Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 10, Bài 3: Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước, con người

? Những địa danh nào được nhắc đến trong lời đối đáp ? Những địa danh đó có những đặc điểm riêng và chung nào ?

· Câu hỏi và lời đáp hướng về nhiều địa danh ở nhiều thời kì củ vùng Bắc Bộ . Những địa danh đó không chỉ có những đặc điểm địa lí tự nhiên mà cả những dấu vết lịch sử ,văn hóa rất nổi bật . Người hỏi biết lựa nét tiêu biểu của từng địa danh để hỏi .Người đáp hiểu rất rõ và trả lời đúng ý người hỏi .Hỏi –đáp như thế là để thể hiện ,chia sẻ sự hiểu biết cũng như niềm tự hào ,tình yêu đối với quê hương ,đất nước .Chàng trai ,cô gái cùng chung sự hiểu biết ,cùng chung những tình cảm như thế .Đó là cơ sở và là cách để họ bày tỏ tình cảm với nhau

? Em có nhận xét gì về cấu trúc của từng câu thơ ?

· Quan sát kĩ từng dòng thơ sẽ thấy dòng đầu gồm 6 tiếng ,dòng 2 lại có 9 tiềng .Ở lời đáp 1 dòng có 7 tiếng ,1 dòng lại có đến 10 tiếng ,. Đây là thể thơ lục bát nhưng đã bị biến thể

