Giáo án Ngữ Văn 7 - Tiết 104: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích

GV: Giải thích có ý nghĩa như thế nào, trong thực tế cuộc sống ?

HS: Giải thích là một nhu cầu cần thiết, to lớn.

GV: Giải thích trong đời sống gồm:

 - Giải thích các hiện tượng: chỉ ra nguyên nhân, lí do, quy luật làm nảy sinh hiện tượng đó.

 - Giải thích sự vật: chỉ ra nội dung ‎ y nghĩa của sự vật đó đối với thế giới và con người. (ví dụ: đèn là dụng cụ để thắp sáng), hay chỉ ra loại sự vật mà nó thuộc (ví dụ: con người là loại động vật biết nói, biết tư duy ).

 Mọi giải thích đều tạo thành một hành vi phán đoán và sử dụng các từ: là, là do, là cái để

GV: Muốn giải thích được, yêu cầu người giải thích phải như thế nào?

GV chuyển ý: giải thích trong đời sống là rất quan trong như vậy trong văn học hay cụ thể hơn là trong văn nghị thì giải thích có vai trò như thế nào chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu ở phần 2.

 

doc5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 1027 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 7 - Tiết 104: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 28
Tiết:104
Tập làm văn:
TÌM HIỂU CHUNG 
VỀ PHÉP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH.
---~*~---
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Hiểu mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận giải thích.
1. Kiến thức:
 - Đặc điểm của một bài văn nghị luận giải thích và yêu cầu cơ bản của phép lập luận giải thích.
2. Kĩ năng:
 - Nhận diện và phân tích một văn bản nghị luận giải thích để hiểu đặc điểm của kiểu văn bản này.
 - Biết so sánh để phân biệt lập luận giải thích với lập luận chứng minh.
 3. Thái độ: Giáo dục HS kĩ năng làm văn giải thích.
II. CHUẨN BỊ:
1. Phương pháp: đàm thoại, gợi mở, phân tích mẫu,...
2. Phương tiện:
-GV: Bảng phụ, SGK, giáo án, SGV. 
-HS:Bài soạn,SGK,...
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: G kiểm tra vở phần bài sửa của H.
3. Giới thiệu bài: Trong cuộc sống có nhiều điều mới lạ mà ta cần hiểu biết. Chẳng hạn: Ngoài hệ mặt trời còn có hệ nào trong vũ trụ? Trong lòng Trái đất có những khoáng chất gì? Vì sao loài rùa lại có thể sống rất lâu, hơn hẳn loài người?Tất cả những câu hỏi, những vấn đề đó đều cần phải được giải thích một cách tường minh. Từ đó xuất hiện nhu cầu cần giải thích, đó là một nhu cầu rất phổ biến trong cuộc sống xã hội. Có hiểu biết tốt, nhận thức tốt thì con người mới có hành động sáng suốt, phù hợp. Như vậy, mục đích của giải thích là để nhận thức, hiểu rõ sự vật hiện tượng làm cho người nghe sáng tỏ, đồng tình và bị thuyết phục. Trong nhà trường, giải thích là một kiểu bài nghị luận quan trọng. Vậy nghị luận giải thích là gì? Nó có liên quan gì với kiểu bài nghị luận chứng minh hay không? Tiết học hôm nay các em sẽ được tìm hiểu.
4. Giảng bài mới:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: hướng dẫn hs tìm hiểu giải thích trong đời sống.
GV: Trong đời sống khi nào chúng ta cần giải thích?
GV: Khi có một điều gì đó mà ta chưa hiểu rõ bản chất, quy luật của nó, trong đầu ta thường xuất hiện những câu hỏi: tại sao? Vì sao? Là gì? Có ‎ nghĩa gì? Như thế nào?... và mong muốn giải đáp..
Khi gặp ngững hiện tượng lạ, những điều ta chưa hiểu rõ thì nhu cầu giải thích nảy sinh.
GV: Những vấn đề cần giải thích trong cuộc sống rất đa dạng, từ những vấn đề tự nhiên, xã hội như: vì sao có mưa? tại sao nước biển lại mặn? hiện tượng sao băng là gì?... cho đến những vấn đề gần gũi như: vì sao hôm qua em không đi học? vì sao dạo này em học yếu hơn trước?... tất cả đều cần giải thích.
GV: Giải thích có ý nghĩa như thế nào, trong thực tế cuộc sống ?
HS: Giải thích là một nhu cầu cần thiết, to lớn.
GV: Giải thích trong đời sống gồm:
