Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 106: Sống chết mặc bay (tt) - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Hạnh Dung
GV: Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả và dụng ý của tác giả?
HS: Nghệ thuật tăng cấp được vận dụng vào việc miêu tả độ đam mê tổ tôm gắn với bản chất vô trách nhiệm, vô lương tâm của tên quan phủ mỗi lúc một tăng. Mê bài bạc do không trực tiếp chứng kiến cảnh hộ đê của dân, khi trước sân đình, mưa đổ xuống mỗi lúc một nhiều mà coi như không biết gì thì độ mê bài bạc quá lớn. Đến khi người dân phu vào báo tin đê vỡ vẫn thờ ơ, lại lên giọng quát nạt rồi quay lại tiếp tục đánh tổ tôm cho đến lúc “Thông tôm, chi chi nảy” trong một niềm vui sướng cực độ và mất nhân tínhàBộ lộ chân tướng tên quan vô trách nhiệm.
GV: Có người khẽ nói: Dễ có khi đê vỡ! Mặc kệ! àNgài dở ván bài.
Này, này , nước sông dù nguy, không bằng nước bài cao thấp; Một nước bài cao, bằng mấy mươi đê lở, ruộng ngập!
Tiết CT: 106 Tuần CM: 28 Ngày dạy: SỐNG CHẾT MẶC BAY (tt) Phạm Duy Tốn Hướng dẫn đọc thêm: NHỮNG TRÒ LỐ HAY LÀ VA-REN VÀ PHAN BỘI CHÂU Nguyễn Ái Quốc (Tích hợp: Rèn kỹ năng sống) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Sơ giản về tác giả Phạm Duy Tốn. - Hiện thực về tình cảnh khốn khổ của nhân dân trước thiên tai và sự vô trách nhiệm của bọ quan lạ dưới chế độ cũ. - Những thành công nghệ thuật của truyện ngắn Sống chết mặc bay- một trong những tác phẩm được coi là mở đầu cho thể loại truyện ngắn Việt Nam hiện đại. - Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện nghịch lí. 2. Kỹ năng: - Đọc- hiểu một truyện ngắn hiện đại đầu thế kỉ XX. - Kể tóm tắt truyện. - Phân tích nhân vật, tình huống truyện qua các cảnh đối lập- tương phản và tăng cấp. 3. Thái độ: -.Giáo dục thái độ đúng đắn về cái thiện và cái ác. - Tích hợp: Rèn kỹ năng sống: Có trách nhiệm đối với sự khổ cực của những người đang gặp khó khăn. II. CHUẨN BỊ: Đối với giáo viên: Tranh minh họa, SGK, giáo án. Đối với học sinh: - Học bài và soạn bài theo hướng dẫn của GV ở tiết trước. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: Ổn định tổ chức và kiểm diện: 7A: 7C: 2. Kiểm tra miệng: * Câu hỏi kiểm tra bài cũ: Hãy kể tóm tắt và nêu bố cục truyện Sống chết mặc bay? (8đ) Đáp án: - Tóm tắt truyện: Truyện ngắn này xảy ra ở Bắc bộ, vào lúc một giờ đêm, nước sông Nhị Hà lên to quá, khúc đê X thuộc phủ X chuẩn bị vỡ. Dân phu kể hàng trăm con người rất lo sợ khúc đê này hỏng nhưng trong đình, đèn thắp sáng trưng, nh lệ, lính tráng, kẻ hầu người hạ cho “quan phụ mẫu” đánh tổ tôm. Trước tin nguy cấp đê vỡ, quan phụ mẫu cùng nha lại tiếp tục đánh tổ tôm mà thờ ơ trước cảnh tượng nhốn nháo, lo sợ của dân chúng đang ra sức hộ đê. Cuối cùng khúc đê ấy vỡ, nhân dân lâm vào tình cảnh “nghìn sầu muôn thảm”. (4đ) - Bố cục: 3 phần. (1đ) + Đoạn 1: Từ đầu đến “Khúc đê này hỏng