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 16386 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 10, Bài 3: Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước, con người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 
Tiêt10	Bài 3	Ngày soạn:23/8/2010
	Ngày dạy:24/8/2010
NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG
ĐẤT NƯỚC ,CON NGƯỜI
 A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 Nắm được giá trị tư tưởng ,nghệ thuật của những câu ca dao,dân ca về tình yêu quê hương ,đất nước con người.
B.TRỌNG TÂM ,KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
 1.Kiến thức:
 Nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về tình yêu quê hương đất nước con người.
 2.Kĩ năng
 -Đọc – hiểu và phân tích ca dao,dân ca trữ tình.
 -Phát biểu và phân tích những hình ảnh so sánh ,ẩn dụ ,những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình về tình yêu quê hương đát nước con người. 
 3. Thái độ:-Yêu quê hương quê hương đất nước.
 C.PHƯƠNG PHÁP:Tích hợp với phần văn bản đã hoc.
 D. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
 1 .Ổn định 
2Kiểm tra 
Đọc 2 bài ca dao đầu trong nhóm “Những câu hát về tình cảm gia đình”.Nêu nét chính về nghệ thuật ,nội dung từng bài 
Đọc 2 bài ca dao tiếp theo ,nêu nghệ thuật ,nội dung 
Ca dao ,dân ca là gì ? Những câu hát thuộc nhóm tình cảm gia đình thường bộc lộ những tư tưởng ,tình cảm gì ? 
3.Bài mới 
Giới thiệu bài :Cùng với tình cảm gia đình thì tình yêu quê hương đất nước ,con người cũng là chủ đề lớn của ca dao ,dân ca ,xuyên thấm trong những câu hát ,những lời mới ,những lời đối đáp là bức tranh phong cảnh của từng vùng ,từng miền và là tình cảm chân chất sâu năng ,đầy tự hào về quê hương đất nước ,con người 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NÔI DUNG BÀI DẠY
GV hướng dẫn HS cách đọc bài ca dao theo chủ đề này 
-GV đọc một lần ,sau đó gọi HS đọc 
? Những bài ca dao này đều có chủ đề chung là gì ?
Tình yêu quê hương ,đất nước 
HS đọc lại bài 1 
? Bài ca dao là lời của một ngưới hay hai người ? Hãy xác định lời của từng người trong bài ca ?
? Đây chính là hình thức hát đối đáp . Vậy em hiểu ntn về hình thức này ?
Hát đối đáp là hình thức để trai gái thử tài nhau về kiến thức địa lí ,lịch sử .Hình thức văn hóa dân gian này thường hay thấy trong những lễ hội của nhân dân thời xưa 
? Những địa danh nào được nhắc đến trong lời đối đáp ? Những địa danh đó có những đặc điểm riêng và chung nào ? 
Câu hỏi và lời đáp hướng về nhiều địa danh ở nhiều thời kì củ vùng Bắc Bộ . Những địa danh đó không chỉ có những đặc điểm địa lí tự nhiên mà cả những dấu vết lịch sử ,văn hóa rất nổi bật . Người hỏi biết lựa nét tiêu biểu của từng địa danh để hỏi .Người đáp hiểu rất rõ và trả lời đúng ý người hỏi .Hỏi –đáp như thế là để thể hiện ,chia sẻ sự hiểu biết cũng như niềm tự hào ,tình yêu đối với quê hương ,đất nước .Chàng trai ,cô gái cùng chung sự hiểu biết ,cùng chung những tình cảm như thế .Đó là cơ sở và là cách để họ bày tỏ tình cảm với nhau 
? Em có nhận xét gì về cấu trúc của từng câu thơ ? 
Quan sát kĩ từng dòng thơ sẽ thấy dòng đầu gồm 6 tiếng ,dòng 2 lại có 9 tiềng .Ở lời đáp 1 dòng có 7 tiếng ,1 dòng lại có đến 10 tiếng ,.. Đây là thể thơ lục bát nhưng đã bị biến thể 
? Như thế bài ca dao toát lên nội dung gì ? 
 HS đọc lại bài ca dao 2 
? Khi nào người ta nói đến “rủ nhau” 
Người ta dùng đến nhóm từ này khi người rủ và người được rủ có quan hệ gần gũi ,thân thiết ,họ có chung mối quan tâm và cùng muốn làm một việc gì đó .Ca dao có nhiều bài mở đầu bằng cụm từ này “Rủ nhau đi cấy ,đi cầy …”,”Rủ nhau lên núi đốt than …”…Ở bài ca dao số 2 này là “Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ” Người rủ và người được rủ muốn đến thăm Hồ Gươm ,một thắng cảnh thiên nhiên giữa lòng thủ đô Hà Nội đồng thời cũng là một di tích lịch sử văn hoá 
? Những cảnh trí nào được nhắc đến trong bài ca dao ? 
? Nêu nhận xét của em về cách tà cảnh của bài 2 ?
Bài ca gợi nhiều hơn tả ,chỉ tả bằng cách nhắc đến Kiếm Hồ ,cầu Thê Húc ,chùa Ngọc Sơn ,đài Nghiên ,tháp Bút nhưng đã gợi cho ta biết đến Hồ Gươm ,bởi đó chính là những cảnh tiêu biểu nhất của Hồ Gươm –Hà Nội
? Địa danh và cảnh trí ấy gợi lên điều gì ?
Địa danh và cảnh trí trong bài gợi lên một Hồ Gươm ,một Thăng Long đẹp ,giau truyền thống lịch sử và văn hóa .Cảnh rất đa dạng ,có hồ ,có cầu ,có chùa ,đài và tháp .Tất cả hợp thành một không gian tọa và nhân tạo thơ mộng ,thiêng liêng .Địa danh gợi lên âm vang lịch sử và văn hóa về câu chuyện truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm”với cuộc khởi nghĩa chống quân Minh lâu dài ,gain khổ ,vẻ vang của nghĩa quân Lam Sơn dưới sự lãnh đạo của người amh hùng áo vải Lê Lợi ở thế kỉ 15 .Chính những địa danh ,cảnh trí được nhắc đến gợi tình yêu ,niềm tự hào về Hồ Gươm ,về Thăng Long và đất nước .Vì vậy mọi người háo hức muốn “rủ nhau” đến thăm 
? Câu hỏi cuối bài ca dao có tác dụng gì ? 