 - Giải thích các hiện tượng: chỉ ra nguyên nhân, lí do, quy luật làm nảy sinh hiện tượng đó.
 - Giải thích sự vật: chỉ ra nội dung ‎ y nghĩa của sự vật đó đối với thế giới và con người. (ví dụ: đèn là dụng cụ để thắp sáng), hay chỉ ra loại sự vật mà nó thuộc (ví dụ: con người là loại động vật biết nói, biết tư duy).
 Mọi giải thích đều tạo thành một hành vi phán đoán và sử dụng các từ: là, là do, là cái để 
GV: Muốn giải thích được, yêu cầu người giải thích phải như thế nào?
GV chuyển ý: giải thích trong đời sống là rất quan trong như vậy trong văn học hay cụ thể hơn là trong văn nghị thì giải thích có vai trò như thế nào chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu ở phần 2.
GV: Yêu cầu HS đọc văn bản “Lòng khiêm tốn” 
GV: Bài văn giải thích vấn đề gì?
GV: Tác giả đã giải thích vấn đề đó như thế nào?
GV: Hãy tìm và ghi vào vở những câu định nghĩa như “Lòng khiêm tốn có thể coi là một bản tính”?
GV: Theo em, cách liệt kê các biểu hiện của lòng khiêm tốn, cách đối lập người khiêm tốn và kẻ không ngiêm tốn có phải là cách giải thích không?
GV: Việc chỉ ra cái lợi (hại) của khiêm tốn có phải là nội dung giải thích không? Vì sao?
GV: Chỉ rõ bố cục 3 phần của bài viết và nêu mối liên hệ giữa các phần?
HS: Bố cục 3 phần
 - Mở bài: Giới thiệu lòng khiêm tốn.
 - Thân bài: Lập luận làm sáng tỏ lòng khiêm tốn.
 - Kết bài: Khẳng định ‎y nghĩa của khiêm tốn.
GV: Giải thích trong văn nghị luận là gì?
GV: Khi giải thích có thể vận dụng những phương pháp nào?
GV: Bài văn giải thích phải như thế nào?
GV: Muốn làm tốt bài văn giải thích, người viết phải như thế nào?
GV: Yêu cầu HS đọc Ghi nhớ (SGK)
HS: Đọc Ghi nhớ
GV: Yêu cầu HS đọc phần Luyện tập – SGK
HS: Đọc
GV: Yêu cầu HS thảo luận
HS: Thảo luận nhóm – Đại diện trình bày
GV: Chốt kiến thức
HS: Khi muốn hiểu rõ một điều gì đó mà ta chưa biết.
HS: Phải hiểu biết, phải học hỏi, phải có kiến thức nhiều mặt.
HS: Đọc
HS: lòng khiêm tốn.
HS: - Khiêm tốn là gì?
 - Người khiêm tốn là người như thế nào?
 - Tại sao lại phải khiêm tốn?
HS: Tìm và ghi vào vở các câu văn
HS: Là giải thích
HS: - Là nội dung giải thích
 - Vì giúp người đọc hiểu rõ hơn về lòng khiêm tốn.
HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời
HS đọc.
HS đọc
Hs thảo luận
I. Mục đích và phương pháp giải thích
 1. Giải thích trong cuộc sống
 Giải thích là làm cho hiểu rõ những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực.
2. Giải thích trong văn nghị luận
Tìm hiểu ví dụ 
 Văn bản “Lòng khiêm tốn”
 (Lâm Ngữ Đường)
- Vấn đề giải thích: lòng khiêm tốn
+ Phương pháp giải thích.
 - Nêu định nghĩa về lòng khiêm tốn.
 - Nêu những biểu hiện của người khiêm tốn.
 - Chỉ ra cái lợi của khiêm tốn.
+ Diễn đạt mạch lạc, bố cục chặt chẽ, ngôn từ trong sáng, dễ hiểu.
b. Kết luận
 - Giải thích trong văn nghị luận: làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người.
 - Cách giải thích: nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh đối chiếu với các hiện tượng khác, chỉ ra các mặt lợi, hại, nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng hoặc noi theocủa hiện tượng hoặc vấn đề được giải thích.
 - Bài văn giải thích: có mạch lạc, lớp lang, ngôn từ trong sáng, dễ hiểu.
 - Muốn làm tốt bài văn giải thích: học nhiều, đọc nhiều, vận dụng tổng hợp các thao tác giải thích phù hợp.
III. Luyện tập
 Lòng nhân đạo (Lâm Ngữ Đường)
Vấn đề giải thích: lòng nhân đạo
Phương pháp giải thích:
+ Định nghĩa
+ Chỉ ra biểu hiện
+ Đối lập
4. Củng cố: Thế nào là lập luận giải thích?
5. Dặn dò: 
	- Học bài và hoàn thành bài tập vào vở.
	- Soạn bài “Sống chết mặc bay” theo câu hỏi sgk/81-82
	 + Đọc kĩ và tóm tắt truyện
	 + Chú ý tìm các chi tiết đối lập

File đính kèm:

  • docBai_25_Tim_hieu_chung_ve_phep_lap_luan_giai_thich.doc
Giáo án liên quan