Giáo án Ngữ văn 7 - Học kỳ I (Chuẩn kiến thức kỹ năng năm học 2013-2014)

+ CH: Trong đoạn thơ có những từ nào được điệp lại? Tác dụng của hiện tượng điệp từ đó?

-> Các điệp từ Côn Sơn, ta, trong góp phần tạo nên giọng điệu của bài thơ?

+ CH: Tâm trạng của Nguyễn Trãi lúc này là gì?

-> Chữ nhàn chính là tâm trạng của Nguyễn Trãi . Nhưng ông chỉ nhàn một nửa, nhàn bên ngoài, nhàn một cách miễn cưỡng, bắt buộc mà thôi. Ông vẫn đau đáu một niềm tin, nỗi lo và vẫn thấp thoáng một niền hi vọng sẽ có ngày, có dịp trở lại chính trường, đem tài sức ra để phò vua, giúp nước, giúp dân. Chữ nhàn ấy vẫn mang tính tích cực chứ không hề bất lực, buông xuôi, lười biếng và cam chịu.

 

doc173 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1965 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Học kỳ I (Chuẩn kiến thức kỹ năng năm học 2013-2014), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t.
3. Thái độ: Giáo dục HS quí trọng tình cảm giữa con người với con người.
II. Chuẩn bị
1. GV: SGV, SGK.
2. HS: Soạn bài.
III. Tiến trình dạy - học
1. ổn định tổ chức: (1’) 7A:……………………….....................................................
 7B:……………………………..............................................
2. Kiểm tra bài cũ: (5’) 
+ CH: Đọc thuộc lòng bài thơ: Qua đèo ngang? Nêu nội dung chính của bài?
Đáp án: Ghi nhớ SGK.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
* Hoạt động 1: HDHS đọc, tìm hiểu chú thích
- GV hướng dẫn đọc -> đọc mẫu -> Gọi HS đọc -> HS nhận xét-> GV nhận xét.
- Gọi HS đọc phần chú thích.
*Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu văn bản
+ CH: Cách mở đầu bài thơ có gì thú vị qua giọng điệu và nhịp thơ?
-> Trong thời gian này Nguyễn Khuyến đã cáo quan về ở ẩn, ông tự cho mình là đã già, bạn ông cũng vậy nên việc đi lại thường xuyên càng ít. Vì vậy ông rất mừng là có bạn đến thăm, gọi bạn là bác-> thân mật.
+ CH: Nguyễn Khuyến tiếp bạn từ xa, từ lâu mới có dịp đến thăm như thế nào?
-> Đã lâu bạn đến chơi nhà mà không có trẻ để sai bảo, không gần chợ để mua sắm, không bắt được cá, gà vì ao sâu, vườn rộng, không có cải, cà, bầu, mướp kể cả miếng trầu tiếp khách cũng không có… làm nổi bật cái thanh đạm, nghèo túng của ông quan thanh liêm về ở ẩn, làm nổi bật được tinh thần cao quý hơn tất cả, chỉ có một thứ là có tất cả sẽ được chốt ở câu cuối cùng. 
+ CH: Em có nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả? Cách nói như vậy có ý nghĩa gì?
-> Hai người bạn quá hiểu nhau, thông cảm cho nhau, cuộc viếng thăm tự nhiên không câu lệ khách khí, họ đến với nhau bằng tình cảm của người bạn với người bạn.
+ CH: Tình cảm của họ được thể hiện như thế nào ở câu thơ cuối?
+ CH: So sánh với cụm từ ta với ta trong bài Qua đèo Ngang với cụm từ ta với ta trong bài Bạn đến chơi nhà ?
-> Giống nhau: Đều trực tiếp thể hiện cảm xúc, tâm trạng của chủ thể trữ tình.
-> Khác nhau: Ta với ta trong bài Qua đèo Ngang chỉ một người, một tâm trạng cô đơn; Ta với ta trong Bạn đến chơi nhà chỉ hai người Nguyễn Khuyến và ông bạn già với tâm trạng mừng vui vì lâu ngày mới gặp nhau.
+ CH: Trong câu sử dụng quan hệ từ nào? Cho thấy mối quan hệ gì?
