Giáo án Ngữ văn 7 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 (Bản 3 cột)

II. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN

1. Giáo viên:

 - Phương pháp: Phân tích, bình giảng, nêu vấn đề, .

 - Đồ dùng dạy học:Tranh ảnh, tài liệu tham khảo, bảng phụ.

2. Học sinh:

SGK, vở ghi, vở soạn, đồ dùng dạy học

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC.

1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp.(1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

 - Tóm tắt ngắn gọn văn bản “ Cổng trường mở ra”

 - Phân tích diễn biến tâm trạng người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con?

3. Bài mới: (36’)

 Trong cuộc đời của mỗi con người – người mẹ có một vị trí hết sức quan trọng Mẹ là tất cả những gì thiêng liêng và cao cả nhất. Nhưng không phải ai cũng ý thức được điều đó, chỉ đến khi mắc những lỗi lầm ta mới nhận ra điều đó. Văn bản “Mẹ tôi” sẽ cho ta bài học như thế.

 

docx50 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 434 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 (Bản 3 cột), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HS: Tìm hiểu các chú thích
GV: Nhận xét, bổ sung
thích.
? Truyện viết về việc gì ? Ai là nhân vật chính ?
HS: Truyện viết về cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy khi bố mẹ li dị. Đây cũng là hai nhân vật chính của truyện.
? Vậy tại sao truyện lại có tên là “Cuộc ”?
GV gợi ý: Búp bê gợi cho em suy nghĩ gì? Chúng có biết chia tay thật không? Chúng mắc lỗi gì mà phải chia tay?
=> Những con búp bê vốn là đồ chơi của trẻ thơ, gợi lên thế giới trẻ em ngây thơ, ngộ nghĩnh, trong sáng, vô tội. Thành và Thủy cũng vậy, thế mà lại phải chia tay nhau.
? Văn bản gồm mấy phần, nêu nội dung từng phầ?
Hoạt động 2 : Đọc và tìm hiểu văn bản (25’)
Gv cho hs theo dõi lại phần 1 của văn bản
H: theo dõi
? Cảnh trước khi chia đồ chơi tác giả miêu tả như thế nào?
? Tâm trạng của hai anh em Thành – Thủy lúc đó ra sao? Tìm những chi tiết thể hiện tâm trạng của hai anh em?
?Tại sao Thành lại nghĩ về chuyện em vá áo cho mình?
Để nhớ về kỉ niệm về tình an hem và thương em hơn.
?Em có nhận xét gì về sự đối lập giữa cảnh và tâm trạng của hai anh em Thành – Thủy lúc này?
? Hai an hem Thành – Thủy chịu chia đồ chơi khi nào?
Khi mẹ giục đến lần thứ 3 mới chịu chia
? Tại sao hai an hem lại để mẹ giục đến lần thứ 3 mới chịu chia?
Vì cả hai đều muốn dành lại toàn bộ kỉ niệm cho người mình thương yêu. Đó cũng là thể hiện sự gắn bó của hai anh em, không muốn chia đồ chơi có nghĩa là không muốn xa rời.
? Khi Thành chia hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ ra hai bên, Thủy đã có những lời nói và hành động như thế nào?
-Giận dữ không muốn chia rẽ hai con búp bê
-Thương anh, rất bối rối
? Thái độ và hành động của Thành ra sao?
-chia búp bê, nhưng thương em lại đặt chúng gần nhau
-Nhường em cả
?Em có nhận xét gì về hành động và thái độ của hai an hem lúc này?
? Theo em, làm theses nào để giải quyết những mâu thuẫn này?
H: trình bày quan điểm, suy nghĩ
- Thành – Thủy không phải xa nhau -> bố mẹ hai em không li dị nữa.
