Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 106: Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn) (Tiếp) - Năm học 2015-2016

GV trình máy

Ông là một trong số những người có công đầu phát triển thể loại truyện ngắn và nền văn xuôi hiện đại nước ta.

 Trước khi trở thành một nhà văn, nhà báo, ông từng là thông ngôn (phiên dịch) ở tòa Thống sứ Bắc Kỳ. Ông từng cộng tác với các báo Đại Việt tân báo, Đông Dương tạp chí, Lục tỉnh tân văn, Nam Phong tạp chí, Trung Bắc tân văn Ngoài tên thật Phạm Duy Tốn, ông còn viết với các bút danh Ưu Thời Mẫn, Đông Phương Sóc, Thọ An.

GV trình máy

Tác phẩm ra đời vào thời gian nào?

Nêu vị trí của truyện ngắn “Sống

chết mặc bay” trong văn nghiệp

của ông?

GV trình máy

Vì sao TP được coi là bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại?

 TP là bông hoa đầu mùa vì nó được viết bằng tiếng Việt hiện đại, ND khắc họa 1 hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con người

 

docx5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 764 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 106: Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn) (Tiếp) - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 4/3/2016
 Tiết 106 : Văn bản	 	
 SỐNG CHẾT MẶC BAY
 - Phạm Duy Tốn-
I-Mức độ cần đạt 
 Thấy được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và những thành công về nghệ thuật của tác phẩm.
II-Trọng tâm kiến thức ,kĩ năng 
 1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Phạm Duy Tốn.
- Hiện thực về tình cảnh khốn khổ của nhân dân trước thiên tai và sự vô trách nhiệm của bọn quan lại dưới chế độ cũ.
- Những thành công nghệ thuật của truyện ngắn Sống chết mặc bay – một trong những tác phẩm được coi là mở đầu cho thể loại truyện ngắn Việt Nam hiện đại.
- Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện nghịch lý.
 2. Kĩ năng
- Đọc – hiểu một truyện ngắn hiện đại đầu thế kỷ XX
- Kể tóm tắt truyện.
 - Phân tích nhân vật, tình huống truyện qua các cảnh đối lập – tương phản và tăng cấp.
III-Chuẩn bị 
	- Thầy:Nghiên cứu, soạn bài	
 - Trò: Đọc - trả lời câu hỏi theo sgk.
IV-Tiến trình lên lớp 
 1. Ổn định lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ.
 Trình bày nội dung bài Ý nghĩa của văn chương? 
 3. Bài mới.
Hoạt động Khởi động 
 -Mục tiêu :Tạo tâm thế ,định hướng chú ý cho H
-Phương pháp :Thuyết trình
-Thời gian :1 phút
 Như chúng ta biết ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có rất nhiều sông ngòi, kênh rạch đem đến nhiều nguồn lợi cho con người. Để khai thác được nguồn lợi đó đòi hỏi phải có hệ thống đê điều vững chắc. Thế nhưng vào những năm đầu thế kỉ XX hệ thống đê điều ở đây chưa được xây kè kiên cố và vững chắc nên vẫn thường xuyên xảy ra vỡ đê. Nhà văn Phạm Duy Tốn đã tái hiện lai bức tranh vỡ đê ấy qua văn bản Sống chết mặc bay. Tiết học hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu. 
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
P. triển năng lực
Hoạt động hình thành kiến thức mới 
 Qua việc cô giáo đã giao về nhà một bạn đại diện nhóm 1 lên trình bày vài nét về tác giả?
 GV trình máy
Ông là một trong số những người có công đầu phát triển thể loại truyện ngắn và nền văn xuôi hiện đại nước ta. 
 Trước khi trở thành một nhà văn, nhà báo, ông từng là thông ngôn (phiên dịch) ở tòa Thống sứ Bắc Kỳ. Ông từng cộng tác với các báo Đại Việt tân báo, Đông Dương tạp chí, Lục tỉnh tân văn, Nam Phong tạp chí, Trung Bắc tân văn Ngoài tên thật Phạm Duy Tốn, ông còn viết với các bút danh Ưu Thời Mẫn, Đông Phương Sóc, Thọ An. 
