Giáo án Ngữ Văn 7 - Tiết 109: Sống chết mặc bay

Hoạt động 2: Đọc hiểu VB

GV HD HS đọc phân Vai

1.Quan phụ mẫu: hách dịch, nạt nộ

2.Thầy đề, lính lệ: Khúm núm

3.Người nhà quê: sợ sệt ngắt quãng

4.Dẫn chuyện: nhỏ nhẹ, lưu loát, có sự đổi giọng mỉa mai và nhấn mạnh các từ ngữ miêu tả.

? Kể tóm tắt truyện?

( kể theo trình tự các sự kiện chính bỏ hết đối thoại của các nhân vật, chuyển thành ngôi thứ 3)

GV : Tóm tắt

“ Nước lũ tràn về ngập sông Nhị Hà-> nguy cơ vỡ đê đang đến gần. Dân chúng hàng trăm con người đang vật lộn dưới mưa tầm tã để hộ đê, bảo vệ tính mạng, tài sản. Trong lúc đó quan huyện và bọn nha lệ có nhiệm vụ hộ đê, đang vui cuộc tổ tôm trong đình. Quang cảnh rất là trang nghiêm, quan phụ mẫu uy nghi chiếm chệ. Đồ dùng của mang theo thì xa hoa đài các. Thầy trò quan phụ mẫu say mê vui vẻ trong bài tổ tôm không hề biết đến tình cảnh của người dân. Và rồi đê vỡ đúng lúc quan ù to trong niềm vui sướng tột cùng.”

? Nhìn vào nhan đề khiến em liên tưởng đến thành ngữ nào?

-“Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”

? Từ đó em hãy cho biết ý nghĩa nhan đề?

Nhan đề: khắc họa bản chất vô thường trách nhiệm ích kỉ, coi thường tính mạng, tài sản của người dân của quan lại, chúng đúng là vô nhân tính.

 