? Đoạn Thành hồi tưởng Thủy bắt con búp bê Vệ Sĩ canh gác giác ngủ cho anh có ý nghĩ như thế nào?
Đó là hình ảnh tượng trưng cho tình yêu thương, gắn bó, quan tâm đến nhau trong lúc còn chung sống của hai anh em
? Qua những chi tiết vừa phân tích, em có nhận xét gì về tình anh em của Thành và Thủy?
GV: Nhận xét, chốt lại
I. ĐỌC – TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả, tác phẩm:
a. Tác giả:
 Khánh Hoài
- Sinh năm 1937, quê ở tỉnh Thái Bình
- Là nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại
- Sở trường : truyện ngắn
- Nhận giải thưởng quốc tế văn học viết về Quyền trẻ em
Cuộc chia tay của những con búp bê
b. Tác phẩm:
Truyện ngắn được trao giải nhì trong cuộc thi thơ - văn viết về quyền trẻ em 1992.
2. Đọc, tóm tắt, chú thích
 - Đọc.
- Tóm tắt.
- Chú Thích.
3.Nhan đề và bố cục văn bản
+ Nhân vật: hai anh em Thành, Thủy.
+ Ý nghĩa nhan đề: 
- Hình ảnh ẩn dụ :những con búp bê- những đứa trẻ vô tội nhưng lại phải chịu đựng nỗi đau mà người lớn gây ra.
- Tạo tình huống để người đọc theo dõi
4. Bố cục:
 3 phần
- P1: Từ đầu đến hiếu thảo như vậy. 
-> chia búp bê
- P2: Tiếp đến trùm lên cảnh vật.
 -> chia tay lớp học.
- P3: Còn lại.
 -> Cuộc chia tay của hai anh em. 
II. ĐỌC – TÌM HIỂU CHI TIẾT.
1. Thành Thủy chia đồ chơi và búp bê
a. Trước khi chia đồ chơi
- Cảnh vật: vui tươi, sôi động.
- Tâm trạng hai đứa trẻ
+ Thủy: buồn đau, tuyệt vọng
+ Thành: Thương em, nhớ về chuyện em vá áo cho mình, buồn không muốn chia tay
* Nghệ thuật : Đối lập cảnh – tấm trạng
-> Gợi cảm giác xót xa trong lòng người đọc
b. Khi chia đồ chơi
- Hành động, thái độ của Thủy: Giận dữ, bối rối
- Hành động và thái độ của Thành: Chia búp bê, thương em, nhường em cả 
-> Đầy mâu thuẫn
=> tình anh em keo sơn, gắn bó đầy cảm động.
Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực cảm thụ thẩm mỹ
Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực cảm thụ thẩm mỹ, năng lực hợp tác, năng lực sang tạo
4. Củng cố (2’)
	Khái quát lại toàn bộ nội dung tiết dạy.
5. Hướng dẫn về nhà (1’)
 	Tìm hiểu phần còn lại
Ngày soạn: 21/8/2019
Ngày dạy: 24/8/2019
TUẦN 2
Tiết 6 – Bài 2
Văn bản
CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ
(Khánh Hoài)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 1. Kiến thức: 
- ThẤY được tình cảm chân thành, sâu nặng của hai an hem Thành – Thủy
- Cảm nhận được nỗi đau đớn, xót xa của những bạn nhỏ chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh.
- Hiểu nghệ thuật kể chuyện theo ngôi thứ nhất với các chi tiết thể hiện tâm trạng nhân vật
- chú ý sự sáng tạo bố cục và cách chuyển mạch trong văn bản như là yếu tố nghệ thuật.
 2. Kĩ năng: 
Rèn kỹ năng kể chuyện theo ngôi thứ nhất
3. Thái độ:
Biết thong cảm và sẻ chia với những người bạn có hoàn cảnh gia đình bất hạnh
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Giáo viên: Giáo án. Sgk, tài liệu, tranh ảnh, đồ dung dạy học.
Học sinh: Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK, đồ dung học tập. 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
 1. Ổn định (1’) : Kiểm diện sĩ số học sinh