GV trình máy
Tác phẩm ra đời vào thời gian nào?
Nêu vị trí của truyện ngắn “Sống 
chết mặc bay” trong văn nghiệp 
của ông?
GV trình máy
Vì sao TP được coi là bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại?
 TP là bông hoa đầu mùa vì nó được viết bằng tiếng Việt hiện đại, ND khắc họa 1 hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con người
Em hãy xác định thể loại văn bản?
 Một bạn đại diện nhóm 2 lên trình bày sự khác nhau giữa truyện ngắn hiện đại với truyện ngắn trung đại? 
 Truyện trung đại được viết bằng tiếng Hán, có tính chất hư cấu, cốt truyện đơn giản, thiên về mục đích giáo huấn.
- Truyện ngắn hiện đại: Được viết bằng tiếng Việt hiện đại, là sản phẩm của kiểu tư duy nghệ thuật mới, xuất hiện tương đối muộn trong lịch sử văn học (đầu thế kỉ XX). ND khắc họa 1 hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con người. 
-G hd H giải thích từ khó
 Một bạn đại diện nhóm 3 lên tóm tắt lại truyện? 
* GV lưu ý hs khi tóm tắt cần giữ lại những chi tiết chính, bỏ những lời đối thoại
Trong truyện đề cập đến việc dân và quan lại đi hộ đê mà nhan đề truyện lại là Sống chết mặc bay. Vậy nhan đề truyện có ý nghĩa gì? 
Một bạn đại diện nhóm 4 lên trình bày 
- Nhan đề bắt nguồn từ câu nói quen thuộc trong dân gian “ sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi” nhằm lên án kẻ chỉ biết vun vén lo cho lợi ích riêng của mình mà thản nhiên, thờ ờ lãnh đạm, vô lương tâm trước hoạn nạn, khó khăn của người khác mà lẽ ra mình phải có trách nhiệm.
 - Lấy một vế của câu nói “ sống chết mặc bay” để tác giả phê phán thái độ thờ ờ, vô trách nhiệm của quan phụ mẫu chỉ lo cho lợi ích bản thân, ham mê cờ bạc tàn nhẫn, vô lương tâm quên đi trách nhiệm, bỏ mặc người dân trong hoàn cảnh lầm than, mạng sống đang bị đe dọa. Qua đó nhà văn còn bày tỏ sự thương xót đối với cuộc sống lầm than, cực khổ của nhân dân.
Tìm bố cục và nội dung của văn bản?	 
GV trình máy
* HS theo dõi đoạn 1.
Cảnh đê sắp vỡ được tái hiện vào thời gian nào?
 Công việc hộ đê có phải lúc này mới bắt đầu không?
- Đó là khoảng thời gian khuya khoắt, bình thường mọi người đang ngủ say. Xác định thời gian như thế, nhà văn muốn nói cuộc hộ đê của người dân nơi đây đã kéo dài cả ngày đến tối, tới tận đêm khuya mà chưa được nghỉ ngơi.
Cảnh thiên nhiên được miêu tả ntn? Tìm những câu văn miêu tả điều đó?
Mưa tầm tã là mưa ntn?
 - Mưa tầm tã, mưa như trút: Mưa liên tục không dứt, ngày càng to, mưa nhanh, mạnh.
Qua câu văn em cảm nhận được điều gì về sưc mạnh ghê gớm của thiên nhiên?
(Thiên nhiên đang rất dữ dội như muốn nuốt trôi tất cả)
 Tình thế đê lúc này ra sao? 
- Núng thế: trạng thái không còn vững chắc, dễ đổ, dễ tụt xuống.
Trước cảnh tượng thiên nhiên như vậy em thấy nguy cơ gì sắp xảy ra?
Trong truyện, tên dòng sông được nêu cụ thể, nhưng tên làng, tên phủ được ghi bằng kí hiệu, điều đó thể hiện dụng ý gì của t/g?
- Câu chuyện này không chỉ xảy ra ở một nơi mà có thể rất phổ biến ở nhiều nơi trên đất nước ta trong những năm đầu TK XX.
* HS đọc đoạn từ Dân phukhúc đề này hỏng mất.
Đoạn văn tả cảnh gì?
 HS thảo luận: Cảnh hộ đê được miêu tả qua chi tiết nào? (hình ảnh, âm thanh,). Em có nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả?
Cách miêu tả đó, gợi lên một cảnh tượng như thế nào?
