Giáo án Ngữ văn 7 tiết 1 đến 7

Tiết 4: Liên kết trong văn bản

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

- Hiểu rõ liên kết là một trong những đặc tính quan trọng nhất của văn bản.

- Biết vận dụng những hiểu biết về liên kết vào việc đọc- hiểu và tạo lập văn bản.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.

1. Kiến thức:

- Khái niệm liên kết trong văn bản.

- Yêu cầu về liên kết trong văn bản.

2. Kĩ năng.

- Nhận diện và phân tích tính liên kết của các văn bản

* KÜ n¨ng sèng: - Tù nhËn thøc ®­îc vai trß cña liªn kÕt trong v¨n b¶n.

3. Th¸i ®é

- Viết các đoạn văn, bài văn có tính liên kết.

 

doc29 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1349 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 tiết 1 đến 7, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông nói trực tiếp với con mà lại chọn hình thức viết thư?
+ Bằng hình thức viết thư, người cha có điều kiện dạy bảo vừa tâm tình với con trai một cách tỉ mỉ, cặn kẽ, cho con có thời gian để suy ngẫm từng câu, chữ. Viết thư là chỉ nói riêng cho người mắc lỗi biết, vừa giữ được sự kín đáo, vừa không làm người mắc lỗi xấu hổ, mất lòng tự trọng. Đây chính là bài học về cách ứng xử trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội.
GV :“Mẹ tôi” chứa chan tình phụ tử, mẫu tử, là bài ca tuyệt đẹp của những tấm lòng cao cả.Amixi đã để lại trong lòng ta hình ảnh cao đẹp thân thương của người mẹ hiền, đã giáo dục bài học hiếu thảo đạo làm con
Nêu nét đặc sắc về mặt nghệ thuật?
-Qua văn bản em rút ra được bài học gì?
-HS đọc ghi nhớ .
-GV nhắc lại, giải thích rõ ý nghĩa hai câu văn trong phần ghi nhớ.
*Hoạt động 3: Thùc hµnh
- HS đọc , xác định yêu cầu, làm bài
- GV hướng dẫn , bổ sung và yêu cầu HS đọc đoạn văn đó.
- GV hướng dẫn HS thực hiện bài tập ở nhà.
III. Tìm hiểu văn bản:
1. Thái độ của người cha trước lỗi lầm của con.
- Sự hỗn láo của con như nhát dao đâm vào tim bố => so sánh
- Con mà lại xúc phạm đến mẹ ư? => câu hỏi tu từ
- Thà bố không có con. bội bạc => câu cầu khiến
- Người cha ngỡ ngàng, buồn bã, tức giận, cương quyết, nghiêm khắc nhưng chân thành nhẹ nhàng.
® Vừa dứt khoát như ra lệnh,vừa mềm mại như khuyên nhủ . Mong muốn con hiểu được công lao , sự hi sinh vô bờ bến của mẹ.
Lời khuyên của bố :
- Yêu cầu con sửa lỗi lầm .
+ Không bao giờ thốt ra một lời nói nặng với mẹ .
+ Con phải xin lỗi mẹ.
+ Con hãy cầu xin mẹ hôn con.
® Lời khuyên nhủ chân tình sâu sắc .
3. Hình ảnh người mẹ
- Thức suốt đêm, quằn quại, nức nở vì sợ mất con .
- Người mẹ sẵn sàng bỏ hết hạnh phúc tránh đau đớn cho con .
- Có thể đi ăn xin để nuôi con, hi sinh tính mạng để cứu con.
- Dịu dàng, hiền hậu.
-> Là người hiền hậu, dịu dàng, giàu đức hi sinh, hết lòng yêu thương , chăm sóc con -> người mẹ cao cả, lớn lao.
3- Thái độ của En - ri - cô: 
- Xúc động vô cùng
- Em nhận ra lỗi lẫm của mình
III. Tổng kết: 
a.Nghệ thuật :
- Sáng tạo nên hoàn cảnh xảy ra chuyện :En-ri-cô mắc lỗi với mẹ .- Lồng trong câu chuyện một bức thư có nhiều chi tiết khắc họa người mẹ tận tụy, giàu đức hi sinh , hết lòng vì con.