 2. Bài cũ (5’) 
? Nêu sự việc, nhân vật, ngôi kể trong truyện “ Cuộc chia tay của những con búp bê”?
?Em có nhận xét gì về tình anh em của Thành và Thủy trong cuộc chia búp bê?
 3. Bài mới (36’)
Ở tiết học trước, các em đã tìm hiểu hoàn cảnh éo le của hai anh em Thành và Thủy. Bố mẹ li dị, hai anh em dù không muốn nhưng vẫn phải chia lìa nhau. Có nhiều lí do khiến hai anh em đau khổ nhưng có lẽ điều khiến cho cuộc chia li trở nên lưu luyến, bịn rịn và đẫm nước mắt ấy là vì Thành, Thủy vốn là hai đứa trẻ rất mực thương yêu nhau. Tiết học này, cô trò chúng ta cùng tìm hiểu nỗi đau khổ của hai anh em và tình cảm nhân hậu, vị tha, yêu thương tha thiết mà họ dành cho nhau.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
PTNL
* HOẠT ĐỘNG 1: GV hướng dẫn hs tìm hiểu nỗi đau khổ của hai anh em (30’)
? Các bạn thủy có thái độ như thế nào khi cô giáo thông báo về tình hình gia đình của Thủy?
Ngạc nhiên 
? Thái độ đó thể hiện tình cảm bạn bè như thế nào?
Thông cảm với nỗi bất hạnh của Thủy
? Thái độ đó bộc lộ rõ nhất qua chi tiết nào? Hãy tìm những chi tiết nói lên thái độ ấy?
Thủy không nhận sổ bút:
Sửng sốt, tái mặt, nước mắt giàn giụa, khóc mỗi lúc một to hơn
? Vì sao Thủy không nhận sổ bút?
Vì Thủy sẽ không được đi học nữa
? Cảm nghĩ của em về chi tiết này?
Thủy phải chịu nỗi đau quá lớn, bố mẹ chia tay nhau, anh em bị chia lìa, phải thất học, phải đi làm kiếm sống
GV: Bình:
Nỗi đau mà Thủy phải chịu đựng quả là quá lớn, khiến các thầy cô giáo, bạn bè của Thủy phải xót xa. Nó cũng làm cho chúng ta cảm thấy xót đau vô hạn. Chẳng nhẽ bố mẹ Thủy, chẳng nhẽ những bậc làm cha làm mẹ rơi vào hoàn cảnh giống như vậy lại không có một chút xúc động nào sao?
? Em hãy giải thích tại sao khi dắt Thủy ra khỏi trường, tâm trạng của Thành lại kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trumg lên cảnh vật?
GV: chốt
Diễn biến tam lí được tác giả miêu tả rất chính xác, nó làm tăng thêm nỗi buồn sâu thẳm, nỗi thất vọng bơ vơ của nhân vật, càng làm tăng nỗi xót xa trong lòng người đọc.
? Trong cảnh Thành – Thủy chia tay nhau, em thấy chi tiết nào làm em cảm động nhất? Vì sao?
? Qua đó em cảm nhận được điều gì?
Hoạt động 2: Hướng dẫn tổng kết (5’)
? Qua truyện em thấy những ý nghĩa to lớn nào?
? So với truyện dân gian trung đại, em thấy truyện này có gì đặc sắc Về trình tự kể? Cách kể? Nghệ thuật miêu tả?
II. ĐỌC – TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Thành Thủy chia đồ chơi và búp bê
2. Thủy chia tay cô giáo và lớp học.
- Thái độ của cô giáo và bạn bè:
- Đau xót, cảm thông với nỗi bất hạnh của Thủy
Thủy không nhận bút và sổ
Thủy không còn được đi học nữa (Mất quyền cơ bản của trẻ em)
- Cảnh vật khi hai anh em rời khỏi lớp: Tươi đẹp
- > Đau xót, thương tâm cực độ
3. Thành – Thủy chia tay nhau.
Thủy đặt con búp bê Vệ Sỹ, con búp bê Em Nhỏ lại để nó gác đêm cho anh
Thủy nhắc anh khi nào áo rách em sẽ vá cho
- > Thủy là cô bé ngoan ngoãn và giàu lòng nhân hậu
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung
Ca ngợi tình cảm anh em: dù trong hoàn cảnh nào cũng yêu thương, gắn bó với nhau
Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng
Lên án một thực tế xã hội hiện đại: hiện tượng ly hôn và hậu quả nghiêm trọng của nó
2. Nghệ thuật
Mở truyện đột nggotj hấp dẫn
Có sự kết hợp quá khứ và hiện tại
Miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc kết hợp với cảnh
Chi tiết tiêu biểu, gợi cảm
Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực cảm thụ thẩm mỹ, năng lực hợp tác, năng lực sang tạo
Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực cảm thụ thẩm mỹ, năng lực hợp tác, năng lực sang tạo
4. Củng cố (2’)
Khái quát toàn bộ nội dung bài học.
5. Hướng dẫn về nhà (1’)
- Nắm nội dung chính và nét nghệ thuật trong văn bản.
- Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về tình cảm của hai anh em Thành – Thủy.
- Chuẩn bị bài “Bố cục trong văn bản”. 
..
Ngày soạn:21/08/2019
Ngày dạy:24/08/2019 
TUẦN 2
Tiết 7 – Bài 2
Tập làm văn:
BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 1. Kiến thức: 
- Hiểu được tầm quan trọng và yêu cầu của bố cục trong văn bản; trên cơ sở đó, có ý thức xây dựng bố cục khi tạo lập văn bản.
- Bước đầu xây dựng được những bố cục rành mạch, hợp lí cho các bước làm.
Tác dụng của việc xây dựng bố cục 
 2. Kĩ năng: 
	- Nhân biết, phân tích bố cục trong văn bản.
	- Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc - hiểu văn bản, xây dựng bố cục trong một văn bản nói (viết) cụ thể.
 3. Thái độ: 
 	Nghiêm túc thực hiện.
4. Năng lực:
 Năng lực sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề, tự quản, hợp tác, sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- GV: giáo án. Sgk, chuẩn kt-kn
	- HS: sgk, bài soạn, tập ghi 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
 1. Ổn định lớp (1’) 
 2. Bài cũ (5’)
 ? Thế nào là liên kết trong vb
 ? Muốn 1 vb có tính liên kết người viết phải ntn?
 3. Bài mới (35’)
Trong những năm học trước , các em đã được làm quen với công việc xây dựng dàn bài, Dàn bài lại là chính kết quả, hình thức thể hiện của bố cục. Vì thế bố cục trong vb không phải là một vấn đề hoàn toàn mới mẻ đối với chúng ta. Tuy nhiên trên thực tế, vẫn có rất nhiều học sinh không qua tâm đến bố cục, và rất ngại xây dựng bố cục trong lúc làm bài. Vì vậy bài học hôm nay sẽ học ta thấy rõ tầm quan trọng của bố cục trong văn bản, bước đầu giúp ta xây dựng được bố cục rành mạch, hợp lí.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
PTNL
* Hoạt động 1: Tìm hiểu bố cục và những yêu cầu về bố cục trong văn bản (10’)
? nhắc lại bố cục của văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”
HS: Nhắc lại
? Em muốn viết một lá đơn để xin ra nhập đội TNTPHCM, hãy cho biết trong lá đơn ấy cần ghi những nội dung gì ?
 Tên , tuổi , nghề nghiệp .
Nêu yêu cầu , nguyện vọng , lời hứa
? Những nội dung trên được sắp xếp theo một trật tự ntn?
Theo trật tự trước sau một cách hợp lí, chặt chẽ, rõ ràng.
? Em có thể tuỳ tiện thích ghi nd nào trước cũng được không? Ví dụ có thể viết lí do trước sau đó mới viết tên được không?
HS: Phát biểu.
? Từ đó em thấy bố cục một vb cần đạt những yêu cầu gì để người đọc có thể hiểu được vb đó ? (
