Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 27

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh

- Bước đầu nắm được đặc điểm thể thơ 4 chữ

- Nhận diện được thể thơ này khi đọc và học thơ ca.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

- GV: Sách GK, sách GV, giáo án

 - HS: SGK, vở ghi, vở bài tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

2 kiểm tra bài cũ :

- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh tìm ra các bài thơ đã học ở cấp 1 có 4 chữ và chỉ ra những chữ cùng vần với nhau trong bài thơ đó.

 

doc9 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1535 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 27, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/3/2013	Tuần: 27
Ngày dạy:	Tiết dạy:101
Tên bài dạy: 	 	 HOÁN DỤ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh 
- Nắm được khái niệm hoán dụ, các kiểu hoán dụ 
- Bước đầu biết phân tích tác dụng của hoán dụ 
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
- GV: Sách GK, sách GV, giáo án , bảng phụ
	- HS: SGK, vở ghi, vở bài tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2 kiểm tra bài cũ : 
- Thế nào là ẩn dụ ? cho ví dụ minh họa .
- Nêu các kiểu ẩn dụ. 
3/Bài mới:
* Hoạt động 1 : Giới thiệu bài.
Ở giờ học trước thầy đã hướng dẫn các em phép tu từ ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa trên tính chất tương đồng. Giờ học này chúng ta tiếp tục tìm hiểu một biện pháp tu từ dựa trên tính chất tương cận (gần nhau), đó là biện pháp tu từ hoán dụ.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
* Hoạt động 2 : Hoán dụ là gì ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc ví dụ .
? Các từ “áo nâu, áo xanh” “nông thôn, thị thành ” chỉ ai ?
? Giữa hình ảnh “áo xanh”, “áo nâu” có quan hệ như thế nào ?
- Cách gọi đó dựa vào quan hệ giữa vật chứa đựng (nông thôn, thành thị) với vật chứa đựng (nông dân – công nhân).
? Hoán dụ là gì.
Như vậy, hoán dụ gọi là tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có quan hệ gần gũi. Cách gọi như vậy làm cho câu văn tăng sức gợi hình, gợi cảm cho diển đạt
*Hoạt động 3: Các kiểu hoán dụ :
- Gọi học sinh đọc ví dụ 
? Em hiểu cụm từ in đậm như thế nào.
? Ở đây từ nào chỉ bộ phận cơ thể con người ?
- Giáo viên sử dụng bảng phụ để đưa ra ví dụ.
- Yêu cầu HS đọc VD (d) trong BT1-phần luyện tập
? Ở VD này vật chứa đựng là gì, vật bị chứa đựng là gì.
- Giáo viên sử dụng bảng phụ để đưa ra ví dụ.
- Yêu cầu HS đọc VD
- Em hiểu từ đổ máu như thế nào?
- Yêu cầu HS đọc VD b)
- Từ một, ba chỉ cái gì?
? Có mấy kiểu hoán dụ ?
* Hoạt động 4 : Luyện tập
Bài tập 1 : Tìm hoán dụ và chỉ ra mối quan hệ
- Yêu cầu HS đọc các câu trong bài tập 1
- Yêu cầu HS nhận xét
- Nhận xét chung và sửa chữa
Bài tập 2 : so sánh giống nhau và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ.
Học sinh đọc 
Cách nói như vậy, có mối quan hệ giữa đặc điểm, tính chất. Người nông dân thường mặt áo nâu, người công nhân thì thường mặt áo xanh.
- Học sinh đọc ghi nhớ 
- Cá nhân đọc
- Hoạt động cá nhân .
- Bàn tay là từ chỉ bộ phận con người.
- Lấy cái bộ phận để nói sức người là cái toàn thể .
- Theo dõi trên bảng
- Ở ví dụ này vật chứa đựng là Trái Đất, vật bị chứa đựng là “Người – Hồ Chí Minh”, Bác Hồ là vật bị chứa đựng trong Trái Đất.
- Cá nhân đọc