mất” : Nguy cơ vỡ đê và sự chống cự tuyệt vọng của dân phu. (1đ) + Đoạn 2: “Ấy, lũ con dân đang chân lấm tay bùn” đến “Điếu mày!” : Cảnh quan phủ cùng lũ nha lại đánh tổ tôm trong khi “đi hộ đê”. (1đ) + Đoạn 3: Phần còn lại: Cảnh đê vỡ, nhân dân lâm vào tình trạng thảm sầu. (1đ) * Câu hỏi kiểm tra các nội dung tự học: Cảnh dân phu vất vả hộ đê và cảnh quan phụ mẫu nhàn nhã hưởng lạc đã được tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? Giới thiệu tên tác giả văn bản “ Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu”? (2đ) Đáp án: - Cảnh dân phu vất vả hộ đê và cảnh quan phụ mẫu nhàn nhã hưởng lạc đã được tác giả sử dụng biện pháp tu từ: đối lập, tương phản và tăng cấp. (1,5đ) -Tác giả văn bản “ Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” là Nguyễn Ái Quốc. (0,5đ) 3. Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG 1: Vào bài (1 phút) Từ những hình ảnh đối lập, tương phản giữa cảnh dâp phu vất vả hộ đê với cảnh quan phụ mẫu cùng bọn nha lại nhàn nhã trong đình chúng ta đã tìm hiểu ở tiết trước, chúng ta thấy ngòi bút tác giả đã làm nổi bật hình ảnh tên quan phụ mẫu thờ ơ, vô trách. Vậy tác giả đã miêu tả những gì về hắn? Và bằng giọng văn như thế nào? Chúng ta tiếp tục đi vào tìm hiểu. HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS đọc- tìm hiểu văn bản (tiếp theo). (10 phút) Bước 1:Hướng dẫn HS tìm hiểu cảnh quan lại đánh tổ tôm trong đình: Gọi HS đọc lại đoạn 2. GV: Hãy cho biết địa điểm của đình được giới thiệu như thế nào? HS: Đình ở trên mặc đê, cao mà vững chãi . GV: Quang cảnh trong đình được miêu tả thế nào? HS: Đèn thắp sáng trưng, nha lệ lính tráng đi lại rộn ràng. GV: Em hãy cho biết không khí trong đình lúc này thế nào? HS: Tĩnh mịch, trang nghiêm, nhàn nhã, nguy nga, đường bệ GV:Con người ở đây gồm có những ai? HS: Thầy đề, đội nhất, thông nhì, quan phụ mẫu, chánh tổng. GV: Ở đoạn này tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng của nghệ thuật này? HS: Nghệ thuật liệt kê→ Phê phán lũ quan lại sâu mọt. GV: Qua truyện, hãy cho biết ai là người trung tâm đi xuyên suốt câu chuyện? HS: Quan phụ mẫu. *GV: Hình ảnh tên quan phụ mẫu là hình ảnh xuyên suốt, tạo nên kịch tính và đưa những tình tiết trong truyện lên đến đỉnh điểm. GV: Hình ảnh tên quan lớn được tác giả khắc họa qua những chi tiết nào ? HS: Dáng ngổi uy nghi chễm chện, lời nói hách dịch “Điếu mày”, thờ ơ vô trách nhiệm và cảnh tượng kẻ hầu, người hạ.( Trên sậpđiếu đóm) GV: Đồ dùng xung quanh quan lớn như thế nào? HS: Bên cạnh ngài, bát yến hấp đường phèn để trong khay khảm,trap đồi mồi hình chữ nhật để mở,nào là ngăn bạc, trầu vàng cao đậu, rễ tía, GV: Sự đam mê tổ tôm và quang cảnh trong đình cho thấy quan lớn là người như thế nào? HS: Thích hưởng thụ, thờ ơ, vô tâm GV: Khi có người dân báo vỡ đê thì thái độ của quan lớn và nha lại như thế nào? HS: Nha lại: nôn nao, sợ hãi,giật nẩy mình nhưng vẫn nghe lời quan lớn tiếp tục đánh bài. Quan lớn: Cáu gắt, đe dọa, và điềm nhiên tiếp tục ván bài.