docx9 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 741 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 7 - Tiết 109: Sống chết mặc bay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Tuần 29 tiết 109
SỐNG CHẾT MẶC BAY
A: Mục tiêu
1.Kiến thức: Nắm được:
- Hiểu được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và những thành công về nghệ thuật của tác phẩm- một trong những truyện ngắn được coi là mở đầu cho thể loại truyện ngắn hiện đại Việt Nam đầu TK XX.
-Nắm được những thông tin cơ bản về tác giả Phạm Duy Tốn
-Thấy được hiện thực tình cảnh khốn khổ của nhân dân trước thiên tai và sự vô trách nhiệm của bọn quan lại dưới chế độ cũ
- Những thành công trong xây dựng tình huống truyện nghịch lí
2. Kỹ năng
- Kỹ năng đọc hiểu văn bản, kể tóm tắt truyện, phân tích nhân vật, tình huống truyện qua các cảnh đối lập- tương phản và tăng cấp.
- Rèn kỹ năng sống cho HS
3.Thái độ
- Biết cách sống thanh lịch, biết bảo vệ môi trường, có tinh thần đoàn kết tương trợ lẫn nhau
- Có tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc
4. Định hướng phát triển năng lực của học sinh.
-Năng lực tự họ, đọc- hiểu và trả lời câu hỏi, hoạt động và tổ chức hoạt động.
-Năng lực tự nhận thức và tích cực hóa bản than
-Năng lực khám phá và sáng tạo.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
Giáo viên: Bài soạn hướng dẫn, sách tham khảm tài liệu, sách giáo viên, SGK
Học sinh: SGK, nghiên cứu bài mới và học bài cũ.
C. Phương pháp
-PP giải quyết vấn đề, PP vấn đáp, PP dạy học nhóm.
-KT giao nhiệm vụ , KT động não: “trình bày 1 phút”, tóm tắt tài liệu theo nhóm.
D. Tiến trình giờ dạy
1. Ổn định lớp
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
Vắng
2.Kiểm tra bài cũ
? Trong bài “ Đức Tính Giản Dị của bác Hồ” Đức tính giản dị của Bác được thể hiện qua những mặt nào?
-Cách ăn ở lối sống: Bữa ăn, cái nhà sàn, tự làm những việc có thể làm được.
-Trong lời nói, bài viết vừa giản dị sâu sắc.
? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của văn bản “ Đức Tính giản dị của Bác Hồ?”
-Luận điểm rõ ràng rạch mạc
-Dẫn chứng toàn diện phong phú
-Xen giữa dân chứng là đôi ba giải thích, bình luận nhẹ nhàng, sâu sắc
3.Giảng bài mới
Bước vào đầu thế kỉ XX, truyện ngắn Việt Nam có nhiều đổi mới mang tính hiện đại, thiên về tính hư cấu, cốt truyện phức tạp hơn, khắc họa bản chất, tâm hồn con người sâu sắc va tinh tế hơn truyện ngắn trung đại. Một trong những tác phẩm mở đầu cho truyện ngắn hiện đại là “ SỐNG CHẾT MẶC BAY” mà hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu chung
GV giới thiệu chân dung tác giả
? Qua phần chuẩn bị bài ở nhà em hãy nêu những hiểu biết của mình về tác giả?
GV giới thiệu chân dung tác giả
Gv: Truyện ngắn của ông thiên về phản ánh cuộc sống XH theo hướng hiện thực chủ nghĩa.
+ Tố cáo CĐTD nửa PK: ở thành thị là đồng tiền và lối sống cá nhân tư sản phá hoại hạnh phúc gia đình, gây rối bừa bãi, lừa đảo. Ở nông thôn là lối sống của người nông dân khốn khổ, bấp bênh vì lụt lội đói kém và vì nạn tham quan coi rẻ mạng người. Tiêu biểu nhất là TP “ Sống chết mặc bay”
-TP chính: 
+ Bực mình ( 1914)
+ Con người sở Khanh( 1919)
+ Nước đời lắm lỗi ( 1919) 
? TP ra đời khi nào?
Viết 7/ 1918 đăng trên tạp chí Nam Phong
? Trong nền VHHĐ VN nó có vị trí như thế nào?
-Là một trong những tp mở đầu cho khuynh hướng văn học hiện thực phê phán sau này.
? Theo em vì sao SCMB được coi là truyện ngắn hiện đại?
-Vì được viết bằng tiếng Việt hiện đại.Cách xây dựng nhân vật, cốt truyện, tư tưởng có điểm khác biệt so với truyện ngắn trung đại.