HS: Dựa vào ghi nhớ trả lời.
* Hoạt động 2:Yêu cầu đối với bố cục trong văn bản (15’)
GV: Gọi HS đọc câu chuyện trong phần 2
Chú ý câu chuyện thứ nhất
? Đọc câu chuyện này lên ta thấy nội dung được sắp xếp ntn so với văn bản kể trong sách Ngữ văn 6?
 Lộn xộn (chuyện xảy ra sau lại kể trước) so với văn bản trong SGK.
=> truyện không có bố cục rõ ràng.
Gọi HS đọc câu chuyện thứ 2 – vốn là một truyện cười.
? Cách kể ở câu chuyện thứ hai đã thể hiện đúng tính chất của truyện cười chưa? Vì sao? 
Câu chuyện kể theo cách trên không nêu bật được ý phê phán, không còn buồn cười nữa.
GV chốt ý: 
Cả hai câu chuyện đều không có bố cục rõ ràng vì không kể theo trình tự hoặc không đạt mục đích thể hiện.
? Vậy trong văn bản, bố cục phải như thế nào ?
GV: đảm bảo các yêu cầu đó, bài văn của các con sẽ có bố cục mạch lạc, hợp lí. 
Gv : Khái quát nội dung và yêu cầu hs nêu tên 3 phần của văn bản..định hướng : Nói như vậy là không đúng vì qua bảng hệ thống đã điền vào nd thích hợp và qua sự lập luận về 1 bố cục rành mạch như trên , ta thấy rõ sự phân biệt giữa các đoạn , phần . Có như thế bố cục mới đạt yêu cầu :
 * GV khái quát lại bài, HS đọc ghi nhớ
I. BỐ CỤC VÀ NHỮNG YÊU CẦU VỀ BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN
1. Bố cục của văn bản
 VD: 
Một lá đơn xin gia nhập Đội
- Tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp của người viết đơn
- Yêu cầu, nguyện vọng, lời hứa
® Các nội dung được sắp xếp theo một trình tự , 1 hệ thống rành mạch, hợp lí 
Bố cục là bố trí, sắp xếp các phần, các đoạn theo một trình tự, một hệ thống rành mạch, hợp lý.
2. Những yêu cầu về bố cục trong văn bản .
- Nội dung trong văn bản phải thống nhất chặt chẽ với nhau, giữa chúng phải có sự phân biệt rạch ròi 
- Trình tự sắp xếp các phần các đoạn phải giúp cho người viết (nói) dễ dàng đạt được mục đích giao tiếp.
3. Các phần của bố cục 
3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài mỗi phần có một nhiệm vụ riêng 
Năng lực giao tiếp Tiếng Việt, năng lực giải quyết vấn đề.
Năng lực giao tiếp Tiếng Việt, năng lực giải quyết vấn đề.
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập (10’)
Gv : Hướng dẫn hs thực hiện các bài tập trong sgk.
II. LUYỆN TẬP 
Bài tập 2 : 
- Mb: Từ đầu  khóc nhiều 
- Tb: Tiếp theo ..đi thôi con 
- Kb: Còn lại 
Bố cục đã rành mạch hợp lí 
Bài tập 3: Chưa rành mạch hợp lí vì các điểm 1,2,3 ở phần thân bài mới chỉ kể lại việc học chứ chưa phải là trình bày kinh nghiệm học tốt . Trong đó điểm 4 lại không phải nói về việc học.
Năng lực giao tiếp Tiếng Việt, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo
4. Củng cố (2’)
	Khái quát lại toàn bộ nội dung tiết dạy.
5. Hướng dẫn về nhà (1’)
- Học thuộc phần ghi nhớ, nắm vững nội dung bài
- Hoàn thành các bài tập còn lại
- Xem trước bài: “Mạch lạc trong văn bản”
Ngày soạn:24/08/2019
Ngày dạy:27/08/2019 
TUẦN 2 
Tiết 8 – Bài 2
Tập làm văn:
MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 1. Kiến thức: 
- Có những hiểu biết bước đầu về mạch lạc trong VB và sự cần thiết phải làm cho VB có mạch lạc 
