Giáo án Ngữ văn 7 - Học kỳ I - Năm học 2018-2019

- GV: Em hãy nêu đôi nét về tác giả? Xuất xứ tác phẩm?

- GV: Cho HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV: Nhận định lại và ghi bài.

Hoạt động2:

- GV: Văn bản được viết dưới hình thức nào?

- GV: Vì sao tác giả lại lấy nhan đề là “ Mẹ tôi”?

- GV: Yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV: Phân tích thêm để khắc sâu kiến thức cho HS.

- GV: Nghười bố đã viết thư cho En ri cô trong hoàn cảnh nào?

- GV: Yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV: Phân tích thêm để khắc sâu kiến thức cho HS

 

docx235 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 521 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Học kỳ I - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành ngữ
- Trong câu, thành ngữ có thể đảm nhiệm chức vụ cú pháp giống thực từ: làm chủ ngữ, vị ngữ: trong cụm từ, thành ngữ có thể làm phụ ngữ.
- Thành ngữ ngắn gọn, hàm xúc , có tính hình tượng, có tính biểu tượng cao.
II. Luyện tập:
Bài 1 : Tìm và giải nghĩa thành ngữ
a. Sơn hào hải vị -> Các sản phẩm, các món ăn.
+ Nem công chả phượng - >Quý hiếm
b. Khoẻ như voi -> Rất khoẻ
+ Tứ cố vô thân-> Không có ai thân thích ruột thịt
c. Da mồi tóc sương-> Chỉ người tuổi già.
Bài tập 3.: Thảo luận nhóm điền thành ngữ
- Lời ăn tiếng nói. - Một nắng hai sương
- Ngày lành tháng tốt - No cơm ấm cật.
- Bách chiến bách thắng - Sinh cơ lập nghiệp
Bài tập 4 
 4. Củng cố: 3’
 - Nắm được Thành ngữ ,nghĩa của thành ngữ 
 - Tác dụng của thành ngữ ,sử dụng thành ngữ 
 5. Hướng dẫn HS tự học: 2’
 - Về nhà học bài ,làm bài tập 4 
 - Chuẩn bị bài: Kiểm tra TV
V.Ruùt kinh nghieäm: 
Ngày soạn: 14/10/2018
Ngày dạy: 17/10/2018
Tuần: 8
Tiết: 32
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức: 
 - Qua tiết kiểm tra đánh giá khả năng tự học, tiếp thu bài của học sinh.
 - Khả năng tiếp thu bài của học sinh về các kiến thức: Từ láy ,từ Hán Việt ,từ đồng âm ,từ đồng nghĩa,trái nghĩa
2. Kĩ năng: 
 - Sự vận dụng của hs vào viết đoạn văn..
3. Thái độ: 
 - Nghiêm túc làm bài.
II. Ma trận: 
 Cấp độ
Tên 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
 TL
 TL
VDT 
VDC
1. Từ ghép
Xác định từ ghép hay từ láy? Thuoäc loaïi naøo cuûa töø loaïi ñoù ?
Viết đoạn văn ngắn
Số câu: 2
Số điểm: 3đ
Tỉ lệ: 30%
2. Chữa lỗi về quan hệ từ
Điền các quan hệ từ thích hợp
Số câu: 1
Số điểm :2 
Tỉ lệ: 20%
3. Từ đồng nghĩa
Nhận diện được từ đồng nghĩa, các loại từ đồng nghĩa 
Số câu: 1
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30%
4. Từ đồng âm
Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm
Số câu: 1
Số điểm: 2đ 
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30%
Số câu: 2
Số điểm: 4
Tỉ lệ: 40%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu:1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 20%
TS câu: 5
TS điểm: 10
Tỉ lệ: 100%
III. Đề:
Câu 1. Thế nào là từ đồng nghĩa ? Từ đồng nghĩa có mấy loại kể ra ? cho ví dụ ? (3đ)
Câu 2: Các từ: Máu mủ, mặt mũi, tóc tai, râu ria, tươi tốt, nấu nướng, học hỏi là từ ghép hay từ láy? Thuoäc loaïi naøo cuûa töø loaïi ñoù?(2đ)
Câu 3. Điền các quan hệ từ thích hợp vào những chỗ trống trong đoạn văn sau đây: Với, và, nếu , thì, còn.( 2đ) 
- Lâu lắm rồi nó mới cởi mở.........(0.25đ) tôi như vậy. Thực ra, tôi.........(0.25đ) .nó ít gặp nhau.Tôi đi làm, nó đi học . Buổi chiều, thỉnh thoảng tôi ăn cơm ..........(0.25đ) nó. Buổi tối tôi thường vắng nhà. Nó có khuân mặt chờ đợi. Nó hay nhìn tôi ............(0.25đ) cái mặt đợi chờ đó...............(0.25đ) tôi lạnh lùng .............(0.25đ) nó lảng đi. .........(0.25đ) Tôi vui vẻ và tỏ ý muốn gần nó.........(0.25đ) cái vẻ mặt ấy thoắt biến đi thay vào khuân mặt tràn trề hạnh phúc.