 GV bình: Cảnh hàng trăm nghìn con người hốt hoảng, lo lắng, tất bật dầm mình trong mưa gió, ướt như chuột lột mà cuốc, đội, đắp, cừ tìm mọi cách để giữ cho con đê không bị vỡ trước sức tấn công khủng khiếp của nước lũ được tác giả miêu tả bằng ngòi bút hiện thực thấm đẫm cảm xúc xót thương. Tình cảnh trông thật thảm.
Ngoài nghệ thuật liệt kê, so sánh tác giả còn sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Chỉ ra các câu văn có sử dụng phép tương phản, tăng cấp ? 
 Hiệu quả của biện pháp nghệ thuật đó?
 Trước tình cảnh đó tác giả đã bộc 
lộ tâm trạng của mình qua những 
 câu văn nào? Đó là tâm trạng gì?
Trong khi lũ con dân đang chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, đem thân hèn yếu mà đối sức với mưa to nước lớn, để bảo thủ lấy tính mạng, gia tài thì lúc này, quan “cha mẹ” đang ở đâu? => Phần 2 học ở tiết sau
I. Đọc- Tìm hiểu chung 
1. Tác giả 
- Phạm Duy Tốn(1883-1924)
 - Quê Thường Tín- Hà Tây cũ.
 - Ông là cây bút tiên phong và xuất sắc của khuynh hướng hiện thực những năm đầu thế kỉ XX.
	 2. Tác phẩm
 - In trên tạp chí Nam Phong 1918
 - Là bông hoa đầu mùa của truyện ngắn Việt Nam hiện đại. 
 - Thể loại: truyện ngắn hiện đại.
 * Tóm tắt: 
 Gần một giờ đêm, trời mưa tầm tã, nước sông Nhị Hà lên to, khúc đê làng X có nguy cơ sẽ vỡ. Hàng trăm hàng nghìn người dân đang ra sức chống chọi với sức nước. Thế mà tại ngôi đình trên một khúc đê gần đó, ngài vẫn thản nhiên quát mắng. Cuối cùng, khi quan ù ván bài thật to, cũng là lúc “ khắp mọi nơi miền đó, nước chảy lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không nơi ở, người chết không nơi chôn”
3. Bố cục: 3 đoạn
	- Từ đầu... khúc đê này hỏng mất: Nguy cơ đê vỡ và sự chống đỡ tuyệt vọng của người dân.
	- Tiếp... Điếu, mày!: Cảnh quan phủ, nha lại đánh tổ tôm trong khi đi hộ đê. 
 - Còn lại: Cảnh đê vỡ, nhân dân lâm vào tình cảnh thảm sầu.
II. Đọc -tìm hiểu chi tiết
 1. Nguy cơ đê vỡ và sự chống đỡ của người dân:
 a. Nguy cơ đê vỡ
 - Thời gian: Gần một giờ đêm.
 - Không gian: Trời mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên
- Tình thế: núng thế, hai, ba đoạn đã thẩm lậu, không khéo thì vỡ
=> Nguy cơ đê vỡ.
b. Cảnh người dân hộ đê
- Hình ảnh: 
 + Kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, vác tre, đắp, cừ.
 + Bì bõm dưới bùn lầy, ướt lướt thướt như chuột.
 - Âm thanh: Trống đánh liên thanh, tiếng người xao xác
=>Nghệ thuật liệt kê, so sánh, sử dụng từ láy, tính từ và động từ 
=> Không khí khẩn trương, nguy hiểm, căng thẳng, nhốn nháo, sợ hãi và bất lực.
- Phép tương phản, tăng cấp : Sự bất lực của sức người trước sức trời. Sự yếu kém của thế đê trước thế nước.
- Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.
- Câu cảm thán à biểu cảm trực tiếp và bình luận.
à Tâm trạng lo lắng, xót thương trước cuộc sống lầm than cơ cực của người dân do thiên tai gây ra. 
Năng lực hợp tác,
giao tiếp, trình bày
Năng lực quan sát, phân tích
Năng lực hợp tác
giao tiếp, trình bày
Năng lực quan sát
Năng lực hợp tác, giao tiếp, trình bày
Năng lực quan sát, phân tích
Năng lực giải quyết vấn đề
Năng lực quan sát, phân tích
Năng lực hợp tác
Năng lực quan sát
Năng lực hợp tác, giao tiếp, trình bày
Năng lực quan sát, phân tích
Năng lực giải quyết vấn đề
	 4. Củng cố: 
 - Cảnh đê sắp vỡ và hình ảnh người dân đang vất vả chống chọi với thiên nhiên được tác giả miêu tả như thế nào?
 - Vai trò của đoạn mở đầu?
 5. Hướng dẫn học bài:
 - Về nhà tóm tắt lại văn bản.
 - Tìm hiểu phần 2,3: Cảnh quan phủ, nha lại đánh tổ tôm trong khi đi hộ đê và hậu quả của cảnh đê vỡ
--------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docxBai_26_Song_chet_mac_bay.docx