-> Từ với nối hai đại từ ta đó là sự kết hợp giữa hai con người tuy hai mà một tuy một mà là hai. Thể hiện tình bạn đậm đà, hồn nhiên, dân dã.
+ CH: Em có nhận xét gì về nghệ thuật của bài thơ?
+ CH: Qua tìm hiểu bài thơ, em cần xây dựng cho mình một tình bạn như thế nào?
-> Thân ái, đoàn kết, giúp đỡ bạn nghèo.
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
*Hoạt động 4: HDHS Luyện tập.
+ CH: Vì sao nói đây là bài thơ hay nhất về tình bạn?
+ CH: Ngôn ngữ trong bài Bạn đến chơi nhà có gì khác với ngôn ngữ ở đoạn thơ Sau phút chia li đã học?
(8’)
(20’)
(7’)
I. Đọc, tìm hiểu chú thích
1. Đọc
2. Chú thích
* Tác giả: Nguyễn Khuyến (1835 – 1909) Trung Lương – Bình Lục – Hà Nam. Đỗ đầu cả ba kì thi Hương, Hội, Đình ( Tam Nguyên Yên Đổ)
II. Tìm hiểu văn bản
1. Câu thơ đầu
- Đã bấy lâu nay, bác tới nhà.
-> Câu thơ là một lời thông báo, một tiếng reo vui đầy hồ hởi, phấn chấn khi được bạn tới thăm -> Câu thơ như lời nói hàng ngày.
2. Sáu câu thơ tiếp theo
- Trẻ: đi vắng – chợ xa.
- Cá: Ao sâu, nước cả.
- Gà: vườn rộng, rào thưa.
- Cà: mới nụ.
- Bầu: vừa rụng rốn.
- Mướp: đương hoa
- Trầu: không có.
-> Muốn tiếp bạn bằng thứ sang trọng thì đều không có. Cách nói phóng đại, cường điệu, hóm hỉnh, đùa vui về cái nghèo của tác giả.
3. Câu thơ cuối
- Bác đến chơi đây ta với ta.
-> Bộc lộ cảm xúc của tác giả, tình cảm bạn bè trong sáng, quý mến, kính trọng là trên hết.
* Nghệ thuật.
- Ngôn ngữ giản dị gắn với cuộc sống thôn quê.
- Thực hiện nghiêm chỉnh thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật.
* Ghi nhớ: SGK T. 105.
IV. Luỵện tập
1. Bài tập 1
- Vì nó ca ngợi tình bạn chân thành, trung thực, bất chấp mọi hoàn cảnh, điều kiện, đậm dà, mộc mạc nhưng vẫn tràn ngập niềm vui dân dã.
- Vì nó đã tạo ra một itnhf huống bất ngờ thú vị làm cho người đọc ngạc nhiên rồi kết thúc bằng nụ cười xòa hón hỉnh mà sâu sắc.
- Vì giọng thơ hồn nhiên, câu nào cũng như đùa, cũng lấp lánh ánh mắt nheo cười, ấm áp niềm vui hồn hậu.
2. Bài tập 2.
a. + CHinh phụ ngâm khúc: Ngôn ngữ bác học.
- Bạn đến chơi nhà: Ngôn ngữ bình thường.
4. Củng cố(3’)
- Hoàn cảnh tiếp bạn của Nguyễn Khuyến khi bạn đến chơi nhà như thế nào?
- Bài thơ ca ngợi điều gì?
5. Hướng dẫn học ở nhà (1’)
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Ôn tập lý thuyết văn biểu cảm để chuẩn bị viết bài tập làm văn 2.
 Giảng:7A: . .2013 Tiết 34 
 7B: . .2013 
 Chữa lỗi về quan hệ từ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Một số lỗi thường gặp khi dựng quan hệ từ và cách sửa lỗi.
2. Kỹ năng: Sử dụng quan hệ từ phù hợp với ngữ cảnh.
- Phát hiện và chữa được một số lỗi thông thường về quan hệ từ.
3.Thái độ: Có ý thức sử dụng quan hệ từ trong nói(viết), để lời nói(câu văn) rõ nghĩa, dễ hiểu.
II. Chuẩn bị
1. GV: SGV, SGK.
2. HS: Soạn bài, phiếu học tập.
III. Tiến trình dạy - học
1. ổn định tổ chức: (1’) 7A:……………………….....................................................