Câu 4: Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm sau: ( Ở mỗi câu phải có cả 2 từ đồng âm.) (2đ)
 a. Bàn (danh từ)- bàn động từ( động từ) 
 b. Sâu( danh từ)- sâu ( tính từ)
Câu 5. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 6 dòng), có sử dụng từ ghép.(1đ)
IV. Hướng dẫn chấm:
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
(3đ)
- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
1,5 đ
Có 2 loại: Từ đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn
1,0 đ
Trái - Qủa......
0,5 đ
Câu 2
(2đ)
Từ ghép
1,0 đ
Thuoäc töø gheùp ñaúng laäp.
1,0 đ
Câu 3
(2đ)
- Lâu lắm rồi nó mới cởi mở với (0.25đ) tôi như vậy. Thực ra, tôi và.(0.25đ) nó ít gặp nhau.Tôi đi làm, nó đi học. Buổi chiều, thỉnh thoảng tôi ăn cơm với (0.25đ) nó. Buổi tối tôi thường vắng nhà. Nó có khuôn mặt chờ đợi. Nó hay nhìn tôi với (0.25đ) cái mặt đợi chờ đón nếu (0.25đ) tôi lạnh lùng thì (0.25đ) nó lảng đi. Nếu (0.25đ) Tôi vui vẻ và tỏ ý muốn gần nó thì (0.25đ) cái vẻ mặt ấy thoắt biến đi thay vào khuôn mặt tràn trề hạnh phúc.
2,0 đ
Câu 4
(2đ)
a. Chúng em ngồi quanh để bàn công việc lớp.
1,0 đ
b. Con sâu bị rơi xuống giếng sâu.
1,0 đ
Câu 5
(1đ)
HS viết được đoạn văn khoảng 6 câu có chủ đề tuỳ thích bắt buộc có sử dụng ít nhất một từ ghép 
1,0 đ
Ngày soạn: 21/10/2018
Ngày dạy: 22/10/2018
Tuần: 9 
Tiết: 33+34
VIẾT BÀI VIẾT SỐ 2
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
 - Biết cách làm một bài văn biểu cảm có bố cục rõ ràng, có tính liên kết và mạcg lạc.
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng viết văn cho HS.
 3. Thái độ:
 - Vận dụng kiến thúc đã học vào làm bài văn biểu cảm.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên:
 Ra đề, đápán. 
 2. Học sinh:
 - Dụng cụ học tập.
 - Ôn bài.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 s Đề văn biểu cảm và các bước làm bài văn biểu cảm
 3. Bài mới:
 Đề bài: Cảm nghĩ của em về nụ cười của mẹ.
Dàn bài:
 MB: Nêu cảm xúc chung về nụ cười của mẹ.
 TB: Nêu các biểu hiện, sắc thái về nụ cười của mẹ:
 - Nụ cười vui, yêu thương.
 - Nụ cười khuyến khích.
 - Nụ cười an ủi.
 - Khi vắng nụ cười của mẹ em thấy như thế nào?
 - Em có hành động gì để nụ cười luôn nở trên môi mẹ.
 KL: Lòng yêu thương và kính trọng mẹ.
 4. Củng cố: 3’
 Nhận xét tiết làm bài.
 5. Hướng dẫn tự học : 2’ 
 - Học bài.