+ Truyện trung đại được viết bằng chữ Hán, thiên về chuyện người thật việc thật, cốt truyện đơn giản thường mang mục đích giáo huấn.
+Truyện Hiện đại viết bằng văn xuôi hiện đại có tính chất hư cấu, cốt truyện phức tạp hơn, hướng vào khắc họa hình tượng NV, phản ánh mối quan hệ nhân sinh, đời sống tâm hồn của con người.
GV mở rộng: Truyện ngắn là một thể loại VH. Thường là các câu chuyện kể bằng văn xuoi và có xu hướng ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa. Thường tập trung vào 1 tình huống chủ đề nhất định. Truyện ngắn thì gây cho người đọc một cái nút, một khúc mắc cần giải đáp. Cái nút đó càng ngày càng thắt lại đến đỉnh điểm thì đột ngột cởi tung ra, khiến người đọc hả hê, hết băn khoăn.
Hoạt động 2: Đọc hiểu VB
GV HD HS đọc phân Vai
1.Quan phụ mẫu: hách dịch, nạt nộ
2.Thầy đề, lính lệ: Khúm núm
3.Người nhà quê: sợ sệt ngắt quãng
4.Dẫn chuyện: nhỏ nhẹ, lưu loát, có sự đổi giọng mỉa mai và nhấn mạnh các từ ngữ miêu tả.
? Kể tóm tắt truyện? 
( kể theo trình tự các sự kiện chính bỏ hết đối thoại của các nhân vật, chuyển thành ngôi thứ 3) 
GV : Tóm tắt
“ Nước lũ tràn về ngập sông Nhị Hà-> nguy cơ vỡ đê đang đến gần. Dân chúng hàng trăm con người đang vật lộn dưới mưa tầm tã để hộ đê, bảo vệ tính mạng, tài sản. Trong lúc đó quan huyện và bọn nha lệ có nhiệm vụ hộ đê, đang vui cuộc tổ tôm trong đình. Quang cảnh rất là trang nghiêm, quan phụ mẫu uy nghi chiếm chệ. Đồ dùng của mang theo thì xa hoa đài các. Thầy trò quan phụ mẫu say mê vui vẻ trong bài tổ tôm không hề biết đến tình cảnh của người dân. Và rồi đê vỡ đúng lúc quan ù to trong niềm vui sướng tột cùng.”
? Nhìn vào nhan đề khiến em liên tưởng đến thành ngữ nào?
-“Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”
? Từ đó em hãy cho biết ý nghĩa nhan đề?
Nhan đề: khắc họa bản chất vô thường trách nhiệm ích kỉ, coi thường tính mạng, tài sản của người dân của quan lại, chúng đúng là vô nhân tính.
? Em biết gì về sông Nhị Hà?
GV: phòng tuyến s.Nhị Hà nay thuộc phòng tuyến đê s.Hồng. Đây là phòng tuyến đê trọng yếu của ĐBBB từ xưa đến nay. Vì thế việc hộ đê trong mùa lũ là vấn đề cấp thiết được đặt lên hàng đầu.
? HS giải thích:dân phu và quan phụ mẫu?
SGK
? Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
-Tự sự
? Ngoài ra tác giả còn SD PTBĐ nào khác?
Miêu tả+biểu cảm+ nghị luận
Truyện hấp dẫn sinh động, có sự gợi tả gợi cảm.
? Xác định bố cục và nội dung từng phần?
Phần1: từ đầu- hỏng mất: cảnh đê sắp vỡ và sự chống đỡ của người dân
Phần2: Tiếp- điều này: cảnh trong đình trước khi đê vỡ.
Phần3: còn lại: cảnh đê vỡ
Gv cho HS quan sát hai bức tranh trong SGK
? Hai bức tranh minh họa điều gì?
Bức 1: Cảnh nhân dân hộ đê
Bức 2: cảnh quan phủ và nha lệ đánh tổ tôm trong khi hộ đê
? Nhận xét: so sánh 2 bức tranh thể hiện điều gì?
Cảnh ngoài trời >< trong nhà
Cảnh nhốn nháo >< bình tĩnh có kẻ hầu người hạ
Gv: Trong nghệ thuật, việc tạo ra những cảnh tượng hình ảnh, tính cách trái ngược nhau nhằm mục đích nhất định-> phép tương phản đối lập.
HS đọc định nghĩa SGK/81
Gv chuyển ý:Đây là hai mặt đối lập nhau trong tác phẩm chúng ta sẽ đi tìm hiểu mặt tương phản thứ 1
? Cảnh ND hộ đê diễn ra trong tình thế như thế nào?
-Thời gian: gần 1 giờ đêm
-Không gian: trời mưa tầm tã nước sông Nhị Hà dâng lên to
-Địa điểm: khúc đê làng X phủ X
? Em có nhận xét gì về thời gian: Gần 1 giờ đêm?
-Khuya khoắt, mọi người phải hộ đê trong 1 thời gian dài-> mệt mỏi, cảng thẳng 
? Tại sao tác giả ko nói đến 1 địa danh cụ thể mà lại dùng kí hiệu làng X phủ X?
Muốn người đọc hiểu câu chuyện không chỉ xảy ra ở một nơi mà còn ở rất nhiều nơi khác trong thời gian đó nó rất phổ biến-> tạo tính khái quát cao.
?Lúc này con đê đang ở trong tình thế như thế nào?