 7B:……………………………..............................................
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
+ CH: Đọc thuộc lòng bài thơ: Bạn đến chơi nhà và nêu nội dung chính của bài?
Đáp án: Ghi nhớ SGK.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
*Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu các lỗi thường gặp 
- Gọi HS đọc ví dụ.
+ CH: Câu văn có rõ nghĩa không? Vì sao?
+ CH: Trong hai câu thiếu quan hệ từ ở chỗ nào? Hãy sửa lại cho đúng?
+ CH: Vậy nếu thiếu quan hệ từ câu văn có nghĩa không?
- Gọi HS đọc ví dụ.
+ CH: Các quan hệ từ và, để có diễn đạt đúng quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận trong câu không?
+ CH: Nên thay quan hệ từ và, để bằng quan hệ từ gì?
+ CH: Vậy khi dùng quan hệ từ ta cần chú ý điều gì?
- Gọi HS đọc ví dụ. 
+ CH: Câu đã đủ hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ chưa?
-> Chưa thiếuchủ ngữ.
+ CH: Vì sao các câu đó thiếu chủ ngữ?
-> Vì câu dùng thừa quan hệ từ nên câu văn thiếu chủ ngữ, biến chủ ngữ thành trạng ngữ.
+ CH: Vậy muốn câu có đủ hai thành phần chính ta làm như thế nào?
- Gọi HS đọc ví dụ.
+ CH: Hãy xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ trong câu?
+ CH: Cho biết các câu in đậm sai ở đâu? Tìm quan hệ từ?
+ CH: Hãy sửa lại câu văn trên sao cho đúng?
->Nam là một học sinh giỏi toàn diện. Không những giỏi về môn toán, mà còn giỏi cả môn văn và các môn khác nữa. Thầy giáo rất khen Nam.
-> Nó thích tâm sự với mẹ mà không thích tâm sự với chị.
+ CH: Vậy khi sử dụng quan hệ từ chúng ta cần tránh những lỗi nào?
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
*Hoạt động 2: HDHS Luyện tập
+ CH: Thêm quan hệ từ thích hợp để hoàn chỉnh các câu?
+ CH: Thay các quan hệ từ dùng sai trong các câu bằng những quan hệ từ thích hợp? 
+ CH: Chữa lại các câu văn cho hoàn chỉnh?
* Hoạt động nhóm ( Nhóm nhỏ)
- GV nêu vấn đề: Cho biết các quan hệ từ in đậm được dùng đúng hay sai ? 
- Nhiệm vụ: HS tập trung giải quyết vấn đề.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- HS nhận xét-> GV nhận xét.
(20’)
(15’)
 5’
I. Các lỗi thường gặp về quan hệ từ
1. Thiếu quan hệ từ
* Ví dụ: 
* Nhận xét: 
- Thiếu quan hệ từ: mà, (để).
- Thiếu quan hệ từ: đối với (với)
-> Nếu thiếu quan hệ từ câu văn không rõ nghĩa.
2. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa
* Ví dụ:
* Nhận xét: 
- Quan hệ từ và, để không diễn đạt đúng quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận trong câu.
- Thay: và -> nhưng
 để -> vì
-> Dùng quan hệ từ đúng nghĩa.
3. Thừa quan hệ từ
* Ví dụ.
* Nhận xét.
- Dùng thừa quan hệ từ.
-> Bỏ quan hệ từ thì câu văn mới đủ hai thành phần chính.
4. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết
* Ví dụ.
* Nhận xét:
- Quan hệ từ không liên kết với bộ phận nào trong câu-> Câu văn rời rạc.
* Ghi nhớ (SGK T. 107).
II. Luỵện tập
1.Bài tập 1 
- Nó chăm chú nghe kể chuyện từ đầu đến cuối
- Con xin báo một tin vui để cha mẹ mừng.
2. Bài tập 2 
- Câu1: Thay từ : với -> như.
- Câu2: Thay từ: tuy -> dù.
- Câu3: Thay từ : bằng -> về.
3. Bài tập 3
- Bản thân em còn nhiều thiếu sót, em hứa sẽ tích cực sửa chữa.
- Câu tục ngữ “ Lá lành đùm lá rách” cho em hiểu đạo lí làm người là phảI giúp đỡ người khác.