-Lựa chọn hình thức biểu cảm trực tiếp, có ý nghĩa giáo dục, thể hiện thái độ nghiêm khắc của người cha đối với con.
b. Ý nghĩa văn bản : 
-Người mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong gia đình.
-Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất đối với mỗi con người.
*. Ghi nhớ: ( SGK -tr12)
IV. Luyện tập
Bài tập1
Vai trò vô cùng to lớn của người mẹ được thể hiện trong đoạn: “ Khi đã khôn lớn.. tình yêu thương đó”.
Bài tập 2
Hãy kể lại một sự việc em lỡ gây ra khiến bố, mẹ buồn phiền.
3/ Củng cố bài học : -Tại sao nói câu: “Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó" là 1 câu thể hiện sự liên kết xúc cảm lớn nhất của người cha với một lời khuyên dịu dàng?
4/ Dặn dò : Soạn văn bản“Cuộc chia tay của những con búp bê”
 Chuẩn bị bài: Từ ghép
 ************************************************************
Ngày soạn:
 Tiết 3 TỪ GHÉP
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức
- HS nhận thức được cấu tạo của hai loại từ ghép: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập; hiểu được đặc điểm, ý nghĩa của chúng.
2. Kĩ năng
- HS nhận diện được các loại từ ghép; mở rộng ,hệ thống hóa vốn từ; sử dụng từ : dùng từ ghép chính phụ khi cần diễn đạt cái cụ thể,dùng từ ghép đẳng lập khi cần diễn đạt cái khái quát.
3. Thái độ
- HS có ý thức vận dụng kiến thức về từ ghép trong nói và viết.
4. KNS: Ra quyếtđịnh: lựa chọn cách sử dụng từ gép phù hợp với thưc tiễn giao tiếp.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Bảng phụ ghi bài tập , tài liệu tham khảo.
- HS: soạn bài, giấy khổ lớn, bút dạ.
 phương pháp
- Quy nạp, phân tích; Thưc hành có hướng dẫn: sử dụng từ ghép vào những tình huống cụ thể.
III. Bài mới: 
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ : kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
 3. Bài mới * hoạt động 1: khởi động 
Ở lớp 6 các em đã học Cấu tạo từ trong đó phần nào các em đã nắm được khái niệm từ ghép(đó là những từ phức được cấu tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa với nhau).Để giúp các em có kiến thức sâu rộng hơn về cấu tạo,trật tự sắp xếp của từ ghép.Chúng ta đi tìm hiểu bài học hôm nay 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
.*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
-HS đọc BT1 ( SGK- tr13)
 Xác định tiếng chính và tiếng phụ trong hai từ ghép “ bà ngoại” và “ thơm phức” ?
- bà ngoại: + bà: tiếng chính
 + ngoại: tiếng phụ
- thơm phức: + thơm: tiếng chính
 + phức: tiếng phụ
? Nhận xét gì về trật tự các tiếng trong hai từ trên?
-> Những từ ghép trên gọi là ghép chính phụ
? Em hiểu thế nào là từ ghép chính phụ?
- gv cho HS tìm nhanh một số từ ghép chính phụ.
HS đọc ví dụ 2
? Các tiếng trong hai từ “ quần áo”, “ trầm bổng” có phân ra tiếng chính và tiếng phụ không?
- Không
? Các tiếng có quan hệ với nhau như thế nào về mặt ngữ pháp?
- Bình đẳng
-> từ ghép đẳng lập
? Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập có gì khác nhau?
- Chính phụ: có tiếng phụ, tiếng chính
- Đẳng lập; Không
