Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 11: Từ láy - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Diễm An

I/ CẤU TẠO TỪ LÁY:

1/ Từ láy toàn bộ:

Các tiếng lặp lại hoàn toàn. Nhưng cũng có 1 số trường hợp tiếng trước biến đổi thành điệu hoặc âm cuối.

2/ Từ láy bộ phận:

Giữa các tiếng giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần.

II/ NGHĨA CỦA TỪ LÁY:

 Nghĩa của từ láy được tạo ra nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hòa phối âm thanh của các tiếng. Trong trường hợp từ láy có tiếng có nghĩa làm gốc thì từ láy (của) có những sắc thái ý nghĩa riêng so với tiếng gốc như: sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ, hoặc nhấn mạnh.

* Hoạt động 3: Luyện tập (20 phút)

III/ LUYỆN TẬP:

Bài 1: Tìm từ láy trong văn bản “ Cuộc chia tay của những con búp bê”.

- Từ láy toàn bộ: bần bật

- Từ láy bộ phận: nức nở

Bài 2: Điền vào trước tiếng gốc để tạo thành từ láy.

- Mẫu: lấp ló

Bài 3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống.

a/ Nhẹ nhàng.

b/ Nhẹ nhõm.

Bài 4: Đặt câu hỏi với các từ cho sẵn (SGK).

Ví dụ: Bạn Nam có thân hình nhỏ nhắn.

Bài 5: Xác định từ láy hay từ ghép ( SGK/43 ).

 - Tất cả các từ láy.

 