- Bài thơ này đã nói lên tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi.
4. Bài tập 4
a. Đúng 
b. Đúng 
c. Sai. 
d. Đúng 
e. Sai (quyền lợi của bản thân mình)
g. Sai ( thừa từ: của).
h. Đúng.
i. Sai (từ giá chỉ dùng để nêu một điều kiện thuận lợi làm giả thiết).
 4. Củng cố(3’) 
+ CH: Khi sử dụng quan hệ từ chúng ta cần tránh các lỗi nào?
 5. Hướng dẫn học ở nhà. (1’) 
- Làm bài tập 5.
- Soạn bài:: Xa ngắm thác núi Lư, Phong Kiều dạ bạc.
Giảng:7A: . .2013 Tiết 35 
 7B: . .2013
 Xa ngắm thác núi lư
 Phong kiều dạ bạc
 ( Hướng dẫn đọc thêm)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Sơ giản về tác giả Lí Bạch, Trương Kế
- Vẻ đẹp độc đáo, hùng vĩ, tráng lệ của thác núi Lư qua cảm nhận đầy hứng khởi của thiên tài Lí Bạch, qua đó phần nào hiểu được tâm hồn phóng khoáng, lãng mạn của nhà thơ.
- Vẻ đẹp thiên nhiên trong đêm không ngủ - Trương Kế
- Đặc điểm nghệ thuật độc đáo trong thơ.
2. Kỹ năng: Đọc-hiểu văn bản thơ Đường qua bản dịch tiếng Việt.
- Sử dụng phần dịch nghĩa trong phần phân tích tác phẩm và phần nào biết tích lũy vốn từ Hán Việt.
3. Thái độ: Giáo dục HS lòng yêu thiên nhiên.
- Biết nhận xột về mối quan hệ giữa tỡnh và cảnh trong thơ cổ.
III. Chuẩn bị
1. GV: SGV, SGK.
2. HS: Soạn bài
III. Tiến trình dạy - học
1. ổn định tổ chức: (1’) 7A:……………………….....................................................
 7B:……………………………..............................................
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
+ CH: Quan hệ từ là gì? Khi sử dụng quan hệ từ cần tránh các lỗi nào? Cho ví dụ?
 Đáp án: Ghi nhớ SGK.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
*Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu bài “Xa ngắm thác Núi Lư 
- GV hướng dẫn đọc -> đọc mẫu -> Gọi HS đọc -> HS nhận xét-> GV nhận xét.
- Gọi HS đọc phần chú thích.
+ CH: Em hiểu vọng, dao là gì?
+ CH: Căn cứ vào đầu đề bài thơ và câu thứ hai của bài, em hãy xác định vị trí đứng ngắm của tác giả?
-> Ngắm từ xa -> điểm nhìn không cho phép khắc họa cảnh vật một cách chi tiết, tỉ mỉ nhưng lại dễ phát hiện được vẻ đẹp của toàn cảnh.
+ CH: Câu thơ thứ nhất giúp người đọc hình dung ra cảnh ngọn núi Hương Lô như thế nào?
-> Câu thơ mở đầu cho ta thấy cái nền đẹp huyền ảo của cảnh vật và đem đến cái mới thú vị cho người đọc qua cảm nhận của nhà thơ.
+ CH: Câu thơ thứ hai miêu tả cảnh thác nước như thế nào?
-> Cảnh thác nước từ trên đỉnh cao tuôn trào, đổ ầm ầm xuống núi đã biến thành dải lụa trắng rủ xuống yên lặng và bất động được treo giữa khoảng vách núi và dòng sông.( từ động thành tĩnh)
+ CH: Câu thơ thứ ba tác giả miêu tả cảnh thác nước ở phương diện nào?
-> Với từ phi ( bay), trực ( thẳng đứng) tác giả trực tiếp tả thác song đồng thời lại cho người đọc hình dung được thế núi cao và sườn núi dốc đứng.
+ CH: Hai động từ nghi ( ngỡ là), lạc (rơi xuống) gợi cho người đọc ảo giác gì?
-> Nghi: Làm sao có thể vừa thấy cả mặt trời, cả dòng sông Ngân? vậy mà cứ tin là có thể.
-> Lạc: Dòng Ngân Hà vốn nằm theo chiều ngang vắt qua bầu trời, còn dòng thác lại đổ theo chiều thẳng đứng 
 + CH: Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì trong bài thơ?