 - Soạn bài mới: Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm
 V.Ruùt kinh nghieäm: 
Ngày soạn: 21/10/2018
Ngày dạy: 24/10/2018
Tuần: 9
Tiết: 35
ĐỀ VĂN BIỂU CẢM VÀ 
CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 Hiểu kiểu đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
Giúp HS:
 1. Kiến thức:
 - Đặc điểm, cấu tạo của đề văn biểu cảm.
 - Cách làm bài văn biểu cảm.
 2. Kĩ năng:
 - Bước đầu rèn luyện các bước làm văn biểu cảm.
 - Nhận biết các đề văn biểu cảm.
 3. Thái độ:
 - HS biết cách làm bài văn biểu cảm theo các bước.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên:
 - Bài soạn, SGK, SGV. 
 2. Học sinh:
 - Bài soạn, dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
 1. Ổn định tổ chức: 1’
 - Kiểm tra sĩ số.
 2. Kiểm tra bài cũ: 4’
 sVăn bản biểu cảm có đặc điểm gì? 
 3. Bài mới:
TG
HOAÏT ÑOÄNG CUÛA GV
HOAÏT ÑOÄNG CUÛA HS
NOÄI DUNG 
20’
15’
Hoạt động 1:
- GV: Yêu cầu HS đọc VD SGK.
- GV: Em hãy chỉ ra đối tượng và những tình cảm cần biểu hiện trong các đề?
- GV: Yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS: Nhận xét, bổ sung.
- GV: Nhận định lai để khắc sâu kiến thức cho HS. 
- HS: Nghe, nhớ và ghi bài.
- GV: Em hãy xác định đối tượng và tình cảm cần biểu hiện trong đề bài trên?.
- GV: Cho HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Nhận định lai để khắc sâu kiến thức cho HS. 
- GV: Em thường thấy nụ cười của mẹ những lúc nào?
- GV: Cho HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Nhận định lai để khắc sâu kiến thức cho HS. 
- GV: Muốn tìm ý cho bài văn cần lưu ý điều gì?
- GV: Dàn ý có mấy phần?
- GV: Cho HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Nhận định lai để khắc sâu kiến thức cho HS. 
- GV: Sau khi lập dàn ý xong chúng ta cần làm gì?
- GV: Sau khi viết bài xong chúng ta có cần đọc và sửa lại không?
- GV: Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm?
- GV: Yêu câu 1, 2 HS đọc lại phần ghi nhớ SGK.
Hoạt động 2:
- GV: Cho HS làm các bài tập trong SGK.
- GV: Quan sát, theo dõi, nhắc nhở HS làm bài.
- HS: Thực hiện.
- HS: - Đối tượng biểu cảm:
 a. Dòn sông quê hương.
 b. Đêm trăng trung thu.
 c. Nụ cười của mẹ.
 d. Kỉ niệm tuổi thơ.
 e. Loài cây em yêu.
 - Tình cảm cần biểu hiện:
 a. Vui thích, biết ơn.
 b. Hiền lành, yêu thương, độ lượng, ấm áp.
 c. Vui, buồn.
 d. Yêu, ý nghĩ.
- HS: 
 - Đối tương: Nụ cười của mẹ.
 - Tình cản biểu hiện: Bày tỏ cảm xúc và suy nghĩ của mình về nụ cười của mẹ.
- HS: Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS: Nghe, nhớ, ghi bài.
- HS: 
 - Lúc mẹ vui: Em được lên lớp,khi em ngoan ngoãn, vâng lời mẹ, được điểm tốt,.... 
 - Em cảm thấy buồn, nhớ, lo lắng khi vắng nụ cười đó.
 - Em phải lảm gì để mẹ luôn vui, cười.
- HS: Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS: Nghe, nhớ, ghi bài.
- HS: Tìm ý phù hợp.
- HS: 3 phần.
 MB: Nêu cảm xúc chung đối với nụ cười của mẹ
 TB: 
 - Nêu các biểu hiện, sắc thái của nụ cười:
 + Nụ cười vui, yêu thương.
 + Nụ cười khuyến khích.
 + Nụ cười an ủi, động viên.
 + Khi không thấy nụ cười đó em thấy nhớ.
 - Hành động của em để luôn được thấy nụ cười của mẹ.
 KL: Lòng yêu thương và kính trọng mẹ.