- Từ đổ máu – dấu hiệu thường được dùng cho “sự hi sinh, mất mác” nói chung. Cụ thể trong bài thơ này đổ máu là dấu hiệu của chiến tranh
- Cá nhân đọc
- Ở đây một, ba là cái cụ thể để nói đến cái trừu tượng là tinh thần đoàn kết.
- Có 4 kiểu hoán dụ (SGK)
- Cá nhân đọc
- Học sinh lên bảng làm
- Đồng bào Việt Bắc (dân tộc) thường mặt áo chàm cho nên đó là dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
- Ghi vào tập
I Hoán dụ là gì ?
1/ Ví dụ 
Áo nâu liền với áo xanh 
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên .
- Áo nâu : Người nông dân .
- Áo xanh: Công nhân 
- Nông dân : là những người sống ở nông thôn.
- Công nhân: Sống ở thành thị.
2/ Ghi nhớ (SGK)
II. Các kiểu hoán dụ :
1. Ví dụ:
a) Bàn tay ta làm nên tất cả.
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
→ Lấy một bộ phận để gọi toàn thể .
b)Vì sao? Trái đất nặng ân tình .
Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh.
→ Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng .
c) Ngày Huế đổ máu
 Chú Hà Nội về
 Tình cờ chú cháu
 Gặp nhau Hàng Bè.
→ Lấy dấu hiệu sự vật để gọi sự vật 
d) Một cây là chẳng nên non.
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
→ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng .
2. Ghi nhớ 
SGK - 83
IV . Luyện tập 
Bài tập 1 :
a) Hàng xóm ta " nông dân 
( Vật chứa đựng - vật bị chứa đựng )
b) 10 thời gian trước mắt
100 thời gian lâu dài.
( Cái cụ thể – cái trừu tượng)
c) Áo chàm " đồng bào Việt Bắc 
( Dấu hiện sự vật để gọi sự vật )
Bài tập 2 :
Giống nhau :
Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác.
So sánh sự khác nhau ẩn dụ – hoán dụ
Ẩn dụ
- Ẩn dụ là dựa vào mối quan hệ tương đồng, cụ thể là tương đồng về :
Hình thức
Cách thức
Phẩm chất
Chuyển đổi cảm giác
Hoán dụ
- Hoán dụ là dựa vào mối quan hệ tương cận cụ thể là:
Bộ phận – toàn thể 
Vật chứa đựng
Dấu hiệu sự vật – sự vật
Cụ thể – trừu tượng
Bài tập 3: Chính tả nhớ - viết
- Nêu yêu cầu bài tập 
- Yêu cầu HS thực hiện
- Yêu cầu nhận xét chính tả
- Nhận xét và sửa lỗi chính tả
- Viết theo trí nhớ
- Nhận xét bài làm của bạn
Bài tập 3: Chính tả nhớ - viết
Trong bài thơ: Đêm nay Bác không ngủ (từ: Lần thứ ba thức dậy đến Anh thức luôn cùng Bác)
	4. Củng cố:
- Hoán dụ là gì?
- Có mấy kiểu hoán dụ?
	5. Hướng dẫn về nhà:
- Chuẩn bị : tập làm thơ 4 chữ ( sưu tầm các bài thơ 4 chữ đã học ở cấp 1)
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn: 01/3/2013	Tuần: 27
Ngày dạy:	Tiết dạy:102
Tên bài dạy: 	 	 TẬP LÀM THƠ 4 CHỮ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh 
- Bước đầu nắm được đặc điểm thể thơ 4 chữ 
- Nhận diện được thể thơ này khi đọc và học thơ ca.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
- GV: Sách GK, sách GV, giáo án 
	- HS: SGK, vở ghi, vở bài tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2 kiểm tra bài cũ : 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh tìm ra các bài thơ đã học ở cấp 1 có 4 chữ và chỉ ra những chữ cùng vần với nhau trong bài thơ đó.
3/Bài mới:
* Hoạt động 1 : Giới thiệu bài.
Ở những giờ học trước chúng ta đã được học rất nhiều bài thơ như Lượm. Tí xíu …. Ơ giờ học này cô cùng các em thử làm thi sĩ để sáng tác ra những bài thơ bốn chữ. Để sáng tác ra một bài thơ hay chúng ta cần phải biết một số đặc điểm của thể thơ. Bài học này cô sẽ hướng dẫn các em điều đó.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