( mặc kệ!, đê vỡ tao cách cổ chúng mày, đuổi nó ra, bỏ tù) GV: Ở đoạn 2, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? HS: Nghệ thuật tăng cấp GV giảng thêm về nghệ thuật tăng cấp: Tăng cấp là lần lượt đưa thêm các chi tiết và chi tiết sau phải cao hơn chi tiết trước, qua đó làm rõ hơn bản chất của một sự việc, một hiện tượng muốn nói. GV: Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả và dụng ý của tác giả? HS: Nghệ thuật tăng cấp được vận dụng vào việc miêu tả độ đam mê tổ tôm gắn với bản chất vô trách nhiệm, vô lương tâm của tên quan phủ mỗi lúc một tăng. Mê bài bạc do không trực tiếp chứng kiến cảnh hộ đê của dân, khi trước sân đình, mưa đổ xuống mỗi lúc một nhiều mà coi như không biết gì thì độ mê bài bạc quá lớn. Đến khi người dân phu vào báo tin đê vỡ vẫn thờ ơ, lại lên giọng quát nạt rồi quay lại tiếp tục đánh tổ tôm cho đến lúc “Thông tôm, chi chi nảy” trong một niềm vui sướng cực độ và mất nhân tínhàBộ lộ chân tướng tên quan vô trách nhiệm. GV: Có người khẽ nói: Dễ có khi đê vỡ! Mặc kệ! àNgài dở ván bài. Này, này, nước sông dù nguy, không bằng nước bài cao thấp; Một nước bài cao, bằng mấy mươi đê lở, ruộng ngập! Bước 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu thái độ của tác giả đối với con người và sự việc xảy ra trong truyện. GV: Qua truyện có thể thấy thái độ của tác giả đối với sự việc xảy ra thế nào? Hs: Thái độ căm giận, lên án mạnh mẽ. GV: Hậu quả của viêc vô tâm, vô trách nhiệm của bọn quan lại là gì? HS: Đê vỡ, nước tràn lênh láng, nhân dân lâm vào tình cảnh “ nghìn sầu muôn thảm”. HOẠT ĐỘNG 3:Hướng dẫn HS tìm hiểu nghệ thuật và ý nghĩ văn bản. (5 phút) Bước 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu nghệ thuật văn bản. GV: Bằng thủ pháp tăng cấp, tác giả đã xây dựng lên một tình huống nghệ thuật đầy kịch tính, mức độ nguy cấp của tình huống ngày một tăng, tác giả đã đặt nhân vật vào đó để bộc lộ rõ thái độ của mình. GV cho HS xem lại hai bức tranh trong đình và ngoài đê để so sánh. Quan sát 2 bức tranh minh họa 2 nội dung của bài: Nếu coi đây là 2 bức tranh đời thực thì tác giả đã sử dụng rất thành công biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả? HS: Phép tương phản. -> Một bên cảnh người dân đang vật lộn căng thẳng, vất vả đến cực độ trước nguy cơ đê vỡ. Một bên là cảnh quan phủ cùng nha lại, chánh tổng nhàn nhã trong cuộc tổ tôm ngay trong khi họ đi hộ đê. GV:Cùng với phép tương phản, trong mỗi nội dung, tác giả sử dụng rất thành công biện pháp nghệ thuật tăng cấp làm nên sự thành công của tác phẩm. Bước 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa văn bản. GV cho thảo luận nhóm nhỏ (2 HS cùng bàn). GV: Nhà văn đã bộc lộ rõ niềm thương cảm chân thành của ông trước số phận bi thảm của quần chúng nhân dân, đồng thời cũng bộc thái độ khinh bỉ, căm phẫn đối với lũ quan lại tán tận lương tâm trong xã hội phong kiến thời Pháp thuộc.