? Qua hai bài tập trên, em thấy từ ghép được chia làm mấy loại? Đặc điểm của từng loại?
- HS đọc ghi nhớ
- GV khái quát lại
? Hãy tìm một từ ghép chính phụ và một từ ghép đẳng lập rồi đặt câu?
- Đầu năm học, mẹ mua cho em chiếc xe đạp.
- Sách vở của em luôn sạch sẽ.
-HS đọc BT SGK-tr14
? So sánh nghĩa của từ “ bà ngoại” với nghĩa của “ bà”.? Nghĩa của từ “ thơm phức” với từ “ thơm” ?
- Nghĩa của từ “ bà ngoại “ hẹp hơn so với nghĩa của từ “ bà”
- Nghĩa của từ “ thơm phức” hẹp hơn nghĩa của “ thơm”
? Tương tự hãy so sánh nghĩa của từ “ quần áo” với nghĩa của tiếng “ quần, áo”? Nghĩa của “ trầm bồng” với nghĩa “ trầm’ và “ bồng”?
- Nghĩa của “ quần áo” rộng hơn , khái quát hơn nghĩa của “ quần, áo”
- Nghĩa của từ “ trầm bổng” rộng hơn nghĩa của từ “ trầm “ và “ bồng”
? Nghĩa của từ ghép đẳng lập và chính phụ có đặc điểm gì?
-HS đọc ghi nhớ
-GV khái quát
-HS lấy ví dụ và phân tích
-GV nhận xét
*Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập
-HS đọc, xác định yêu cầu
-Làm việc theo nhóm: 3 phút
-Đại diện báo cáo -> HS nhận xét. GV kết luận
-HS đọc, xác định yêu cầu bài tập
- gv treo bảng phụ ghi bài tập->gọi HS lên bảng điền
-HS nhận xét
-GV nhận xét , bổ sung
-HS đọc bài, nêu yêu cầu
-HS độc lập suy nghĩ, gọi HS lên bảng -> 
-GV kết luận
-GV nêu yêu cầu
-HS thảo luận nhóm (3p)
-đại diện báo cáo
-GV kết luận
-GV hướng dẫn hs thực hiện các bài tập còn lại ở nhà
I. Các loại từ ghép
1. Bài tập
- Các từ: bà ngoại, thơm phức-> là từ ghép chính phụ
2. Nhận xét
- Từ ghép chính phụ: có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
Tiếng chính đứng trước và tiếng phụ đứng sau.
+ các từ: quần áo, trầm bổng-> là từ ghép đẳng lập.
- Các từ ghép không phân ra tiếng chính, tiếng phụ (bình đẳng về mặt ngữ pháp)-> từ ghép đẳng lập.
3. Ghi nhớ1 ( SGK)
II. Nghĩa của từ ghép
1. Bài tập
2. Nhận xét
- Nghĩa từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa tiếng chính.
 Nghĩa của từ ghép đẳng lập tổng hợp hơn nghĩa các tiếng tạo ra nó
3. Ghi nhớ( SGK)
III. Luyện tập
Bài tập 1: Phân loại từ ghép
Từ ghép CP
Từ ghép ĐL
nhà máy, nhà ăn, xanh ngắt, lâu đời, cười nụ
chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi.
 Bài tập 2: Điền thêm tiếng để tạo thành từ ghép chính phụ:
- bút chì - ăn mày
- mưa phùn - trắng phau
- làm vườn - vui vẻ
- thước kẻ - nhát gan
Bài tập 3: Điền thêm tiếng để tạo từ ghép đẳng lập
- Núi sông, núi đồi
- Ham muốn, ham mê
- Mặt mũi, mặt mày
- Tươi tốt, tươi vui
- Xinh đẹp, xinh tươi
- Học hành, học hỏi
 Bài tập 4: 
 Có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở được vì : sách và vở là danh từ chỉ đơn vị có thể đếm được
 Không thể nói một cuốn sách vở được vì : sách vở là từ ghép đẳng lập mang ý nghĩa khái quát nên không thể đếm được
Bài tập5,6,7(về nhà)
4. Củng cố: 
? Có mấy loại từ ghép? Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của chúng?
5. Hướng dẫn học bài: 
- Học ghi nhớ, làm BT ,5,6,7
- Chuẩn bị bài “ Liên kết trong văn bản”, trả lời câu hỏi SGK, xem kĩ các bài tập
 ************************************************************
Ngày dạy:
Tiết 4: Liên kết trong văn bản
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Hiểu rõ liên kết là một trong những đặc tính quan trọng nhất của văn bản.
- Biết vận dụng những hiểu biết về liên kết vào việc đọc- hiểu và tạo lập văn bản.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.
1. Kiến thức: 
- Khái niệm liên kết trong văn bản.
- Yêu cầu về liên kết trong văn bản.
2. Kĩ năng.
- Nhận diện và phân tích tính liên kết của các văn bản
* KÜ n¨ng sèng: - Tù nhËn thøc ®­îc vai trß cña liªn kÕt trong v¨n b¶n.
3. Th¸i ®é
- Viết các đoạn văn, bài văn có tính liên kết.
III. CHUẨN BỊ.
	- GV: SGK, bài soạn, sách GV
	- HS:SGK, bài soạn.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp. 
	- Ổn định trật tự
	- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ. 
Văn bản là gì, văn bản có những tính chất nào?
3. Dạy bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới .	
Trong quá trình tạo lập văn bản nhiều khi ta dùng từ, đặt câu, dựng đoạn một cách hợp lí, đúng ngữ pháp; nhưng khi đọc văn bản thì thấy rời rạc không có sự thống nhất, vì sao xảy 
ra điều đó hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
Ho¹t ®éng cña Gv vµ Hs
Néi dung chÝnh
Hoạt động 2:Tính liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản.
-Mục tiêu:Giúp HS thấy được muốn đạt được mục đích giao tiếp thì văn bản phải có tính liên kết
-Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, minh hoạ, phân tích, nêu và giải quyết vấn đề.
GV giải thích khái niệm liên kết
Liên: liền
kết: nối, buộc 
=> liến kết -> là nối liền nhau, gắn bó với nhau
Gọi HS đọc BT( SGK tr17)
- Nếu bố của En-ri-cô chỉ viết mấy câu như vậy thì En-ri-cô có hiểu điều bố muốn nói không? (Không)
- Vì sao En-ri-cô chưa hiểu, em chọn lí do đúng trong các lí do dưới đây?
a. Vì câu văn viết chưa đúng ngữ pháp
b. Vì câu văn nội dung không được rõ ràng
c. Vì giữa các câu chưa có sự liên kết ( lí do b)
- Muốn cho đoạn văn có thể hiểu được thì nó phải có tính chất gì?
Đọc ý 1 phần ghi nhớ 
GV : Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản giúp ta dễ hiểu, giúp cho văn bản rõ nghĩa. Vậy phương tiện liên kết trong văn bản là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu phần 2?
- Đọc bài tập 2b SGK tr18
(HS thảo luận nhóm 4 trong 3 phút. Đại diện trình bày)
- Đoạn văn khó hiểu vì thiếu các từ ngữ liên kết
- Muốn đoạn văn dễ hiểu -> điền các từ ngữ liên kết các câu, các ý với nhau
* GV: Đoạn văn trên lủng củng, khó hiểu vì thiếu từ ngữ liên kết, đó chính là thiếu sự liên kết về hình thức
-HS đọc văn bản: Vì sao hoa cúc có nhiều cánh
Chỉ ra các phương tiện liên kết trong văn bản
(Vì, từ đó, ngày nay)
- Ngoài sự liên kết về hình thức, văn bản muốn dễ hiểu cần có điều kiện gì nữa?
(Có sự liên kết về nội dung)
Nghĩa là các ý, các câu, các đoạn phải thống nhất nội dung, cùng hướng về nội dung nào đó.
- Từ hai bài tập trên em hãy cho biết văn bản có tính liên kết phải có điều kiện gì? Sử dụng phương tiện gì?
HS đọc ghi nhớ
GV khái quát nội dung ghi nhớ