-> So sánh, phóng đại, khoa trương.
+ CH: Qua bài thơ ta có thể hình dung như thế nào về tam hồn và tính cách tác giả?
-> Tình yêu thiên nhiên đắm say, tha thiết, là tính cách phóng khoáng, mạnh mẽ của một tiên thơ lãng mạn trong các nhà thơ Đường.
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
*Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu văn bản: Phong Kiều dạ bạc. 
- GV hướng dẫn đọc -> đọc mẫu -> Gọi HS đọc -> HS nhận xét-> GV nhận xét.
- Gọi HS đọc phần chú thích.
+ CH: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
-> Thất ngôn tứ tuyệt.
+ CH: Hai câu thơ đầu tác giả miêu tả những gì? Qua đó cho biết cảm nhận gì của tác giả?
+ CH: Trong hai câu thơ cuối tác giả nghe thấy gì? Thể hiện tâm trạng gì của tác giả?
+ CH: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong bài thơ?
-> Tác giả đã kết hợp hai thủ pháp nghệ thuật là: Dùng động để tả tĩnh và mượn âm thanh để truyền hình ảnh.
*Hoạt động 4: HDHS luyện tập 
+CH: Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học xong hai bài thơ ?
(20’)
(10’)
(5’)
I. Xa ngắm thác Núi Lư
1. Đọc
2. Tìm hiểu chú thích
* Tác giả: Lí Bạch (701 – 762) là nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc.
3. Tìm hiểu văn bản
- Tác giả đứng ngắm từ xa.
- Núi Hương Lô dưới những tia nắng mặt trời và làn hơi nước, phản quang ánh sáng mặt trời chuyển thành mầu tím rực rỡ kỳ ảo. Dường như khi ánh sáng mặt trời xuất hiện thì mọi vật mới sinh sôi nảy nở, trở nên sống động.
- Dòng thác giống như một dải lụa trắng rủ xuống yên ắng và bất động.
- Miêu tả thác nước đang từ thế tĩnh chuyển sang thế động.
* Ghi nhớ (SGK T. 112).
II. Phong Kiều dạ bạc
1. Đọc
2. Tìm hiểu chú thích
* Tác giả: Trương Kế (thế kỷ VIII) Là nhà thơ Trung Quốc.
3. Tìm hiểu văn bản
- ánh trăng.
- Tiếng quạ.
- Màn sương.
- Đèn chài.
- Cây phong.
-> Cảm nhận thiên nhiên, âm thanh trong đêm không ngủ.
- Tiếng chuông chùa -> Thể hiện tâm trạng thao thức không ngủ trong đêm đỗ thuyền ở bến Phong Kiều.
IV.Luyện tập
4. Củng cố(3’) 
 - Nêu nội dung chính của bài thơ: Xa ngắm thác Núi Lư?
 5. Hướng dẫn học ở nhà(1’)
- Học thuộc lòng hai bài thơ. 
- Soạn bài: Từ đồng nghĩa.
Giảng:7A: . .2013 Tiết 36 
 7B: . .2013 
 Từ đồng nghĩa
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Khái niệm từ đồng nghĩa .
- Từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
2. Kỹ năng: Nhận biết tử đồng nghĩa trong văn bản.
- Phân biệt từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
- Sử dụng từ đồng nghĩa phù hợp với ngữ cảnh.
- Phát hiện lỗi và sửa lỗi dùng từ đồng nghĩa.
3.Thái độ: Có ý thức trong việc sử dụng từ đồng nghĩa chính xác.
II. Chuẩn bị
1. GV: SGV, SGK.
2. HS: Soạn bài, phiếu học tập.
III. Tiến trình dạy - học
1. ổn định tổ chức: (1’) 7A:……………………….....................................................
 7B:……………………………..............................................
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
+ CH: Đọc thuộc lòng hai bài thơ: Xa ngắm thác núi Lư và Phong Kiều dạ bạc? Nêu nội dung chính của hai bài thơ?
Đáp án: Ghi nhớ SGK.
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
*Họat động 1: HDHS tìm hiểu thế nào là từ đồng nghĩa.
- Gọi HS đọc bài thơ: Xa ngắm thác núi Lư.