Điều đó đã tạo nên giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo như thế nào của tác phẩm? Qua đó, rút ra ý nghĩa văn bản. HS: - Giaù trò hieän thöïc: Böùc tranh hieän thöïc cuûa hai caûnh xảy ra cuøng moät thôøi gian nhöng khaùc khoâng gian . - Giaù trò nhaân ñaïo: Traùi tim yeâu thöông , ñoàng caûm cuûa Phaïm Duy Toán vôùi noãi cô cöïc cuûa daân mình. GV gọi nhóm bất kỳ trả lời-> Lớp nhận xét-> GV chốt ý. HOẠT ĐỘNG 4: Hướng dẫn HS làm luyện tập. (4 phút) GV: Có bạn cho rằng: có thể đổi nhan đề “ Sống chết mặc bay” thành vỡ đê hay nỗi khổ của người dân. Em có đồng ý với ý kiến đó không ? Vì sao? GV gợi ý: Sẽ không đồng ý với ý kiến đó vì với nhan đề vỡ đê hay nỗi khổ của người dân thì trọng tâm tác phẩm sẽ là nói về tình cảnh thảm sầu của người dân. Trong khi đó,mục đích chính của tác phẩm là vạch trần bản chất lang sói, vô trách nhiệm của quan phụ mẫu. HOẠT ĐỘNG 5: Hướng dẫn HS đọc thêm “ Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu”. (18 phút) Bước 1: Vào bài:Nguyễn Ái Quốc là tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1919 đến năm 1945 khi Người tham gia hoạt động cách mạng trên đất Pháp. Ở đây, Người đã cho ra đời tờ báo Người cùng khổ cùng nhiều tác phẩm xuất sắc khác trong đó có Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu. Nội dung tác phẩm như thế nào, nghệ thuật ra sao? Chúng ta cùng nhau đi vào tìm hiểu. Bước 2: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chú thích. GV: Hướng dẫn đọc: vừa bình thản vừa dí dỏm, hài hước, đúng giọng nhân vật. Gọi HS đọc phần chú thích. GV: Gọi HS đọc và tìm bố cục. HS: Truyện được kể theo những chặng đường đi của Toàn quyền Va-ren từ Pháp đến Việt Nam: Va-ren chuẩn bị sang nhậm chức Toàn quyền Đông Dương với lời hứa nửa chính thức sẽ chăm sóc tới vụ án Phan Bội Châu. Cuộc gặp gỡ giữa Va-ren và Phan Bội Châu trong nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội. Bước 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản. Chân dung nhà cách mạng Phan Bội Châu. Bước 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu nghệ thuật và ý nghĩa văn bản. GV: Nêu một vài nét nghệ thuật chính của truyện. HS: Sử dụng biện pháp đối lập, giọng điệu mỉa mai, châm biếm. GV: Ý nghĩa văn bản “ Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” ? HS: Truyện ngắn “ Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” vạch trần bản chất xấu xa, đê hèn của Va-ren, khắc họa hình ảnh người chiến sĩ cách mạng Phan Bội Châu trong chốn ngục tù, đồng thời giúp ta hiểu rằng không gì có thể lung lay được ý chí, tinh thần của người chiến sĩ cách mạng. Bước 5: Hướng dẫn HS làm luyện tập. HS: Đọc và xác định yêu cầu bài tập 2. GV: Giải thích nghĩa cụm từ “những trò lố” trong nhan đề tác phẩm. HS: Cụm từ “những trò lố” trong nhan đề tác phẩm chính là xuất phát từ ý muốn trực tiếp vạch trần hành động lố lăng, bản chất xấu xa của Va-ren. I. Đọc- Tìm hiểu chú thích: II. Đọc- Tìm hiểu văn bản: 1/ Nội dung: a. Tác phẩm làm nên những bức tranh hiện thực: * Cảnh người dân hộ đê: * Cảnh trong đình: - Đình ở ngay trên mặt đê, cao mà vững chãi. - Trong đình đèn thắp sáng trưng,kẻ hầu người hạ qua lại rộn ràng. - Không khí tĩnh mịch, trang nghiêm - Hình ảnh quan phụ mẫu: + Dáng ngồi uy nghi chễm chện. + Lời nói cáu gắt, hách dịch. - Bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi hình chữ nhật ngăn bạc, ống thuốc bạc, đồng hồ vàng àQuan phụ mẫu :thích hưởng thụ, vô trách, vô lương tâm. →Nghệ thuật tăng cấp. èNói lên sự lạnh lung, vô trách nhiệm của bọn quan lại, nhất là quan phụ mẫu. b. Thái độ của tác giả đối với con người và sự việc xảy ra trong truyện: - Thể hiện sự đồng cảm, xót thương cho người dân trong hoạn nạn do thiên tai. - Lên án thái dộ tàn nhẫn của bọn quan lại trước tình cảnh “ nghìn sầu muôn thảm” của người dân. 2/ Nghệ thuật: - Xây dựng tình huống tương phản,tăng cấp và kết thúc bất ngờ, ngôn ngữ đối thoại ngắn gọn,sinh động. - Lựa chọn ngôi kể khách quan. - Lựa chọn ngôn ngữ kể, tả, khắc họa nhân vật khá sinh động. 3. Ý nghĩa văn bản: Phê phán, tố cáo thói bàng quan vô trách nhiệm, vô lương tâm đến mức góp phần gây ra nạn lớn cho nhân dân của viên quan phụ mẫu- đại diện cho nhà cầm quyền thời Pháp thuộc, đồng cảm, xót xa với tình cảnh thê thảm của nhân dân lao động do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên. III. Luyện tập: Bài tập: Có bạn cho rằng: có thể đổi nhan đề “ Sống chết mặc bay” thành vỡ đê hay nỗi khổ của người dân. Em có đồng ý với ý kiến đó không ? Vì sao? GV gợi ý: Sẽ không đồng ý với ý kiến đó vì với nhan đề vỡ đê hay nỗi khổ của người dân thì trọng tâm tác phẩm sẽ là nói về tình cảnh thảm sầu của người dân. Trong khi đó,mục đích chính của tác phẩm là vạch trần bản chất lang sói, vô trách nhiệm của quan phụ mẫu. Hướng dẫn đọc thêm: NHỮNG TRÒ LỐ HAY LÀ VA-REN VÀ PHAN BỘI CHÂU Nguyễn Ái Quốc I/ Đọc và tìm hiểu chú thích: 1/ Đọc: 2/ Tác giả- Tác phẩm: a. Tác giả: Nguyễn Ái Quốc. b. Tác phẩm: Truyện ngắn được viết năm 1925 góp thêm một tiếng nói đầy sức mạnh vào phong trào đòi thả cụ Phan Bội Châu đang phát triển rầm rộ khắp đất nước Việt Nam. II/ Đọc và tìm hiểu văn bản: 1/ Nội dung: - Chân dung nhà yêu nước cách mạng vĩ đại Phan Bội Châu trong nhà ngục của bọn thực dân Pháp hiện lên uy nghi, kiên cường được khắc họa: + Qua sự im lặng tuyệt đối trước những lời dụ dỗ, mua chuộc của Va-ren. + Qua nụ cười nhếch mép khinh bỉ hay bãi nước bọt nhổ vào mặt Va-ren. - Chân dung Va-ren được vẽ lên như một nhà chính trị cáo già, xảo quyệt. Bản chất đó bộc lộ qua lời nói và hành động của hắn trong các