Hoạt động 3:Luyện tập
-Mục tiêu:HS vận dụng kiến thức vào bài tập thực hành.
-Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, thảo luận.
-HS đọc BT 1: làm bài, trình bày, nhận xét
-GV sửa chữa , bổ sung.
-HS đọc BT 2: nêu yêu cầu bài tập, thảo luận theo nhóm 4 trong 3 phút.
-Báo cáo
-HS nhận xét -> GV kết luận.
- Đọc BT 3 SGK19 nêu yêu cầu BT, làm bài, nhận xét
 - GV sửa chữa
- GV nêu yêu cầu bài tập bổ sung
- HS làm bài
- Gọi 2-3 em HS khá , giỏi đọc bài. Chỉ rõ phương tiện liên kết.
HS nhận xét
GV nhận xét.
Phương tiện liên kết: thu(1), thu (2), trăng thu (4), mùa thu (5), sắc thu(6), trời thu (7)-> hướng về một nội dung
HS đọc phần đọc thêm SGK.
I. Liên kết và phương tiện liện kết trong văn bản
 1. Tính liên kết của văn bản
 a. Bài tập
 b. Nhận xét
- Đoạn văn khó hiểu, lộn xộn, không rõ ràng vì không có tính liên kết.
- Muốn văn bản rõ nghĩa , dề hiểu -> có tính liên kết
2. Phương tiện liên kết trong văn bản
 a. Bài tập
 b. Nhận xét:
- Liên kết hình thức: dùng phương tiện ngôn ngữ, từ, cụm từ, câu để nối các ý, câu, đoạn văn
- Liên kết về nội dung : cùng hướng về một nội dung nào đó
 => Ghi nhớ SGK (tr18)
II. Luyện tập
1. Bài tập 1: Sắp xếp các câu văn sau theo thứ tự: 1,4,2,5,3
 2. Bài tập 2:
Đoạn văn đã có sự liên kết về hình thức song chưa có sự liên kết về nội dung nên chưa thể coi là một văn bản có liện kết chặt chẽ
3. Bài tập 3:
Để đoạn văn có liên kết chặt chẽ điền lần lượt theo thứ tự: bà, bà,cháu, bà, bà, cháu, thế là.
 4. Bài tập 4( bổ sung) Viết một đoạn văn ngắn 5-7 câu trong đó có sử dụng sự liên kết, chỉ ra các phương tiện liên kết đó
Đoạn văn:
Thu đã về. Thu xôn xao lòng người. Lá reo xào xạc. Gió thu nhè nhẹ thổi, lá vàng nhẹ bay. Nắng vàng tươi rực rỡ. Trăng thu mơ màng. Mùa thu là mùa của cốm, của hồng. Trái cây ngọt lịm ăn với cốm vòng dẻo thơm. Sắc thu , hương vị mùa thu làm say mê hồn người. Nhất là khi ta ngắm trời thu trong xanh bao la
 Hoạt động4:Củng cố bài học. 3 phút
HS khái quát và khắc sâu kién thức vừa học.
4. Củng cố:
Liên kết văn bản là gì? Liên kết trong văn bản gồm những loại nào?
5. Hướng dẫn học bài:
- Học ghi nhớ
- Làm BT 4,5
- Soạn: “ Cuộc chia tay của những con búp bê” trả lời câu hỏi SGK. Tóm tắt nội dung .
 **************************************************************
Ngày soạn :	 
Tiết 5 : Cuộc chia tay của những con búp bê
 (Khánh Hoài)
A. Mục tiêu cần đạt
 *Kiến thức: Giúp học sinh:
 - Thấy được tình cảm chân thành sâu nặng của hai anh em trong câu chuyện. Cảm nhận được nỗi đau đớn, xót xa của những bạn nhỏ chẳng may rơi vào hoàn cảnh bất hạnh.
- Thấy được cái hay của chuyện là ở cách kể rất chân thật và cảm động.
* Rèn luyện kỹ năng: Đọc diễn cảm, cảm nhận được cái hay của văn bản nhật dụng.
 *Giáo dục học sinh: 
- Biết thông cảm và chia sẻ với những người bạn có hoàn cảnh không may.
 - Trân trọng tình cảm anh em.
B. Chuẩn bị
 GV : Soạn GA, tài liệu tham khảo.
 HS : Soạn bài.
C. Khởi động
1. Kiểm tra: - Kiểm tra sự chuẩn bị bài
	 - Qua văn bản” Mẹ tôi” em rút ra được bài học sâu sắc gì về đạo lí 
	làm con?