+ CH: Hãy tìm các từ đồng nghĩa với mỗi từ rọi, trông? Đặt câu có từ rọi, trông?
-> Mặt trời rọi ánh nắng xuống muôn vật.
-> Nó trông sang bờ sông bên kia.
+ CH: Tìm các từ đồng nghĩa với mỗi nghĩa của từ trông?
+ CH: Qua tìm hiểu các từ trên em hiểu thế nào là từ đồng nghĩa?
- HS đọc ghi nhớ(SGK).
*Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu Các loại từ đồng nghĩa 
- Gọi HS đọc ví dụ.
+ CH: Xác định từ đồng nghĩa trong ví dụ?
+ CH: Từ đồng nghĩa có nghĩa giống nhau, thay thế cho nhau được gọi là từ đồng nghĩa gì?
- Gọi Hs đọc ví dụ 2.
+ CH: Nghĩa hai từ bỏ mạng, hy sinh có chỗ nào giống và khác nhau?
+ CH: Có thể gọi từ đồng nghĩa này là gì?
+CH: Vậy có mấy loại từ đồng nghĩa?
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
*Hoạt động 3: HDHS tìm hiểu cách sử dụng từ đồng nghĩa.
+ CH: Hai từ quả, trái thay thế cho nhau được không? Vì sao?
+ CH: Từ bỏ mạng và hi sinh có thể thay thế cho nhau được không? Vì sao?
+ CH: Tại sao đoạn trích trong Chinh phụ ngâm khúc lấy tiêu đề Sau phút chia ly mà không phải là Sau phút chia tay?
-> Chia ly và chia tay: Có nghĩa là rời nhau, mỗi người đi một nơi nhưng sắc thái ý nghĩa khác nhau. Đặt tiêu đề sau Sau phút chia ly hay hơn.
+ CH: Vậy khi sử dụng từ đồng nghĩa chúng ta cần lưu ý điều gì?
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
*Họat động 4: HDHS Luyện tập.
* Hoạt động nhóm ( Nhóm nhỏ)
- GV nêu vấn đề: Tìm từ Hán – Việt đồng nghĩa với các từ trong bài tập 1. 
- Nhiệm vụ: HS tập trung giải quyết vấn đề.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- HS nhận xét-> GV nhận xét.
+ CH: Tìm từ gốc ấn -Âu đồng nghĩa với các từ có trong bài tập 2?
+ CH: Tìm một số từ địa phương đồng nghĩa với từ toàn dân?
+ CH: Tìm từ đồng nghĩa thay thế các từ in đậm trong các câu có trong bài tập 4?
(7’)
(7’)
(7’)
(14’)
 5’
I. Thế nào là từ đồng nghĩa?
1. Ví dụ1
* Nhận xét. 
- Rọi: chiếu ( soi, toả).
- Trông: nhìn (ngó, nhòm)
2. Ví dụ 2
* Nhận xét.
- Coi sóc, giữ gìn cho yên ổn -> trông coi, chăm sóc…
- Mong -> Hi vọng, trông ngóng, mong đợi….
* Ghi nhớ (SGK T. 114)
II. Các loại từ đồng nghĩa
1. Ví dụ 1
- Quả - trái. 
- Quả - trái -> Từ đồng nghĩa hoàn toàn.
2.Ví dụ 2
* Nhận xét.: bỏ mạng, hy sinh.
- Giống: Chết.
- Khác: 
+ Bỏ mạng: ( chết vô ích) sắc thái khinh bỉ, giễu cợt
+ Hy sinh: ( chết vì nghĩa vụ, lí tưởng cao cả) Sắc thái kính trọng.
- Bỏ mạng, hi sinh là từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
* Ghi nhớ (SGK T. 114)
III. Sử dụng từ đồng nghĩa
1. Ví dụ 1
->Thay thế được vì ý nghĩa cơ bản của câu ca dao không thay đổi.
-> Từ bỏ mạng và hi sinh không thể thay thế cho nhau được, vì sắc thái ý nghĩa khác nhau.
2. Ví dụ 2
- Sau phút chia ly: mang sắc thái cổ, diễn tả cảnh ngộ bi sầu của người chinh phụ.
+ Chia tay: Chia rẽ tạm thời.