hoàn cảnh: + Trước ngày sang Đông Dương nhậm chức. + Trong cuộc gặp gỡ với nhà cách mạng đang bị giam giữ trong ngục tù. 2/ Nghệ thuật: Sử dụng triệt để biện pháp đối lập- tương phản nhằm khắc họa hai hình tượng nhân vật đối lập: người anh hùng Phan Bội Châu và kẻ phản bội hèn hạ Va-ren. Lựa chọn các chi tiết nhằm tập trung miêu tả cử chỉ, tác phong có ý nghĩa tượng trưng. Sáng tạo nên hình thức ngôn ngữ đối thoại đơn phương của Va-ren. Có giọng điệu mỉa mai, châm biếm sâu cay. 3/ Ý nghĩa văn bản: Truyện ngắn “ Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” vạch trần bản chất xấu xa, đê hèn của Va-ren, khắc họa hình ảnh người chiến sĩ cách mạng Phan Bội Châu trong chốn ngục tù, đồng thời giúp ta hiểu rằng không gì có thể lung lay được ý chí, tinh thần của người chiến sĩ cách mạng. III/ Luyện tập: Bài tập 2: Giải thích nghĩa cụm từ “những trò lố” trong nhan đề tác phẩm: Cụm từ “những trò lố” trong nhan đề tác phẩm chính là xuất phát từ ý muốn trực tiếp vạch trần hành động lố lăng, bản chất xấu xa của Va-ren. 4. Tổng kết: (Củng cố và rút gọn kiến thức) Câu 1: Quan hệ giữa ngôn ngữ đối thoại của nhân vật quan phủ và tích cách của nhân vật đó như thế nào? Đáp án: - Ngôn ngữ: Vừa hách dịch, đe dọa vừa vui vẻ, mời chơi, giục giã thuộc hạ bằng những câu đặc biệt ngắn cộc. - Tính cách: Tàn nhẫn, thờ ơ, vô trách nhiệm, ham chơi bài bạc, lối sống xa hoa, kieu3 cách học đòi. Câu 2: Nêu ý nghĩa văn bản ‘Sống chết mặc bay” ? Đáp án: Phê phán, tố cáo thói bàng quan vô trách nhiệm, vô lương tâm đến mức góp phần gây ra nạn lớn cho nhân dân của viên quan phụ mẫu- đại diện cho nhà cầm quyền thời Pháp thuộc, đồng cảm, xót xa với tình cảnh thê thảm của nhân dân lao động do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên. Câu 3: Nêu ý nghĩa văn bản “ Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” ? Đáp án: Truyện ngắn “ Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” vạch trần bản chất xấu xa, đê hèn của Va-ren, khắc họa hình ảnh người chiến sĩ cách mạng Phan Bội Châu trong chốn ngục tù, đồng thời giúp ta hiểu rằng không gì có thể lung lay được ý chí, tinh thần của người chiến sĩ cách mạng. 5. Hướng dẫn học tập: ( Hướng dẫn HS tự học, tự nghiên cứu ở nhà) * Đối với bài vừa học: - Học thuộc ghi nhớ và nội dung bài học. - Kể sáng tạo truyện bằng cách chuyển sang ngôi kể thứ nhất. - Nhận xét ngôn ngữ của nhân vật quan phụ mẫu và tính cách của y. - Tìm một số câu thành ngữ, tục ngữ gần nghĩa với thành ngữ” Nhan đề”. Tập phân tích lại hai hình ảnh tương phản giữa Phan Bội Châu và Va-ren. * Đối với bài học ở tiết tiếp theo: Chuaån bò baøi môùi : “ Caùch laøm baøi vaên laäp luaän giaûi thích. + Đọc kĩ phần yêu cầu trong SGK và soạn vào vở . IV. RÚT KINH NGHIỆM: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA GVHD PHÊ DUYỆT CỦA GVHD
File đính kèm:
- Bai_26_Song_chet_mac_bay.docx