* Hoạt động 2 : Chuẩn bị ở nhà 
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của học sinh
- Gọi 1 " 2 em lên đọc bài thơ 4 chữ mà các em đã tìm, chỉ ra vần có trong bài .
* Hoạt động 3 :
- Giáo viên dựa trên bài của học sinh cung cấp, diễn giải để học sinh hiểu về đặc điểm của thể thơ bốn chữ về số chữ, vần, nhịp,…
* Hoạt động 4:
Đây là bài mang tính chất khái quát nên giáo viên phải cho học sinh nhận biết một số khái niệm.
- Vần lưng.
- Vần chân.
- Gieo vần liền.
- Gieo vần cách 
- Gieo vần hổn hợp.
* Hoạt động 3 : 
- Yêu cầu đọc những bài, đoạn thơ đã chuẩn bị ở nhà.
- Yêu cầu HS tập làm thơ
- Tuyên dương những em biết cách làm (không cần phải hay lắm) chủ yếu đúng vần.
- Học sinh ghi lên bảng bài thơ của mình, chỉ ra vần.
- Học sinh đọc bài thơ mà mình đã chuẩn bị.
- Học sinh trình bày
- Học sinh nhận biết vần có trong bài.
- Theo dõi và ghi chép
- Theo dõi và ghi chép
- Từng cá nhân đọc
- Chỉ ra nội dung, đặc điểm ( vần, nhịp)
Tập làm thơ chỉ ra được vần chân, vần lưng có trong bài 
- Học sinh lên trình bày bài làm của mình.
- Nghe và rút kinh nghiệm
I Đặc điểm của thể thơ bốn chữ.
- Số chữ : Mỗi dòng có bốn chữ.
-Khổ : Thường chia khổ mỗi khổ có 4 câu.
- Vần : thường có vần lưng và vần chân xen kẻ nhau, gieo vần liền vần cách hay vần hổn hợp.
- Nhịp : 2/2 thích hợp với lối kể và tả.
II. Một số thuật ngữ cần nắm:
- Vần lưng : Còn gọi là yêu vận là loại vần được gieo vào giữa dòng thơ.
- Vần chân : Còn gọi là cước vận được gieo vào cuối dòng thơ có tác dụng đánh dấu sự kết thúc của dòng thơ.
- Gieo vần liền : Khi các câu thơ có vần liên tiếp giống nhau.
- Gieo vần cách : Các vần tách ra không liền nhau.
- Gieo vần hổn hợp : Gieo vần không theo thứ tự nào .
III. Tập làm thơ bốn chữ :
Bước 1 : Đọc các bài thơ có 4 chữ mà em đã học.
Ví dụ : Bài Tí Xíu
Bước 2 : Tập làm thơ
	4. Củng cố:
- Nêu một số đặc điểm của thể thơ 4 chữ?
- Em hãy cho biết một số thuật ngữ trong thơ 4 chữ?
	5. Hướng dẫn về nhà:
- Tự làm 1 bài thơ 4 chữ
- Soạn bài “Cô Tô”
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn:01/3/2013	Tuần: 27
Ngày dạy:	Tiết dạy:103 108
Tên bài dạy: 	 	 CÔ TÔ
 (Nguyễn Tuân) 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh 
- Cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của những bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong bài văn.
- Thấy được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
GV:Sách GK, sách GV, giáo án 
HS: SGK, vở ghi, vở bài soạn
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1. Ổn định tổ chức:
2 kiểm tra bài cũ : 
- Cho học sinh viết hai khổ đầu, hai khổ cuối của đoạn thơ đã học
- Nêu nội dung và nghệ thuật bài thơ
3/Bài mới:
* Hoạt động 1 : Giới thiệu bài.
Ở đầu học kỳ II, chúng ta đã được đến tham quan vùng đất Cà Mau. Văn bản hôm nay sẽ đưa các em đến đảo Cô Tô.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
* Hoạt động 2 : Đọc – tìm hiểu chú thích.
- Yêu cầu HS đọc phần tác giả , tác phẩm
- Yêu cầu HS đọc các từ khó
* Hoạt động 3 : Đọc – tìm hiểu văn bản.
- Giáo viên đọc mẫu.
- Hướng dẫn học sinh đọc : 
? Đọc xong văn bản em thấy hiện lên mấy bức tranh ? Đó là những bức tranh nào ?
? Em hình dung như thế nào về đảo Tô Cô sau cơn bảo ở phần 1.