- Vận dụng kiến thức về mạch lạc trong VB vào đọc - hiểu văn bản và thực tiễn tạo lập VB viết, nói
- Mạch lạc trong văn bnả và sự cần thiết của mạch lạc trong văn bản.
- Điều kiện cần thiết để văn bản có tính mạch lạc.
 2. Kĩ năng:
 Rèn kĩ năng nói, viết mạch lạc
 3. Thái độ: 
 	Nghiêm túc thực hiện.
4. Năng lực:
	Năng lực giao tiếp Tiếng Việt, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Giáo viên:
- Phương pháp: Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm.
- DĐH: Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo, đồ dùng trợ giảng
2. Học sinh: 
SGK, vở ghi, vở bài tập, đồ dùng học tập
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
 1. Ổn định (1’)
 2. Bài cũ (5’)
 ? Bố cục của vb là gì ?
 ? Một bố cục như thế nào được gọi là rành mạch và hợp lí ?
	 cho vd minh hoạ .
 3. Bài mới (36’)
	Nói đến bố cục là nói đến sự sắp đặt, sự phân chia nhưng vb lại không thể không liên kết. Vậy làm thế nào để các phần, các đoạn của 1 vb vẫn được phân cách rành mạch mà lại không mất đi sự liên kết chặt chẽ với nhau? Để làm được điều đó thì cô cùng các em tìm hiểu tiết học này.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
PTNL
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự mạch lạc trong VB.(10’) 
GV: Yêu cầu hs đọc ví dụ trong sgk.
? Khái niệm mạch lạc trong vb có được dùng theo nghĩa đen không?
HS: Không
? Nội dung của khái niệm mạch lạc trong vb có hoàn toàn xa rời với nghĩa đen của từ mạch lạc không ?
Vẫn dựa trên nghĩa đen của từ mạch lạc.
? Vậy sự mạch lạc là gì? Mạch lạc có vai trò như thế nào đối với văn bản?
Mạch lạc là sự thông suốt, liên tục, không đứt quãng. Một văn bản không thể thiếu sự mạch lạc.
GV: Chốt
Mạch lạc trong văn bản là sợi dây thong suốt các câu, các đoạn, các phần trong văn bản sao cho chúng cùng hướng về một ý nghĩa, mục đích nào đó.
Trong thơ văn, mạch lạc còn được gọi là mạch văn, mạch thơ, mạch cảm xúc.
* Hoạt động 2: Các điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc(10’)
GV: Yêu cầu học sinh chú ý phần 2 
? Hãy cho biết toàn bộ tình tiết, chi tiết trên xoay quanh sự việc chính nào trong truyện?
Mọi chi tiết đều xoay quanh sự việc chia tay. (bố mẹ chia tay, hai an hem Thành, Thủy chia tay, các con búp bê chia tay, bạn bè, thầy trò chia tay.
? Sự chia tay và những con búp bê đóng vai trò gì trong truyện? Hai anh em Thành và Thuỷ có vai trò gì trong truyện?
Sự chia tay của những con búp bê và của hai an hem Thành, Thủy thể hiện chủ đề tư tưởng của truyện.
? Từ đây em hãy cho biết, điều kiện đầu tiên để văn bản có tính mạch lạc
GV: Trong văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê có đoạn kể việc hiện tại, có đoạn kể việc quá khứ, có đoạn kể việc ở nhà, có đoạn kể việc ở trường, có đoạn kể chuyện hôm nay, có đoạn kể chuyện sáng mai.
? Hãy cho biết các đoạn ấy được nối với nhau theo mối liên hệ nào trong các mối liên hệ dưới đây: Liên hệ thời gian, không gian, liên hệ tâm lí, liên hệ ý nghĩa? 
HS: Các đoạn được kể theo diễn biến tâm lí của Thành.
? Như vậy theo em điều kiện thứ hai để có mạch lạc trong văn bản là gì? 