 2. Bài mới: HĐ1 Năm ngoái, chúng ta đã được học văn bản: "Bức tranh của em gái tôi" do nhà văn Tạ Duy Anh sáng tác. Câu chuyện cảm động ấy ca ngợi tấm lòng nhân hậu, trong sáng, độ lượng của cô em gái trước những tính xấu của người anh. Và hôm nay văn bản: "Cuộc chia tay của những con búp bê", nhà văn Khánh Hoài một lần nữa lại đề cập đến những tình cảm và tấm lòng vị tha, nhân hậu, trong sáng và cao đẹp của những bạn nhỏ chẳng may rơi vào bất hạnh để khơi dậy trong lòng mỗi chúng ta: Tình cảm anh em trong sáng và biết thông cảm với những bạn có hoàn cảnh không may. Vậy câu chuyện như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
D. Tiến trình các hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên – học sinh
Nội dung cần đạt
HĐ2 : 
 G : đọc + H đọc liên tiếp đến hết tác phẩm.( Giọng đọc chậm, truyền cảm thể hiện rõ tâm trạng của các nhân vật, đặc biệt là tình cảm trong sáng giữa hai anh em.)
 H : Tóm tắt ngắn gọn ND ( khoảng 5, 7 câu)
+ Thành và Thủy là hai anh em hết mực yêu thương nhau nhưng lại phải chia tay nhau vì bố mẹ họ ly dị. Trước khi chia tay, hai anh em chia đồ chơi cho nhau. Thành nhường hết đồ chơi cho em. Hai anh em còn đến trường để Thủy chia tay với cô giáo và bạn bè. Cô giáo tặng Thủy một quyển sổ và một chiếc bút máy nắp vàng nhưng em không dám nhận vì “ Mẹ đã bảo sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán ” 
G: Hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích SGK
?: Truyện chia làm mấy đoạn? ý của từng đoạn? 
 H: Trả lời cá nhân
?: VB là một truyện ngắn. Truyện kể về việc gì? Ai là nhân vật chính? Vì sao em biết?
H: Trả lời cá nhân
- Sv chính : Cuộc chia tay của hai anh em ruột khi gia đình tan vỡ.
- Nv chính : Thành và Thủy. Vì mọi việc của câu chuyện đều có sự tham gia của hai anh em.
?. Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? Việc lựa chọn ngôi kể này có tác dụng gì?
H: Trao đổi, thống nhất
Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết văn bản
G: Bố mẹ ly hôn, Thành và Thủy phải chia tay nhau. Câu chuyện diễn tả sâu sắc tình cảm trong sáng của hai anh em trước cuộc chia tay. 
?3: Em hãy tìm các chi tiết trong truyện để thấy hai anh em Thành và Thủy rất mực yêu thương, gần gũi, chia sẻ và quan tâm tới nhau.
- Thủy: Ngoan; mang kim chỉ ra tận sân vận động vá áo cho anh; võ trang cho vệ sĩ để canh cho anh ngủ.
- Anh Thành: giúp em mình học; chiều nào Thành cũng đón em đi học về, vừa đi vừa nói chuyện
Nh÷ng chi tiÕt ®ã cho thÊy t×nh c¶m cña hai anh em ntn ?
I. Đọc - Tìm hiểu chung
1. Đọc và tóm tắt
2. Giải nghĩa từ khó :
3. Bố cục
-P1: Thành nghĩ về những ngày đã qua của hai anh em(Đầugiấc mơ thôi)
- P2: Diễn biến cuộc chia tay của hai con búp bê.(tiếp  hiếu thảo như vậy)
P3:Hai anh em đến chia tay với cô giáo, các bạn cùng lớp.(tiếp tôi đi.)
P4: Những phút cuối cùng của cuộc chia tay giữa hai anh em.( còn lại)
3. Đại ý:
Truyện viết về cuộc chia tay đầy nước mắt đau xót, buồn tủi của hai anh em Thành - Thủy (qua chuyện chia tay của những con búp bê) đồng thời tác giả muốn khẳng định và ca ngợi những tình cảm tốt đẹp, trong sáng của tuổi thơ.
