo núi không thể nói trèo sơn 
-> như vậy ,những tiếng dùng để cấu tạo từ ghép ta gọi là yếu tố Hán Việt
 ? Vậy thế nào là yếu tố H án Việt ? có nhận xét gì về yếu tố Hán Việt ?
 HS đọc ghi nhớ 
 GV đưa ra các từ :thiên thư ,thiên niên kỉ ,thiên đô .thử giải nghĩa các từ Hán Việt đó ? 
* -Thiên thư: sách trời 
 - Thiên niên kỉ :một nghìn năm 
 - Thiên đô : dời đô 
? Từ đây ,em có nhận xét gì về nghĩa của yếu tố Hán Việt ? 
 HS đọc mục ghi nhớ –t.69 
? Giải nghĩa các từ sau :sơn hà ,giang sơn ,ái quốc ,thiên thư 
? Từ việc giải nghĩa các từ trên hãy xếp chúng vào các nhóm từ chính phụ ,đẳng lập mà em đã đuợc học ?
 HS làm theo nhóm 
? Từ đây em có nhận xét gì về từ ghép Hán Việt 
? Aùi quốc có nghĩa là yêu nước . nhận xét về trật tự các yếu tố trong từ ghép Hán Việt với các tiếng trong từ thuần Việt ? từ đây rút ra kết luận 
? Thiên thư là sách trời ? Nhận xét gì về trật tự các tiếng trong từ Hán Việt với từ thuần Việt ? 
 VD: Cổ thụ ,đại thụ:yếu tố chính đứng sau 
 Thiên thu,thiên lí: yếu tố chính đứng trước
 HS đọc ghi nhớ SGK 2 –t.70 
Bài 3: Sắp xếp từ Hán Việt 
 * HD : HS thảo luận theo nhóm ,giải nghĩa các từ Hán Việt ,trên cơ sở đó phân nhóm chúng 
- 
Yếu tố chính –yếu tố phụ 
Hữu ích ,phát thanh ,bảo mật ,phòng hỏa 
Yếu tố phụ – yếu tố chính 
Thi nhân ,đại thắng ,tân binh ,hậu đãi 
I . TÌM HIỂU CHUNG:
1. Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt 
Ví dụ : SGK 
Nam : phương Nam 
Quốc : nước
Sơn : núi 
Hà : sông 
-> yếu tố “ nam” có thể dùng độc lập ; “ quốc , sơn , hà” khôg dùng độc lập được
=> Những tiếng dùng để cấu tạo từ ghép ta gọi là yếu tố Hán Việt
2. Từ ghép Hán Việt 
a.Từ ghép đẳng lập:
-Sơn hà,giang sơn,xâm phạm……
b.Từ ghép chính phụ:
-Thiên thư,bạch mã,tái phạm
-Vị trí yếu tố:
+phụ đứng trước
+chính đứng sau
(ngược lại)
* Ghi nhớ 2 SGK –T 70
II. Luyện tập
Bài 1: phân biệt nghĩa của các yuế tố Hán Việt đồng âm 
Hoa1 (hoa quả ,hương hoa):bông hoa cơ quan sinh sản của thực vật 
Hoa2 (hoa mĩ ,hoa lệ )đẹp ,tốt 
phi 1 (phi công ,phi đội ) bay 
phi 2 (phi pháp ,phi nghĩa ): trái với ,không phải là 
phi 3 (cung phi ,vương phi )vợ lẽ của vua hay các bậc vương công thời phong kiến 
tham 1 (tham vọng ,tham lam ) ham muốn nhiều 
tham 2 ( tham gia ,tham chiến ): dự vào 
gia 1 (gia vịû ,gia súc )nhà 
	- gia 2 (gia vị ,gia tăng ) thêm 
III.HƯÓNG DẪN TỰ HỌC:
 -Tìm hiểu nghĩa của các yếu tố Hán Việt xuất hiện nhiều trong các văn bản đã học.
E.RÚT KINH NGHIỆM :
	………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

File đính kèm:

  • doc18- tu han viet.doc