? để miêu tả vẻ đẹp đó Nguyễn Tuân đã dùng những chi tiết , hình ảnh nào?
? Có được những chi tiết và hình ảnh đó là nhờ đâu?
? Tất cả những điều trên một lần nữa đã cho em hình dung thế nào về đảo Cô Tô sau cơn bão.
Giáo viên bình : chuyến ra đảo Cô Tô đã tạo động cơ cho nhà văn chiêm ngưỡng vẻ đẹp trong sáng, bao la hùng vĩ của đảo Cô Tô sau trận bão, từ cảm nhận vẻ đẹp trong sáng này nhà thơ có thấy được một cảnh tráng lệ và tuỵêt đẹp nữa đó là cảnh mặt trời mọc trên biển.
- Cá nhân đọc
- Cá nhân đọc
- Lưu ý các từ ngữ đặc sắc nhất là các tính từ và cụm tính từ. 
Có 3 bức tranh miêu tả 3 cảnh khác nhau.
1. Cảnh Tô Cô sau cơn bão (từ đầu đến ở đây).
2. Cảnh mặt trời mọc trên biển Cô Tô ( mặt trời rọi lên … là là nhịp cánh).
3. Cảnh sinh hoạt trên biển vào buổi sáng (đoạn còn lại). Khung cảnh bao la là vẻ đẹp tươi sáng.
- Bầu trời trong sáng.
- Cây cối thêm xanh mượt .
- Nước biển lam biếc đậm đà.
- Cát vàng giòn hơn.
- Sau cơn bão đi qua đảo Cô Tô có khung cảnh thật bao la, vẻ đẹp thật tươi sáng.
- Nhờ tác giả đã chọn lọc những hình ảnh tiêu biểu kết hợp hàng loạt tính từ chỉ màu sắc, ánh sáng, nhờ nhà văn đã chọn vị trí quan sát từ trên điểm cao nơi đóng quân.
I. Đọc – tìm hiểu chú thích:
1/ Tác giả, tác phẩm :
- Nguyễn Tuân (1910 – 1987) quê ở Hà Nội, là nhà văn nổi tiếng
- Bài Tô Cô là phần cuối của bài kí Tô Cô.
2/ Các từ khó:
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Đọc:
2. Bố cục:
Chia làm 3 phần:
- Từ đầu đến “ sóng nước ở đây”
- Tiếp theo đến “ trong đát liền”
- Phần còn lại
3. Nội dung:
3.1/ Đảo Tô Cô sau cơn bão :
- Bầu trời trong sáng.
- Cây cối xanh mượt
- Nước biển lam biếc đậm đà
" Hình ảnh chọn lọc tiêu biểu, tính từ chỉ màu sắc.
" Bao la vẻ đẹp tươi sáng.
	4. Củng cố:
- Em hãy cho biết cảnh đảo Cô Tô sau cơn bão như thế nào?
	5. Hướng dẫn về nhà:
- Chuẩn bị nội dung còn lại ở tiết học tiếp theo.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn:01/3/2013	Tuần: 27
Ngày dạy:	Tiết dạy:104
Tên bài dạy: 	 	 CÔ TÔ
 (Nguyễn Tuân) 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh 
- Cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của những bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong bài văn.
- Thấy được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
GV:Sách GK, sách GV, giáo án 
HS: SGK, vở ghi, vở bài soạn
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1. Ổn định tổ chức:
2 kiểm tra bài cũ : 
3/Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
* Hoạt động 3 : Đọc – tìm hiểu văn bản.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu cảnh mặt trời mọc trên biển.
? Em có cảm nhận như thế nào về cảnh mat trời mọc trên biển.
? Nguyễn Tuân đã dùng những hình nào để miêu tả điều đó .
Bức tranh bình minh trên biển Cô Tô sẽ giảm đi sự sống động, đầy chất thơ nếu như nhà thơ không thêm vào đó một hình ảnh nữa. Đó là hình ảnh gì ?
Giáo viên bình : Cô Tô có cái màu xanh lam biếc của biển, lại có cái màu đỏ rực của mặt trời buổi sớm nhô lên biển lúc hừng đông. Có thể nói nhà thơ đã đem đến cho người đọc cảnh tượng vô cùng độc đáo này.
Giáo viên cho học sinh tuởng tượng hồi tưởng lại, viết lại đoạn văn miêu tả cảnh mặt trời mọc trên biển
Hướng dẫn HS tìm hiểu cảnh sinh hoạt, lao động trong buổi sáng trên đảo.