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 679 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 11: Từ láy - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Diễm An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:	3	
Tiết: 11
NS:31.08.15	 TỪ LÁY
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức: HS nêu được:
- Khái niệm từ láy. 
- Các loại từ láy. 
2. Kỹ năng: 
- Phân tích cấu tạo từ, giá trị tu từ của từ láy trong văn bản. 
- Hiểu nghĩa và biết cách sử dụng một số từ láy quen thuộc để tạo giá trị gợi hình, gợi tiếng, biểu cảm, để nói giảm hoặc nhấn mạnh.
 3. Thái độ: 
- HS có thái độ học tập tốt. 
II. CHUẨN BỊ:	
- GV: Đọc văn bản, nghiên cứu SGK, soạn giáo án.
 	- HS: Đọc văn bản và trả lời câu hỏi SGK.
III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài
- Kiểm tra sĩ số lớp.
- Thế nào là từ ghép đẳng lập? Thế nào là từ ghép chính phụ?
- Nêu cơ chế tạo nghĩa của từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập? 
- GV giới thiệu bài + ghi tựa bài lên bảng. 
- Báo cáo sĩ số lớp.
- Cá nhân trả lời dựa vào nội dung tiết học tuần trước (Tiếng Việt). 
- Nghe + ghi tựa bài vào tập. 
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (15phút)
I/ CẤU TẠO TỪ LÁY:
1/ Từ láy toàn bộ:
Các tiếng lặp lại hoàn toàn. Nhưng cũng có 1 số trường hợp tiếng trước biến đổi thành điệu hoặc âm cuối.
2/ Từ láy bộ phận:
Giữa các tiếng giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần.
II/ NGHĨA CỦA TỪ LÁY:
 Nghĩa của từ láy được tạo ra nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hòa phối âm thanh của các tiếng. Trong trường hợp từ láy có tiếng có nghĩa làm gốc thì từ láy (của) có những sắc thái ý nghĩa riêng so với tiếng gốc như: sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ, hoặc nhấn mạnh. 
- GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm về từ láy đã học ở lớp 6.
- GV treo bảng phụ đã ghi sẵn ví dụ 2 SGK.
+ Gọi HS đọc ví dụ.
+ Yêu cầu HS chú ý các từ in đậm: đăm đăm, mếu máo, liêu xiêu. 
H: Những từ in đậm có đặc điểm âm thanh gì giống nhau và khác nhau? 
- GV giảng: Những từ giống nhau âm đầu hoặc phần vần à người ta gọi là từ láy bộ phận.
- Treo bảng phụ đã ghi sẵn ví dụ 2 mục 3/41,42
H: Vì sao từ láy “bần bật” không gọi là “bật bật” hay từ láy “thăm thẳm”?
H: Trong trường hợp trên gọi là từ láy toàn bộ hay là từ láy bộ phận? 
H: Thế nào là từ láy toàn bộ? Thế nào là từ láy bộ phận? 
+ Gv chốt ý à ghi bảng.
+ Chuyển ý.
- GV cho HS đọc ví dụ 1 mục 2 SGK/ 42.
H: Nghĩa của từ láy: ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu, được tạo thành do đặc điểm gì của âm thanh?
H: Các từ láy trong 2 nhóm sau
có điểm chung gì về âm thanh và nghĩa?
a/ Lí nhí, li ti, ti hi.
b/ Nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh. 
H: So sánh nghĩa của từ láy đo đỏ với đỏ, mềm mại với mềm?
H: Nêu cơ chế của từ láy toàn bộ và bộ phận? (tạo nghĩa).
 + Chốt ý + ghi bảng.
- Cá nhân: Nêu khái niệm từ láy.
- Cá nhân: đọc ví dụ.
- Cá nhân: đăm đăm à giống nhau âm đầu, mếu máo, liêu xiêu giống nhau âm cuối. 
- Nghe giảng. 
- Cá nhân đọc ví dụ.
- Cá nhân: Để cho xuôi tai nên phải biến đổi thanh điệu.
- Cá nhân: Từ láy toàn bộ.
- Cá nhân trả lời dựa vào phần ghi nhớ.
- Ghi vào tập.
- Đọc ví dụ.
- Cá nhân: Mô phỏng âm thanh.
- Cá nhân: Vần “i” diễn đạt sự nhỏ bé, âm đầu giống nhau diễn tả sự trôi nổi khi lên khi xuống.
- Cá nhân: “Đỏ” giảm nhẹ so với tiếng gốc, “mềm mại” mạnh hơn so với tiếng gốc.
- Cá nhân trả lời dựa vào ghi nhớ. 
* Hoạt động 3: Luyện tập (20 phút)
III/ LUYỆN TẬP:
Bài 1: Tìm từ láy trong văn bản “ Cuộc chia tay của những con búp bê”.
- Từ láy toàn bộ: bần bật
- Từ láy bộ phận: nức nở
Bài 2: Điền vào trước tiếng gốc để tạo thành từ láy.
- Mẫu: lấp ló
Bài 3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống.
a/ Nhẹ nhàng.
b/ Nhẹ nhõm.
Bài 4: Đặt câu hỏi với các từ cho sẵn (SGK).
Ví dụ: Bạn Nam có thân hình nhỏ nhắn.
Bài 5: Xác định từ láy hay từ ghép ( SGK/43 ).
 - Tất cả các từ láy.
- GV gọi HS đọc bài 1 và nêu yêu cầu.
- Treo bảng phụ đã kẻ sẵn 2 cột từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.
- Gọi HS làm trên bảng.
- Nhận xét bài làm của HS.
- Cho HS đọc bài 2 và nêu yêu cầu.
+ Cho HS trình bày miệng.
 - Cho HS đọc bài 3 và nêu yêu cầu.
+ Cho HS trình bày miệng.
+ Nhận xét bài làm của HS.
- Cho HS đọc bài 4 và nêu yêu cầu.
- GV gọi HS lên bảng đặt câu.
 - Cho HS đọc bài 5 và nêu yêu cầu.
+ Gọi HS trình bày miệng.
+ Nhận xét bài làm của HS. 
- Cá nhân: Đọc và nêu yêu cầu.
+ Cá nhân: làm trên bảng.
- Cá nhân đọc và nêu yêu cầu.
+ Cá nhân làm bài.
- Cá nhân đọc và nêu yêu cầu.
+ Cá nhân làm bài trên bảng.
- Cá nhân đọc bài tập.
+ Cá nhân trình bày miệng.
- Cá nhân đọc và nêu yêu cầu.
+ Cá nhân trình bày miệng.
* Hoạt động 4: Củng cố và dặn dò. (5phút)
1. Củng cố: 
2. Dặn dò: 
H: Thế nào là từ láy toàn bộ? Thế nào là từ láy bộ phận? 
H: Nêu cơ chế tạo nghĩa của từ láy? 
- Học bài.
 - Chuẩn bị: Trả lời các câu hỏi trong SGK bài “ Quá trình tạo lập văn bản”.
- Cá nhân trả lời dựa vào nội dung bài học (trình bày miệng).
- Ghi vào tập về nhà làm .

File đính kèm:

  • docTiet 11.doc