- HS: Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS: Nghe, nhớ, ghi bài.
- HS: Viết bài.
- HS: Có. Đọc để sửa lại cho đúng.
- HS: Thực hiện.
- HS: Thực hiện.
- HS: Làm bài.
- HS: Sửa sai.
I. Tìm hiểu chung
1. Đề văn biểu cảm.
Đề văn biểu cảm bao giờ cũng nêu ra đối tượng biểu cảm và tình cảm biểu hiện trong bài làm
2. Các bước làm bài văn biểu cảm.
+ Tìm hiểu đề.
+ Tìm ý và lập dàn bài.
+ Viết bài và sửa bài. 
II. Luyện tập.
BT1: Đọc bài và trả lời câu hỏi:
a. Bài văn thổ lộ tình cảm tha thiết đối với quê hương An Giang.
b. Lập dàn ý:
MB: Giới thiệu tình yêu quê hương An Giang.
TB: Các biểu hiện tình yêu quê hương An Giang.
 - Tình yêu từ tuổi thơ.
 - Tình yêu trong chiến đấu và những tấm gương yêu nước.
KL: Tình yêu quê hương và nhận thức của người từng trải, trưởng thành.
 4. Củng cố: 3’
 - Đề văn biểu cảm và các bước làm bài văn biểu cảm?
 5. Hướng dẫn tự học : 2’ 
 - Học bài.
 - Soạn trước bài: Luyện tập cách viết bài văn biểu cảm
 V.Ruùt kinh nghieäm: 
Ngày soạn: 21/10/2018
Ngày dạy: 24/10/2018
Tuần: 9
Tiết: 36 
LUYỆN TẬP 
CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Luyện tập các thao tác làm văn biểu cảm: Tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài và viết bài.
 - Có thói quen tưởng tượng, suy nghĩ, cảm xúc trước một đề văn biểu cảm.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
 Giúp HS:
 1. Kiến thức:
 - Đặc điểm thể loại biểu cảm. 
 - Các thao tác làm văn biểu cảm, cách thể hiện những tình cảm, cảm xúc.
 2. Kĩ năng:
 - Rèn cho HS kĩ năng làm văn biểu cảm cho HS.
 3. Thái độ:
 - HS biết cách làm bài văn biểu cảm theo các bước.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên:
 - Bài soạn, SGK, SGV. 
 2. Học sinh:
 - Bài soạn, dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
 1. Ổn định tổ chức: 1’
 - Kiểm tra sĩ số.
 2. Kiểm tra bài cũ: 4’
 sĐề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm? 
 3. Bài mới:
TG
HOAÏT ÑOÄNG CUÛA GV
HOAÏT ÑOÄNG CUÛA HS
NOÄI DUNG 
10’
25’
Hoạt động 1:
- GV: Em hãy nhắc laị các bước để làm một bài văn biểu cảm?
- GV: Yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Nhận định lai để khắc sâu kiến thức cho HS. 
Hoạt động 2:
- GV: Yêu cầu HS thực hành tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết đoạn văn theo hướng dẫn của GV.
- GV: Yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Nhận định lai để khắc sâu kiến thức cho HS. 
- GV: Cho HS thực hành viết đoạn mở bài và kết bài.
- GV: Yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Nhận định lai. 
- HS: - B1: Tìm hiểu đề và tìm ý.
 - B2: Lập dàn bài.
 - B3: Viết bài.
 - B4: Đọc và sửa bài.
- HS: Nhận xét, bổ sung.
- HS: Nghe, nhớ và ghi bài.
- HS: 
MB: Nêu loài cây và lí do mà em yêu thích loài cây đó.
TB:
 - Nêu các đặc điểm gợi cảm của cây...
 - Loài cây ... trong cuộc sống con người.
 - Loài cây ... trong cuộc sống của em.
KL: Tình cảm của em đối với loại cây đó.
- HS: Nhận xét, bổ sung.
- HS: Nghe, nhớ và ghi bài.
- HS: Thực hiện.
- HS: Nhận xét, bổ sung.
- HS: Nghe rút kinh nghiệm cho bản thân.
I. Ôn lại lí thuyết: 
- B1: Tìm hiểu đề và tìm ý.
- B2: Lập dàn bài.
- B3: Viết bài.
