Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 13: Chương trình Ngữ văn địa phương

C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

II. LUYỆN TẬP. SGK Tr. 167.

1. Điền vào chỗ trống các phụ âm: tr / ch, s / x, r/ d/ gi, l / n.

* TR: trái cây, trải qua, trôi chảy, trơ trụi, chương trình. . .

* CH: chờ đợi, chuyển chỗ, nói chuyện. . .

* S: sấp ngửa, sản xuất, sơ sài, bổ sung, chim sáo, sâu bọ. . .

* X: sản xuất, xung kích, xua đuổi, cái xẻng, xuất hiện. . .

* R: rũ rượi, rắc rối, rung rinh, rùng rợn, rau diếp. . .

* D: giáo dục, dao kéo. . .

* GI: giảm giá, giao kèo, giáo mác. . .

* L: lạc hậu, nói liều, lương thiện, lỗ chỗ, lỡ làng, lén lút. . .

* N: gian nan, nết na, ruộng nương, bếp núc. . .

 

doc4 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 1147 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 13: Chương trình Ngữ văn địa phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Nguyễn Văn Hùng
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
Tuần: 13
 Tiết CT: 51, 52
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. Giúp H.
1.Kiến thừc: Sửa một số lỗi chính tả do đặc điểm phát âm của địa phương, có ý thức viết đúng và phát âm chuẩn. Nắm được tất cả các truyện kể dân gian hoặc sinh hoạt văn hoá dân gian nơi mình đang sống Vận dụng kiến thức Văn, Tiếng Việt vào bài làm Tập làm văn kể chuyện đời thường.
2. Kỹ năng: Vận dụng kiến thức Văn – Tiếng Việt – Tập làm văn vào kể chuyện đời thường.
3.Thái độ: Yêu quý tiếng mẹ đẻ và hứng khởi trong việc vận dụng vào làm bài Tập làm văn.
4.Tích hợp: 
II. CHUẨN BỊ CỦA GV, HS
- Giáo viên: SGK, SGV, Thiết kế bài học.
- Học sinh: SGK, đọc và soạn bài trước ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
Kiểm tra bài cũ:
a)- Từ đơn, từ ghép, từ láy ? Từ mượn ? Nghĩa của từ ?
b)- Danh từ ? Cụm danh từ ? 
c)- Số từ ? Lượng từ ? Chỉ từ ?
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Giới thiệu bài mới:
Để giúp các em phát âm đúng, viết đúng chính tả và kể được một số truyện dân gian hoặc sinh hoạt văn hoá dân gian nơi mình đang sống và biết vận dụng kiến thức vào bài làm văn. Hôm nay thầy hướng dẫn các em tìm hiểu phần chương trình Ngữ văn địa phương.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
HĐ1. Hướng dẫn H rèn luyện chính tả.
T. Cho H phát âm thật chuẩn, chú ý cách phát âm cho đúng theo từng miền ?
H. Phát âm và viết. . .
T. Đối với các tỉnh miền Bắc, đọc và viết đúng các cặp phụ âm đầu dễ mắc lỗi ?
T. Đối với các tỉnh miền Trung, miền Nam, đọc và viết đúng các vần ?
T. Riêng các tỉnh miền Nam, đọc và viết đúng các phụ âm đầu v / d ?
HĐ2. Hướng dẫn H một số hình thức luyện tập.
T. Điền vào chỗ trống các phụ âm: tr / ch, s / x, r / d / gi /, l / n vào chỗ trống ?
T. Em hãy lựa chọn từ để điền vào chỗ trống tr / ch
T. Chọn s hoặc x để điền vào chỗ trống cho thích hợp ?
T. Điền từ thích hợp có vần uôc hoặc uôt vào chỗ trống ?
T. Viết hỏi hay ngã ở những chữ in nghiêng ?
T. Chữa lỗi chính tả có trong những câu sau ?
T. Cho học sinh viết chính tả đoạn văn SGK Tr. 168.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. NỘI DUNG LUYỆN TẬP.
1. Đối với các tỉnh miền Bắc:
* Phụ âm đầu: tr / ch = hoa trái, trải qua, trôi nổi. . .
	= nói chuyện, chẻ lạt, chè tươi. . .
* Phụ âm đầu: s / x = sáng kiến, sáng suốt, sáng trăng. . . 
 = xung kích, xua tan, xuất hiện. . . 
* Phụ âm đầu: r / d / gi: = rùng rợn, đi ra, rợp bóng. . .	
	 = giờ khắc, giúp đỡ, giường tre. . .
* Phụ âm đầu: l / r: = lê la, lạ lùng, làm lụng. . .
 = ra đi, rày rà, ray rứt. . .
2. Đối với các tỉnh miền Trung, miền Nam:
Vần: 
+ ác: lạc đề, lạc lối, lác đác, đồ đạc. . . 
+ át: mát mẻ, mất mát, mạt xát. . .
+ ang: lang thang, sang hàng, sáng trắng. . .
+ ăn: ăn năn, ăn uống, an dưỡng. . .
* Vần:
 + ước: ước mong, ước tính, ước lượng, định ước. . .
+ ướt: lướt thướt, lượt là, mượt mà. . .
+ ương: tai ương, ương ngạnh, sương sớm. . .
+ ươn: vươn lên, vườn ao, lươn lẹo. . .
3. Dành cho H miền Nam.
* Phụ âm đầu: v / d: + vạm vỡ, vọng về, vụng dại = da dẻ, da diết. .
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
II. LUYỆN TẬP. SGK Tr. 167.
1. Điền vào chỗ trống các phụ âm: tr / ch, s / x, r/ d/ gi, l / n.