? Để miêu tả cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo vào buổi sáng, tác giả đã miêu tả tập trung ở địa điểm nào ?
? Nguyễn Tuân có cảm nhận như thế nào về hình ảnh cái giếng nước ngọt ở rìa đảo.
Cái giếng nước … đất liền " cảm nhận 1 cách tinh tế khi so sánh " không khi trong lành đậm tình người.
? Đoạn văn này cho em hình dung như thế nào về cuộc sống trên đảo.
* Hoạt động 4: Tổng kết về giá trị nội dung văn nghệ thuật.
? Đọc xong văn bản em hình dung như thế nào về cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tô.
? Qua nghệ thuật nào đã giúp em hình dung được.
? Em có cảm nhận như thế nào sau khi học xong văn bản này.
Gọi 3 học sinh đọc ghi nhớ.
* Hoạt động 5: Hướng dẫn HS luyện tập
- Nêu yêu cầu bài tập 1
- Yêu cầu HS đọc
- Nhận xét bài làm của HS
 - Nêu yêu cầu bài tập 1
- Học sinh đọc lại đoạn 2.
- Cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh tuyệt đẹp, rực rở, tráng lệ.
- Nguyễn Tuân đã dùng những hình ảnh so sánh đặc sắc bất ngờ, những liên tưởng thật thú vị, những chi tiết tạo hình độc đáo; tất cả đã tạo ra sự tài hoa, phong cách độc đáo của nhà thơ.
- Hình ảnh chim hải âu, với đôi cánh là là nhịp không khi nào thiếu trên biển.
- Một học sinh đại diện trong nhóm để đọc trước lớp cho học sinh nhận xét, giáo viên sửa chữa.
=> Nguyễn Tuân không chỉ yêu mến và gắn bó vởi vẻ đẹp thiên nhiên mà ông còn gắn bó và yêu thương những con người lao động bình thường trên biển.
- Quanh cái giếng nước ngọt ở rìa đảo.
- Cảnh thuyền chuẩn bị ra khơi.
- Những người dân chài gánh nuớc ngọt từ giếng xuống thuyền.
- Hình ảnh chị Châu Hòa Mãn.
- Cuộc sống thanh bình, khẩn trương, tấp nập và đông vui.
- Hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp.
- Ngôn ngữ điêu luyện, sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc của chính nhà văn.
- Văn bản trên giúp chúng ta hiểu biết và yêu thương hơn về vùng đất của tổ quốc, đó là quần đảo Cô Tô.
Viết đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc ( trên biển, trên sông, trên núi hay đồng bằng) mà em có dịp quan sát.
- Thực hiện theo yêu cầu cảu SGK
II. Đọc – hiểu văn bản:
3. Nội dung:
3.2/ Cảnh mặt trời mọc :
- Mặt trời ….. hửng hồng
- Y như biển đông.
" So sánh đặc sắc, liên tưởng, thú vị, ngôn ngữ tinh tế.
" Bức tranh tuyệt đẹp, rực rở, tráng lệ
3.3/ Cảnh sinh hoạt trên biển vào buổi sáng.
Cái giếng nước ngọt ở … rìa đảo… đất liền.
" Đoàn thuyền chuẩn bị ra khơi, gánh nước từ giếng.
- Hình ảnh chị Châu Hòa Mãn
" So sánh.
" Cuộc sống thanh bình, khẩn trương.
III. Ghi nhớ :
SGK/91
IV. Luyện tập :
1. Bài tập 1: Viết đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc ( trên biển, trên sông, trên núi hay đồng bằng) mà em có dịp quan sát.
2. Bài tập 2: 
Học sinh chép lại và đọc nhiều lần đoạn văn “ Mặt trời nhú lên” cho đến “ là là nhịp cánh”.
	4. Củng cố:
- Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản?
	5. Hướng dẫn về nhà:
- Đọc và kể lại truyện .
- Đọc thuộc ghi nhớ.
- làm baì luyện tập : viết đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc mà em quan sát được ( nếu chưa xong ở lớp)
- Chuẩn bị viết bài tập làm văn tả người 2 tiết tại lớp
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
Tân Thạnh, ngày 11 tháng 3 năm 2013
Ký, duyệt của Tổ trưởng
VŨ ÁNH HỒNG

File đính kèm:

  • doct105,106,107,108.doc
Giáo án liên quan