- B4: Đọc và sửa bài.
II. Thực hành.
Đề bài.
 Loài cây em yêu.
Dàn bài:
MB: Nêu loài cây và lí do mà em yêu thích loài cây đó.
TB:
 - Nêu các đặc điểm gợi cảm của cây...
 - Loài cây ... trong cuộc sống con người.
 - Loài cây ... trong cuộc sống của em.
KL: Tình cảm của em đối với loại cây đó.
 4. Củng cố:
 s Đề văn biểu cảm và các bước làm bài văn biểu cảm?
 5. Hướng dẫn tự học : 2’ 
 - Học bài.
 - Ôn bài chuẩn bị : Qua Đèo Ngang.
 V.Ruùt kinh nghieäm: 
Ngày soạn: 28/10/2018
Ngày dạy: 
Tuần: 10
Tiết: 37
QUA ĐÈO NGANG
Bà Huyện Thanh Quan
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hiểu được giá trị tư tưởng – nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Đường chữ Nôm tả cảnh ngụ tình tiêu biểu nhất của Bà Huyện Thanh Quan.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
Giúp HS:
 1. Kiến thức:
 - Sơ giản về tác giả Bà Huyện Thanh Quan.
 - Đặc điểm thơ Bà Huyện Thanh Quan qua bài thơ Qua Đèo Ngang.
 - Cảnh Đèo Ngang và tâm trạng tác giả thể hiện qua bài thơ.
 - Nghệ thuật tả cảnh, tả tình độc đáo trong văn bản.
 2. Kĩ năng:
 - Đọc – hiểu văn bản thơ Nôm việt theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.
 - Phân tích một số chi tiết nghệ thuật độc đáo.
 3. Thái độ:
 - HS đồng cảm với nỗi lòng của tác giả.
 - Thấy được môi trường hoang sơ của Đèo Ngang.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên:
 - Bài soạn, SGK, SGV. 
 2. Học sinh:
 - Bài soạn, dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
 1. Ổn định tổ chức: 1’
 - Kiểm tra sĩ số.
 2. Kiểm tra bài cũ: 4’
 Câu 1 : Đọc thuộc lòng bài Bánh trôi nước ?
 Câu 2 : Nêu nghệ thuật và ý nghĩa của bài thơ?
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
HS Đọc thuộc lòng bài Bánh trôi nước 
2 đ
Câu 2
1. Nghệ thuật:
- Vận dụng điêu luyện những quy tắc của thơ Đường luật .
- Sử dụng ngôn ngữ thơ bình dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày, với thành ngữ, mô típ dân gian.
- Sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh nhiều tầng ý nghĩa.
4 đ
2. ý nghĩa: Bài thơ Bánh trôi nước: là một bài thơ thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học viết Việt Nam dưới thời phong kiến, ngợi ca vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ, đồng thời thể hiện lòng cảm thương sâu sắc đối thân phận chìm nổi của họ.
4đ
 3. Bài mới:
TG
HOAÏT ÑOÄNG CUÛA GV
HOAÏT ÑOÄNG CUÛA HS
NOÄI DUNG 
5’
25’
5’
Hoạt động 1:
- GV: Em hãy nêu đôi nét về tác giả?
- GV: Yêu cầu HS khác nhận xét.
- GV: Nhận định lại.
- GV: Bài thơ qua Đèo Ngang được sáng tác theo thể thơ nào? Thể thơ đó có đặc điểm gì?
- GV: Cho HS khác nhận xét.
- GV: Nhận định lại.
- GV: Đọc mẫu văn bản.
- GV: Cho HS đọc lại văn bản và phần chú thích.
- GV: Theo dõi, uốn nắn, sửa sai cho HS.
Hoạt động 2:
- GV: Em hãy cho biết cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả vào thời điểm nào trong ngày?
- GV: Bà Huyện Thanh Quan đã cảm nhận cảnh núi Hoành Sơn như thế nào?
- GV: Yêu cầu HS khác nhận xét.
- GV: Nhận định lại.
- GV: Cảnh lúc đó được phác họa ra sao?
- GV: Qua cảnh đó, cho thấy môi trường sống lúc bấy giờ như thế nào?
- GV: Yêu cầu HS khác nhận xét.
- GV: Nhận định lại.