* TR: trái cây, trải qua, trôi chảy, trơ trụi, chương trình. . . 
* CH: chờ đợi, chuyển chỗ, nói chuyện. . . 
* S: sấp ngửa, sản xuất, sơ sài, bổ sung, chim sáo, sâu bọ. . .
* X: sản xuất, xung kích, xua đuổi, cái xẻng, xuất hiện. . . 
* R: rũ rượi, rắc rối, rung rinh, rùng rợn, rau diếp. . .
* D: giáo dục, dao kéo. . .
* GI: giảm giá, giao kèo, giáo mác. . . 
* L: lạc hậu, nói liều, lương thiện, lỗ chỗ, lỡ làng, lén lút. . .
* N: gian nan, nết na, ruộng nương, bếp núc. . . 
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
2. Điền từ vào chỗ trống:
a)- Vây, dây, giây: Vây cá, sợi dây, dây điện, vây cánh, dây dưa, giây phút, bao vây.
b)- Vẻ, dẻ, giẻ: Giết giặc, da diết, vẻ vang, giẻ lau, mảnh dẻ, vẻ đẹp, giẻ rách.
3. Chọn s hoặc x sao cho thích hợp.
Xám xịt, sát mặt đất, sấm rền, loé sáng
rạch xé, sung già, cửa sổ, cành xơ xác.
sầm sập, loảng xoảng.
4. Điền từ thích hợp có vần uốc – uốt vào chỗ trống.
Thắt lưng buộc bụng, buột miệng nói ra.
Cùng một duộc, con bạch tuộc
Thẳng đuồn đuột, quả dưa chuột
Bị chuột rút, trắng muốt
Con chẫu chuộc
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
5. Viết hỏi – ngã ở những chữ nghiêng:
Vẽ tranh, biểu quyết, dè bỉu, bủn rủn, dai dẳng, hưởng thụ, tưởng tượng, giỗ ngày, lỗ mãng, cổ lỗ, ngẫm nghĩ.
6. Chữa lỗi chính tả trong những câu sau:
a.
Căng dặng – sửa lại – căn dặn
Rằn ------------- rằng
kiêu căn ------------- kiêu căng
b. 
* Che -------------- tre
* Chắng -------------- chắn
* ngan -------------- ngang
* chẳn --------------- chẳng
* dừng ---------------- rừng
* chặc ----------------- chặt
* Cắng ------------------ cắn
7. Chính tả:( SGK Tr. 168 )
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HĐ1. Hướng dẫn H tìm hểu và chuẩn bị ở nhà.
T. Em đã học những thể loại truyện dân gian nào trong chương trình Ngữ văn 6 tập I ?
T. Em hãy sưu tầm và ghi chép lại một số truyện dân gian ở địa phương em và tự tập kể lại ?
T. Những truyện dân gian ở địa phương em có gì giống và khác với các truyện dân gian đã học trong chương trình Ngữ văn 6, tập I ?
T. Ngoài các truyện dân gian ở địa phương, em còn biết những trò chơi nào như: chọi gà, chọi trâu, chơi đu, đấu vật, hội thi bánh giầy, hát quan họ. . . nào độc đáo, em hãy diễn lại ?
T. Tập kể một truyện dân gian hoặc giới thiệu một trò chơi dân gian mà em thích ?
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HĐ2. Hướng dẫn H hoạt động trên lớp.
T. Cho H trao đổi nhóm về những nội dung đã chuẩn bị ở nhà ?
T. Cho đại diện nhóm lên trình bày những nội dung mà nhóm mình thích nhất như : kể miệng, đọc những truyện đã sưu tầm, giới thiệu hoặc biểu diễn một trò chơi dân gian mà em thích ?
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
T. Tổng kết, đánh giá phần văn học dân gian địa phương mà các em đã trình bày ?
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
HĐ3. Hướng dẫn H ôn lại tập làm văn: “ Kể chuyện đời thường và kể chuyện tưởng tượng”.
I. CHUẨN BỊ Ở NHÀ PHẦN VĂN HỌC DÂN GIAN ĐỊA PHƯƠNG.
Sưu tầm những truyện dân gian địa phương.
So sánh với những truyện dân gian mà em đã học có điểm nào giống và khác.
Sưu tầm những trò chơi dân gian ở địa phương.
II. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP.
Kể miệng trước lớp những truyện dân gian mà em đã sưu tầm được.
 Giới thiệu hoặc biểu diễn những trò chơi dân gian mà em yêu thích.
III. TẬP LÀM VĂN.
a)- Kể chuyện đời thường:
Là những chuyện xảy ra chung quanh cuộc sống hằng ngày của mình: trong gia đình, lớp học, nhà trường, khu phố, xóm ấp, làng xã. . .
b)- Kể chuyện tưởng tượng:
Là những truyện do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình, không có sẳn trong sách vở hay trong thực tế, nhưng có một ý nghĩa nào đó.
Truyện tưởng tượng được kể ra một phần dựa vào những điều có thật, có ý nghĩa, rồi tưởng tượng thêm cho thú vị và làm cho ý nghĩa thêm nổi bật.
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
Học bài: Cho một số em viết chính tả và sửa lỗi sai phổ biến ?
Học bài: Luyện tập xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường ( Sgk tr 119 )
V. RÚT KINH NGHIỆM.
 ======> Học sinh tiếp thu tốt.

File đính kèm:

  • docCHUONG TRINH NGU VAN - DIA PHUONG.doc