* Ghi nhớ (SGK T. 115)
IV: Luyện tập
1. Bài tập1
- Gan dạ: can đảm, can trường.
- Nhà thơ: thi sĩ.
- Mổ xẻ: phẫu thuật.
- Của cải: Tài sản.
- Nước ngoài: ngoại quốc.
- Chó biển: hải cẩu.
- Đòi hỏi: Nhu cầu, yêu cầu.
- Năm học: niên khoá.
- Loài người: nhân loại.
- Thay mặt: đại diện.
2. Bài tập 2
- Máy thu thanh: Ra đi ô.
- Sinh tố: Vi ta min.
- Xe hơi: Ô tô.
- Dương cầm: Pi-a-nô.
3. Bài tập3
- Mũ: nón ; Cha: ba, bố, tía.
- Mẹ: má, u, bầm
- Bao diêm: hộp quẹt.
- Muôi: vá; Hòm: rương.
- Quả dứa: Trái thơm.
- Trứng gà: Hột gà.
4. Bài tập 4
- .... đưa tận tay -> trao tận tay.
- .... đưa khách xa -> tiễn khách xa.
- .... khó khăn một tý đã kêu-> đã phàn nàn
- ....người ta nói cho đấy-> người ta cười cho đấy.
- Cụ ốm nặng đã đi hôm qua-> đã từ trần
 4. Củng cố(3’)
- Em hãy khái quát lại kiến thức trọng tõm bài học bằng bản đồ tư duy ?
 5. Hướng dẫn học ở nhà(1’)
- Làm bài tập 6, 7, 8.
- Soạn bài: Cách lập ý của bài văn biểu cảm.
Giảng:7A: . .2013 Tiết 37 
 7B: . .2013 
 Cách lập ý của bài văn biểu cảm
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: ý và cách lập ý trong bài văn biểu cảm.
- Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm.
2. Kỹ năng: Biết vận dụng cách lập ý hợp lớ đối với cỏc đề văn cụ thể.
3.Thái độ: Có thái độ chân thành khi viết bài văn biểu cảm.
II. Chuẩn bị
1. GV: SGV, SGK.
2. HS: Soạn bài.
III. Tiến trình dạy - học
1. ổn định tổ chức: (1’) 7A:……………………….....................................................
 7B:……………………………..............................................
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
+ CH: Thế nào là từ đồng nghĩa? Có mấy loại từ đồng nghĩa? Cách sử dụng? Cho ví dụ?
- Đáp án: Ghi nhớ SGK.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
*Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu những cách lập ý thường gặp. 
- Gọi HS đọc đoạn văn.
+ CH: Việc liên tưởng đến tương lai công nghiệp hoá đã khơi gợi cho tác giả những cảm xúc gì về cây tre? 
-> Ngày mai sắt thép, xi măng sẽ nhiều thêm nhưng tre vẫn còn mãi mãi với dân tộc Việt Nam.
+ CH: Tác giả đã phát hiện ra quy luật gì của cuộc sống?
-> Quy luật của sự phát triển và đào thải ( khách quan, nghiệt ngã)
+ CH: Qua quy luật ấy tác giả đã khẳng định điều gì?
-> Khẳng định sự bất tử của một trong bốn biểu tượng của văn hóa cộng đồng làng xã Việt Nam cổ truyền: Cây đa, bến nước, sân đình, lũy tre.
+ CH: Tác giả biểu cảm trực tiếp bằng những biện pháp nào?
+ CH: Cây tre có tác dụng gì trong đời sống con người, trong tương lai? 
-> Chiếu tre, tăm, đũa, hàng mĩ nghệ, hàng mây tre đan có giá trị trên thị trường quốc tế.
- GV: Gợi nhắc quan hệ với sự vật, liên hệ với tương lai là cách bày tỏ tình cảm đối với sự vật.
- Gọi HS đọc đoạn văn.
+ CH: Niềm say mê con gà đất của tác giả được bắt nguồn từ suy nghĩ nào?
+ CH: Suy nghĩ ấy thể hiện khát vọng gì? 
+ CH: Việc hồi tưởng quá khứ đã gợi lên cảm xúc gì cho tác giả?
- GV: Đồ chơi không phải là những sự vật vô tri vô giác b

File đính kèm:

  • docNgu van 7 ki I (CKTKN 2013-2014).doc.doc