- GV: Trong hai câu thơ này hình ảnh con người được hiện lên như thế nào?
- GV: Tác giả đã sử dụng từ loại nào để làm nổi bật hình ảnh của con người?
- GV: Yêu cầu HS khác nhận xét.
- GV: Nhận định lại.Đảo vị ngữ ra phía trước. Nhấn mạnh sự thưa thớt, Đèo Ngang đã bắt đầu xuất hiện sự sống của con người nhưng còn thưa thớt, chưa đông vui, tấp nập.
- GV: Em hãy chỉ ra phép đối giữa hai câu 3, 4?
- GV: Yêu cầu HS khác nhận xét.
- GV: Nhận định lại.
- GV: Em hiểu gì về hai con chim quốc và đa đa?
- GV: Tiếng chim của hai loài này có giá trị biểu cảm như thế nào?
- GV: Qua đó cho thấy nhà thơ có tâm trạng ra sao?
- GV: Yêu cầu HS khác nhận xét.
- GV: Nhận định lại.
- GV: Ở hai câu 7, 8 nhà thơ đã trực tiếp tả tình như thế nào? Nói đến cảnh tình riêng giữa cảnh thời nước bao la ở Đèo Ngang thì có gì khác với cách nói một mảnh tình riêng trong không gian chật hẹp?
- GV: Cụm từ “ta vơí ta” bộc lộ điều gì?
- GV: Câu thơ cuối mang tính chất biểu cảm như thế nào?
Hoạt động 3:
- GV: Giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản?
- GV: Yêu cầu HS đọc lại phần ghi nhớ.
- HS:
 - Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh, sống 
 ở thế kỉ XIX.
- HS: Nhận xét, bổ sung.
- HS: Nghe, nhớ , ghi bài.
- HS: Thất ngôn bát cú đường luật. Mỗi bài có 8 câu, mỗi câu có 7 chữ. Chữ cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8 gieo vần với nhau. Trong đó câu 1, 2 là hai câu đề; câu 3, 4 là hai câu thực, câu 5, 6 là hai câu luận, câu 7, 8 là hai câu kết.
- HS: Nhận xét, bổ sung.
- HS: Nghe, nhớ , ghi bài.
- HS: Nghe.
- HS: Thực hiện.
- HS: Sửa sai.
- HS: Bóng xế tà (chiều) , buổi chiều mặt trờimặt trời phía tây đang xuống dần, nắng nhạt và sắp tắt.
- HS: 
 - Không gian: Đèo Ngang gợi lên hình ảnh một vùng núi non hiểm trở, nằm ngay trên tuyến đường từ Bắc vào Nam. Đó là địa danh hùng vĩ, âm u mà khi bước tới con người đã thức dậy một niềm cảm xúc thiêng liêng, một nỗi buồn từ trong vô thức.
 - Thời gian: Nơi núi non hiểm trở ấy càng trở nên hoang vu, buồn vắng vào lúc chiều tà, bóng xế.
- HS: Nhận xét, bổ sung.
- HS: Nghe, nhớ.
- HS: Cảnh có “cỏ cây chen lá, đá chen hoa” phép điệp từ “chen”, điệp âm liên tiếp “tà, đá, lá, hoa”. Trong câu thơ tạo ra ấn tượng một cảnh thiên nhiên hoang dã, ngút ngàn cây và đá, lá và hoa.
- HS: Hết sức trong lành.
- HS: Nhận xét, bổ sung.
- HS: Nghe, nhớ, ghi bài.
- HS: Thấp thoáng có sự sống của con người.
- HS: Từ láy gợi hình: Lom khom, lác đác.
- HS: Nhận xét, bổ sung.
- HS: Nghe, nhớ.
- HS: 
 - Danh từ: Chú tiều - chợ.
 - Sông- núi.
- HS: Nhận xét, bổ sung.
- HS: Nghe, nhớ, ghi bài.
- HS: 
 - Chim quốc: Tiếng kêu nhớ nước.
 - Đa đa: Còn gọi là gà gô.
- HS: Thể hiện cảm xúc khắc khoải trong lòng nhà thơ.
- HS: Đó là tiếng lòng tha thiết, da diết, sự tiếc nuối thời vàng son rực rỡ. Tân trạng nặng trĩu nỗi lòng thương nhớ, buồn đau.
