Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 15, Bài 4: Đại từ

Ví dụ (GV viết ở bảng phụ )

1. Phải nói em tôi rất ngoan .Nó lại rất ngoan

2. Tôi biết đó là con gà của anh Bốn Linh .Tiếng nó dõng dạc nhất xóm

3. Mẹ tôi giọng khàn đặc ,từ trong màn nói vọng ra :

-Thôi ,hai đứa liệu mà chia đồ chơi ra đi

Vừa nghe thấy thế ,em tôi bất giác run lên bần bật

4. Nước non lận đận một mình

 Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay

 Ai làm cho bể kia đầy

 Cho ao kia cạn, cho gầy cò con

5. Ngó lên nuộc lạt mái nhà

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu

? Các ví dụ trên trích trong những ví dụ nào?

? Từ “nó” trong ví dụ 1 muốn nói ai ?

? Từ “nó” trong ví dụ 2 muốn nói đến con vật gì?

? Từ “thế” trong ví dụ 3 là chỉ vào sự việc nào đã nói ở trước đó ?

? Hôm trước khi phân tích bài ca dao ,ta nói “ai” là chỉ đối tượng nào ?

 

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 7364 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 15, Bài 4: Đại từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4	Ngày soạn:31/8/2010
Tiết 15 Bài 4	 Ngày dạy:01/9/2010
 ĐẠI TỪ
A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Nắm được khái niệm đại từ,các loại đại từ
 - Có ý thức sử dụng đại từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp. 
B.TRỌNG TÂM ,KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
 1.Kiến thức:
 -Khái niệm đại từ.
 -Các loại đại từ
2.Kĩ năng
 -Nhận biết đại từ trong văn bản nói và viết .
 -Sử dụng đại từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp 
. 3. Thái độ:biết cách sử dung đại từ vào cuộc sống hàng ngày.
 C.PHƯƠNG PHÁP:
 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. Ổån định 
2. Kiểm tra 
2.1 Từ láy là gì ? có mấy loại từ láy ? Mỗi loại cho 1 ví dụ ?
2.2 Hãy điền thêm các tiếng để tạo thành từ láy 
……..rào; ……..bẩm; ……….tùm ;……….nhẻ;……………lùng ;…………..chít;
Trong …………;ngoan…………….;lồng ………….;mịn…………..;bực………….;đẹp…………..
3. Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI DẠY
Ví dụ (GV viết ở bảng phụ )
1. Phải nói em tôi rất ngoan .Nó lại rất ngoan 
2. Tôi biết đó là con gà của anh Bốn Linh .Tiếng nó dõng dạc nhất xóm 
3. Mẹ tôi giọng khàn đặc ,từ trong màn nói vọng ra :
-Thôi ,hai đứa liệu mà chia đồ chơi ra đi 
Vừa nghe thấy thế ,em tôi bất giác run lên bần bật 
4. Nước non lận đận một mình 
 Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay 
 Ai làm cho bể kia đầy 
 Cho ao kia cạn, cho gầy cò con 
5. Ngó lên nuộc lạt mái nhà 
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu 
? Các ví dụ trên trích trong những ví dụ nào?
? Từ “nó” trong ví dụ 1 muốn nói ai ?
? Từ “nó” trong ví dụ 2 muốn nói đến con vật gì? 
? Từ “thế” trong ví dụ 3 là chỉ vào sự việc nào đã nói ở trước đó ?
? Hôm trước khi phân tích bài ca dao ,ta nói “ai” là chỉ đối tượng nào ?
Những từ vừa phân tích trên dùng để trỏ vào một đối tượng ,sự vật ,hoạt động ,hoặc dùng để hỏi .Ta gọi tất cả những từ đó là đại từ 
?.Vậy em hiểu đại từ là gì ?
 GV hướng dẫn HS tìm hiểu chức năng ngữ pháp của đại từ 
? Nhìn vào các đại từ vừa phân tích ,em thấy nó giữ chức nănhg ngữ pháp gì trong câu ?
- Nó// lại khéo tay nữa 
 Cn
Tiếng nó// dõng dạc nhất xóm 
 Đn
 - Vừa nghe thấy thế 
	Bn
Người học giỏi nhất// là nó (vn)
? Tóm lại đại từ có khả năng giữ chức vụ gì trong câu ? 
?Nhắc lại ,từ “nó”trong ví dụ 1,2 để chỉ ai ? 
? Từ “bao nhiêu ,bấy nhiêu “ trong ví dụ 5 là từ chỉ cài gì ?
? Từ “thề” là chỉ hoạt động nào ?
? Ở ví dụ 4 từ “ai” là để hỏi về đối tượng nào đã gây cảnh ngang trái cho người nông dân -. “ai” dùng để hỏi người 
Vd :Bao nhiêu cuôán sách này thế ? -. Bao nhiêu hỏi về giá cả 
 - Bạn làm sao vậy -> “sao” hỏi về tình trạng của một đối tượng 
Bài 1: a/ Sắp xếp các đại từ theo nhóm 
HD : GV giảng về ngôi giao tiếp cho HS .trên cơ sở đó HS tìm ngôi tương ứng 
Ngoi
 SỐ ÍT 
SỐ	 NHIỀU 
1
Tôi, tao, tớ 
Chúng tôi ,chúng tao ,chúng tớ 
2
Mày 
Chúng mày 
3
Hắn ,nó 
Họ ,chúng nó 
b/ Tìm hiểu nghĩa của từ 
Cậu giúp mình với nhé -> mình :ngôi 1 
Mình về có nhớ ta chăng
 - ta về ta nhớ hàm răng mình cười -> mình :ngôi 2
I.TÌM HIỂU CHUNG:
1.Thế nào là đại từ ?
1.1 Trỏ ngươơi.
1.2 Trỏ vât.
1.3 Chỉ ngươi.
1.4 Dùng để hỏi
Ghi nhớ 1 –SGK . T 55
2. Các loại đại từ 
A. Đại từ để hỏi 
-trỏ người ,sự vật :tôi ,tao.tớ ,chúng nó ,họ 
-trỏ số lượng :bấy nhiêu 
-trỏ hoạt động :thế 
B. Đại từ để hỏi 
- hỏi về người ,sự vật:ai ,gì 
-hỏi về số lượng :bao nhiêu 
-hỏi về tính chất ,hoạt động ,sự việc :sao ,thế nào 
Ghi nhớ : SGK – 56
 II. Luyện tập 
* Định hướng : bài 1,4 HS làm theo nhóm 
 Bài 2,3 cá nhân HS tự làm 
 Bài 5 dành cho HS khá giỏi 
Bài 4: 
đối với các bạn cùng lớp ,cùng lứa tuỗi cac em ,em nên xưng hô là tớ ,mình ,tôi cho lịch sự 
ở trường lớp có thể có hiện tượng xưng hô thiếu lịch sự đó là cách xưng hô mày ,tao ..Trước hiện tượng đó nên nhắc nhở bạn đổi cách xưng hô lại cho phù hợp ,lịch sự 
III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
-Xác định đai từ trong văn bản Những câu hát về tình cảm gia đình ,những câu hát về tình yêu quê hương ,đất nước con người.
-So sánh sự khác nhau về ý nghĩa biểu cảm giữa một số đại từ xưng hô tiếng việt với đại từ xưng hô trong ngoại ngữ mà bản thân đã học.
E.RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • doc15- dai tu.doc