Đại từ để hỏi “ai” vang lên ở cuối bài ca (Đại từ này sẽ được học ở bài sau ) như một câu hỏi . Nhưng đằng sau câu hỏi đó là sự khẳng định và nha71c nhở công lao xây dựng non nước của cha ông nhiều thế hệ. Cảnh Kiếm Hồ và những cảnh khác của Hồ Gưom trong bài dược nâng lên tầm non nuớc ,tượng trưng cho non nước 
Câu hỏi vang lên cũng như lời nhắc nhở các thế hệ con cháu phải biết tiếp tục giữ gìn và xây dựng non nước sao cho xứng với truyền thống lịch sử ,vă hóa của dân tộc 
 HS đọc lại bài ca dao 3 
? Nhận xét về cấu tạo của từ “quanh quanh” Nó có giá trị gợi tả ntn ?
Từ “quanh quanh”gồm hai tiêng giống hệt nhau ,đây là từ láy toàn bộ . Nó gợi tả không gian ở Huế rộng với con đường uốn khúc mềm mại dẫn về Huế .
? Cảnh trí trong bài ca hiện lên ra sao ? Phân tích giá trị tu từ trong bài ca dao ?
Bài ca phác họa cảnh đường váo xứ Huế .Cảnh rất đẹp có non và có nước :non thì xanh ,nước thì biếc .Màu sắc toàn là màu gợi vẻ đẹp nên thơ ,tươi mát ,sống động . Non xanh nước biếc càng đẹp khi được khi được ví với “tranh đồ họa”đó là cảnh “sơn thủy hữu tình”,vừa khóng đạt bao la ,vừa quây quần 
 GV gíơi thiệu thêm cho HS về di bản của ca dao với sự thay đổi địa danh trong bài 
 + Đường vô xứ Nghệ quanh quanh …
 + Đường vô xứ Lạng quanh quang …
? Từ “ai”trong câu cuối có ý nghĩa gì ? Em vứa gặp từ này trong bài nào ? Nó thuộc từ loại nào ?
? Có những tình cảm nào ẩn chứa trong câu ca cuối bài đó ?
Lời mời nhắn gửi đó một mặt thể hiện tình yêu ,lòng tự hào đối với cảnh đẹp xứ Huế ,mặt khác như muốn chia xẻ với mọi người về cảnh đẹp và tình yêu ,lòng tự hào đó . Lời mời đến thăm xứ Huế phải chăng còn là lời thể hiện ý tình kết bạn rất tinh tế và sâu sắc của tác giả dân gian
 HS đọc lại bài ca dao 4 
? Quan sát 2 câu đầu của bài ca dao nó có gì đặc biệt về từ ngữ (số lượng từ ,điệp từ ,trật tự nhóm từ ).Việc sử dụng như thế có tác dụng gì trong sự diễn đạt ? 
Những dòng thơ này khác với những dòng thơ bình thường ,với số từ nhiều (12 tiếng )gợi ra sự dài ,rộng ,to lớn của cánh đồng . Những điệp từ ,đảo ngữ và phép đối xứng được sử dụng trong câu thơ làm cho ta thấy phía nào cũng là cài mênh mông ,rộng lớn của cánh đồng ,không chỉ rộng lớn mà còn rất đẹp ,trì phú ,đầy sức sống đang lên 
? Hình ảnh cô gái trong 2 dòng cuối bài ca dao hiện lên ra sao ? Cách nói như thế giúp ta hình dung cô gái với vẻ đẹp như thế nào ?
Hình ảnh cô gái hiện lên trong một sự so sánh với chẽn lúa đòng đòng …Đó là sự tương đồng ở nét trẻ trung phơi phới và sức sống đang xuân
So với cánh đồng bao la ,cô gái quả là nhỏ bé mảnh mai . Chẽn lúa không đứng đơn độc một mình ,vừa như hiền ra rõ nét vừa như chìm khuất trong cái tươi xanh bát ngát của cánh đồng .M ột cảm giác ngỡ ngàng của cô gái về cuộc đời 
? Như thế cả bài ca dao đã phản ánh những vẻ đẹp nào của làng quê ? (vẻ đẹp cánh đồng qiê và vẻ đẹp con người nơi quê?â 
? Từ những vẻ đẹp đó bài ca đã toát lên tình cảm tha thiết dành cho quê hương và con ngưới . Theo em ,đó là tình cảm nào ?
Bài ca dao thể hiện tình cảm yêu qúi ,tự hào về vẻ đẹp và sức sống của quê hương và con người . Từ đó cũng thể hiện niềm tin tưởng vào cuộc sống tốt đẹp ở làng quê 
? Các tiếng ni và tê cho biết xuất xứ của bài ca dao này là từ đâu ? có phải tình cảm trong bài chỉ bó hẹp ở miền đó ? (HS thảo luận )
? Nhận xét về thể thơ trong 4 bài ca ?
? Tình cảm chung nào được thể hiện trong 4 bài ca dao ?
? Từ đó nét đẹp nào của tâm hồn dân tộc được bộc lộ ?(HS thảo luận )
? Chùm ca dao ,dân ca về tình yêu quê hương đất nước ,con người gợi lên trong em những tình cảm và mong ước gì ?
 HS đọc các bài ca dao phần đọc thêm
I.GIỚI THIỆU CHUNG
II.ĐOC - HIỂU VĂN BẢN
1 Đọc - tìm hiểu chú thích 
2. Phân tích 
2.1 Bài 1
-Thành Hà Nội năm cửa 
-Sông Lục Đầu sáu khúc 
-Nước sông Thương đục trong 
-Núi Đức Thánh Tản thắt cỏ bồng –thánh sinh 
-Đền Sòng –Thanh Hóa 
-Thành tiên xây –tỉnh Lạng 
-> Lối hát đối đáp ,thể thơ lục bát biến thể 
=>Niềm tự hào về những địa danh lịch sử ,văn hoá của đất nước ->tình yêu đối với quê hương ,đất nước 
2.2 Bài 2
- Cảnh Kiếm Hồ :
+ Cầu Thê Húc 
+ Chùa Ngọc Sơn 
+ Đài Nghiên ,Tháp Bút 
-> Câu hát giàu âm điệu ,từ ngữ gợi nhiều hơn tả ,đại từ để hỏi 
=> Địa danh ,cảnh trí gợi lên tình yêu ,niềm tự hào về đất nước . Nhắc nhớ thế hệ con cháu phái tiếp tục giữ gìn và xây dựng non nuớc .
2.3 Bài 3 
-Đường vô xứ Huế quanh quanh 
Non xanh nước biếc –tranh họa đồ 
-> Từ láy gợi hình ,phép tu từ so sánh 
=> Ca ngợi vẻ đẹp xứ Huế và lời mời ,nhắn gửi chân tình nhất của tác giả dân gian hướng tới mọi ngừơi .
2.4 Bài 4 
-Đứng bên ni ngó bên tê 
:mênh mông bát ngát 
Đứng bên tê ngó bên ni :bát ngát mênh mông 
-Thân em –chẽn lúa đòng đòng 
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai 
-> Câu thơ trải dài ,đảo ngữ ,so sánh 
=> Ngợi ca cánh đồng và vẻ đẹp mảnh mai ,trẻ trung đầy sức sống của cô gái 
3. Tổng kết 
Ghi nhớ :SGK -t 40
II. Luyện tập 
III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
Sưu tầm một số bài ca dao,dân ca khác có nội dung tư tưởng và học thuộc .
E.RÚT KINH NGHIỆM:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • doc10-nhung cau hat ve ty qh, dat nuoc,con nguoi.doc