Gv : Gọi 1 hs thực hiện phần ghi nhớ.
HS đọc điểm thứ 2 trong phần ghi nhớ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập(15’)
Gv :Yêu cầu hs đọc bài tập 1 
? Nêu yêu cầu của bài tập 1? (HSTLN)
+ Ý chủ đạo xuyên suốt toàn đoạn văn là: sắc vàng trù phú, đầm ấm của làng quê vào mùa đông, giữa ngày mùa. Ý tứ ấy được dẫn dắt theo một dòng chảy hợp lí, phù hợp với nhận thức của người đọc.
 - Câu đầu giới thiệu bao quát về sắc vàng trong thời gian. 
 - Hai câu cuối: là nhận xét cảm xúc về màu vàng. 
 - Một trình tự với 3 phần nhất quán và rõ ràng như thế đã làm cho mạch văn thông suốt và bố cục các đoạn văn trở nên mạch lạc. 
? Bài tập 2 yêu cầu chúng ta phải làm gì ? 
 Ý chủ đạo của câu chuyện xoay quanh việc chia tay của 2 đứa trẻ và 2 con búp bê  do đó, làm mất sự mạch lạc của câu chuyện .
1. Mạch lạc trong văn bản 
Là sự thông suốt, liên tục, không đứt quãng.
® Văn bản rất cần sự mạch lạc. 
2. Các điều kiện để một vb có tính mạch lạc 
- Các phần các đoạn, các câu trong vb đều biểu hiện một đề tài, chủ đề chung xuyên xuốt. 
- Các phần, các đoạn, các câu được nối tiếp theo một trình tự rõ ràng hợp lí. Trước sau hô ứng nhau làm cho chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc, người nghe.
* Ghi nhớ : sgk/ 32 
II. LUYỆN TẬP 
* Bài tập 1 /32,33 
*Bài tập 2 : 
Năng lực giao tiếp Tiếng Việt, năng lực giải quyết vấn đề.
Năng lực giao tiếp Tiếng Việt, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác.
Năng lực giao tiếp Tiếng Việt, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác
4. Củng cố
	Khái quát lại toàn bộ nội dung tiết dạy.
5. Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc phần ghi nhớ, nắm vững nội dung bài
- Hoàn thành các bài tập còn lại
- Soạn bài: “Ca dao- dân ca: Những câu hát về tình cảm gia đình.
.........................................................
Ngày soạn: 26/8/2019
Ngày dạy: 29/8/2019
TUẦN 3 
Tiết 9 – Bài 3
Văn bản
CA DAO, DÂN CA
NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: 
- Hiểu được khái niệm dân ca, ca dao 
 - Nắm được giá trị tư tưởng, nghệ thuật của những câu ca dao, dân ca về tình cảm gia đình bài 1,4 ( Giảm tải bài 2,3)
2. Kĩ năng: 
 - Đọc hiểu và phân tích ca dao, dân ca trữ tình.
 - Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh,ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình về tình cảm gia đình.
3. Thái độ:
- Yêu thương, gắn bó, biết ơn cha mẹ, anh chị em trong gia đình, quê hương, đất nước
4. Năng lực:
Năng lực giao tiếp Tiếng Việt, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo, năng lực cảm thụ thẩm mỹ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Giáo viên:
- Phương pháp: Giải quyết vấn đề, vấn đáp, phân tích, bình, hợp tác nhóm.
- DĐH: Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo, đồ dùng trợ giảng
2. Học sinh: SGK, vở ghi, vở bài tập, đồ dùng học tập
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
 ? Tóm tắt truyện “ Cuộc chia tay của những con búp bê” ?
 ? Nêu ý nghĩa truyện ?
3. Bài mới (36’)
	Đối với tuổi thơ mỗi người V

File đính kèm:

  • docxGiao an hoc ki 1_12836778.docx