- HS: Nhận xét, bổ sung.
- HS: Nghe, nhớ, ghi bài.
- HS: Nó tương quan đối lập, ngược chiều. Nếu trời, non, nước bát ngát, rộng mở bao nhiêu thì mảnh tình riêng càng nặng nề khép kín bấy nhiêu.
- HS: Cụm từ đó bộc lộ nỗi cô đơn gần như tuyệt đối của tác giả.
- HS: Nỗi cô đơn thầm kín gần như tuyệt đối của tác giả.
- HS: 
 Về nghệ thuật:
 - Sử dụng thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú một cách điêu luyện.
 - Sử dụng bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
 - Sáng tạo việc sử dụng từ.
 - Sử dụng nghệ thuật đối hiệu quả trong việc tả cảnh, tả tình.
 Ý nghĩa văn bản: Bài thơ thể hiện tâm trạng cô đơn thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang.
- HS: Thực hiện.
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả:
 - Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh, sống ở thế kỉ XIX.
 - Bà là một trong số nữ sĩ tài danh hiếm có trong lịch sử văn học Việt Nam thời trung đại. 
2. Tác phẩm:
- Thất ngôn bát cú Đường luật có 8 câu, mỗi câu có 7 chữ, có niêm luật chặt chẽ, hai cặp câu giữa có sử dụng phép đối.
- Đèo Ngang nằm ở vị trí đại lí đặc biệt, phân cách địa giới giữa hai tỉnh Hà Tỉnh và Quảng Bình.
b. Đọc văn bản:
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Nội dung:
a. Bức tranh cảnh vật.
- Thời gian : buổi chiều tà
- Không gian: trời, non, nước cao rộng, bát ngát.
- Cảnh vật có cỏ cây, đá, hoa, tiếng chim kêu, nhà chợ bên sông,.hiện lên tiêu điều, hoang sơ.
b. Tâm trạng con người :
- Hoài cổ, nhớ nước, thương nhà.
- Buồn, cô đơn.
2. Nghệ thuật:
 - Sử dụng thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú một cách điêu luyện.
 - Sử dụng bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
 - Sáng tạo việc sử dụng từ.
 - Sử dụng nghệ thuật đối hiệu quả trong việc tả cảnh, tả tình.
3. Ý nghĩa văn bản:
 - Bài thơ thể hiện tâm trạng cô đơn thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang.
 4. Củng cố: 3’
 - Bài thơ miêu tả cảnh tượng Đèo Ngang như thế nào?
 - Văn bản thể hiện được tâm trạng gì của nhà thơ?
 5. Hướng dẫn tự học : 2’ 
 - Học bài.
 - Soạn bài: Bạn đến chơi nhà.
 V.Ruùt kinh nghieäm: 
Ngày soạn: 28/10/2018
Ngày dạy: 
Tuần: 10
Tiết: 38
BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ
Nguyễn Khuyến
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hiểu được tình bạn đậm đà, thắm thiết của tác giả Nguyễn Khuyến qua một bài thơ Nôm Đường luật thất ngôn bát cú.
 - Biết phân tích một bài thơ Nôm Đường luật.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
 Giúp HS:
 1. Kiến thức:
 - Sơ giản về tác giả Nguyễn Khuyến.
 - Sự sáng tạo trong vịêc vận dụng các thể thơ Đường luật, cách nói hàm ẩn sâu sắc, thâm thúy của Nguyễn Khuyến trong bái thơ.
 2. Kĩ năng:
 - Nhận biết được thể loại của văn bản.
 - Đọc – hiểu văn bài thơ Nôm Đường luật thất ngôn bát cú.
 - Phân tích một bài thơ Nôm Đường luật.
 3. Thái độ:
 - Trân trọng giá trị của tình bạn.
III. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên:
 - Bài soạn, SGK, SGV. 
 2. Học sinh:
 - Bài soạn, dụng cụ học tập.
VI. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
 1. Ổn định tổ chức: 1’
 - Kiểm tra sĩ số.
 2. Kiểm tra bài cũ: 4’
 s Đọc lại bài thơ qua Đèo Ngang? Và 

File đính kèm:

  • docxGiao an hoc ki 1_12701399.docx