4. Ngôi kể:
- Ngôi thứ nhất: Người xưng "tôi" trong truyện (thành) là người chứng kiến sự việc xảy ra, cũng là người chịu nỗi đau như em gái của mình.
- Tác dụng:
+ Giúp tác giả thể hiện một cách sâu sắc những suy nghĩ, tình cảm và tâm trạng nhân vật.
+ Làm tăng thêm tính chân thực của truyện
Þ Tạo nên sức thuyết phục cho tác phẩm.
II. Đọc - Tìm hiểu chi tiết:
1. Hai anh em và những cuộc chia tay
a. Chia đồ chơi
*Tình cảm của hai anh em khi còn sống bên nhau:
- Thủy: Ngoan; mang kim chỉ ra tận sân vận động vá áo cho anh; võ trang cho vệ sĩ để canh cho anh ngủ.
- Anh Thành: giúp em mình học; chiều nào Thành cũng đón em đi học về, vừa đi vừa nói chuyện
Þ Tình cảm đằm thắm, trong s¸ng, gần gũi, thương yêu, chia sẻ và quan tâm tới nhau.
III.LuyÖn tËp
 Tãm t¾t v¨n b¶n
* Dặn dò: 
- Học bài .
- Chuẩn bị bài: + ChuÈn bÞ tiÕt 2
 + Bố cục văn bản
 + Soạn: Những câu hát về tình cảm gia đình. 
************************************************************************* 
Ngày soạn	 
Tiết 6 : Cuộc chia tay của những con búp bê
 (Khánh Hoài)
A. Mục tiêu cần đạt
 1.Kiến thức: Giúp học sinh:
 - Thấy được tình cảm chân thành sâu nặng của hai anh em trong câu chuyện. Cảm nhận được nỗi đau đớn, xót xa của những bạn nhỏ chẳng may rơi vào hoàn cảnh bất hạnh.
- Thấy được cái hay của chuyện là ở cách kể rất chân thật và cảm động.
2.Rèn luyện kỹ năng: Đọc diễn cảm, cảm nhận được cái hay của văn bản nhật dụng.
3. Giáo dục học sinh: 
- Biết thông cảm và chia sẻ với những người bạn có hoàn cảnh không may.
 - Trân trọng tình cảm anh em.
B. Chuẩn bị
 GV : Soạn GA, tài liệu tham khảo.
 HS : Soạn bài.
C. Tiến trình các hoạt động dạy và học
1. Ôn định tổ chức
2. Kiểm tra: - tóm tắt tác phẩm
2. Bài mới: Hoạt động 1 Khëi ®éng :Trẻ em có quyền được hưởng hạnh phúc gia đình. Điều đó đã được ghi trong công ước quốc tế về quyền trẻ em. Các tác phẩm, các đề tài sáng tác về quyền trẻ em không nhiều. Nhưng các tác giả thường khai thác một số vấn đề: nỗi khổ về cuọc sống vật chất và nỗi đau về tinh thần của trẻ em. Nỗi đau tinh thần đó là nỗi đau sống thiếu cha mẹ. Cha mẹ không may mất sớm là một nỗi đau đã đành. Nhưng cha, mẹ còn sống mà con cái vẫn bị chia lìa, xa cha, cách mẹ mới là điều đáng nói. Nỗi đau ấy thường do chính cha mẹ gây nên. Gờ trước các em đã được làm quen với tác phẩm, it nhiều đã hiểu được tâm trang đau khổ của hai anh em Thành và Thủy, vậy để hiểu rõ hơn về tâm trạng cũng như nỗi đau mà Thành và Thủy phải chịu đưng ntn chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
- Thái độ và tâm trạng của 2 anh em như thế nào khi mẹ giục chia đồ chơi?
+ Thủy: run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng, hai bờ mi sưng mọng lên vì khóc nhiều.
+ Thành: cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc. Nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối ướt đầm cả gối và 2 cánh tay áo.
- Những đồ chơi ấy (búp bê) có ý nghĩa như

File đính kèm:

  • docGA_VAN_7_20152016_CUC_CHUAN_20150725_030629.doc