“ xem chùng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất” -> nguy nan, khẩn cấp
? cảnh tượng hộ đê miêu tả qua những âm thanh, chi tiết nào? em có nhận xét gì?
Thiên nhiên
Con người
-Trời mưa tầm tã, nước lên to quá
-Trời vẫn mưa tầm tã, dưới sông nước cứ cuồn cuộn bốc lên
=> Thiên nhiên hung dữ
-Kẻ thuổng, người cuốc, kẻ đội đất, vác tre, nào đắp cừ, bì bõm dưới bùn lầy, lướt thướt như chuột.
-Trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi , tiếng người xao xác mệt lừ...
=> Yếu ớt, kiệt sức
? Nhận xét gì về cách miêu tả và khắc họa cảnh tượng của tác giả?
-Tả thực với cac động từ mạnh, tính từ nối nhau: Tầm tã, to, vỡ, giữ gìn, cuối, đôi, vác đắp cừ.
- Từ láy gợi tả: bì bõm lướt thướt, tầm tã, cuồn cuộn, xao xác
-So sánh: “ người nào người ấy lướt thướt như chuột lột”
=> người đọc như trực tiếp nghe thấy nhìn thấy và đang sống trong chính cảnh tượng đó
? với cảnh tượng đó thái độ của người dân như thế nào?
-Nhốn nháo, căng thẳng, hối hả, nhếch nhác, khẩn trương trong cảnh thiên tai dữ dội giáng xuống -> đe dọa tới tính mạng tài sản của họ
“ Hàng trăm nghìn con người, từ chiều tới giờ, hết sức giữ gìn” -> cố gắng
Sức người >< khó địch với sức trời
Thế đê >< không địch nổi sức nước
=>tình cảnh thảm
? Câu “Lo thay! Nguy thay!” Thuộc kiểu câu gì? Tác dụng?
-Câu cảm thán: bộ lộ cảm xúc của tác giả thương xót cho nỗi khổ của người dân
? Tác giả SD BPNT gì khi miêu tả? Hãy chứng minh?
Tăng cấp:
-Mưa tầm tã -> vẫn mưa tầm tã trút xuống
-Nước s.Nhị Hà lên to quá -> sông cuồn cuộn bốc lên
-Âm thanh ( tiếng trống, tiếng còi, tiếng người gọi nhau) mỗi lúc 1 ầm ĩ
-Sức người: mỗi lúc 1 đuối. Nguy cơ vỡ đê mỗi lúc 1 gần
Tương phản:
-Sự bất lực của sức người >< sức trời
-Sự yếu kém của thế đê >< sức nước 
? Qua đó tác giả muốn tô đậm điều gì?
-Sự bất lực của sức người trước thiên nhiên. Tác giả đã kết hợp ngòi bút tả thực với biểu cảm trữ tình, khéo léo kết hợp phép tương phản và phép tăng cấp, người đọc đến chứng kiến cảnh hộ đê vô cùng khó khăn và căng thẳng đến cực độ. Làm lay động lòng người, đánh thức lòng thương cảm ở mỗi con người.
Hoạt động 3: Luyện tập
? Cảnh tượng hộ đê gợi cho em suy nghĩa gì về cuộc sống của người dân lúc bấy giờ?
HS nêu cảm nhận cá nhân
I.giới thiệu chung
1.Tác giả
-Phạm Duy Tốn( 1883-1924)
-Là cây bút truyện ngắn suất sắc nhất ở nước ta khoảng 30 năm đầu TK XX
2. Tác phẩm
-Viết 7/1918 bằng chữ quốc ngữ
-Được coi là “ bông hoa đàu mùa” của truyện ngắn hiện đại Việt Nam
-Xuất xứ: Trích trong truyện ngắn Nam Phong
- Thể loại: truyện ngắn
II. Đọc hiểu văn bản
1.Đọc-chú thích
-Đọc
-Tóm tắt
-Nhan đề
-Chú thích
2.Kết cấu bố cục
-Phương thức biểu đạt: tự sự
-Bố cục: 3 phần
3.Phân tích
a.Cảnh đê sắp vỡ và sự chống đỡ của người dân
*Tình thế:
-Thời gian: gần 1 giờ đêm
-Không gian:mưa tầm tã nước lên to
-Địa điểm:làng X phủ X
->tình thế nguy nan khẩn cấp
*Không khí, cảnh tượng:
-Kẻ thuổng, người cuốc, kẻ đội đất, vác tre,...
-Trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi , tiếng người xao xác mệt lừ...
->tính từ,động từ dồn đập, liệt kê, hình ảnh so sánh.
=>Cảnh hộ đên nhốn nháo căng thẳng, khẩn trương nguy hiểm-> thiên tai đàn đe dọa sự sống của con người
=>Tương phản, tăng cấp
*Luyện tập
4.Củng cố
? Nếu cảm nhận của em sau khi chứng kiến cảnh tượng ND hộ đê?
? Em có suy nghĩ gì về cảnh Tượng ND hiện nay?
Hs: suy nghĩ, trả lời
5.Hướng dẫn về nhà
- Đọc kĩ VB, tóm tắt truyện
- Phân tích cảnh trong đình( quan phụ mẫu) và cảnh đê vỡ
E.Rút kinh nghiệm
- Thời gian: 
-Kiến thức:
-Phương pháp:
- Chuẩn bị của GV và HS:

File đính kèm:

  • docxBai_26_Song_chet_mac_bay.docx